Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 3: Thương vợ - Năm học 2022-2023 - Hà Minh Khiêm

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 3: Thương vợ - Năm học 2022-2023 - Hà Minh Khiêm

- Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình

- Phản ánh hiện thực xám xịt, đau buồn, thối nát của xã hội thực dân nửa phong kiến

- Giọng văn châm biếm sâu cay, đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.


 

pptx 11 trang Trí Tài 04/07/2023 2110
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 3: Thương vợ - Năm học 2022-2023 - Hà Minh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 1 
 Thương vợ   - Trần Tế Xương -  
Giới thiệu chung 
01 
Tác giả, tác phẩm 
02 
Trong bài Thương vợ 
03 
Người phụ nữ Việt Nam 
Hai câu luận 
Liên hệ 
01 
- Tác giả, tác phẩm 
Giới thiệu chung 
—Tiểu sử 
Quê quán: làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định ( nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định ) 
- Cuộc đời ông ngắn ngủi, nhiều gian truân: 8 lần thi cử  
 Trần Tế Xương 
 (1870-1907) 
Sự nghiệp sáng tác 
Phong cách nghệ thuật 
- Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình 
- Phản ánh hiện thực xám xịt, đau buồn, thối nát của xã hội thực dân nửa phong kiến 
- G iọng văn châm biếm sâu cay , đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.  
Vịnh khoa thi Hương 
Giễu người thi đỗ 
Thương vợ 
Các tác phẩm chính 
01 
02 
03 
04 
Văn tế sống vợ 
Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,...  
Tác phẩm Thương vợ 
- Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối. 
- Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gia truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. 
- Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tế Xương viết về bà Tú. 
2. Hai câu luận 
“Một duyên hai nợ âu đành phận 
Năm nắng mười mưa dám quản công” 
- Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt : 
“Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực.  
 “Duyên” là duyên số, duyên phận, là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng.  
Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một hai năm mười làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. 
+ “Âu đành phận”, “dám quản công” giọng thơ nhiều xót xa, thương cảm, thương mình, thương gia cảnh nhiều éo le. 
=> Tóm lại, sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm l ặ ng hi sinh cho hạnh phúc gia đình.  
Hai câu luận của bài thơ Thương vợ đã giúp cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh của những người phụ nữ vất vả lam lũ, giàu tình yêu thương, giàu đức hy sinh cho gia đình và chồng con. Họ chính là hình mẫu chuẩn mực của những người phụ nữ xa xưa, lam lũ, chẳng ngại vất vả, tất cả vì sự mưu sinh và hạnh phúc gia đình của mình . Ta có thể bắt gặp hình ảnh của những người phụ nữ như thế điển hình trong xã hội xưa. 
Ví dụ trong bài thơ Bếp lửa, "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa", hình ảnh người bà chính là đại diện của người phụ nữ làm chỗ dựa cho gia đình, hết lòng hy sinh cho gia đình của mình. Hình ảnh của những người phụ nữ VN giỏi việc nước, đảm việc nhà mãi mãi là hình ảnh đẹp và là nguồn cảm hứng đối với văn học nước nhà. 
3.Liên hệ 
Cảm ơn! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_3_thuong_vo_nam_hoc_2022_2023_ha_m.pptx