Đề kiểm tra tập trung môn: Ngữ văn khối 11

Đề kiểm tra tập trung môn: Ngữ văn khối 11

I/ Câu 1: 5đ

 Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của việc tự học.

II: Câu 2: 5đ

 Phân tích đoạn thơ sau, qua đó làm rõ quan niệm của Xuân Diệu về thời gian, tuổi trẻ, cuộc sống.

 Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

 Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

 Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

 Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

 Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

 Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

 Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

 Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt.

 Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

 Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

 Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa.

 (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo Dục)

 

docx 4 trang lexuan 5910
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tập trung môn: Ngữ văn khối 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG
 Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 11 
 Thời gian: 90 phút 
I/ Câu 1: 5đ 
 Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của việc tự học. 
II: Câu 2: 5đ 
 Phân tích đoạn thơ sau, qua đó làm rõ quan niệm của Xuân Diệu về thời gian, tuổi trẻ, cuộc sống. 
 	Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, 
 	Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, 
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. 
 	Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, 
 	Không cho dài thời trẻ của nhân gian, 
 	Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, 
 	Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại 
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, 
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; 
 	 Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, 
 	 Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt... 
 	 Con gió xinh thì thào trong lá biếc, 
 	 Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? 	
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, 
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? 
 	Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa... 
 (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo Dục) 
SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH ĐÁP ÁN KTTT– NH 2019 - 2020
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU Môn: NGỮ VĂN - Khối 11
Câu
Nội dung
Điểm
1
Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 300 từ, trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của việc tự học
5.0
a
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. Các phần trong văn bản liên kết chặt chẽ với nhau và tập trung làm rõ vấn đề nghị luận
0.5
b
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bàn về giá trị của việc tự học
0.5
c
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động
1.Giải thích: Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình qua nhiều nguồn. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.
 2.Bàn luận
* Vai trò của tự học 
-Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú
-Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống, trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. (dẫn chứng)
-Người có tinh thần tự học luôn chủ động thích nghi với mọi hoàn cảnh, tự tin trong cuộc sống.
* Phương pháp Tự học có hiệu quả:
- Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội....
- Kết hợp học đi đôi với thực hành, rút ra kinh nghiệm và bài học cần thiết 
*Nêu phản đề: Phê phán lối học thụ động,đối phó, học chay, học vẹt, của một số bạn trẻ hiện nay
*Bài học nhận thức, hành động: rút ra bài học phù hợp với bản thân
0,5
1,5
0,5
0,5
d
Sáng tạo: HS có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ của bản thân, văn viết trong sáng, diễn đạt mạch lạc.
0.5
e
Chính tả, dùng từ, đặt câu: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5
2
Làm rõ quan niệm của Xuân Diệu về thời gian, tuổi trẻ, cuộc sống qua việc phân tích đoạn thơ sau trong bài Vội vàng: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Chẳngbao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...”
5.0
a
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở đầu bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0.5
b
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Chẳngbao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...”
0.5
c
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Diệu, hoàn cảnh sáng tác bài thơ Vội vàng
Vị trí, ý nghĩa đoạn thơ
Thông qua việc phân tích đoạn thơ, làm rõ quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, cuộc sống của xuân diệu: nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi chảy qua thời gian.
+Thời gian tuyến tính
+Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
+Xuân Diệu cảm nhận thấm thía sự phôi pha, phai tàn đang âm thầm diễn ra trong lòng vũ trụ trên cả hai trục không gian và thời gian 
Khái quát đánh giá:
+ Có thể thấy, Xuân Diệu có cách cảm nhận về thời gian khác lạ như vậy là nhờ vào “sự ý thức sâu xa về sự sống của cá thể”. Quan niệm mới mẻ ấy của Xuân Diệu đã khiến cho ta phải trâng trọng từng phút giây của cuộc đời, tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa
+ Nghệ thuật: mạch cảm xúc kết hợp chặt chẽ với mạch luận lý, các từ ngữ đối lập: đương tới – đương qua, còn non – sẽ già, rộng – chật 
0,5
1,5
0,5
0,5
d
Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận, văn giàu cảm xúc, trong sang
0.5
e
Chính tả, dùng từ, đặt câu 
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,0 ĐIỂM

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_tap_trung_mon_ngu_van_khoi_11.docx