Đề kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ I - Môn: Hóa học 11 - Mã đề 132

Đề kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ I - Môn: Hóa học 11 - Mã đề 132

Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

 A. C2H5OH. B. H2O. C. CH3COOH. D. NaCl.

Câu 2. Dung dịch NH3 phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

 A. HCl. B. KOH C. KCl. D. NaOH.

Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

 A. NaOH. B. HCl. C. Na2SO4. D. KCl.

Câu 4. CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

 A. Đám cháy nhà cửa, quần áo. B. Đám cháy do khí gas.

 C. Đám cháy do magie hoặc nhôm. D. Đám cháy do xăng, dầu.

Câu 5. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

 A. 10. B. 11. C. 8. D. 9.

Câu 6. Phát biểu không đúng là

 A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.

 B. Khí NH3 nặng hơn không khí.

 C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.

 D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.

Câu 7. Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?

 A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.

 B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

 C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.

 D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

 

doc 3 trang lexuan 7430
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ I - Môn: Hóa học 11 - Mã đề 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT TP CAO LÃNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 3 trang)
KỲ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: HÓA HỌC- LỚP 11
Ngày kiểm tra: 11/01/2021
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể phát đề) 
Mã đề 132
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; 
O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 88; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Họ tên học sinh:...................................................................... Số báo danh.: ..................
Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
	A. C2H5OH.	B. H2O.	C. CH3COOH.	D. NaCl.
Câu 2. Dung dịch NH3 phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
	A. HCl.	B. KOH	C. KCl.	D. NaOH.
Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
	A. NaOH.	B. HCl.	C. Na2SO4.	D. KCl.
Câu 4. CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
	A. Đám cháy nhà cửa, quần áo.	B. Đám cháy do khí gas.
	C. Đám cháy do magie hoặc nhôm.	D. Đám cháy do xăng, dầu.
Câu 5. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
	A. 10.	B. 11.	C. 8.	D. 9.
Câu 6. Phát biểu không đúng là
	A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
	B. Khí NH3 nặng hơn không khí.
	C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
	D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.
Câu 7. Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
	A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
	B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
	C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
	D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 8. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
	A. HNO3 tan nhiều trong nước. 
 B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường
	C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
	D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.
Câu 9. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?
	A. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.	B. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
	C. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S.	D. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.
Câu 10. Cho P tác dụng với Ca, sản phẩm thu được là
	A. Ca3(PO4)2	B. CaP.	C. Ca3P2	D. Ca2P3
Câu 11. Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng
	A. 3C + 4Al Al4C3.	B. C + O2 CO2.
	C. C + 2CuO 2Cu + CO2.	D. C + H2O CO + H2.
Câu 12. Phản ứng nhiệt phân không đúng là
	A. 2KNO3 2KNO2 + O2.	B. NH4NO3 N2 + 2H2O.
	C. NH4NO2 N2 + 2H2O.	D. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O.
Câu 13. “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
	A. CO2 rắn.	B. H2O rắn.	C. CO rắn.	D. SO2 rắn.
Câu 14. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O?
	A. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.	B. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
	C. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.	D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
Câu 15. Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
	A. Al, Fe, Cu, Mg. 	B. Al2O3, Cu, MgO, Fe. 
 C. Al2O3, Cu, Mg, Fe. 	D. Al2O3, Cu, MgO, Fe2O3.
Câu 16. Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
	A. NaOH.	B. KCl.	C. NaCl.	D. H2SO4.
Câu 17. Các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội.
	A. Fe, Al.	B. Al, Ag.	C. Cu, Fe.	D. Mg, Al.
Câu 18. Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
	A. CH4.	B. CO2.	C. N2.	D. CO.
Câu 19. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
	A. [H+] > [CH3COO-].	B. [H+] = 0,10M.	C. [H+] < 0,10M.	D. [H+] < [CH3COO-].
Câu 20. Cho phản ứng. . Các chất X và Y là
	A. CO2 và NO2.	B. CO và NO.	C. CO và NO2.	D. CO2 và NO.
Câu 21. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3 là
	A. KNO2 và O2.	B. K, NO2, O2.	C. KNO2, NO2 và O2.	D. K2O, NO2 và O2.
Câu 22. Giá trị pH của dung dịch HCl 0,01M là
	A. 10.	B. 4.	C. 12.	D. 2.
Câu 23. Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaOH 0,01M với 100 ml dung dịch HCl 0,03 M được 200 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 24. Thể tích khí NO2 ( giả sử là khí duy nhất, ở đktc) sinh ra khi cho 6,4 g Cu phản ứng với axit HNO3 đặc (dư) là
	A. 2,24 lít	B. 4,48 lít	C. 6,72 lít	D. 1,12 lít.
Câu 25. Cho từ từ từng giọt đến hết 100 ml dung dịch HCl aM vào 100 ml dung dịch Na2CO3 1M, thấy thoát ra 1,344 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của a là
	A. 1,6.	B. 1,2.	C. 0,6.	D. 0,8.
Câu 26. Nhiệt phân m gam Zn(NO3)2 đến khối lượng không đổi, thu được 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc). Giá trị của m là
	A. 18,9.	B. 29,6.	C. 17,76.	D. 15.
Câu 27. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M. Muối thu được có khối lượng là 
	A. 14,2 gam.	B. 15,8 gam.	C. 16,4 gam.	D. 16,5 gam.
Câu 28. Cho dung dịch NaOH dư vào 150 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí thu được (đktc) là bao nhiêu?
	A. 3,36 lít.	B. 2,24 lít.	C. 7,62 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 29. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 15,0	B. 5,0.	C. 20,0	D. 10,0
Câu 30. Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là
	A. 18,90 gam	B. 28,35 gam.	C. 39,80 gam	D. 37,80 gam
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_danh_gia_cuoi_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_11_ma_de_132.doc