Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Bài 1-14 - Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Văn Trỗi
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
– Biết được vị trí các hình chiếu trên bản vẽ.
– Hiểu được nội dung cơ bản của hình chiếu vuông góc theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.
2.Kĩ năng
– Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể.
3.Thái độ
– Có ý thức áp dụng các phương pháp chiếu để vẽ các hình chiếu của vật thể.
II. Nội dung trọng tâm
Bài giảng gồm 2 nội dung chính:
– Phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1)
– Phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG1) (giảm tải)
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên
– Nghiên cứu nội dung bài 2
– Tranh vẽ phóng to hình 2.1, 22, 2.3 và 2.4 SGK.
– Đọc sách tham khảo liên quan đến bài giảng
2.Học sinh
– Đọc trước nội dung bài học ở nhà
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng
Câu 1: Hãy nêu tên gọi và ứng dụng của các loại nét vẽ thường dùng?
Câu 2: Khi ghi kích thước cần thể hiện chữ số, đường going và đường ghi kích thước như thế nào?
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
– Vẽ được 3 hình chiếu: đứng, bằng và cạnh của vật thể đơn giản.
– Ghi được các kích thước trên các hình chiếu của vật thể đơn giản.
– Trình bày được các bản vẽ theo tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật.
2.Kĩ năng
– Rèn luyện kĩ năng cẩn thận, phân tích.
3.Thái độ
Có ý thức chấp hành các quy định, quy tắc trong trình bày một bản vẽ kĩ thuật.
II. Nội dung trọng tâm
Bài thực hành gồm 2 phần:
– Phần 1: GV giới thiệu bài.
– Phần 2: HS làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV.
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên
– Nghiên cứu nội dung bài 3
– Mô hình giá chữ L (hình 3.1 Sgk)
– Tranh vẽ phóng to hình 3.3 và 3.4 Sgk
– Các đề bài ba hình chiếu (hình 3.9) hoặc vật mẫu.
2.Học sinh
– Đọc trước nội dung bài thực hành ở nhà
– Bộ vẽ kĩ thuật: thước, compa, êke, bút chì cứng, bút chì mềm
– Giấy A4
– Vật mẫu: học sinh tự làm theo hình 3.9
Tuần dạy: 1 Ngày dạy: Tiết: 1 PHẦN I: VẼ KĨ THUẬT CHƯƠNG 1: VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ Bài 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT I. Mục tiêu 1.Kiến thức Biết được bản vẽ kĩ thuật. Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật. 2.Kĩ năng Nhớ và vận dụng được quy định về các nét vẽ cơ bản, chữ viết, kích thước và ghi được kích thước trên bản vẽ. 3.Thái độ Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật. II. Nội dung trọng tâm Bài giảng gồm 5 nội dung chính: Khổ giấy Tỉ lệ Nét vẽ Chữ viết Ghi kích thước Trọng tâm: Nét vẽ và Ghi kích thước III. Chuẩn bị 1.Giáo viên Nghiên cứu nội dung bài 1 Tranh vẽ phóng to hình 1.3 , 1.4 và 1.5 SGK. Đọc sách tham khảo liên quan đến bài giảng 2.Học sinh Đọc trước nội dung bài học ở nhà IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng (không) 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vào bài GV: Bản vẽ kĩ thuật là gì? Tại sao bản vẽ kĩ thuật phải xây dựng theo quy tắc thống nhất? HS: Trả lời GV: Ở lớp 8 các em đã biết được một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ. Để hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ kĩ thuật ta nghiên cứu bài 1. Hoạt động 2: Giới thiệu về khổ giấy GV: Có những khổ giấy nào được dùng để trình bày bản vẽ kĩ thuật? HS: Trả lời Liên hệ thực tế GV: Vì sao bản vẽ phải vẽ theo các khổ giấy nhất định? Việc quy định khổ giấy có liên quan gì đến thiết bị sản xuất và in ấn? HS: Trả lời GV: HS: HS: Trả lời GV: Quy định khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất GV: Cách chia khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ giấy A0 như thế nào? HS: Trả lời GV: Quan sát hình 1.2 và nêu cách vẽ khung vẽ và khung tên? HS: Trả lời GV: Thế nào là tỉ lệ bản vẽ? HS: Trả lời Hoạt động 3: Giới thiệu về tỉ lệ GV: Thế nào là tỉ lệ bản vẽ? HS: Trả lời GV: Có mấy loại tỉ lệ? HS: Trả lời Hoạt động 4: Giới thiệu nét vẽ GV: Các nét liền đậm, liền mảnh, nét đứt mảnh, nét lượn sóng và nét gạch chấm mảnh biểu diễn các đường gì của vật thể? HS: Trả lời GV: Tổng kết (sự khác của nét đứt mảnh và gạch chấm mảnh) -Liên hệ thực tế GV: Việc quy định của nét vẽ có liên quan gì đến bút vẽ? (Để tạo thuận lợi cho việc chế tạo và sử dụng bút vẽ) HS: Trả lời Hoạt động 5: Giới thiệu chữ viết GV: Yêu cầu HS nhìn hình 1.4 SGK và trả lời câu hỏi: Yêu cầu chữ viết trên bản vẽ kĩ thuật như thế nào? HS: Trả lời Liên hệ thực tế:GV đưa ra một kiểu chữ khác trên bản vẽ kĩ thuật mà các nước trên thế giới và Việt Nam đang dung. Hoạt động 5: Giới thiệu cách ghi kích thước GV: Vẽ lại hình 1.5 sgk lên bảng và yêu cầu học sinh thuyết trình về cách ghi kích thước trên bản vẽ kĩ thuật? HS: Trả lời GV: Yêu cầu hs nhìn hình 1.8 và trả lời câu hỏi cách ghi kích thước nào đúng? HS: Trả lời GV: Ký hiệu Æ, R? HS: Trả lời GV liên hệ thực tế: Nếu ghi kích thước trên bản vẽ sai hoặc gây nhầm lẫn cho người đọc thì sẽ gây ra hiệu quả gì? HS: Trả lời I. Khổ giấy - A4: 297x210 (mm) - A3: 297x420(mm) - A2:594x420 (mm) - A1: 594x840 (mm) - A0: 1189x841 (mm) II. Tỉ lệ - Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình vẽ so với kích thước thực của vật thể. + Tỉ lệ phóng to: x:1 + Tỉ lệ giữ nguyên: 1:1 + Tỉ lệ thu nhỏ: 1:x III. Nét vẽ 1. Các loại nét vẽ - Nét liền đậm: vẽ đường bao thấy, cạnh thấy - Nét liền mảnh: vẽ đường gióng, đường ghi kích thước, đường gạch gạch trên mặt cắt. - Nét gạch chấm mảnh: vẽ đường tâm, trục đối xứng. - Nét đứt mảnh: Vẽ đường bao khuất, cạnh khuất. - Nét lượn sóng: Vẽ đường giới hạn một phần hình cắt. 2. Chiều rộng của nét vẽ - Thường lấy chiều rộng của nét đậm bằng 0.5mm và nét mảnh bằng 0.25 mm. IV. Chữ viết 1. Khổ chữ (h) - Khổ chữ được xác định bằng chiều cao của chữ in hoa tính bằng mm. - Chiều rộng của nét chữ: d = 1/10h. 2. Kiểu chữ: Theo TCVN V. Ghi kích thước 1. Đường ghi kích thước - Được vẽ bằng nét liền mảnh - Song song với phần tử ghi kích thước và ở 2 đầu mút có dấu mũi tên 2. Đường gióng kích thước - Được vẽ bằng nét liền mảnh - Vuông góc với đường ghi kích thước và vượt quá đường ghi kích thước từ 2¸4 mm 3. Chữ số kích thước - Ghi trị số kích thước thực không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ - Ghi trên đường gh kích thước - Kích thước của góc dùng đơn vị đo: độ, phút, giây. 4. Ký hiệu Æ, R - Æ: Kích thước đường kính - R: Kích thước bán kính V. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1. Tổng kết Câu 1: Vì sao phải quy định các tiêu chuẩn trên bản vẽ kĩ thuật? Đáp án: Vì nó là phương tiện thông tin dùng trong bản vẽ kĩ thuật? Câu 2: Có các khổ giấy chính nào dùng trong bản vẽ kĩ thuật? Đáp án: - A4: 297x210 (mm) - A3: 297x420(mm) - A2:594x420 (mm) - A1: 594x840 (mm) - A0: 1189x841 (mm) 2.Hướng dẫn học tập Trả lời các câu hỏi Sgk Xem trước nội dung bài 2 “ HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC” VI. Rút kinh nghiệm Tuần dạy: 2 Ngày dạy: Tiết: 2 Bài: 2 HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC I. Mục tiêu 1.Kiến thức Biết được vị trí các hình chiếu trên bản vẽ. Hiểu được nội dung cơ bản của hình chiếu vuông góc theo phương pháp chiếu góc thứ nhất. 2.Kĩ năng Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể. 3.Thái độ Có ý thức áp dụng các phương pháp chiếu để vẽ các hình chiếu của vật thể. II. Nội dung trọng tâm Bài giảng gồm 2 nội dung chính: Phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) Phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG1) (giảm tải) III. Chuẩn bị 1.Giáo viên Nghiên cứu nội dung bài 2 Tranh vẽ phóng to hình 2.1, 22, 2.3 và 2.4 SGK. Đọc sách tham khảo liên quan đến bài giảng 2.Học sinh Đọc trước nội dung bài học ở nhà IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng Câu 1: Hãy nêu tên gọi và ứng dụng của các loại nét vẽ thường dùng? Câu 2: Khi ghi kích thước cần thể hiện chữ số, đường going và đường ghi kích thước như thế nào? 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vào bài GV: Để diễn tả chính xác hình dạng của vật thể trong bản vẽ kĩ thuật, người ta thường dùng phương pháp chiếu vuông góc để chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu, sau đó gập các mặt phẳng hình chiếu cho trùng với một mặt phẳng để xác định hình dạng của vật thể trong không gian. Vậy nội dung của phương pháp chiếu góc như thế nào? chúng ta tìm hiểu bài 2: Hình chiếu vuông góc HS: Ghi tựa bài vào vở GV: Trong hình chiếu vuông góc có mấy pp chiếu? HS: Trả lời GV: Chương trình giảm tải PPCG3, chúng ta chỉ học PPCG1. Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất GV: Em hãy nêu tên gọi và cách đặt các mphc trong PPCG1? HS: Trả lời GV: Hướng nhìn? HS: Trả lời GV: Sau khi chiếu các mphc được xoay như thế nào? HS: Trả lời GV: Trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí như thế nào? HS: Trả lời GV: Vật thể có vị trí như thế nào đối với mặt phẳng hình chiếu và người quan sát? HS: Trả lời GV: Nhận xét và tổng kết. Liên hệ thực tế: GV: Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Quốc tế quy định bản vẽ được dùng một trong hai phương pháp chiếu góc thứ nhất và thứ ba. Nước ta và nhiều nước Châu âu thường dùng ppcg1. GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình chiếu đứng, bằng, cạnh của chữ I, L khi đặt các hướng khác nhau. HS: Làm theo yêu cầu của GV GV: Nhận xét và tồng kết I. Phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) - Vật thể được đặt trong 1 góc tạo bởi 3 mphc: mphc đứng (đặt ở phía sau vật thể), mphc bằng (đặt ở phía dưới vật thể), mphc cạnh (đặt bên phải vật thể) - Hướng chiếu (hướng nhìn): từ trước, từ trên và từ trái qua - Sau khi chiếu: mphc bằng được xoay xuống dưới 1 góc 900, mphc cạnh xoay sang phải 900 sao cho trùng với mphc đứng (được chọn là mp bản vẽ) - Trên bản vẽ, các hình chiếu được thể hiện: + Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A + Hình chiếu cạnh C đặt bên phải hình chiếu đứng A II. Phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3) Giảm tải V. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1. Tổng kết Câu 1: Trong PPCG1 vật thể có vị trí như thế nào so với mphc và người quan sát? Đáp án: Vật thể đặt ở giữa người quan sát và mphc. Câu 2: Trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí như thế nào? Đáp án: - Trên bản vẽ, các hình chiếu được thể hiện: + Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A + Hình chiếu cạnh C đặt bên phải hình chiếu đứng A 2.Hướng dẫn học tập Trả lời các câu hỏi Sgk Làm bài tập 1,2 trong Sgk Xem trước nội dung bài 3 “ Thực hành: VẼ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN” VI. Rút kinh nghiệm Tuần dạy: 3+4 Ngày dạy: Tiết: 3+4 Bài: 3 Thực hành: VẼ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN I. Mục tiêu 1.Kiến thức Vẽ được 3 hình chiếu: đứng, bằng và cạnh của vật thể đơn giản. Ghi được các kích thước trên các hình chiếu của vật thể đơn giản. Trình bày được các bản vẽ theo tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật. 2.Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng cẩn thận, phân tích. 3.Thái độ Có ý thức chấp hành các quy định, quy tắc trong trình bày một bản vẽ kĩ thuật.. II. Nội dung trọng tâm Bài thực hành gồm 2 phần: Phần 1: GV giới thiệu bài. Phần 2: HS làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. III. Chuẩn bị 1.Giáo viên Nghiên cứu nội dung bài 3 Mô hình giá chữ L (hình 3.1 Sgk) Tranh vẽ phóng to hình 3.3 và 3.4 Sgk Các đề bài ba hình chiếu (hình 3.9) hoặc vật mẫu. 2.Học sinh Đọc trước nội dung bài thực hành ở nhà Bộ vẽ kĩ thuật: thước, compa, êke, bút chì cứng, bút chì mềm Giấy A4 Vật mẫu: học sinh tự làm theo hình 3.9 IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng 1. Trong PPCG1 các mặt phẳng hình chiếu được đặt như thế nào? 2. Trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí như thế nào? Vẽ các hình chiếu của vật thể mà em đã chuẩn bị? 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vào bài GV: Mục tiêu của bài thực hành này là các em phải vẽ được 3 hình chiếu của vật thể, ghi kích thước trên các hình chiếu, trình bày được bản vẽ theo tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật. Hoạt động 2: Giới thiệu bài GV: Lấy giá chữ L làm ví dụ: Quan sát chữ L, ta thấy giá có dạng chữ L nội tiếp trong khối hình hộp chữ nhật, phần nằm ngang có rãnh hộp chữ nhật, và phần thẳng đứng có lỗ trụ. - Chọn hướng chiếu: từ trước, từ trên và từ trái HS: Quan sát GV: Các hình chiếu được bố trí như thế nào trên bản vẽ theo PPCG 1? HS: Trả lời GV: Vẽ hình chiếu theo quy trình lên bảng HS: Quan sát GV: Dùng phấn tô đậm các nét biểu diễn cạnh thấy, đường bao thấy của vật thể trên hình chiếu, dùng nét đứt mảnh biểu diễn các cạnh khuất. HS: Quan sát GV: Trình bày cách ghi kích thước và hoàn thiện bản vẽ HS: Quan sát Hoạt động 3: Tổ chức thực hành GV giao đề bài cho HS và nêu các yêu cầu của bài làm. HS làm bài theo sự hướng dẫn của GV. 1. Giới thiệu mục tiêu của bài thực hành 2. Giới thiệu các bược tiến hành Bước 1: Phân tích hình dạng vật thể, chọn hướng chiếu Bước 2: Bố trí các hình chiếu Bước 3: Vẽ từng phần của vật thể bằng nét mảnh - Vẽ chữ L - Vẽ khối hình hộp chữ nhật - Vẽ rãnh hình trụ Bước 4: Tô đậm các nét thấy và nét đứt Bước 5: Kẻ đường gióng, đường ghi kích thước Bước 6: Kẻ khung vẽ, khung tên và hoàn thiện bản vẽ V. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1. Tổng kết GV: Đánh giá giờ thực hành qua: Sự chuẩn bị của học sinh. Kĩ năng làm bài của học sinh. Thái độ học tập của học sinh. Nhắc lại cách vẽ hình chiếu của vật thể Thu bài của học sinh về chấm điểm 2.Hướng dẫn học tập Xem cách vẽ hình chiếu của vật thể theo PPCG1. Xem trước nội dung bài 4 “ MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT” VI. Rút kinh nghiệm Tuần dạy: 5 Ngày dạy: Tiết: 5 Bài: 4 MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT I. Mục tiêu 1.Kiến thức Hiểu khái niệm và công dụng của mặt cắt và hình cắt. Nhận biết được các mặt cắt và hình cắt trên bản vẽ kĩ thuật. 2.Kĩ năng Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản. 3.Thái độ Có ý thức chấp hành các quy định, quy tắc trong trình bày một bản vẽ kĩ thuật. II. Nội dung học tập Bài giảng gồm 3 nội dung chính: Khái niệm về mặt cắt và hình cắt Mặt cắt Hình cắt III. Chuẩn bị 1.Giáo viên Nghiên cứu nội dung bài 4 SGK Tranh vẽ phóng to hình 4.2 và 4.3 SGK. Đọc sách tham khảo liên quan đến bài giảng 2.Học sinh Đọc trước nội dung bài học ở nhà IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng Câu 1: Nếu vật thể có phần rỗng bên trong như: lỗ, rãnh thì chúng ta dùng nét gì để biểu diễn? Câu 2: mặt cắt và hình cắt dùng để làm gì? 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vào bài GV: Đối với những vật thể có nhiều phần rỗng bên trong như: lỗ, rãnh nếu dùng hình biểu diễn có nhiều nét đứt, như thế hình vẽ sẽ không sáng sủa, rõ ràng. Vì vậy trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng mặt cắt, hình cắt để biểu diễn hình dạng cấu tạo bên trong của vật thể. HS: Ghi tựa bài vào vở Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm mặt cắt và hình cắt GV: Dùng vật mẫu và hình 4.1 để giới thiệu vật thể, mặt phẳng cắt và mặt phẳng hình chiếu. Từ đó yêu cầu hs đưa ra khái niệm mặt phẳng cắt, mặt cắt và hình cắt? HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Kí hiệu của mặt cắt trên hình vẽ? HS: Trả lời GV: Lưu ý mặt cắt được kẻ gạch hoặc kí hiệu của vật liệu. Hoạt động 3: Tìm hiểu về mặt cắt GV: Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi: 1/ Mặt cắt dùng làm gì?Dùng trong trường hợp nào? 2/Có mấy loại mặt cắt? Cách vẽ? 3/ So sánh mặt cắt chập và mặt cắt rời? HS: Thảo luận và cử đại diện lên trình bày GV: Chiếu các slide về mặt cắt để hs trình bày và nhận xét Liên hệ thực tế: GV yêu cầu học sinh nhận biết các loại mặt cắt trên bản vẽ Hoạt động 4: Tìm hiểu về hình cắt GV: Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi: 1/ Hình cắt dùng làm gì?Dùng trong trường hợp nào? 2/Có mấy loại hình cắt? Cách vẽ? 3/ So sánh hình cắt toàn bộ, một nửa và cục bộ? HS: Thảo luận và cử đại diện lên trình bày GV: Chiếu các slide về hình cắt để hs trình bày và nhận xét Liên hệ thực tế: GV yêu cầu học sinh nhận biết các loại mặt cắt trên bản vẽ I. Khái niệm mặt cắt và hình cắt - Hình biểu diễn các đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt - Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể nằm phía sau mặt phẳ II. Mặt cắt - Dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể - Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều lỗ, rãnh. 1. Mặt cắt chập - Được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh - Dùng biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản. 2. Mặt cắt rời - Vẽ bên ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền đậm và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh. - Dùng biểu diễn mặt cắt có hình dạng phức tạp. III. Hình cắt 1. Hình cắt toàn bộ - Sử dụng một mặt phẳng cắt - Dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. 2. Hình cắt một nửa - Hình biểu diễn gồm 1 nửa hình cắt ghép với 1 nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. - Để biểu diễn vật thể có hình dạng đối xứng. 3. Hình cắt cục bộ - Biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn được vẽ bằng nét lượn sóng V. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1. Tổng kết Câu 1: Vẽ mặt cắt của vật thể: Đáp án: Câu 2: Vẽ hình cắt của vật thể: 2.Hướng dẫn học tập Về nhà học bài, đọc phần thông tin bổ sung trang 25, làm bài tập 1,2,3 SGk. Xem trước nội dung bài 5 “ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO” VI. Phụ lục * Các slide trình chiếu VII. Rút kinh nghiệm Tuần dạy: 6+7 Ngày dạy: Tiết: 6+7 Bài: 5 HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO I. Mục tiêu 1.Kiến thức Biết cách vẽ hình chiếu trục đo đơn giản. Hiểu khái niệm hình chiếu trục đo. 2.Kĩ năng Biết cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản. 3.Thái độ Có ý thức áp dụng cách vẽ hình chiếu trục đo trên bản vẽ kĩ thuật. II. Nội dung trọng tâm Bài giảng gồm 4 nội dung chính: Khái niệm Hình chiếu trục đo vuông góc đều Hình chiếu trục đo xiên góc cân Cách vẽ hình chiếu trục đo III. Chuẩn bị 1.Giáo viên Nghiên cứu nội dung bài 5 Sgk Khuôn vẽ elip Hình 5.1 SGK phóng to Vật mẫu hình 5.2 SGK 2.Học sinh Đọc trước nội dung bài học ở nhà IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng Câu 1: Phân biệt mặt cắt chập và mặt cắt rời? Câu 2: Hình chiếu trục đo dùng để làm gì? 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vào bài GV: Ở lớp 8 các em đã làm quen với khối đa diện, một số vật thể được hình thành từ các khối đa diện đó – đó chính là hình chiếu trục đo của vật thể. Để hiểu rõ hơn hình chiếu trục đo và biết cách vẽ hình chiếu trục đo của một số vật thể đơn giản, ta nghiên cứu bài 5. HS: Ghi tên bài học vào vở Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu trục đo GV: Yêu cầu hs quan sát hình 5.1 và hỏi: vật thể và hình chiếu của vật thể có đặc điểm gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét và kết luận đó là hình chiếu trục đo. Cách xây dựng? HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày. GV: So sánh phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo và hình chiếu vuông góc? HS: Trả lời GV: Treo hình 5.1 SGK lên bảng và tổng kết lại ý kiến của học sinh Hoạt động 3: Tìm hiểu các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo GV: Góc trục đo là gì? HS: Trả lời GV: Thế nào là hệ số biến dạng? HS: Trả lời GV: Các góc trục đo và hệ số biến dạng thay đổi liên quan đến yếu tố nào? HS: Trả lời GV: Nhận xét và tóm lại cho HS HS: Ghi lại ý kiến của GV Hoạt động 4: Tìm hiểu hình chiếu trục đo vuông góc đều GV: Thế nào là vuông góc? Thế nào là đều? HS: Trả lời GV: Nêu 2 thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vuông góc đều? HS: Trả lời GV: Giới thiệu cho HS khuôn vẽ elip (palét) Hoạt động 5: Tìm hiểu hình chiếu trục đo xiên góc cân GV: Tại sao HCTĐ xiên góc cân các mặt vật thể song song với mặt phẳng toạ độ XOZ không bị biến dạng? HS: Trả lời GV: Thông số cơ bản của HCTĐ xiên góc cân? HS: Trả lời GV: Nhận xét Hoạt động 6: Tìm hiểu cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể GV: Đưa vật mẫu hình 5.2, sau đó từng bước vẽ HCTĐ lên bảng HS: Quan sát I. Khái niệm 1. Thế nào là hình chiếu trục đo a. Cách xây dựng - Giả sử một vật thể có gắn hệ toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo chiều dài, rộng và cao của vật thể. - Chiếu vật thể cùng hệ toạ độ lên mặt phẳng hình chiếu theo phương chiếu l (l không song song với mặt phẳng hình chiếu và hệ toạ độ) - Kết quả: Trên mp (P’) nhận được một hình chiếu của vật thể cùng hệ toạ độ. Hình biểu diễn đó gọi là hình chiếu trục đo. b. Khái niệm hình chiếu trục đo - HCTĐ là hình biểu diễn 3 chiều của vật thể, được xây dựng dựa trên phép chiếu song song. 2. Các thông số cơ bản a. Góc trục đo - Hình chiếu của các trục toạ độ: O’X’, O’Y’, O’Z’ gọi là trục đo. - Góc giữa các trục đo: X’O’Y’, X’O’Z’ và Y’O’Z’ gọi là các góc trục đo. b. Hệ số biến dạng - Là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ so với độ dài thực của đoạn thẳng đó. - O’A’= p: hệ số biến dạng theo trục O’X’ OA - O’B’= q: hệ số biến dạng theo trục O’Y’. OB - O’C’= r: hệ số biến dạng theo trục O’Z’ OC II. Hình chiếu trục đo vuông góc đếu Phương chiếu vuông góc với mphc (P’) và 3 hệ số biến dạng bằng nhau. 1. Thông số cơ bản a. Góc trục đo: góc X’O’Y’ = X’O’Z’ = Y’O’Z’ = 1200. b. Hệ số biến dạng: p = q = r = 1. 2. Hình chiếu trục đo vuông góc đều của hình tròn - Là các hình elip có các hướng khác nhau, có trục dài 1,22d, trục ngắn 0,71d (d là đường kính của đường tròn) III. Hình chiếu trục đo xiên góc cân Phương chiếu không song song với mphc, mp toạ độ XOZ song song với mặt phẳng hình chiếu (P’) 1. Góc trục đo: X’O’Z’ = 900, góc X’O’Y’ = gócY’O’Z’ = 1350 2. Hệ số biến dạng: q = 0,5; p = r = 1 45o IV. Cách vẽ hình chiếu trục đo Bước 1: Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp ngoại tiếp có kích thước: dài a, rộng b và cao c đặt lên ba trục đo của 3 hệ số biến dạng của chúng. Bước 2: Vẽ phần mặt nghiêng bằng cách đặt chiều dài d của nó theo trục O’X’ và chiều cao e và f theo trục O’Z’. Bước 3: Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện hình chiếu trục đo theo bản vẽ V. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1. Tổng kết Câu 1: HCTĐ dùng để làm gì? Có mấy loại? Đáp án: - Dùng để biểu diễn hình dạng 3 chiều của vật thể trong không gian. - Có 2 loại. Câu 2: Tại sao không lấy HCTĐ làm hình biểu diễn chính? Đáp án: - Vì hình chiếu trục đo không thể hiện cấu tạo bên trong, kích thước của vật thể . 2.Hướng dẫn học tập Về nhà học bài, đọc phần thông tin bổ sung trang 31, làm bài tập 1,2 SGk. Xem trước nội dung, chuẩn bị Ôn tâp VI. Phụ lục Hình 5.1 sgk phóng to VII. Rút kinh nghiệm Tuần dạy: 8 Ngày dạy: Tiết: 8 ÔN TẬP I. Mục tiêu 1.Kiến thức Hệ thống hóa và khắc sâu một số kiến thức cơ bản ( tiêu chuẩn trình bày BVKT, hình chiếu vuông góc, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo) 2.Kĩ năng Vận dụng các kiến thức đã học vào bài kiểm tra 1 tiết 3.Thái độ Có thái độ khách quan, trung thực, cẩn thận và có tinh thần hợp tác trong học tập. Rèn luyện tư duy logic, tính sáng tạo,tích cực. II. Nội dung trọng tâm Bài giảng gồm 2 nội dung: Hệ thống hóa kiến thức Câu hỏi ôn tập III. Chuẩn bị 1.Giáo viên Nghiên cứu nội dung SGK Đọc lại các câu hỏi và bài tập của các bài học 2.Học sinh Đọc trước nội dung bài học ở nhà IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 2.Kiểm tra miệng Câu 1: Các thông số cơ bản của HCTĐ xiên góc cân Câu 2 : Các thông số cơ bản của HCTĐ vuông góc đều 3.Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1:Hệ thống hóa kiến thức Giới thiệu sơ đồ hình 4.1- SGK trang 71 trên tranh vẽ khổ to. Yêu cầu từng học sinh trả lời theo nội dung từng mục Phương pháp chiếu góc thứ nhất. Phương pháp chiếu góc thứ ba. Cácloại mặt cắt Các loại hình cắt HCTĐ vuông góc đều HCTĐ xiên góc cân Cách vẽ HCTĐ của vật thể. Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập Em hãy nêu tên gọi, mô tả hình dạng và ứng dụng các loại nét vẽ thường dùng. Trình bày tiêu chuẩn về đường kích thước, đường gióng kích thước và chữ số kích thước. Nội dung của phương pháp chiếu góc thứ nhất. Em hãy nêu khái niệm của hình cắt và mặt cắt? Phân biệt các loại mặt cắt, hình cắt. Thế nào là hình chiếu trục đo Nêu các thông số cơ bản của HCTĐ xiên gọc cân và vuông góc đều. I. Hệ thống hoá kiến thức Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật Gồm các tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, nét vẽ,chữ viết,ghi kích thước. Hình biểu diễn trên bản vẽ kĩ thuật Hình chiếu vuông góc Mặt cắt- Hình cắt Hình chiếu trục đo: V. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1. Tổng kết Lưu ý những nội dung khó khi trả lời các câu hỏi ôn tập. 2.Hướng dẫn học tập Chuẩn bị Kiểm tra 1T VI. Rút kinh nghiệm Tuần dạy: 9 Ngày dạy: Tiết: 9 KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu 1.Kiến thức Hệ thống lại các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5. 2.Kĩ năng Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. 3.Thái độ Có ý thức làm bài nghiêm túc. II. Nội dung trọng tâm Vẽ kĩ thuật cơ sở III. Chuẩn bị 1.Giáo viên Chuẩn bị ma trận , đề kiểm tra và đáp án 2.Học sinh Học bài IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra miệng: không trả bài Tiến hành kiểm tra. Đề 1: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm; mỗi câu 0.25 điểm) Câu 1: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, mặt phẳng hình chiếu cạnh đặt ở: A. bên trái vật thể. B. bên trên vật thể. C. bên phải vật thể. D. phía sau vật thể. Câu 2: Điền vào chỗ trống: “ Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể ..mặt phẳng cắt. A. phía sau. B. nẳm trên. C. nằm trong. D. nằm dưới. Câu 3 : Thông số nào sau đây không phải là thông số của hình chiếu trục đo ? A. góc trục đo. B. hình chiếu trục đo. C. hệ số biến dạng. D. cả ba thông số Câu 4 : Mặt cắt nào được vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng ? A. mặt cắt toàn bộ. B. mặt cắt rời. C. mặt cắt một nửa. D. mặt cắt chập. Câu 5: Hệ số biến dạng trên trục O’Z’ là: q B. r C. p D. n Câu 6: Trong phương pháp hình chiếu trục đo vuông góc đều, đường tròn được biểu diễn tương ứng bằng elip có (trong đó là d đường kính của đường tròn). A. trục dài bằng 1,22d và trục ngắn dài bằng 0,71d B. trục dài bằng 1,20d và trục ngắn dài bằng 0,71d C. trục dài bằng 1,22d và trục ngắn dài bằng 0,91d D. trục dài bằng 1,20d và trục ngắn dài bằng 0,91d Câu 7: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn 3 chiều của vật thể, được xác định bằng: A. Phép chiếu xuyên tâm. B. Phép chiếu song song. C. Phép chiếu vuông góc. D. Một loại phép chiếu khác. Câu 8: Hình chiếu trục đo được vẽ trên mấy mặt phẳng hình chiếu: 1 B. 2 C. 3 D. 4 PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) Mặt cắt là gì? Phân biệt các loại mặt cắt. Câu 2: (2.0 điểm) Nêu các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vuông góc đều. 30 10 26 30 20 16 72 10 10 Câu 3: (3.0 điểm) Vẽ hình chiếu cạnh của vật thể sau: Đề 2: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm; mỗi câu 0.25 điểm) Câu 1: Nét đứt mảnh dùng để vẽ: A. Đường bao thấy, cạnh thấy. B. Đường bao khuất, cạnh khuất. C. Đường tâm, đường trục đối xứng D. Đường gióng, đường kích thước. Câu 2: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, mặt phẳng hình chiếu đứng đặt ở: A. bên trái vật thể. B. bên trên vật thể. C. bên phải vật thể. D. phía sau vật thể. Câu 3: Hình chiếu cạnh được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng?( PPCG1) A. Bên trái B. Ở trên C. Ở dưới D. Bên phải Câu 4 : Đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét : A. liền mảnh. B. liền đậm. C. đứt mảnh. D. lượn sóng. Câu 5: Hệ số biến dạng trên trục O’X’ là: q B. r C. p D. n Câu 6: Hình cắt cục bộ là hình cắt: Dùng để biểu diễn hình cắt của vật thể dưới dạng hình cắt Dùng để biểu diễn mặt cắt của vật thể dưới dạng hình cắt Dùng để biểu diễn một nửa của vật thể dưới dạng hình cắt Dùng để biểu diễn 1 phần của vật thể dưới dạng hình cắt Câu 7: Mặt cắt nào được vẽ bên ngoài hình chiếu: A. Mặt cắt rời. B. Mặt cắt một nửa. C. Mặt cắt chập. D. Mặt cắt toàn bộ. Câu 8: Trong xây dựng hình chiếu trục đo, phương chiếu l đảm bảo điều kiện: Song song (P’) B. Không song song (P’) C. Song song O’X’ D. Song song O’Y’ B. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) Hình cắt cắt là gì? Phân biệt các loại hình cắt. Câu 2: (2.0 điểm) Nêu các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo xiên góc cân. Câu 3: (4.0 điểm) Vẽ hình chiếu cạnh của vật thể sau: 23 28 ĐÁP ÁN (Đề 1) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1. C; 2. B; 3. B; 4. D; 5. B; 6. A; 7. B; 8. C B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: (3đ) Hình biểu diễn các đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt - Hình cắt là biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể nằm phía sau mặt phẳng cắt 1. Mặt cắt chập - Quy ước: Được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh - Dùng biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản. 2. Mặt cắt rời - Quy ước: Vẽ bên ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền đậm và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh. - Dùng biểu diễn mặt cắt có hình dạng phức tạp. III. Hình cắt 1. Hình cắt toàn bộ - Sử dụng một mặt phẳng cắt - Dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. 2. Hình cắt một nửa - Hình biểu diễn gồm 1 nửa hình cắt ghép với 1 nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. - Để biểu diễn vật thể có hình dạng đối xứng. 3. Hình cắt cục bộ - Biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn được vẽ bằng nét lượn sóng Câu 2: (2đ) HCTĐ vuông góc đều Góc trục đo: X’O’Y’= Y’O’Z’= X’O’Z’ = 1200 Hệ số biến dạng: p = q = r = 1. Hệ trục tọa độ Câu 3: (3đ) Hình chiếu cạnh ĐÁP ÁN (Đề 2) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1. B; 2. D; 3.D ; 4.A ; 5.C ; 6.D ; 7. A; 8. B B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: (3đ) - Hình cắt là biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể nằm phía sau mặt phẳng cắt 1. Hình cắt toàn bộ - Sử dụng một mặt phẳng cắt - Dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. 2. Hình cắt một nửa - Hình biểu diễn gồm 1 nửa hình cắt ghép với 1 nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. - Để biểu diễn vật thể có hình dạng đối xứng. 3. Hình cắt cục bộ - Biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn được vẽ bằng nét lượn sóng Câu 2: (2đ) HCTĐ xiên góc cân Góc trục đo: X’O’Y’=Y’O’Z’=1350 X’O’Z’=900. Hệ số biến dạng: p = r = 1; q=0.5 Hệ trục tọa độ Câu 3: (3đ) Hình chiếu cạnh 28 27 V. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1. Tổng kết 2.Hướng dẫn học tập - Đối với bài học ở tiết này : + Ghi nhớ kiến thức bài học +Ôn lại các kiến thức cơ bản - Đối với bài học ở tiết tiếp theo : Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật VI. Rút kinh nghiệm Tuần dạy: 10+11 Ngày dạy: Tiết: 10+11 Bài: 6 Thực hành: BIỂU DIỄN VẬT THỂ I. Mục tiêu 1.Kiến thức Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. Vẽ được hình chiếu thứ ba, hình cắt và hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu. 2.Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích, tái hiện. 3.Thái độ Có ý thức chấp hành các quy định, quy tắc trong trình bày một bản vẽ kĩ thuật. II. Nội dung học tập Bài thực hành gồm 2 phần: Phần 1: Giới thiệu bài Phần 2: HS làm bài tại lớp dưới sự hướng dẫn của GV. III. Chuẩn bị 1.Giáo viên Nghiên cứu nội dung bài 6 Sgk Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài thực hành. Mô hình ổ trục theo hình 6.3 Sgk. 2.Học sinh Đọc trước nội dung bài thực hành ở nhà IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng Câu 1: Phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo? Câu 2: Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân? 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vào bài GV: Mục tiêu của bài thực hành này là các em đọc được bản vẽ 2 hình chiếu, sau đó vẽ hình chiếu thứ 3, hình cắt và HCTĐ. Dụng cụ cần có trong bài thực hành là: thước, compa, bút chì cứng, bút chì mềm, giấy A4 Hoạt động 2: Giới thiệu các bước tiến hành GV: Treo hình 6.1 lên bảng và phân tích hình chiếu, sau đó giúp HS hình dung ra từng bộ phận của vật thể. HS: Quan sát GV: Hình chiếu đứng gồm mấy phần? kích thước là bao nhiêu? HS: Trả lời GV: Đối với hình chiếu bằng phần trên tương ứng với phần nào của hình chiếu đứng? HS: Trả lời GV: Trên hình chiếu đứng của phần hình hộp có 2 nét đứt tương ứng với phần nào của hình chiếu bằng? HS: Trả lời GV: Vẽ hình chiếu cạnh lên bảng HS: Quan sát GV: Khi vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng, cần xác định vị trí mặt phẳng cắt (tuỳ thuộc hình dạng của vật thể) HS: Quan sát GV: Vẽ hình chi
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_11_bai_1_14_truong_trung_hoc_pho_thong.docx