Đề kiểm tra định kì - Môn: Ngữ văn khối 11

Đề kiểm tra định kì - Môn: Ngữ văn khối 11

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm):

 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Lá xanh

Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp luỹ xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh

1997

 (Nguồn: Trái tim người lính (thơ), Nguyễn Sĩ Ðại, NXB Thanh niên, 1998)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (0,5 điểm). Các cụm từ “vá trời lấp bể”, “đắp luỹ xây thành” gợi đến những công việc như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Anh (chị) hiểu như thế nào về ý thơ: Ta chỉ là chiếc lá - Việc của mình là xanh? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Câu 4 (1,0 điểm). Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sống cùa tác giả ở hai câu thơ cuối bài không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm):

Từ nội dung cùa bài thơ Lá xanh ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận về chủ để: Sứ mệnh của tôi trong cuộc đời.

 

doc 13 trang lexuan 141261
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì - Môn: Ngữ văn khối 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11 
 Mã đề: B17 Năm học: 2018 - 2019
 Tiết PPCT: 78 - 79 (Bài số 05-NLXH)
 Thời gian: 90 phút
 (Đề bài có 01 trang)
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm):
	Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Lá xanh
Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp luỹ xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh
1997
 (Nguồn: Trái tim người lính (thơ), Nguyễn Sĩ Ðại, NXB Thanh niên, 1998)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2 (0,5 điểm). Các cụm từ “vá trời lấp bể”, “đắp luỹ xây thành” gợi đến những công việc như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Anh (chị) hiểu như thế nào về ý thơ: Ta chỉ là chiếc lá - Việc của mình là xanh? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Câu 4 (1,0 điểm). Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sống cùa tác giả ở hai câu thơ cuối bài không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm):
Từ nội dung cùa bài thơ Lá xanh ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận về chủ để: Sứ mệnh của tôi trong cuộc đời.
.................................Hết..............................
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11
Mã đề: B17 Năm học: 2018 - 2019
 Tiết PPCT: 78 - 79 (Bài số 05)
 Thời gian: 90 phút
 (Đáp án có 02 trang)
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
Phần I: Đọc hiểu
1. PTBĐ chính: Biểu cảm.
2. Các cụm từ “vá trời lấp bể”, “đắp luỹ xây thành” gợi đến những công việc
+ To lớn, vĩ đại, phi thường.
+ Chứa đựng những khát khao, hoài bão của cả đời người.
3. HS có thể trả lời theo cách hiểu của mình, sau đây là gợi ý:
- Mỗi người cần tự lượng sức mình để có những mục tiêu phù hợp.
- Hãy sống hết mình, sống thật ý nghĩa đúng với phẩm chất của bản thân.
4. HS có thể trả lời đồng tình/ không đồng tình/đồng tình một phần tùy theo suy nghĩ nhưng cần có lý giải phù hợp, sau đây là gợi ý:
- Đồng tình: mỗi người cần ý thức rõ về năng lực, vị trí của bản thân để tránh rơi vào lối sống ảo tưởng, thêu dệt những ước mơ hão huyền.
- Không đồng tình: không nên sống thụ động, an phận thủ thường; làm người cần có ước mơ, hoài bão chính đáng để hướng đến thành công to lớn.
- Đồng tình một phần: dung hòa hai ý trên.
0.5
0.5
1.0
1.0
Phần II: Làm văn.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết được bài văn nghị luận có bố cục ba phần MB, TB, KB.
- Hệ thống ý mạch lac, rõ ràng, lôgic
- Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả 
II. Yêu cầu về kiến thức:
1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một quan điểm sống: Xác định sứ mệnh của bản thân trong cuộc đời. Dẫn ý liên quan (có thể lấy cảm hứng từ bài thơ trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích: “Sứ mệnh của tôi trong cuộc đời” là những mục tiêu sống tốt đẹp được đặt ra và quá trình phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu ấy. Ở mỗi giai đoạn đường đời, mỗi người lại lại có những sứ mệnh khác nhau vì mục đích chung là hướng đến cuộc sống tốt đẹp (VD: sứ mệnh của người HS; sứ mệnh của các bậc cha mẹ; sứ mệnh của các nhà lãnh đạo...).
- Bàn luận
+ Nêu ý nghĩa của việc xác định sứ mệnh: Giúp con người luôn hướng đến những mục tiêu cao đẹp; tạo thêm động lực, tiếp thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, trở ngại để đi đến thành công; giúp mỗi người hoàn thiện bản thân.
+ Phê phán: những con người sống ù lì,chai sạn sớm thỏa mãn với những điều tầm thường; những con người ảo tưởng, tự tin thái quá vào sức mạnh cá nhân, mơ ước hão huyền; những con người sẵn sàng dùng thủ đoạn để đạt được mục đích xấu xa...
- Nêu những bài học thiết thực cho bản thân (xác định rõ sứ mệnh của bản thân, đặt ra những mục tiêu vừa sức, luôn nuôi ý chí tiến lên, không đầu hàng trước số phận...).
0.5
0.5
1.5
3.0
1.5
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11 
 Mã đề: B18 Năm học: 2018 - 2019
 Tiết PPCT: 78 - 79 (Bài số 05-NLXH)
 Thời gian: 90 phút
 (Đề bài có 01 trang)
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm):
	Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“ với những thằng con trai mười tám tuổi
đất nước là nhịp tim có thể khác thường
là một làn mây mỏng đến bâng khuâng
là mùi mồ hôi thật thà của lính
đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội 
hay một bữa cơm rau rừng 
chúng tôi không muốn chết vì hư danh 
không thể chết vì tiền bạc 
chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng 
những liều thân vô ích 
đất nước đẹp mênh mang 
đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt 
chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết...” 
 (Trích Thử nói về hạnh phúc, Thanh Thảo)
1. Xác định thể thơ của văn bản trên. (0.5đ)
2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong văn bản. (0.5đ)
3. Anh / chị hiểu như thế nào về 3 dòng thơ cuối: (1.0đ)
đất nước đẹp mênh mang 
đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt 
chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết 
4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản. Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó. (1.0đ)
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm):
Viết một bài văn bày tỏ suy nghĩ của anh, chị về hư danh đối với một bộ phận giới trẻ được gợi ra từ phần Đọc hiểu.
.................................Hết..............................
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11
Mã đề: B18 Năm học: 2018 - 2019
 Tiết PPCT: 78 - 79 (Bài số 05)
 Thời gian: 90 phút
 (Đáp án có 02 trang)
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
Phần I: Đọc hiểu
1. Thể thơ: Tự do.
2. Biện pháp tu từ:
Liệt kê “đất nước là nhịp tim... là một làn mây mỏng... là một giọng nữ cao...”
Tác dụng: tạo âm hưởng, cảm xúc về tình yêu đất nước; thể hiện rõ hình ảnh đất nước vô cùng gần gũi.
3. HS có thể trả lời theo cách hiểu của mình, sau đây là gợi ý:
- Đất nước gắn bó mật thiết, không thể tách rời khỏi mỗi con người.
- Thể hiện tinh thần hi sinh vì đất nước của thế hệ trẻ.
4. HS có thể trả lời theo suy nghĩ, quan điểm của mình, sau đây là gợi ý:
- Thông điệp tâm đắc nhất: Ai cũng một lần chết nhưng đừng chết vì hư danh, vật chất hay những ảo mộng tầm thường...
- Lý giải: 
+ Thông điệp khẳng định một lý tưởng sống cao đẹp, có ý nghĩa.
+ Thể hiện tinh thần dũng cảm; quan điểm sống tốt đẹp của người trẻ.
0.5
0.5
1.0
1.0
Phần II: Làm văn.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết được bài văn nghị luận có bố cục ba phần MB, TB, KB.
- Hệ thống ý mạch lac, rõ ràng, lôgic
- Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả 
II. Yêu cầu về kiến thức:
1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một hiện tượng đời sống: vấn đề hư danh đối với một bộ phận giới trẻ. Dẫn ý liên quan (có thể lấy cảm hứng từ đoạn trích thơ trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích: Hư danh là ham muốn tầm thường của con người khi muốn đặt cái tôi cá nhân lên trên/ nổi bật trước cộng đồng bằng những việc làm vô nghĩa lý, không đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời. Những người chạy theo hư danh chỉ nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi; muốn dành được sự ngưỡng mộ mà không phải trải qua những con đường rèn luyện, phấn đấu vì những mục đích tốt đẹp (VD: trào lưu rich-kid; anh hùng bàn phím; ca sĩ thị trường...).
- Bàn luận
+ Nêu tác hại của việc chạy theo hư danh: Hủy hoại đạo đức, nhân cách và nhất là tàn phá lý tưởng sống của giới trẻ; tạo ra những giá trị ảo khiến con người chạy theo một cách điên cuồng; làm dấy lên một làn sóng nguy hại đến cả một thế hệ.
+ Chỉ ra nguyên nhân: do sự háo thắng, bồng bột, thích chứng tỏ bản thân; do nhận thức kém, thiếu đi lý tưởng sống cao đẹp; do tác động của mạng xã hội; do sự thất bại của giáo dục...
- Nêu những bài học thiết thực cho bản thân (xác định lý tưởng, mục đích sống tốt đẹp; nhận ra đâu là giá trị thật của cuộc sống; học hỏi đức tính khiêm tốn...).
0.5
0.5
1.5
3.5
 1.0
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11 
 Mã đề: B19 Năm học: 2018 - 2019
 Tiết PPCT: 78 - 79 (Bài số 05-NLXH)
 Thời gian: 90 phút
 (Đề bài có 01 trang)
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm):
	Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
 Cuộc sống có thể hạnh phúc hơn chỉ khi con người biết đủ đầy, hài lòng với những gì mình đang và đã có. Người ngốc nghếch nhất trên đời này là người tham lam, vì luôn muốn có được nhiều hơn những gì đang sở hữu, nên họ lúc nào cũng phải tranh tranh đấu đấu, đêm ăn không ngon, ngủ không yên, khiến thân tâm mỏi mệt, không còn thời gian để tận hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống, vậy nên không biết được hạnh phúc thực sự là gì.
Đời người vốn dĩ như một chiếc thuyền. Người ta càng mang theo ít đồ đạc, thì con thuyền cuộc đời càng nhẹ, lướt càng nhanh. Vì thế, nếu người ta tiêu bỏ đi lòng tham, con thuyền có thể tiến lên nhẹ nhàng và cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi người ta chết, không ai mang sang thế giới bên kia được thứ của cải gì. Nếu người ta có thể kiềm chế lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng, cuộc sống sẽ trở nên êm đềm và có thể đạt đến đích dễ dàng hơn.
Thiên Thanh 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. (0.5đ)
2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Đời người vốn dĩ như một chiếc thuyền. (0.5đ)
3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Cuộc sống có thể hạnh phúc hơn chỉ khi con người biết đủ đầy, hài lòng với những gì mình đang và đã có. (1.0đ)
4. Người viết nhắn nhủ điều gì khi quan niệm: Khi người ta chết, không ai mang sang thế giới bên kia được thứ của cải gì. Viết đoạn văn ( khoảng 5-7 dòng) thể hiện lời nhắn nhủ đó. (1.0đ)
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm):
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “kiềm chế lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng” đối với con người trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu. 
.................................Hết..............................
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11
Mã đề: B19 Năm học: 2018 - 2019
 Tiết PPCT: 78 - 79 (Bài số 05)
 Thời gian: 90 phút
 (Đáp án có 02 trang)
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
Phần I: Đọc hiểu
1. Phương thức biểu đạt chính chính: nghị luận.
2. - BPTT: so sánh (“Đời người” so sánh “như một chiếc thuyền” ).
- Tác dụng: 
+ Tạo tính hình tượng cho lời văn.
+ Thể hiện rõ những thăng trầm trong cuộc đời của mỗi con người. Từ đó, người viết gửi gắm một lối sống đúng đắn, tốt đẹp nhất.
3. Hiểu câu: Cuộc sống có thể hạnh phúc hơn chỉ khi con người biết đủ đầy, hài lòng với những gì mình đang và đã có:
+ Hạnh phúc của con người chính là biết thỏa mãn những gì đang có. Thế nhưng nhiều người lại chạy theo những thứ hào nhoáng bên ngoài, chạy theo những cái lợi trước mắt mà quên mất những điều giản dị mà chân thành ngay bên cạnh. 
+ Hạnh phúc vốn xuất phát từ những điều nhỏ nhoi, đơn giản mà chân thành, ấm áp.
4. Đoạn văn thể hiện được các ý:
- Khi còn sống, ta phải sống tốt, sống đẹp, sống có ích cho cuộc đời
- Không bon chen, giành giật, mưu lợi cá nhân mà làm hại người khác.
0.5
0.5
1.0
1.0
Phần II: Làm văn.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết được bài văn nghị luận có bố cục ba phần MB, TB, KB.
- Hệ thống ý mạch lac, rõ ràng, lôgic
- Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả 
II. Yêu cầu về kiến thức:
* Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận: phải biết kiềm chế lòng tham để có lối sống tốt.
 - Giải thích: 
 + Lòng tham là muốn sở hữu những cái của người khác, muốn đoạt được thật nhiều thứ về mình bằng mọi cách, mọi thủ đoạn. Khi nói đến lòng tham, ta hiểu ngay trong đó là tính ích kỉ, vụ lợi của cá nhân;
 + Kiềm chế lòng tham: là biết tịnh tâm, giữ mình, không để bản thân sa ngã trước sự giàu có và danh tiếng;
 - Phân tích, chứng minh, bàn luận về ý nghĩa việc kiềm chế lòng tham 
 + Tại sao con người phải kiềm chế lòng tham?
 ++ Vì lòng tham làm con người mù quáng, bất chấp tất cả để làm những việc trái với pháp luật và đạo đức ( muốn giàu có nhanh, muốn có địa vị cao nhưng không xuất phát từ thực lực của chính bản thân);
 ++ Kiềm chế lòng tham giúp con người biết chế ngự sự ích kỉ cá nhân, biết cân bằng lợi cá nhân và lợi ích cộng đồng, xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung;
 ++ Kiềm chế lòng tham giúp con người có đời sống gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh 
 ++ Dẫn chứng văn học: cổ tích Ăn khế trả vàng; thực tế xã hội: những vụ án tham nhũng, án buôn bán ma tuý được xử lí trong những ngày gần đây 
 + Bàn bạc mở rộng: Phê phán những kẻ có lòng tham vô đáy, tha hoá nhân cách, đạo đức, là gánh nặng của gia đình, xã hội..
- Đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: 
+ Về nhận thức: cá nhân phải hiểu rõ ý nghĩa của việc kiềm chế lòng tham để xác định lối sống đúng đắn
+ Về hành động: cá nhân phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, biết làm giàu chân chính, biết phấn đấu vươn lên bằng ý chí, nghị lực của bản thân
0.5
0.5
1.5
3.5
1.0
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11 
 Mã đề: B20 Năm học: 2018 - 2019
 Tiết PPCT: 78 - 79 (Bài số 05-NLXH)
 Thời gian: 90 phút
 (Đề bài có 01 trang)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm):
	Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1)Bình tĩnh sống – là một cách sống sâu sắc hơn cách sống thông thường, một cách sống ngày càng bắt chúng ta phải vội vã hơn. Chúng ta có điện thoại, thì tức là người ta lúc nào cũng phải kết nối với công việc và những việc khác nữa, khi nó đến thì ta phải giải quyết ngay. Tức là, cái cuộc sống phải kết nối nhiều quá nó có cái hay, nó giúp ta kết nối ở mọi lúc, mọi nơi – nhưng nó cũng tạo cho mọi người cái thói quen là luôn chờ một cái gì đó để giải quyết. Họ không có trạng thái sống là bình thường đi lại được nữa. Và nó khiến sự bình tĩnh trong cuộc sống đang giảm dần đi, dẫn đến một trạng thái sống là hơi vội vã để sống. Tôi muốn làm nhiều hơn, có nhiều cơ hội hơn nên tôi muốn có được nhiều hơn, làm nhiều hơn.
(2)Nhưng người ta không hiểu là khi sống vội ấy thì vội chính là bỏ lỡ. Thế nên bình tĩnh sống ngược lại với thái độ sống hiện tại của xã hội là vội vã sống, mà vội vã sống thì chính là bỏ lỡ sống. Bỏ lỡ rất nhiều những khoảnh khắc của tình cảm gia đình, vẻ đẹp của thế giới xung quanh, đi băng băng trên đường không thấy được gió, không thấy được hoa, không thấy được cây cối, không thấy được cái đẹp qua mỗi bước chân trên đường. Thế nên, bình tĩnh sống có nghĩa là người ta ở trong hiện tại nhiều hơn là ở một cái đích nào đó ở tương lai.
(Trích trả lời phỏng vấn của ông Vương Vũ Thắng – Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty cổ phần VCCorp, 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. (0.5đ)
2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong đoạn (2) của văn bản. (0.5đ)
3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: cuộc sống phải kết nối nhiều quá nó có cái hay, nó giúp ta kết nối ở mọi lúc, mọi nơi – nhưng nó cũng tạo cho mọi người cái thói quen là luôn chờ một cái gì đó để giải quyết. (1.0đ)
4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: vội vã sống thì chính là bỏ lỡ sống hay không. Nêu rõ lí do. (1.0)
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm):
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của “Bình tĩnh sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu. 
.................................Hết..............................
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11
Mã đề: B20 Năm học: 2018 - 2019
 Tiết PPCT: 78 - 79 (Bài số 05)
 Thời gian: 90 phút
 (Đáp án có 02 trang)
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
Phần I: Đọc hiểu
1. PTBĐ chính: nghị luận.
2. Biện pháp tu từ:
Liệt kê “Bỏ lỡ... tình cảm gia đình, vẻ đẹp của thế giới... không thấy được cái đẹp...”.
Tác dụng: tạo âm hưởng dồn nén; làm rõ những điều có thể bỏ lỡ nếu con người cứ sống vội vã.
3. HS có thể trả lời theo cách hiểu của mình, sau đây là gợi ý:
- Chỉ ra tác dụng của sự kết nối: đem đến thông tin cho con người mọi lúc, mọi nơi; từ đó mở ra nhiều cơ hội có thể nắm bắt, tận dụng.
- Mặt trái của “sự kết nối quá nhiều”: luôn đặt con người trong tâm thế phải hành động; cuộc sống dường như quá bận rộn, vội vã -> bỏ lỡ những điều có ý nghĩa khác mà nếu sống chậm hơn ta đã cảm nhận rõ.
4. HS có thể trả lời đồng tình/ không đồng tình/đồng tình một phần tùy theo suy nghĩ nhưng cần có lý giải phù hợp, sau đây là gợi ý:
- Đồng tình: Vội vã sống dễ khiến con người cảm nhận mọi thứ theo lối tư duy hấp tấp, hời hợt; tình trạng luôn phải đối diện với công việc đôi khi làm chúng ta quay cuồng đến chóng mặt; sống qua nhanh có thể khiến mọi thứ trôi qua mà không đọng lại một chút gì bổ ích, giá trị...
- Không đồng tình: Cuộc sống đang phát triển với tốc độ vũ bão nếu cứ giữ lối suy nghĩ, hành động chậm chạp, thụ động có thể khiến chúng ta lỡ mất những cơ hội quý giá chỉ trong tích tắc; con người luôn phải đặt mình trong những thử thách, áp lực để có sự thăng tiến; vội vã trong công việc không đồng nghĩa với vội vã với mọi khía cạnh sống...
- Đồng tình một phần: dung hòa hai ý trên.
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
Phần II: Làm văn.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết được bài văn nghị luận có bố cục ba phần MB, TB, KB.
- Hệ thống ý mạch lac, rõ ràng, lôgic
- Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả 
II. Yêu cầu về kiến thức:
* Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một quan niệm: “bình tĩnh sống” đối với tuổi trẻ ngày nay.
 * Giải thích:
- Bình tĩnh sống là một thái độ sống chừng mực; biết tiết chế nhịp điệu trong mọi suy nghĩ, hành động; bình tĩnh sống là cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách từ tốn, chín chắn; bình tĩnh sống là cảm nhận sâu sắc ý nghĩa, giá trị sống của bản thân; bình tĩnh sống là không hồ đồ, chạy theo tư duy đám đông, tát nước theo mưa...
- Cần phân biệt “bình tĩnh” với sự chậm chạp, ù lì, lười biếng, thụ động.
- Ví dụ: Tuổi học sinh không nên yêu sớm; một người khởi nghiệp thất bại biết làm lại từ đầu; những câu tục ngữ về đức tính kiên trì , nhẫn nại; những tấm gương điển hình: Hồ Chí Minh dành 30 năm để tìm con đường cứu nước, Nguyễn Ngọc Kí mất cả thời niên thiếu để luyện viết chữ bằng chân.
 * Bàn luận
- Nêu ý nghĩa: Lối sống bình tĩnh giúp ta nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống; việc suy nghĩ chín chắn sẽ giúp tránh những sai lầm không đáng có; mở ra những khoảng thời gian để phấn đấu hoàn thành mục tiêu...
- Phê phán: Những con người sống hấp tấp,vội vàng; dễ nản lòng dù vẫn còn có thể tìm ra hướng khắc phục; những người quá tự tin vào bản thân đến độ hành động mà không cần suy nghĩ, đắn đo; những con người lười nhác, ỷ lại; cố tình sống chậm chạp, giả vờ “bình tĩnh” để chờ thời, dựa hơi người khác...
- Nêu những bài học thiết thực cho bản thân (cố gắng duy trì sự bình tĩnh trong mọi trường hợp; rèn luyện lối sống ấy từ những việc nhỏ nhất; sau mỗi thành công hay thất bại đừng vội vui mừng hay thất vọng mà phải nhìn vào kết quả để rút ra bài học...).
0.5
0.5
1.5
3.0
1.5
Người ra đề: Nguyễn Thị Hương
Người thẩm định: Trương Hồng Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_mon_ngu_van_khoi_11.doc