Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Hiểu được nội dung cơ bản của các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.

b. Kĩ năng

- Có kỹ năng thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.

c. Thái độ

- Có thái độ hứng thú, say mê khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực triển khai sử dụng công nghệ cụ thể: học sinh nhận biết và thực hiện được cách trình bày các tiêu chuẩn phù hợp cho một bản vẽ kĩ thuật

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ kĩ thuật như khổ giấy, tỉ lệ, đường gióng, đường kích thước, năng lực diễn đạt, trình bày và sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.

 

docx 4 trang lexuan 8980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/08/2019
Tiết: 1	
 CHỦ ĐỀ 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
 (SỐ TIẾT: 1)
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật gồm 3 nội dung chính:
1. Nội dung 1: khổ giấy và tỉ lệ bản vẽ
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết các loại khổ giấy và các loại tỉ lệ
2. Nội dung 2: Các loại nét nét vẽ và chữ viết
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được các loại nét vẽ, kiểu chữ, khổ chữ
3. Nội dung 3: Cách ghi kích thước
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết các ký hiệu và cách ghi kích thước
* Thời lượng dự kiến: 1 tiết
- Tìm hiểu các loại khổ giấy và các loại tỉ lệ (10'). 
- Tìm hiểu các loại nét vẽ, ứng dụng của chúng. Tìm hiểu các loại kiểu chữ khổ chữ (15')
- Tìm hiểu cách ghi kích thước (10')
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung cơ bản của các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
b. Kĩ năng
- Có kỹ năng thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
c. Thái độ
- Có thái độ hứng thú, say mê khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực triển khai sử dụng công nghệ cụ thể: học sinh nhận biết và thực hiện được cách trình bày các tiêu chuẩn phù hợp cho một bản vẽ kĩ thuật
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ kĩ thuật như khổ giấy, tỉ lệ, đường gióng, đường kích thước, năng lực diễn đạt, trình bày và sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tê (TCQT) về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
Xem lại bài 2 sách Công nghệ 8.
Tranh vẽ phóng to hình 1.3; 1.4; 1.5 SGK, bộ thước vẽ kĩ thuật.
2. Học sinh
Đọc trước nội dung bài 1 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
Bộ thước vẽ kỹ thuật.
III. 	TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Đặt vấn đề vào bài đầu tiên, tạo sự hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức bài mới
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm:
+ Liệt kê ra giấy các tiêu chuẩn trình bày một bản vẽ kĩ thuật.
- Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm. Sau đó, nhóm thảo luận thống nhất kết quả, 
- Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
HS nêu được các loại khổ giấy,tỉ lệ bản vẽ, các loại nét vẽ, chữ viết và cách ghi kích thước dùng trong vẽ kỹ thuật
* Đánh giá kết quả 
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm của học sinh.
+ Biết được các loại khổ giấy, cách chia khổ giấy, cách vẽ khung bản vẽ khung tên
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về cách hình thành các khổ giấy và cách vẽ khung bản vẽ, khung tên
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
+ Trong thực tế cuộc sống các em đã gặp các loại khổ giấy nào? + Việc qui định khổ giấy có liên quan gì đến thiết bị sản xuất và in ấn + Cách chia các khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ giấy A0 như thế nào? Kích thước ra sao? + GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và nêu cách vẽ khung bản vẽ và khung tên?(khung tên được vẽ ở đâu)
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
* Dự kiến sản phẩm: 
- Học sinh trả lời được các loại khổ giấy, cách chia các khổ giấy, cách vẽ khung bản vẽ khung tên
* Đánh giá kết quả 
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
Biết được các loại tỉ lệ
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về các loại tỉ lệ
- GV đặt các câu hỏi: + Thế nào là tỉ lệ bản vẽ? + Các loại tỉ lệ? + Cho ví dụ minh hoạ về các loại tỉ lệ đó? 
 - HS hoạt động cá nhân trả lời dựa vào kiến thức đã học ở địa lí trả lời các câu hỏi.
* Dự kiến sản phẩm: 
- HS nêu được khái niệm Tỉ lệ và các loại tỉ lệ
+ là tỉ số giữa kích thước đo được được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng trên vật thể đó. 
+Tỉ lệ 1:1 là tỉ lệ nguyên hình. +Tỉ lệ 1 : x là tỉ lệ thu nhỏ. + Tỉ lệ x : 1 là tỉ lệ phóng to.
* Đánh giá kết quả
 - Giáo viên đánh giá kết quả.
Nhận dạng và biết cách sử dụng các loại nét vẽ
Nội dung 3: Hình thành kiến thức về các loại nét vẽ
- HS hoạt động cá nhân: đọc bảng 1.2 SGK nhận dạng các loại nét vẽ và hiểu được công dụng các loại nét vẽ.
* Dự kiến sản phẩm: 
+ Biết được công dụng các loại nét vẽ 
* Đánh giá kết quả hoạt động 
+ GV đánh giá kết quả của cá nhân cá nhân đánh giá kết quả lẫn nhau 
Biết được các loại khổ chữ, kiểu chữ dùng trong vẽ kỹ thuật
Nội dung 4: Hình thành kiến thức về khổ chữ 
- HS quan sát hình 1.4 và nêu nhận xét về kiểu dáng, cấu tạo, kích thước của phần chữ.
* Dự kiến sản phẩm: HS nêu được các loại khổ chữ
- Khổ chữ (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm. - - Chiều rộng (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h. * Đánh giá kết quả + GV đánh giá kết quả của cá nhân cá nhân đánh giá kết quả lẫn nhau 
Biết được cách ghi và ghi được các chữ số kích thước trên bản vẽ
Nội dung 5 : Hình thành kiến thức về cách ghi kích thước 
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại để hs trả lời được cách vẽ đường kích thước, đường gióng, cách ghi các chữ số kích thước và các ký hiệu
* Dự kiến sản phẩm: HS vẽ đường kích thước, đường gióng, cách ghi các chữ số kích thước và các ký hiệu * Đánh giá kết quả 
+ GV đánh giá kết quả của cá nhân cá nhân đánh giá kết quả lẫn nhau 
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Củng cố kiến thức đã học
GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để đọc được một số bản vẽ kĩ thuật có liên quan đến nội dung học tập.
* Dự kiến sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi luyện tập.
* Đánh giá kết quả 
+ HS tự đánh giá kết quả 
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
- Cuối mỗi tiết học, GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. 
- Ví dụ:
+ Nhận biết được các tiêu chuẩn kĩ thuật trong các bản vẽ kĩ thuật thu7c5b tế.
* Dự kiến sản phẩm: 
Học sinh tìm hiểu các kiến thức trên Internet và người thân để trả lời câu hỏi, nhiệm vụ được giao.
* Đánh giá kết quả 
+ HS tự đánh giá kết quả 
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết:
Câu 1: Đường bao thấy và cạnh thấy của vật thể được vẽ bằng nét
	A. gạch chấm mảnh.	B. liền đậm.	C. liền mảnh. D. đứt mảnh.
Câu 2: Cho biết vị trí của khung tên trên bản vẽ kĩ thuật?
A. Góc trái phía trên bản vẽ.	B. Góc phải phía dưới bản vẽ.
C. Góc phải phía trên bản vẽ.	D. Góc trái phía dưới bản vẽ.
Câu 3: Đường kích thước được vẽ bằng
A.nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.
B.nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
C.nét liền đậm, song song với phần tử ghi kích thước.
D.nét liền đậm, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
2. Thông hiểu:
Câu 1: Trên bản vẽ kĩ thuật những con số kích thước không ghi đơn vị thì được tính theo đơn vị:
A. m.	B. cm.	 C. mm.	D. dm.
Câu 2: Trong hình cắt cục bộ, đường giới hạn phần hình cắt được vẽ bằng nét:
	A. Lượn sóng.	B. Gạch chấm mảnh.	C. Liền mảnh. D. Đứt mảnh.
3. Vận dụng:
Câu 1: Một vật thể có chiều dài thực là 4cm được vẽ vào bản vẽ với tỉ lệ 2:1, con số ghi kích thước trên vật thể đó là 
	A. 80.	B. 40.	C. 20.	D. 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docxcong_nghe_11_chu_de_1_tieu_chuan_trinh_bay_ban_ve_ky_thuat.docx