Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trung Giã
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn bản sau:
(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đùng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm.
(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền – như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?
(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết ,nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr.25 – 26)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2). (0,75 điểm)
Câu 3.Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống? (0,75 điểm)
Câu 4.Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người không? Vì sao? (1,0 điểm)
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ KIỂM TRA GIỮA KÌ NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2021 – 2022 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình Ngữ văn lớp 11 học kì II. - Đánh giá học sinh theo năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản thông qua hình thức tự luận, đánh giá việc vận dụng kiến thức - kĩ năng đã học; Đọc hiểu văn bản, viết một đoạn văn nghị luận xã hội. - Cụ thể: + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học về lí luận văn học, tiếng Việt, làm văn, văn bản đã học để hoàn thành bài đọc hiểu một văn bản văn học. + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một bài văn nghị luận văn học, liên hệ với bản thân. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Phần I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: Văn bản nhật dụng. - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: + Một đoạn trích hoặc một văn bản hoàn chỉnh. + Độ dài khoảng 200 – 300 chữ. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ/ Nội dung văn của bản. Khái quát vấn đề chính mà văn bản đề cập/ Tác dụng của các hình thức nghệ thuật . Số câu 2 2 4 Số điểm 1,0 2,0 3,0 Tỉ lệ 10% 20% 30% Phần II. Làm văn Nghị luận văn học (Nghị luận về một nhân vật) Thể hiện trong đáp án Thể hiện trong đáp án Thể hiện trong đáp án Viết một bài văn Số câu 1 1 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ 70% 70% Tổng cộng Số câu 3 2 1 1 7 Số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ KIỂM TRA GIỮA KÌ NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2021 – 2022 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn văn bản sau: (1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đùng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm. (2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền – như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống? (3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết ,nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ. (Trích Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr.25 – 26) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2). (0,75 điểm) Câu 3.Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống? (0,75 điểm) Câu 4.Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người không? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm): Cảm nhận về đoạn thơ cuối trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu. Qua đó anh/chị hãy trình bày về quan niệm sống của mình. “Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn: Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” - HẾT – V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm Phần I Đọc – hiểu (3,0 điểm) 1 Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức nghị luận/ nghị luận. 0,5 2 Học sinh nêu tên được một trong các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ/ lặp cú pháp/ chêm xen. 0,75 3 Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống, hãy biết tận hưởng cuộc sống mỗi ngày. 0,75 4 HS nêu rõ quan điểm bản thân; lí giải hợp lí, thuyết phục về sự cần thiết của việc lên kế hoạch cho tương lai. Có thể theo hướng sau: - Giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động. - Giúp con người chủ động tìm các giải pháp; tránh được các rủi ro, 1,0 Phần II (7,0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận - Cảm nhận về đoạn thơ, nêu được quan niệm sống của bản thân. 0,5 c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. - Dẫn dắt được đến vấn đề nghị luận: đoạn thơ cuối trong tác phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu. * Thân bài : - Câu thơ đầu: Lời giục giã: mau đi thôi→ thái độ sống: vội vàng, chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng phút giây của sự sống - 9 câu thơ còn lại: Sự mãnh liệt của cái tôi đầy ham muốn: + Điệp từ: ta muốn => Khao khát hòa nhập với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ. + Động từ mạnh- tăng dần (ôm, riết, say, thâu, cắn) + từ chỉ mức độ (chếnh choáng đã đầy no nê ) => sự sống nồng nàn mê đắm, cuồng nhiệt. + Hình ảnh: cả sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, xuân hồng. + Nhịp thơ: dồn dập, hối hả, sôi nổi. => Bức tranh xuân tươi mới tràn đầy sức sống, đầy hương sắc. xuân diệu coi mùa xuân như một người thiếu nữ đẹp, trẻ trung, tình tứ, quyến rũ, gọi mời. * Kết bài: khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. * Học sinh trình bày suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân theo nhiều hướng khác nhau, trong đó phải đảm bảo đầy đủ các nội dung: - Quan niệm sống của bản thân là gì? - Thực hiện quan niệm sống đó như thế nào? 0,5 0,75 4,0 0,5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 VI. KIỂM TRA LẠI QUÁ TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ - Đã kiểm tra lại quá trình biên soạn đề
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022_t.docx