Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" - Đoàn Thị Nghĩa
1. Kiến thức
- Cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2. Kĩ năng
Biết cách phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.
3. Thái độ
- Ý thức vai trò của tình thương trong cuộc sống của mỗi con người.
- Phê phán, đấu tranh đối với lối sống ích kỉ, hèn nhát.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" - Đoàn Thị Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-L earning lần thứ 4 --------------- Đoạn trích: Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy Quyền Môn: Ngữ Văn lớp 11 Giáo viên: Đoàn Thị Nghĩa. Email: banquantripvd@gmail.com Điện thoại: 0905884855 Trường THPT Phạm Văn Đồng Địa chỉ: TT.Kiến Đức, Đăk R’Lấp, Đăk Nông. Đăk R’Lấp, tháng 11 năm 2016 Trích NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 Những người khốn khổ của V.Huy-Gô 1. Kiến thức - Cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật. 2. Kĩ năng Biết cách phân tích tâm lí, tính cách nhân vật. 3. Thái độ - Ý thức vai trò của tình thương trong cuộc sống của mỗi con người. - Phê phán, đấu tranh đối với lối sống ích kỉ, hèn nhát. Giúp học sinh: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 ĐỀ MỤC BÀI GIẢNG 1- Tác giả 2- Tác phẩm 3- Đoạn trích 1- Tình huống truyện 2- Hình tượng nhân vật Gia-ve 3- Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng 4- Nhan đề 1- Nội dung 2- Nghệ thuật Tìm hiểu chung I Tìm hiểu văn bản II Tổng kết III Củng cố IV Tác giả - V.Huy-gô (1802-1885), thời thơ ấu chịu nhiều đắng cay. - Tài năng bộc lộ sớm. - Cuộc đời trải qua những biến động lớn lao của lịch sử Pháp, có chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng. - Ngày 22-05-1885 V.Huy-gô đi vào cõi vĩnh hằng được an nghỉ tại điện Pantheon. Tìm hiểu chung I 1- Tác giả a- Cuộc đời: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 Tìm hiểu chung I 1- Tác giả Là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch lãng mạn nổi tiếng ở Pháp thế kỉ XIX. - Thơ: Lá thu(1831), Tia sáng và bóng tối(1840), Trừng phạt(1853 ) - Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri(1831) Những người khốn khổ(1862) Chín mươi ba(1874) b- Sự nghiệp sáng tác: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 - Thơ - Tiểu thuyết - Kịch: Crômoen ( 1827) Hecnani (1830 ) - Nội dung: Tình yêu thương dành cho nhân loại; niềm khát khao về tự do bình đẳng, bác ái đặc biệt là của những người khốn khổ . Tìm hiểu chung I 1- Tác giả b- Sự nghiệp sáng tác: Là đại biểu xuất sắc của dòng văn học lãng mạn tích cực của Pháp thế kỉ XIX. Là danh nhân văn hóa thế giới. NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 * Sau 19 năm ngồi tù vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho cháu, người lao động nghèo khổ Giăng Van-giăng được thả. * Ra tù nhờ sự cảm hóa của giám mục Mi-ri-en ông trở thành người tốt, đổi tên là Ma-đơ-len, trở thành chủ xưởng giàu có và là thị trưởng một thành phố lớn. Tìm hiểu chung I 1- Tác giả 2- Tác phẩm “Những người khốn khổ” a- Hoàn cảnh ra đời: Sáng tác trong hành trình lưu vong đầy đắng cay của V.Huy-gô. Tác phẩm được xuất bản 1862 đồng thời ở Bỉ và Pháp. b- Tóm tắt: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 * Gia-ve vẫn đang truy tìm Giăng Van-giăng ráo riết, ông phải lộ danh tính khi cứu một người bị Gia-ve bắt oan. Giăng Van-giăng vượt ngục cùng Cô-dét -con của Phăng-tin trốn lên Pari. * Cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại chính quyền tư sản nổ ra vào 6/1832. Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm như cụ Ma-bốp, chàng sinh viên Ăng-giôn-rát, cháu bé Ga-vơ-rốt. * Giăng Van-giăng là người cứu sống Ma-ri-uýt, tha chết cho Gia-ve. * Cuộc khởi nghĩa dập tắt, ông vuông đắp cho tình yêu của Ma-ri-uýt và Cô-dét và cuối cùng chết trong cô đơn. Tìm hiểu chung I 1- Tác giả b- Tóm tắt: 2 - Tác phẩm “Những người khốn khổ” NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 Phăng-tin Phần 1 Cô-dét Phần 2 Ma-ri-uýt Phần 3 Tình ca phố Pơ-luy-mê, anh hùng ca phố Xanh-Đơ-ni Phần 4 Giăng Van-Giăng Phần 5 5 phần NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 c - Kết cấu: 2 - Tác phẩm “Những người khốn khổ” Tái hiện khung cảnh Pari và nước Pháp trong ba thập kỉ đầu của thế kỉ XIX, phản ánh đời sống khốn khổ của những người lao động nghèo, lên án gay gắt xã hội tư sản tàn bạo đồng thời là triết lí về tình thương giữa con người và con người “trên đời chỉ có một điều ấy thôi đó là yêu thương nhau”. Tìm hiểu chung I 1- Tác giả d - Giá trị nội dung: 2 - Tác phẩm “Những người khốn khổ” e - Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm mang khuynh hướng nghệ thuật lãng mạn. NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 Kể lại tình huống thanh tra cảnh sát Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đang chứng kiến cô thợ khâu Phăng-tin đang hấp hối. Tìm hiểu chung I 1- Tác giả 2 - Tác phẩm “Những người khốn khổ” 3 - Đoạn trích a- Vị trí : b- Nội dung: Thuộc phần 1, quyển thứ 8 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 Vì cứu một người bị Gia-ve bắt oan nên Giăng Van-giăng phải tự thú mình chính là người tù khổ sai. Giăng Van-giăng đã xin Gia-ve ba ngày để có thể chăm sóc Phăng-tin và đi tìm Cô-dét cho chị như đã hứa. Tình huống giàu kịch tính nhằm bộc lộ tính cách nhân vật và tư tưởng của tác giả. Tìm hiểu chung I Tìm hiểu văn bản II 1- Tình huống truyện NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 Tìm hiểu văn bản II 2- Nhân vật Gia-ve Sau khi đọc văn bản cảm nhận chung của các em về tên thanh tra mật thám Gia-ve là gì? A- Một kẻ nham hiểm độc ác. B- Một con ác thú ghê tởm . C- Một tên lưu manh tàn bạo. D- Một tên mật thám cáo già. - Một con ác thú ghê tởm: + Giọng nói: “man rợ”, “điên cuồng”, như tiếng thú gầm. + Bộ dạng: “ cặp mắt như cái móc sắt”,” cái cười kinh tởm phô ta tất cả hai hàm răng” -> như loài ác thú, con hổ vồ mồi. + Ngôn ngữ: “mày, tao”, “con đĩ”-> thô thiển, vô văn hóa . + Hành động, cư xử: lỗ mãng, bạo ngược, dập tắt niềm hi vọng của Phăng-tin, lòng lim dạ đá, gây ra cái chết của Phăng-tin. - Nghệ thuật: so sánh kết hợp với phóng đại cùng lời bình luận ngoại đề. Gia-ve: đại diện quyền lực của chế độ tư bản chủ nghĩa. Thái độ ghê tởm, căm ghét của tác giả. Tìm hiểu văn bản II 2- Nhân vật Gia-ve NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 - Thái độ: nhẹ nhàng, từ tốn, ân cần “cứ yên tâm, không phải nó đến bắt chị đâu”, “tôi cầu xin ông một điều”. - Ngôn ngữ: tinh tế “tôi biết anh biết gì rồi” “tôi muốn nói riêng với ông câu này”. - Hành động: bình tĩnh “anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó” “ tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này” “ cạy bàn tay ấy ra như bàn tay trẻ con ”. Giăng Van-giăng như người anh hùng có sức mạnh phi thường. Giăng Van-giăng như vị cứu tinh, đấng cứu thế . Tìm hiểu văn bản II 3 - Nhân vật Giăng Van-giăng NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 Tìm hiểu văn bản II 3 - Nhân vật Giăng Van-giăng Qua đoạn trích có những ý kiến đánh giá về hình tượng Giăng Van-giăng: A- Hình tượng đối lập với Gia-ve. B- Hình ảnh của một vị cứu tinh một đấng cứu thế. C- Hình tượng nhân vật vừa phi thường vừa lãng mạn. D- Cả 3 ý kiến trên đều đúng. Các em tán thành với ý kiến nào? Giăng Van-giăng mới chính là người cầm quyền. Mạch ngầm chủ lưu trong “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là cảm hứng lãng mạn, vươn tới những tình cảm cao đẹp, những hành vi dũng cảm và cao thượng của con người. Tìm hiểu văn bản II 4- Nhan đề NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 1- Nội dung Tổng kết III Uy quyền mà người cầm quyền khôi phục chỉ là cái tạm thời, trên đời chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau mới là vĩnh viễn. NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 Tổng kết III NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 2- Nghệ thuật Đánh giá về nghệ thuật của đoạn trích, có nhiều ý kiến: Ý kiến thứ nhất cho rằng: So sánh, ẩn dụ là những biện pháp nghệ thuật chính của đoạn trích và phát huy rõ nét nhất trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. Ý kiến thứ hai cho rằng: nghệ thuật tương phản đối lập mới là điển hình cho thế giới hình tượng của V.Huy- gô và góp phần quan trọng thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Ý kiến thứ ba cho rằng: Sự đan xen bình luận ngoại đề trong diễn tiến câu chuyện mới là nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. Đáp án: Tổng hợp cả ba ý kiến đánh giá trên. So sánh, ẩn dụ. Tương phản. Sự đan xen bình luận ngoại đề. Tổng kết III 2- Nghệ thuật NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 Câu 1: Qua đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, V.Huy-gô quan niệm như thế nào về người cầm quyền? Là người có quyền lực. Là người đại diện chính nghĩa. Là người bảo vệ công lí. Là người bảo vệ, che chở người yếu đuối. Câu 2: Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nói lên điều gì về con người V.Huy-gô? A- Người có tư tưởng hiện thực. B- Nhà văn có tư tưởng nhân đạo. C- Người có cá tính lãng mạn. D- Nhà văn có khả năng tưởng tượng độc đáo. NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN NGỮ VĂN 11 TIẾT 100-101 Củng cố IV XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Tài liệu tham khảo: 1- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2.2- Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 2.3- Tư liệu Ngữ văn 11 NXB GD.4- Thiết kế bài học Ngữ văn 11 tập 2 ( Phan Trọng Luận).5- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng 11 NXB GD.6- Phần mềm iSpring Suit 7.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_11_van_ban_nguoi_cam_quyen_khoi_phuc_u.pptx
- Loi thuyet minh bai giang.doc