Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 8: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 8: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong cơ khí.

- Biết được bản chất, ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.

- Biết được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.

- Biết được bản chất, ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp rèn, hàn.

b. Kĩ năng:

- Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng.

- Lập quy trình công nghệ chế tạo phôi

 c. Thái độ:

- Hứng thú học tập

- Có tác phong của nhà khoa học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực thu thập thông tin; năng lực đọc bản vẽ.

- Năng lực hợp tác nhóm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 15,16 trang 74 - 81 SGK, xem lại bài 18, 19 sách công nghệ 8, chuẩn bị video mô tả quá trình đúc trong khuôn cát. Video mô tả quá trình hàn, rèn.

2. Học sinh:

- Đọc trước nội dung bài 15,16 trang 74 - 81 SGK xem lại bài 18, 19 sách công nghệ 8 siêu tầm một số hình ảnh về các phương pháp gia công và các vật liệu cơ khí.

 

docx 5 trang lexuan 5340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 8: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/12/2019
Tiết: 19, 20, 21 Chủ đề 8: VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI
(3 tiết)
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi gồm 2 nội dung chính:
1. Nội dung 1: Tìm hiểu một số tính chất (độ bền, độ cứng, độ dẻo) của vật liệu cơ khí và một số loại vật liệu thông dụng
2. Nội dung 2: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, rèn và hàn
* Thời lượng dự kiến: 3 tiết
- Tiết 1: Tìm hiểu một số tính chất (độ bền, độ cứng, độ dẻo) của vật liệu cơ khí và một số loại vật liệu thông dụng
- Tiết 2: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
- Tiết 3: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp rèn và hàn
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong cơ khí.
- Biết được bản chất, ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
- Biết được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
- Biết được bản chất, ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp rèn, hàn.
b. Kĩ năng: 
- Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng.
- Lập quy trình công nghệ chế tạo phôi 
 c. Thái độ: 
- Hứng thú học tập
- Có tác phong của nhà khoa học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực thu thập thông tin; năng lực đọc bản vẽ.
- Năng lực hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: 
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 15,16 trang 74 - 81 SGK, xem lại bài 18, 19 sách công nghệ 8, chuẩn bị video mô tả quá trình đúc trong khuôn cát. Video mô tả quá trình hàn, rèn.
2. Học sinh: 
- Đọc trước nội dung bài 15,16 trang 74 - 81 SGK xem lại bài 18, 19 sách công nghệ 8 siêu tầm một số hình ảnh về các phương pháp gia công và các vật liệu cơ khí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học phần vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi
 Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh các sản phẩm cơ khí thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Người thợ tạo ra các loại lư hương, chuông, dao, rựa.... bằng bằng những loại vật liệu và bằng cách nào?
- HS thảo luận nhóm đại diện trình bày.
* Dự kiến sản phẩm:
 Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. 
* Đánh giá kết quả:
- GV theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá trình thảo luận.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
 Học sinh biết được lý do phải tìm hiểu tính chất của vật liệu cơ khí và tìm hiểu độ bền, độ cứng, độ dẻo. 
Nội dung 1: hình thành kiến thức về tính chất của một số loại vật liệu cơ khí
* Hướng dẫn học sinh đọc mục I sgk và hoạt động nhóm trả lời một số câu hỏi: 
- Vì sao phải biết các tính chất đặc trưng của vật liệu?
- Hãy cho biết tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.
- Tính chất cơ học là gì? Tính cơ học có những đặc trưng nào?
- Độ bền là gì? Độ bền có ý nghĩa gì đối với vật liệu cơ khí?
- Độ dẻo là gì? Đặc trưng cho độ dẻo vật liệu là gì?
- Em hãy nêu khái niệm độ cứng vật liệu? Có mấy loại đơn vị đo độ cứng?
 * Dự kiến sản phẩm:
 HS nêu kết quả của nhóm các câu trả lời
* Đánh giá kết quả:
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập để đánh giá HS
Tăng cường hoạt động cá nhân và nhóm để tìm hiểu biết một số loại vật liệu thông dụng:
1. Vật liệu vô cơ
2.Vật liệu hữu cơ
a. Nhựa dẻo
b. Nhựa nhiệt cứng
3. Vật liệu Compôzit
a. Vật liệu Compôzit nền là kim loại
b. Vật liệu Compôzit nền là vật liệu hữu cơ
 Nội dung 2: hình thành kiến thức về một số loại vật liệu thông dụng. 
* Hướng dẫn học sinh đọc mục II bảng 15.1 sgk và hoạt động cá nhân trả lời một số câu hỏi: 
- Em hãy kể tên một số loại vật liệu cơ khí mà em đã học?
- Ngoài các vật liệu trên trong cơ khí còn có những vật liệu nào khác?
- Em hãy nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của vật liệu vô cơ? Vật liệu hữu cơ ? Vật liệu Compôzit?
HS: liên hệ kiến thức lớp 8 trả lời.
HS: Dựa vào bảng 15.1 trả lời.
* Dự kiến sản phẩm: 
cá nhân trình bày câu trả lời trước lớp, các thành viên khác nhận xét bổ sung hoàn thiện 
* Đánh giá kết quả:
- GV theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát để phát hiện khó khăn của học sinh 
Học sinh hiểu được bản chất, ưu nhược điểm của phương pháp đúc 
Nội dung 3: Hình thành kiến thức về công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. 
- GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị ở nhà và trình bày trước lớp với các nội dung sau:
* Nhóm 1: 
- Em hãy kể tên một số sản phẩm, chi tiết đúc mà em biết?
- Thế nào gọi là đúc?
- Trong thực tế có những phương pháp đúc nào?
+ Đúc trong khuôn cát.
+ Đúc trong khuôn kim loại.
- Em hãy nêu các ưu điểm, nhược điểm của phương pháp đúc?
* Nhóm 2: 
- Nêu qui trình các bước đúc trong khuôn cát
- Vì sao phải sử dụng kết hợp giữa chất kết dính và cát với tỉ lệ như vậy?
- HS: sử dụng các video mô tả quá trình đúc trong khuôn cát
* Dự kiến sản phẩm: 
HS nêu kết quả của nhóm là các câu trả lời
- Sản phẩm đúc
- Các phương pháp đúc
- Bản chất đúc
- Quy trình đúc
- các video moo tả quá trình gia công áp lực
* Đánh giá kết quả:
- GV căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập để đánh giá HS
Học sinh hiểu được bản chất, ưu, nhược điểm của phương pháp gia công áp lực.
Nội dung 4: Hình thành kiến thức về công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
- GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị trước ở nhà và trình bày trước lớp các nội dung sau:
* Nhóm 3: 
- Em hãy nêu bản chất của gia công áp lực?
- Hãy nêu các phương pháp gia công áp lực mà em biết?
- Em hãy nêu đăc điểm của gia công áp lực?
- Em hãy kể tên các sản phẩm được chế tạo bằng phương pháp gia công áp lực?
- Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gia công áp lực?
- Chú ý: HS có thể mô tả các phương pháp gia công áp lực bằng các video
* Dự kiến sản phẩm: 
HS nêu kết quả thảo luận của nhóm
- Bản chất, phương pháp, ưu, nhược điểm và các sản phẩm đúc
- các video mà hs chuẩn bị để mô tả quá trình gia công áp lực
* Đánh giá kết quả:
GV đánh giá quá trình làm bài tập của HS
Học sinh hiểu được bản chất, ưu, nhược điểm của phương pháp hàn.
Nội dung 4: Hình thành kiến thức về công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
- GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị trước ở nhà và trình bày trước lớp các nội dung sau:
* Nhóm 4: 
- Em hãy nêu bản chất của phương pháp gia công hàn?
- Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gia công hàn?
- Em hãy nêu một số phương pháp hàn mà em biết?
- Căn cứ vào đâu gọi là hàn hồ quang tay?
- Bản chẩt của hàn hồ quang tay là gì?
- Nêu ứng dụng của hàn hồ quang tay?
- Căn cứ vào đâu gọi là hàn hơi?
-Bản chẩt của hàn hơi là gì?
- HS dựa vào bảng 16.1 trang 81 sgk trả lời
* Dự kiến sản phẩm: 
HS nêu kết quả thảo luận của nhóm
- Bản chất, phương pháp, ưu, nhược điểm và các sản phẩm hàn
- các video mà hs chuẩn bị để mô tả quá trình hàn
* Đánh giá kết quả:
GV đánh giá quá trình làm bài tập của HS
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Ôn tập lại các kiến thức nội dung bài học, chuyên đề
- Tạo sự hào hứng cho học sinh khi ôn lại kiến thức đã học
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi phiếu học tập 
* Dự kiến sản phẩm: 
HS nêu kết quả thảo luận của nhóm
* Đánh giá kết quả:
GV đánh giá quá trình làm bài tập của HS
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Yêu cầu HS làm viêc ở nhà:
+ Nhận biết một số loại vật liệu cơ khí để tạo nên các sản phẩm
+ Sưu tầm thêm một số hình ảnh video để hiểu hơn các phương pháp gia công
* Dự kiến sản phẩm: 
các hình ảnh, video
* Đánh giá kết quả:
HS tự trao đổi đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí 
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
	1. Nhận biết:
Câu 1: Hãy nêu tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí? 
Câu 2: Nêu bản chất và ưu, nhược điểm của các phương pháp gia công?
	2. Thông hiểu:
Câu 3 : Nêu tính chất và công dụng của vật liệu compôzit dùng trong ngành cơ khí.
	3. Vận dụng thấp:
Câu 4: Giải thích vì sao người ta hay dùng phương pháp đúc trong khôn cát?
Câu 5: Để kim loại lấp đầy lòng khuôn người ta phải làm gì? 
	4. Vận dụng cao:
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Vật liệu có tính
 A. Deo, cứng B. Dẻo, bền C. Cả A, B D. Cả A, B sai
2. Muốn chọn vật liệu đúng ta phải căn cứ vào.
 A. Cơ học B. lý học C. Hóa học D. Cả a, b, c
3. Độ bền là khả năng chống lại
 A. Biến dang dẻo hay phá hủy vật liệu B. Biến dạng dẻo của bề mặt vật liệu 
 C. Cả A,B D. A,B sai
4. Giới hạn bền σb là
 A. Đặc trưng cho độ bền vật liệu B. Là tiêu chí cơ bản của vật liệu
 C. Giới hạn giản dài vật liệu D. Cả A,B,D sai
5. Giới hạn bền có đại lượng.
 A. σbk B. σbn C. δ (%) D. AAA.
6. Nhưa nhiệt cứng dùng để chế tạo
 A. Dụng cụ cắt gọt B. đá mài C. Nắp cầu dao điện D. Cánh tay robot
 7.Chọn câu đúng nhất: Hàn là:
 A. Rót kim loại lỏng vào khuôn B. Làm biến dạng vật liệu 
 C. Ghép kim loại với nhau D. Tất cả đúng
8.Chọn câu đúng nhất: Gia công áp lực:
 A. Rót kim loại lỏng vào khuôn B. Làm biến dạng vật liệu 
 C. Ghép kim loại với nhau D. AAA.
9. Đúc có ưu điểm:
 A. Chính xác cao B. Đúc tất cả các kim loại và hợp kim 
C. Đúc vật từ nhỏ tới lớn D. Tất đúng
10 . Đúc có nhược điểm là:
 A. Rổ khí B. Rổ xỉ C. Vật để nứt D. Tất cả đúng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chu_de_8_vat_lieu_co_khi_va_cong_nghe_c.docx