Công nghệ 11 - Chủ đề: Bản vẽ cơ khí
Chủ đề: BẢN VẼ CƠ KHÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Nêu được nội dung chính của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
- Xác định được các bước đọc bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp dơn giản.
b. Kĩ năng
- Đọc các bản vẽ cơ khí đơn giản.
c. Thái độ
- Thực hiện đúng quy trình làm việc.
- Có thái độ yêu mến đối với ngành cơ khí.
- Làm việc nghiêm túc, trung thực, hợp tác và biết giúp đỡ.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
Các năng lực cần hình thành và phát triển Mô tả cụ thể
Tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề - Trình bày được các nội dung và công dụng của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp
- Xác định được cách lập và đọc một bản vẽ.
Giao tiếp và hợp tác - Chủ động đề xuất công việc có thể hoạt động hợp tác, biết tiếp nhận mong muốn hợp tác từ nhóm
- Xác định được vai trò của mình trong nhóm, tự đánh giá khả năng của mình và của thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp, khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp.
- Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin, trình bày được nội dung chủ đề “Bản vẽ cơ khí”
NHÓM AN LÃO Ngày soạn: .. Tiết: 11, 12 Chủ đề: BẢN VẼ CƠ KHÍ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức - Nêu được nội dung chính của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp. - Xác định được các bước đọc bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp dơn giản. b. Kĩ năng - Đọc các bản vẽ cơ khí đơn giản. c. Thái độ - Thực hiện đúng quy trình làm việc. - Có thái độ yêu mến đối với ngành cơ khí. - Làm việc nghiêm túc, trung thực, hợp tác và biết giúp đỡ. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển Các năng lực cần hình thành và phát triển Mô tả cụ thể Tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề - Trình bày được các nội dung và công dụng của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp - Xác định được cách lập và đọc một bản vẽ. Giao tiếp và hợp tác - Chủ động đề xuất công việc có thể hoạt động hợp tác, biết tiếp nhận mong muốn hợp tác từ nhóm - Xác định được vai trò của mình trong nhóm, tự đánh giá khả năng của mình và của thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp, khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. - Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin, trình bày được nội dung chủ đề “Bản vẽ cơ khí” Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Khai thác sử dụng máy vi tính và mạng Internet trong học tập để tự học các nội dung của chuyên đề. - Đánh giá sự phù hợp của dữ liệu tìm thấy thuộc chủ đề "Bản vẽ cơ khí". Xác lập liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập của chủ đề. Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật Hiểu và sử dụng đúng các ngôn ngữ kĩ thuật có trong Bản vẽ chi tiết, Bản vẽ lắp II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên a. Phương tiện dạy học - Tranh vẽ trên giấy khổ lớn các hình của bài 9 SGK - Máy tính, màn hình LCD. b. Lập kế hoạch dạy học - Đọc kĩ nội dung bài 9 CN 11. - Phân tích mục tiêu bài dạy, chủ yếu là mục tiêu kiến thức và kĩ năng. - Xác định nội dung trọng tâm các nhiệm vụ dạy học cụ thể. - Lựa chọn phương pháp dạy học: +Trực quan kết hợp đàm thoại nêu vấn đề theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. + Tăng cường tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn).Trong nhóm bầu ra nhóm trưởng để quản lí và điều hành nhóm. + Khai thác tối đa hiểu biết thực tiễn của học sinh. 2. Học sinh - Quan sát tìm hiểu về bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp dùng trong thực tiễn cuộc sống thông qua sách báo, mạng Internet Cụ thể: + Để chế tạo ra một sản phẩm cơ khí thì người ta dùng các loại bản vẽ cụ thể nào? + Tìm hiểu thế nào là Bản vẽ lắp, Bản vẽ chi tiết? + Bản vẽ lắp dùng để làm gì? + Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Tình huống xuất phát Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động + Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới "Bản vẽ cơ khí" - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ + Cho các cá nhân trả lời các câu hỏi để kiểm tra kiến thức cũ: 1. Bản vẽ dùng để chế tạo ra một bóng đèn thuộc loại bản vẽ nào? A. Bản vẽ cơ khí. B. bẳn vẽ xây dựng. C. Bản vẽ cầu đường. D. Thuộc một loại bản vẽ khác. 2. Trong quá trình thiết kế phải trải qua mấy bước thiết kế chính. A. 2 . B. 3 C. 4. D. 5. + Chia học sinh trong lớp thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức và hiểu biết để trao đổi với bạn trong nhóm theo các câu sau: (1) Trong một sản phẩm có một hay nhiều chi tiết”? (2) Em hiểu như thế nào về chi tiết máy? Lấy ví dụ minh họa. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ (gồm có hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm) + Hoạt động cá nhân: Mỗi học sinh tự tìm hiểu kiến thức và trả lời câu hỏi. + Hoạt động nhóm: Thư kí của nhóm tóm tắt các ý kiến để nhóm trưởng trình bày. - Báo cáo kết quả và thảo luận (hoạt động cả lớp) Lần lượt mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình, nhóm khác quan sát và bổ sung. - Kết luận + Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận. + Giáo viên dùng hình ảnh trình chiếu một vài sản phẩm cơ khí cụ thể để giới thiệu cho chủ đề "Bản vẽ cơ khí". + Học sinh trình bày được các nhiệm vụ được chuyển giao. + Học sinh tích cực trao đổi thảo luận. - Gợi ý: + Trong một sản phẩm thường có nhiều chi tết (có sản phẩm có một chi tiết. + Chi tiết máy là phần tử trong máy, nó có đầy đủ các yêu cầu kĩ thuật dùng để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong máy (đặc điểm: không chia nhỏ chi tiết). Ví dụ: viên bi, đai ốc, khung xe đạp, xích xe,..... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để tìm hiểu về: + Nội dung của bản vẽ chi tiết. + Các bước lập một bản vẽ chi tiết. - Giúp học sinh phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, trình bày và sử dụng tốt ngôn ngữ kĩ thuật; Rèn luyện các kĩ năng về phân tích hình và đọc bản vẽ. * Nội dung 1: Hình thành kiến thức về "Bản vẽ chi tiết". HĐ nhóm Bước 1: GV đặt hệ thống câu hỏi: GV thông qua bản vẽ giá đỡ hình 9.1 SGK, GV đặt câu hỏi: - Bản vẽ chi chi tiết gồm những nội dung gì? - Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Bước 2: HS các nhóm trình bày kết quả trên bảng; HS khác nhận xét, phản biện kết quả; GV chuẩn kiến thức: GV: Trước khi lập bản vẽ chi tiết thường lập bản vẽ phác chi tiết. GV hỏi: Nêu trình tự lập bản vẽ chi tiết? * Gợi ý: 1. Nội dung của bản vẽ chi tiết: + Nội dung: Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. + Công dụng: Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết. 2. Cách lập bản vẽ chi tiết: + Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên. + Bước 2: Vẽ mờ. + Bước 3: Tô đậm. + Bước 4: Ghi phần chữ. + Bước 5: Kiểm tra, hoàn thiện bản vẽ. - Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. - Giúp học sinh phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, trình bày và sử dụng tốt ngôn ngữ kĩ thuật. - Thông qua hoạt động, học sinh trả lời được nội dung kiến thức về nội dung và công dụng của bản vẽ lắp; Cách đọc một bản vẽ lắp. Nội dung 2: Hình thành kiến thức về "Bản vẽ lắp" - Sử dụng phương pháp nhóm đôi. + GV phân từng cặp đôi theo từng bàn học và yêu cầu HS dựa vào Bảng vẽ lắp “Bộ giá đỡ” để xác định các nội dung chính của bản vẽ lắp và nêu công dụng của nó. - HS trao đổi thảo luận và giáo viên gọi 1 HS bất kì để đưa ra câu trả lời. - Các thành viên khác trong lớp nhận xét, bổ sung (nếu có). - Sử dụng phương pháp đàm thoại. GV đặt câu hỏi: Dựa vào các nội dung nêu trên, em hãy cho biết thứ tự đọc một bản vẽ lắp? – HSK - GV bổ sung thêm: Cần phân tích chi tiết và Tổng hợp các kiến thức đã đọc được. *Gợi ý: 1. Nôị dung: + Khung tên; + Bảng kê; + Hình biểu diễn; + Kích thước. 2. Công dụng: bản vẽ lắp dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết. Khung tên – Bảng kê – Hình biểu diễn – Kích thước Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động + Ôn lại kiến thức, nội dung bài học +Tạo sự hào hứng trong học sinh khi ôn lại kiến thức đã học. - Giáo viên đưa ra một số câu hỏi kiểm tra, đánh giá. - Học sinh trả lời. - Các câu hỏi: Câu 1. Bản vẽ lắp dùng để làm gì? A. Chế tạo chi tiết B. Kiểm tra độ lớn chi tiết C. Kiểm tra chất lượng chi tiết. D. Lắp ráp các chi tiết. Câu 2. Bản vẽ lắp thể hiện nội dung nào sau? A. Thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. B. Thể hiện hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau. C. Thể hiện hình dạng và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. D. Thể hiện kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết. Câu 3.Các nội dung cụ thể để đọc một bản vẽ lắp: A. Hình dạng, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật, vị trí tương quan giữa các chi tiết. B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, vị trí tương quan giữa các chi tiết. C. Hình biểu diễn, hình dạng, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước. Câu 4.Nêu sự khác nhau cơ bản giữa bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp về nội dung và công dụng của nó? Nội dung so sánh Bản vẽ chi tiết Bản vẽ lắp Nội dung - Thể hiện 1 tiết - Có thể hiện nội dung yêu cầu kĩ thuật - Thể hiện nhiều chi tiết - Không có yêu cầu kĩ thuật Công dụng - Chế tạo và kiểm tra chi tiết - Lắp ráp các chi tiết Câu 5. Đọc các nội dung trong bản vẽ lắp “Bộ giá đỡ” và cho biết trình tự tháo, lắp các chi tiết. Trình tự đọc Nội dung chính Bộ giá đỡ (Hình 9.4 SGK) Khung tên - Tên gọi sản phẩm - Tỉ lệ: - Bộ giá đỡ - 1:2 Bảng kê - Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết - Tấm đỡ - 1 - Giá đỡ - 2 - Vít M6x24 Hình biểu diễn - Tên gọi hình chiếu vuông góc, vị trí hình cắt - Hình chiêu bằng - Hình cắt ở hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh Kích thước - Kích thước chung - Kích thước lắp các chi tiết - Kích thước vác định khoảng cách giữa các chi tiết - 290x100x112 - M6x24 - 164,50,40 Phân tích chi tiết Xác định vị trí các chi tiết - Giá đỡ nằm trên tấm đỡ - Vít M6x24 cố định giá đỡ vào tấm đỡ Tổng hợp - Trình tự tháo, lắp - Công dụng của sản phẩm - Tháo: 3-2-1, lắp: 1-2-3 - Đỡ trục và con lăn. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động + Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn. + Tìm hiểu thêm các kiến thức thực tế của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp trong đời sống hằng ngày. + Học sinh sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học + Gợi ý: Dựa vào bản vẽ hình 10.1 “Nắm cửa” trang 54 SGK, em hãy lập bản vẽ chi tiết “Tay nắm” + Thực hiện các nội dung tìm tòi, mở rộng ở nhà. Học sinh có thể hỏi người thân, thợ cơ khí để hoàn thành các nhiệm vụ vừa nêu. IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Các câu hỏi theo các chủ đề theo định hướng phát triển năng lực a) Nhóm câu hỏi nhận biết Câu 1. Bản vẽ chi tiết là Các tài liệu kĩ thuật gồm hình biểu diễn của chi tiết và các số liệu cần thiết của chi tiết Các tài liệu kĩ thuật gồm hình biểu diễn của vật thể và các số liệu cần thiết của vật thể Các tài liệu kĩ thuật gồm hình biểu diễn của đơn vị lắp và các số liệu cần thiết của chi tiết Các tài liệu kĩ thuật gồm hình biểu diễn của đơn vị lắp và các số liệu cần thiết của lắp. Câu 2. Công dụng của bản vẽ chi tiết? Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết. b. Dùng để lắp ráp và kiểm tra chi tiết Dùng để sử dụng và kiểm tra chi tiết. d. Dùng để sử dụng và lắp ráp chi tiết Câu 3. Sắp xếp các bước lập bản vẽ chi tiết sao cho hợp lý? Vẽ mờ, tô đậm, bố trí hình biểu diễn và khung tên, ghi phần chữ. Vẽ mờ, bố trí hình biểu diễn và khung tên, ghi phần chữ, tô đậm. Vẽ mờ, tô đậm, ghi phần chữ, bố trí hình biểu diễn và khung tên. Bố trí hình biểu diễn và khung tên, Vẽ mờ, tô đậm, ghi phần chữ. Câu 4. Nội dung của bản vẽ chi tiết là: Thể hiện hình dạng , kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. Thể hiện cách sử dụng chi tiết. Thể hiện vị trí tương quan của các chi tiết được lắp ghép với nhau. Thể hiện hình dạng , kích thước, và vị trí tương quan của các chi tiết được lắp ghép với nhau. Câu 5. Bản vẽ lắp là gì? Nội dung, công dụng của bản vẽ lắp? Câu 6. Bản vẽ lắp dùng để: a. Chế tạo chi tiết b. Kiểm tra độ lớn chi tiết c. Kiểm tra chất lượng chi tiết. d. Lắp ráp các chi tiết. Câu 7. Bản vẽ chi tiết dùng để: a. Chế tạo và kiểm tra chi tiết. b. Chế tạo và kiểm tra cụm chi tiết. c. Lắp ráp các chi tiết d. Tất cả các ý trên. b) Nhóm câu hỏi thông hiểu Câu 1. Chọn câu trả lời đúng nhất: Các nội dung cụ thể để đọc một bản vẽ chi tiết: Hình dạng, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. Nội dung khung tên, hình biểu diễn, hình dạng, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. Hình biểu diễn, hình dạng, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. Nội dung khung tên, hình biểu diễn, hình dạng, kích thước của chi tiết. Câu 2. Chọn câu trả lời đúng nhất: Các nội dung cụ thể để đọc một bản vẽ lắp: Hình dạng, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật, vị trí tương quan giữa các chi tiết. Nội dung khung tên, hình biểu diễn, hình dạng, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật, vị trí tương quan giữa các chi tiết. Hình biểu diễn, hình dạng, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. Nội dung khung tên, hình biểu diễn, hình dạng, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. Câu 3. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp về nội dung và công dụng của nó? Cho ví dụ? c) Nhóm câu hỏi vận dụng thấp. Câu 1. Lập bản vẽ chi tiết tấm đỡ trong bộ giá đỡ (hình 9.2- sgk). Câu 2. Đọc nội dung bản vẽ chi tiết trục bàn đạp (hình vẽ kèm theo) Câu 3. Đọc nội dung bản vẽ ”Tay nắm”, ”Tay quay” trong sgk HÌNH 9.1 BẢN VẼ CHI TIẾT “CÁI GIÁ ĐỠ HÌNH 9.4. BẢN VẼ LẮP CỦA BỘ GIÁ ĐỠ
Tài liệu đính kèm:
- cong_nghe_11_chu_de_ban_ve_co_khi.docx