Đề tham khảo học kì I - Môn Hóa 11

Đề tham khảo học kì I - Môn Hóa 11

Câu 1: Dung dịch nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl loãng?

A. KNO3 B. AgNO3 C. NaOH D. Na2CO3

Câu 2: Khi NH3 làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu

A. xanh B. đỏ. C. hồng. D. tím.

Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 3,36. B. 2,24. C. 4,48. D. 6,72.

Câu 4: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp nào không xảy ra phản ứng với nhau?

A. HCl, Fe(OH)3. B. KOH, CaCO3.

C. CuCl2, AgNO3. D. K2SO4, Ba(NO3)2

Câu 5: Dung dịch nào sau đây có pH = 7?

A. NaOH. B. H2SO4. C. NaCl. D. HCl.

Câu 6: Chất nào sau đây lưỡng tính?

A. Fe(OH)3. B. Mg(OH)2. C. NaCl. D. Al(OH)3

Câu 7: Để phân biệt dung dịch Na3PO4 và dung dịch NaNO3 nên dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch KOH.

C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch H2SO4

Câu 8: Cho muối NH4Cl tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH đun nóng thì thu được 5,6 lít (đktc) một chất khí. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là

A. 3,0M. B. 1,0M. C. 2,0M. D. 2,5M.

 

doc 3 trang lexuan 9470
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo học kì I - Môn Hóa 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ I MÔN HÓA 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(24 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận)
Cho nguyên tử khối các chất: H=1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba =137
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm):
Câu 1: Dung dịch nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl loãng?
A. KNO3	B. AgNO3	C. NaOH	D. Na2CO3
Câu 2: Khi NH3 làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu
A. xanh	B. đỏ.	C. hồng.	D. tím.
Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36.	B. 2,24.	C. 4,48.	D. 6,72.
Câu 4: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp nào không xảy ra phản ứng với nhau?
A. HCl, Fe(OH)3.	B. KOH, CaCO3.
C. CuCl2, AgNO3.	D. K2SO4, Ba(NO3)2
Câu 5: Dung dịch nào sau đây có pH = 7?
A. NaOH.	B. H2SO4.	C. NaCl.	D. HCl.
Câu 6: Chất nào sau đây lưỡng tính?
A. Fe(OH)3.	B. Mg(OH)2.	C. NaCl.	D. Al(OH)3
Câu 7: Để phân biệt dung dịch Na3PO4 và dung dịch NaNO3 nên dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.	B. Dung dịch KOH.
C. Dung dịch AgNO3.	D. Dung dịch H2SO4
Câu 8: Cho muối NH4Cl tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH đun nóng thì thu được 5,6 lít (đktc) một chất khí. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là
A. 3,0M.	B. 1,0M.	C. 2,0M.	D. 2,5M.
Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, nito tinh khiết được điều chế từ:
A. Không khí	B. NH3 và O2	C. NH4NO2	D. Zn và HNO3
Câu 10:Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)3 trong không khí thu được các sản phẩm là:
A. FeO, NO2, O2	B. Fe2O3, NO2, O2	C. Fe2O3, NO2	D. Fe, NO2, O2
Câu 11: Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 1M. Muối thu được sau phản ứng là:
A. NaH2PO4	B. NaH2PO4 và Na2HPO4
C. NaH2PO4 và Na3PO4	D. Na3PO4
Câu 12: Những ion sau đây cùng có mặt trong một dung dịch là:
A. Mg2+, SO42-, Cl-, Ag+	B. H+, Cl-, Na+, Al+
C. S-, Fe+, Cu+2, Cl-	D. OH-, Na+, Ba2+, Fe3+
Câu 13: Phân bón hóa học: Đạm, Lân, Kali lần lượt được đánh giá theo chỉ số nào:
Hàm lượng % số mol: N, P2O5, K2O
Hàm lượng % khối lượng N, P, K
Hàm lượng % khối lượng: N, P2O5, K2O
Hàm lượng % khối lượng: N2O5, P2O5, K2O
Câu 14: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
A. (NH4)2SO4	B. (NH4)NO2	C. CaCO3	D. NH4HCO3
Câu 15: HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. Mg, H2S, C, Fe3O4, Fe(OH)2	B. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag
C. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO	D. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2
Câu 16: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
Bông khô	C. Bông có tẩm nước
Bông có tẩm nước vôi trong	D. Bông có tẩm giấm ăn Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là
A. (b)	B. (a)	C. (d)	D. (c)
Câu 17: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng
A. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si	B. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
C. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O	D. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2
Câu 18: Cho 20 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng thu được sản phẩm khử duy nhất là NO. Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn còn dư 3,2 gam Fe. Thể tích NO thu được ở đktc là:
A. 2,24 lít.	B. 11,2 lít.	C. 4,48 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 19: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?A. 5	B. 2	C. 3	D. 4
 Câu 20: Trộn 100 ml dd gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dd X. Giá tri pH của dd X là.
A. 7	B. 1	C. 2	D. 6
Câu 21: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Gía trị lớn nhất của V là?
A. 1,2	B. 1,8	C. 2,4	D. 2
Câu 22. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ Y rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đậm đặc và bình (2) chứa nước vôi trong dư. Khi kết thúc thí nghiệm thì khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, bình (2) thu được 30 gam kết tủa. Khi hoá hơi 5,2 gam A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6 gam oxi ở cùng điều kiện. Y có công thức phân tử là:	A. C5H12O.	B. C3H4O4.	C. C8H8.	D. C7H4O.
Câu 24: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là
A. liên kết cộng hóa trị.	B. Liên kết ion.
C. liên kết cho nhận.	D. liên kết đơn.
PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm):
Vào mùa lạnh người ta thường sử dụng than để sưởi ấm, tuy nhiên có nhiều trường hợp bị ngộ độc dẫn đến tử vong. Chất nào gây nên sự ngộ độc trên? Viết phương trình hóa học tạo thành chất đó trong quá trình sử dụng than để sưởi ấm. Nêu biện pháp tránh bị ngộ độc khi sử dụng than để sưởi ấm.
Cho 0,56 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,05M. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 2 (1,0 điểm): Cho hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là bao nhiêu?
Câu 3: (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.
Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A
Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu
Lấy dung dịch B đem cô cạn rồi nung tới khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Tính giá trị của m?
Câu 4 (1 điểm): Nicotin là một hợp chất hóa học có trong thuốc lá, đó là chất gây nghiện tương tự như heroin hay cocain. Đốt cháy hoàn toàn 8,1 gam nicotin bằng oxi (dư) thì thu được 11,2 lít CO2 6,3 gam H2O và	1,12 lít N2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a.Lập công thức đơn giản nhất của nicotin
b.Xác định công thức phân tử của nicotin. Tính khối lượng phân tử. Biết nicotin có công thức cấu tao như hình bên cạnh
N
N
CH3
-----------Hết-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tham_khao_hoc_ki_i_mon_hoa_11.doc