Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Chương trình học kì I - Năm học 2019-2020 - Phạm Bá Thành

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Chương trình học kì I - Năm học 2019-2020 - Phạm Bá Thành

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:HS vẽ được ba chiếu vuông góc, ghi được kích thước trên các hình chiếu, và trình bày được vị trí của hình chiếu trên bản vẽ.

2.Kỷ năng: Vẽ hình chiếu đứng, cạnh, bằng của vật thể.

3.Thái độ: thực hiện vẽ nghiêm túc theo tiêu chuẩn quy định.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Nguyên cứu nội dung bài 3, vật mẫu, tranh, hình ành SGK

HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập, dụng cụ vẽ hình.

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS nắm được các khái niệm và vẽ được “hình cắt, mặt cắt, và hình cắt”.

2.Kỷ năng: phân biệt và vẽ hình cắt, mặt cắt

3.Thái độ: tập trung, chính xác.

II.CHUẨN BỊ:

GV: Nguyên cứu nội dung bài 4, vật mẫu, tranh, hình ành SGK, soạn giáo án, giao nhiệm vụ hs.

HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập.

 

doc 54 trang huemn72 8011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Chương trình học kì I - Năm học 2019-2020 - Phạm Bá Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/8/2019	Ngày dạy:20/8/2019
Tiết 1 – Bài 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỈ THUẬT
MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS nắm được nội dung một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỉ thuật 
Kỷ năng: Đọc, và định dạng bản vẽ kỉ thuật
Thái độ: Có ý thức thực hiện tìm hiểu tiêu chuẩn bản vẽ.
CHUẨN BỊ:
GV: nguyên cứu nội dung bài 1, tranh, hình ành (H1-3,1-4,1-5 SGK)
HS:Đọc bài mới, soạn bài dụng cụ học tập
TIẾN TRÌNH:
Thời gian
Nội dung kiến thức 
Hoạt động GV – HS
5’
5’
10’
10’
10’
5’
I.KHỔ GIẤY
1.Khổ giấy: quy uớc theo TCVN7285:2003 từ: Ao,A1,A2,A3,A4,.. (Bảng 1.1 SGK)
2.Khung vẽ, khung tên: (Hình 1.1 & 1.2)
II.TỈ LỆ: (TCVN 7286:2003) quy định sau:
-Tỉ lệ thu nhỏ: 1:2;1:5;1:10;1:20;1:50;1:100; 
-Tỉ lệ nguyên hình: 1:1
-Tỉ lệ phóng to: :1;5:1;10:1;20:1;50:1;100:1; 
III.NÉT VẼ: TCVN8-20:2002 quy định sau:
1.Các loại nét vẽ (Bảng 12)
2.Chiều rộng của nét vẽ (d) có kích thước sau:
0,13;0,18;0,25;0,35;0,5;0,7;1,4; và 2mm
IV.CHỬ VIẾT: TCVN 7284-2:2003 quy định:
1.Khổ chử: 
-cao (h): 1,8;2,5;3,5;5;7;10;14;20mm
-rộng (d): = h/10
2.Kiểu chử: hình 1.4
V.GHI KÍCH THƯỚC: TCVN 5705:1993 QĐ
1.Đường kích thước
2.Đường gióng
3.Chử số kích thước
4.Kí hiệu F,R
VI.CŨNG CỐ - NHIỆM VỤ
-GV:nhấn mạnh trọng tâm và giao nhiệm vụ
-HS:áp dụng làm bài tập
HĐ 1: Tìm hiểu ý nghĩa về tiêu chuẩn của bản vẽ kỉ thuật
GV: Vì sao phải đưa ra các tiêu chuẩn về vẽ kỉ thuật ? Dựa trên nguyên tắc nào?
HS:trả lới: để thống nhất quy ước cách vẽ sao cho đơn giản dễ đọc,hiểu và dễ vẽ.
HĐ 2: Giới thiếu các quy định về tiêu chuẩn vẽ Việt Nam, và Quốc tế
GV:giới thiệu các quy định quy ước theo tiêu chuẩn VN SGK
HS: ghi nhận theo dõi
* Các quy định tiêu chuẩn vể bản vẽ việt nam (TCVN)
(1).Quy định kích thước khổ giấy:
(2) Quy định khổ giấy khung vẽ:
(3) quy định ghi kích thước:
HĐ 3 : CỦNG CỐ – GIAO NHIỆM VỤ
1.Củng cố:
GV: vì sao bản vẽ kỉ thuật phải lập theo tiêu chuẩn VN, hay TCQT?
HS: trả lời.
2.Nhiệm vụ:
-Hs: học bài cũ, soạn bài 2: Nêu cách vẽ hình chiếu vông góc?
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 26/8/2019	Ngày dạy:27/8/2019
Tiết 2 – Bài 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:HS nắm được nội dung cơ bản của phương pháp chiếu vuông góc, biết được vị trí của hình chiếu trên bản vẽ. 
2.Kỷ năng: Nhận biết vẽ được hình chiếu đứng, cạnh, bằng của vật thể.
3.Thái độ: thu hút học sinh hoạt động nghiêm túc hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ:
GV: nguyên cứu nội dung bài 2, vật mẫu, tranh, hình ành SGK
HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH:
Thời gian
Nội dung kiến thức 
Hoạt động GV – HS
25’
15’
10’
I.PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ NHẤT
- Vật thể được đặt ở trong một góc tạo bởi 3 mặt phẳng vuông góc từng đôi một trong không gian.
- Minh hoạ Hình 2-1 SGK Tr 11 
- Các hình chiếu của vật:
+ Hình chiếu đứng: là hình chiếu của vật lên mặt phẳng đứng hướng từ trước ra sau.
+ Hình chiếu cạnh: là hình chiếu của vật lên mặt phẳng cạnh hướng từ trái sang phải.
+ Hình chiếu bằng: là hình chiếu của vật lên mặt phẳng bằng hướng từ trên xuống dưới.
II. PHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU GÓC THỨ 3
( Học sinh đọc thêm, giáo viên giới thiệu qua )
- Cũng giống PPCG1 chỉ khác là các mặt phẳng chiếu luôn nằm trước vật, nên các hình chiếu của vật lên mặt phẳng đổi chiều chiếu như sau:
+ Hình chiếu đứng: là hình chiếu của vật lên mặt phẳng đứng hướng từ sau ra trước.
+ Hình chiếu cạnh: là hình chiếu của vật lên mặt phẳng cạnh hướng từ phải sang trái.
+ Hình chiếu bằng: là hình chiếu của vật lên mặt phẳng bằng hướng từ dưới lên trên.
- Minh hoạ hình 2-3 SGK tr12
VI.CŨNG CỐ - NHIỆM VỤ
-Cũng cố: Vận dụng làm bài tập SGK tr 13 -14
-Nhiệm vụ: GV ra bài tập hs về nhà vẽ các hình chiếu “ đứng , cạnh, bằng” của một vật thể chọn trong mẫu vật hình 3-1 SGK tr15 ?
HĐ 1: Bài cũ:
GV: Nêu TCVN về quy định khổ giấy và khung vễ kỉ thuật ?
HS:trả lời !
HĐ 2: Tìm hiểu về PPCG3
GV:giới thiệu các mặt phẳng chiếu, vị trí vật so với mặt phẳng chiếu, hướng chiếu của vật lên mặt phẳng chiếu.
HS: ghi nhận theo dõi => phân biệt các hình chiếu “đứng, cạnh, bằng”, và vị trí của hình chiếu trên khung vẽ. 
* Vị trí các hình chiếu theo PPCG1
HĐ 3 : Tìm hiểu về PPCG3
GV:giới thiệu các mặt phẳng chiếu, vị trí vật so với mặt phẳng chiếu, hướng chiếu của vật lên mặt phẳng chiếu.
HS: ghi nhận theo dõi => phân biệt các hình chiếu “đứng, cạnh, bằng”, và vị trí của hình chiếu trên khung vẽ. 
HĐ4:.Nhiệm vụ:
-Hs: học bài cũ, là bài tập GV giao cho
-Soạn bài 3 => nêu cách vẽ và ghi kích thước hình chiếu trên một bản vẽ kỉ thuật ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 2/9/2019	Ngày dạy:3/9/2019
Tiết 3 – Bài 3: THỰC HÀNH “VẼ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN”.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:HS vẽ được ba chiếu vuông góc, ghi được kích thước trên các hình chiếu, và trình bày được vị trí của hình chiếu trên bản vẽ. 
2.Kỷ năng: Vẽ hình chiếu đứng, cạnh, bằng của vật thể.
3.Thái độ: thực hiện vẽ nghiêm túc theo tiêu chuẩn quy định.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Nguyên cứu nội dung bài 3, vật mẫu, tranh, hình ành SGK
HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập, dụng cụ vẽ hình.
III. TIẾN TRÌNH:
Thời gian
Nội dung kiến thức 
Hoạt động GV – HS
5’
30’
5’
5’
I.CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kỉ thuật “ Bút, thước, tẩy giấy, ”.
- Vật liệu: Giấy trắng khổ A4, giấy kẻ ôli.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
- Lập bản vẽ trên khổ giấy A4 gồm ba hình chiếu có ghi kích thước của vật thể, và ghi khung tên.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bước 1: Quan sát vật thể => phân tích hình dạng -> chọn hướng chiếu vuông góc với các mặt của vật thể ( Hình 3-1, Hình 3-2 SGK tr16-15)
Buớc 2: - Chọn tỉ lệ thích hợp với khổ giấy vẽ A4.
 - Bố trí vị trí ba hình chiếu thích hợp.
Bước 3: Vẽ hình chiếu của vật bằng nét mãnh từng phần ( Hình 3-4 tr 17)
Bước 4: Dùng bút chì tô đậm nét của đường biểu diễn cạnh, đường bao quanh. ( Hình 3-5 tr 18)
Bước 5: Kẻ đường gióng, và ghi kích thước ( Hình 3 -tr18)
Bước 6: Kẻ khung vẽ, khung tên, nội dung ( H 3-7 tr 19).
VI. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT
- H/S: Tự đánh giá bài làm.
- GV: Đánh giá kết quả bài làm của học sinh và cho điểm.
V. CŨNG CỐ - NHIỆM VỤ:
- Cũng cố: GV ra bài tập hs về nhà vẽ hình chiếu các vật (hình 3-9 SGK tr 21)
-Nhiệm vụ: H/S học bài củ, xem bài 4, từ đó cho biết đặc điểm và cách vẽ hình cắt của vật ?
HĐ 1: Bài cũ:
GV: Nêu cách vẽ hình chiếu “ đứng, cạnh, bắng” ?
HS:trả lời !
HĐ 2: Chuẩn bị:
GV: chuẩn bị dụng cụ thực hành vẽ.
HS: chuẩn bị dụng cụ vẽ, giấy vẽ A4.
HĐ 3 : Các bước thực hành vẽ:
GV:giới thiệu nôi dung, và các bước tiến hành vẽ hình chiếu vật. 
* Mẫu vật thể vẽ, hình chiếu vông góc của vật
HS: ghi nhận theo dõi và tiến hành vẽ, trình bày kết quả về bản vẽ của mình. 
HĐ4: Tổng kết, đánh giá:
HS: tự đánh giá kết quả bài làm của mình.
GV: đánh giá nhận xét, và cho điểm bài làm của học sinh.
HĐ 5: Nhiệm vụ:
-Hs: ôn bài cũ, là bài tập, soạn bài mà GV đã giao cho. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 9/9/2019	Ngày dạy:10/9/2019
	Tiết 4 – Bài 4 : MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT	
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS nắm được các khái niệm và vẽ được “hình cắt, mặt cắt, và hình cắt”.
2.Kỷ năng: phân biệt và vẽ hình cắt, mặt cắt
3.Thái độ: tập trung, chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Nguyên cứu nội dung bài 4, vật mẫu, tranh, hình ành SGK, soạn giáo án, giao nhiệm vụ hs.
HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập.
III.TIẾN TRÌNH:
Thời gian
Hoạt động GV – HS
Nội dung kiến thức
5’
10’
10’
15’
5’
HĐ 1: Bài cũ 
GV: Nêu đặc điểm của h/c đứng, cạnh, bằng ?
HS: Trả lời!
HĐ 2: Khái niệm mặt cắt, hình cắt
GV: Khảo sát ví dụ hình 4-1
HS: Nêu KN mắt cắt, hình cắt
HĐ 3: Đặc điểm của các mặt cắt
GV: Giới thiệu và mô tả hai loại mặt cắt chập và rời
HS: Ghi nhận và phân biệt
HĐ 4: Đặc điểm của các hình cắt
GV:Giới thiệu và mô tả các loại hình cắt “ toàn bộ, một nữa, cục bộ”.
HS: Ghi nhận và phân biệt
HĐ 5: Nhiệm vụ:
HS: -So sánh giống và khác nhau giữa hình chiếu vông góc và hình chiếu trục đo ?
- Làm bài tập 1,2,3 SGK tr 24,25
I.KHÁI NIỆM VỀ MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT
1.Mặt cắt: là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt (hình 4-1a)
2.Hình cắt: là hình biểu diễn các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt (hình 4-1b)
II.MẶT CẮT
1.Mặt cắt chập: là mặt cặt được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mãnh (hình 4-3)
2.Mặt cắt rời: được vẽ ngoài và bên cạnh hình chiếu, đường bao ngoài được vẽ bằng nét liền đậm, và liên hệ với hình chiếu bằng nét chấm gạch (hình 4-4).
III.HÌNH CẮT
1.Hình cắt toàn bộ: là hình cắt được sử dụng một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể (hình 4-5)
2.Hình cắt một nữa: là hình biểu diễn một nữa hình chiếu và một nữa hình cắt, đường phân cách là trục đối xứng (hình 4-6)
3.Hình cắt cục bộ: là hình biễu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn hình cắt vẽ bằng nét liền mãnh lượn sóng (hình 4-7).
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 16/9/2019	Ngày dạy:17/9/2019
Tiết 5 – Bài 5 : HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS nắm được các khái niệm và biết vẽ các hình chiếu trục đo“vuông góc đều, xiên góc cân”.
2.Kỷ năng: phân biệt và vẽ hình chiếu trục đo“vuông góc đều, xiên góc cân”.
3.Thái độ: tập trung, chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Nguyên cứu nội dung bài 5, vật mẫu, tranh, hình ành SGK, soạn giáo án, giao nhiệm vụ hs.
HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập.
III.TIẾN TRÌNH:
Thời gian
Hoạt động GV – HS
Nội dung kiến thức
5’
10’
10’
10’
8’
2’
HĐ 1: Bài cũ 
GV: Nêu đặc điểm của mặt cắt, hình cắt ?
HS: Trả lời!
HĐ 2: Khái niệm hình chiếu trục đo
GV: Khảo sát ví dụ hình 4-1
HS: Nêu đặc điểm của hình chiếu trục đo và các thông số cơ bản của h/c.
HĐ 3: Đặc điểm hình chiếu trục đo vuông góc đều (hcvgđ)
GV: nêu các thông số cơ bản của hcvgđ và cho ví du hình 5.2 và 5.3
HS: Ghi nhận và phân biệt
HĐ 4: Đặc điểm hình chiếu trục đo xiên góc cân (hcxgc)
GV: nêu các thông số cơ bản của hcvgđ và cho ví du hình 5.5
HS: Ghi nhận và phân biệt
HĐ 5: Cách vẽ hình chiếu trục đo
GV: hướng dẫn theo bảng mẫu 5.1
HS: ghi nhận và vẽ.
HĐ 6: Nhiệm vụ
GV: Giao nhiệm vụ học sinh
HS: - học bài cũ, làm bài tập 1,2 SGK
 - xem bài 6, chuẩn bị dụng cụ vẽ
I.KHÁI NIỆM
1. Thế nào là hình chiếu trục đo ?
- Là hình chiếu của vật thể theo một phương (l) không song song với mặt phẳng chiếu (p’)và không song song với các trục toạ độ Oxyz gắn với vật kết quả ta được một hình chiếu thể hiện 3 chiều vật thể trên mặt phẳng chiếu (p’) hệ 0’x’y’z’ 
- Ví dụ: hình 5.1
2. Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
a).Góc trục đo: 
-Trong phép chiếu trên, hình chiếu của các trục toạ độ là các trục 0’x’,o’y’,o’z’: gọi là trục đo. 
-Góc giữa các trục đo: x’0’y’,y’0’z’, z’0’x’ gọi là các góc trục đo.
b).Hệ số biến dạng:
Là tỉ số giữa độ dài hình chiếu của đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
- Gọi: là hệ số biến dạng theo trục 0’x’
 là hệ số biến dạng theo trục 0’y’ 
 là hệ số biến dạng theo trục 0’z’
II.HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU
* Đặc điểm hình chiếu trục đo vuông góc đều thì phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu . 
1. Thông số cơ bản:
a).Góc trục đo: x’0’y’=y’0’z’= z’0’x’=1200 hình 5.2
b).Hệ số biến dạng:p=q=r=1 
2. Hình chiếu trục đo của hình tròn
- Ví dụ hình 5.3
III.HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO XIÊN GÓC CÂN
* Đặc điểm hình chiếu trục đo xiên góc cân thì phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu, mặt phẳng toạ độ x0z song song với mặt phẳng hình chiếu 
1. Góc trục đo:
 x’0’y’ = 900, x’0’y’ = y’0’z’ = 1350 hình 5.5
2. Hệ số biến dạng:p=r=1,q=0.5
IV.CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Bảng 5.1
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 23/9/2019	Ngày dạy:24/9/2019
Tiết (6-7) - Bài 6: THỰC HÀNH “VẼ BIỂU DIỄN VẬT THỂ”.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:HS vẽ được chiếu vuông góc, hình cắt, hình chiếu trục đo, ghi được kích thước trên các hình chiếu, và trình bày được vị trí của hình chiếu trên bản vẽ. 
2.Kỷ năng: Vẽ hình chiếu đứng, hình cắt, hình chiếu trục đo của vật thể.
3.Thái độ: thực hiện vẽ nghiêm túc theo tiêu chuẩn quy định.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Nguyên cứu nội dung bài 3, vật mẫu, tranh, hình ành SGK
HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập, dụng cụ vẽ hình.
III. TIẾN TRÌNH:
Thời gian
Nội dung kiến thức 
Hoạt động GV – HS
10’
10’
50
10’
5’
I.CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kỉ thuật “ Bút, thước, tẩy giấy, ”.
- Vật liệu: Giấy trắng khổ A4, giấy kẻ ôli.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
- Lập bản vẽ trên khổ giấy A4 gồm ba hình chiếu có ghi kích thước của vật thể, và ghi khung tên của vật thể (hình 6-3 trang 33).
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu ( Hình 6-1), và phân tích hình chiếu thành các thành phần (Hình 6-2 SGK trang 33)
Buớc 2: - Vẽ hình chiếu thứ ba (hình 6-4)
 - Chọn tỉ lệ thích hợp với khổ giấy vẽ A4.
 - Bố trí các vị trí vẽ hình chiếu thích hợp. 
Bước 3: Vẽ hình cắt ( Hình 3-4 tr 34)
Bước 4: -Vẽ hình chiếu trục đo
 -Hoàn thiện các chi tiềt ( Hình 6-6 tr 35)
VI. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT
- H/S: Tự đánh giá bài làm.
- GV: Đánh giá kết quả bài làm của học sinh và cho điểm.
V. CŨNG CỐ - NHIỆM VỤ:
- Cũng cố: GV ra bài tập hs về nhà vẽ hình chiếu các vật (hình 6-7 SGK tr 36) 
- Nhiệm vụ: H/S học bài củ, xem bài 7, từ đó cho biết đặc điểm và cách vẽ hình cắt của vật ?
HĐ 1: Bài cũ:
GV: Nêu cách vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều, xiên góc cân ?.
HS:trả lời !
HĐ 2: Chuẩn bị:
GV: chuẩn bị dụng cụ thực hành vẽ.
HS: chuẩn bị dụng cụ vẽ, giấy vẽ A4.
HĐ 3 : Các bước thực hành vẽ:
GV:giới thiệu nôi dung, và các bước tiến hành vẽ hình chiếu vật. 
-Bước 1: đọc bản vẽ hình 6-1
-Bước 2: phân tích, vẽ hình chiếu thứ 3 hình 6-4
-Bước 3: vẽ hình cắt
-Bước 4: vẽ hình chiếu trục đo và hoàn thiện hình 6-6
HS: ghi nhận theo dõi và tiến hành vẽ, trình bày kết quả về bản vẽ của mình. 
HĐ4: Tổng kết, đánh giá:
HS: tự đánh giá kết quả bài làm của mình.
GV: đánh giá nhận xét, và cho điểm bài làm của học sinh.
HĐ 5: Nhiệm vụ:
-Hs: ôn bài cũ, là bài tập, soạn bài mà GV đã giao cho. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 7/10/2019	Ngày dạy:8/10/2019
Tiết 8 – Bài 7 : HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH (HCPC)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: nắm được khái niệm về hình chiếu phối cảnh và biết vẽ hình chiếu phối cảnh.
2.Kỷ năng: vẽ hình chiếu phối cảnh.
3.Thái độ: tập trung, chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Nguyên cứu nội dung bài 7, vật mẫu, tranh, hình ành SGK, soạn giáo án, giao nhiệm vụ hs.
HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập.
III.TIẾN TRÌNH:
Thời gian
Hoạt động GV – HS
Nội dung kiến thức
5’
10’
25’
5’
HĐ 1: Bài cũ
GV:Nêu đặc điểm của hình chiếu trục đo vông góc đều ?
HS:Trả lời !
HĐ 2: Khài niệm về HCPC
GV: Cho ví dụ hình 7-2
HS: => các khái niệm!
HĐ 3: Phương pháp vẽ HCPC
GV: Hướng dẫn các bước vẽ
HS: Nắm bắt, và vẽ!
HĐ 4: Nhiệm vụ
GV: - Ôn tập chương 1
 - Vẽ hình chiếu vông góc, h/c trục đo, h/c phối cảnh Đề tài (1) và (2) sgk trang 36.
HS: học bài, làm bài tập, ôn tập.
I.KHÁI NIỆM
1.Hình chiếu phối cảnh là gì?
* Quan sát hình 7-1
- HCPC là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
-Trong đó: tâm chiếu là mắt người quan sát, mặt phẳng chiếu là mp đứng tượng tượng gọi là mặt tranh, mp ngang trên đó đặt vật thể là mặt phẳng vật thể, mp qua điểm nhìn gọi là mp tầm mắt, đường thẳng chân trới là đường giao của mp tầm mắtvà mp tranh.
2.Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh
-HCPC được đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn.
3.Các loại hình chiếu phối cảnh
-Có hai loại HCPC là: hình chiếu phối cảnh một điểm tụ ( hình 7-3) và hai điểm tụ (hình 7-1).
II.PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HOẠ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
1.Vẽ một đường nằm ngang tt làm đường chân trời.
2.Chọn một điểm F’ trên tt làm điểm tụ.
3.Vẽ hình chiếu đứng của vật thể A’B’C’D’E’H’.
4.Nối các điểm của hình chiếu đứng với điểm tụ.
5.Lấy điểm I’ trên A’F’ để xác định chiều rộng của vật.
6.Từ điểm I’ kẻ các đoạn thẳng song song với các cạnh của hình chiếu đứng.
7.Tô đậm các cạnh nhìn thấy của vật, và hoàn thiện hình phác thảo.
 *Hình vẽ ví dụ các bước vẽ phác HCPC.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 14/10/2019	Ngày dạy:15/10/2019
Tiết 9 – KIỂM TRA 1 TIẾT
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức chương 1.
- Các tiêu chuẩn vẽ, khổ giấy, bản vẽ, chữ, ghi kích thước.
- Khái niệm, phân loại, đặc điểm các hình chiếu vuông góc,trực đo, phối cảnh.
2.Kỷ năng: làm kiểm tra.
3.Thái độ: nghiêm túc, học sinh tập trung làm bài.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Soạn giáo án, tài liệu liên quan, ra đề, đề cương, ôn tập, giao nhiệm vụ cho học sinh.
HS: ôn kiến thức cũ đã học, soạn đề cương, ôn tập, làm bài tập, và học bài.
III.TIẾN TRÌNH:
GV: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
HS: Ổn định, chuẩn bị dụng cụ kiểm tra.
GV:Phát đề, theo dõi, giám sát.
HS: Làm bài kiểm tra.
GV: Thu bài kết quả của học sinh và dặn dò, giao nhiệm vụ.
IV. ĐỀ RA VÀ ĐÁP ÁN
Kèm theo trang sau!
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 .
Ngày soạn: 21/10/2019	Ngày dạy:22/10/2019
Tiết 10 – Bài 8 : THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KỈ THUẬT
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: nắm được các bước thiết kế bản vẽ,phân loại các loại bản vẽ kỉ thuật.
2.Kỷ năng: đọc và thiết kế bản vẽ kỉ thuật.
3.Thái độ: tập trung, chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Nguyên cứu nội dung bài 8, vật mẫu, tranh, hình ành SGK, soạn giáo án, giao nhiệm vụ hs.
HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập.
III.TIẾN TRÌNH:
Thời gian
Hoạt động GV – HS
Nội dung kiến thức
5’
20’
17’
3’
HĐ 1: Bài cũ
GV:Nêu các đặc điểm chính của một bản vẽ kỉ thuật ?
HS:Trả lời !
HĐ 2: Thiết kế
GV: Cho ví dụ khảo sát một thiết kế chế tạo một chiếc hộp đựng đồ dùng học tập (hình 8-4), hướng dẫn cách thiết kế dụng cụ!
HS: => các giai đoạn thiết kế.
HĐ 3: Bản vẽ kỉ thuật
GV: Nêu hai loại bản vẽ kỉ thuật cơ bản thường dùng.
HS: Nắm bắt, và nêu vai trò của bản vẽ kỉ thuật!
HĐ 4: Nhiệm vụ
GV: - xem bài 9 bản vẽ cơ khí
 - Nêu các đặc đểm, và cách lập bản vẽ cơ khí chi tiết ?
HS: học bài, làm bài tập, ôn tập.
I. THIẾT KẾ
1. Các giai đoạn thiết kế
a) Điều tra nguyên cứu thị trường, và nguyện vọng của người tiêu dùng từ đó hình thành ý tưởng xác định đề tài thiết kế.
b) Cắn cứ vào mục đính yêu cầu của đề tài thiết kế, thu thập thông tin, đề ra phương án thiết kế, tính toán lập bản vẽ, xác định hình dạng, kích thướckết cấu.
c) Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm, hoặc chế tạo chạy thử.
d) Thẩm định, phân tích, đánh giá phương án thiết kế, kiểm tra và sữa lỗi, và đi đến hoàn thiện đề án tốt.
e) Căn cứ vào phương án thiết kế tốt nhất, tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật.
2. Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập
a) Yêu cầu: 
- Hộp chứa được một số cuốn sách, vở, bút, và dụng cụ học tập: thước, eke, compa, tẫy 
- Hộp được đặt trên bàn, có kích thước nhỏ gọn, kết cấu chắc chắn, hình dạng và màu sắc đẹp.
b) Xác lập phương án thiết kế (hình 8.2)
- Hộp có chiều dài 350mm, rộng 220mm, gồm ba bộ phận: (1) ống đựng bút. (2) ngăn để sách vở. (3) ngăn để dụng cụ. 
c) Làm mô hình, chế tạo thử, kiểm nghiệm, điều chỉnh, và hoàn thiện.
d) Phân tích đánh gia phương án thiết kế theo yêu cầu đã đề ra.
e) Hoàn thiện hồ sơ thiết kế, thuyết minh và giới thiệu sản phẩm, lập bản vẽ chi tiết để chế tạo.
II. BẢN VẼ KỈ THUẬT
1. Các loại bản vẽ kĩ thuật
- Bản vẽ cơ khí: gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo lắp ráp, kiểm tra, sử dụng các máy móc và thiết bị.
- Bản vẽ xây dựng: gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo lắp ráp, kiểm tra, sử dụng các công trình kiến trúc và xây dựng.
2. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế
- Đọc các bản vẽ để thu thập thông tin liên quan đề tài thiết kế.
- Vẽ các bản vẽ phác của các sản phẫm khi lập phương án thiết kế, ý tưỡng thiết kế.
- Dùng các bản vẽ để trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.
- Vẽ bản vẽ chi tiết và bản vẽ tổng thể của sãn phẩm để chế tạo, kiễm tra sản phẩm. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 28/10/2019	Ngày dạy:29/10/2019
Tiết 11 – Bài 9 : BẢN VẼ CƠ KHÍ
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: nắm được các bước thiết kế bản vẽ,phân loại các loại bản vẽ kỉ thuật.
2.Kỷ năng: đọc và thiết kế bản vẽ kỉ thuật.
3.Thái độ: tập trung, chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Nguyên cứu nội dung bài 8, vật mẫu, tranh, hình ành SGK, soạn giáo án, giao nhiệm vụ
HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập.
III.TIẾN TRÌNH:
T/G
Hoạt động GV – HS
Nội dung kiến thức
5’
10’
15’
12’
3’
HĐ 1: Bài cũ
GV:Nêu các bước thiết kế một bản vẽ kỉ thuật ?
HS:Trả lời !
HĐ 2: Bản vẽ chi tiết
GV: Cho ví dụ khảo sát một bản vẽ chi tiết hình 9.1
HS: đọc bản vẽ và cho biết các nội dung của bản vẽ.
HĐ 3: Cách lập bản vẽ chi tiết
GV: Nêu các bước lập bản vẽ chi tiết.
HS: Nắm bắt, và nêu vai trò của từng bước!
HĐ 4: Bản vẽ lắp
GV: trình bày nội dung vị trí và vai trò của bản vẽ lắp.
HS:vận dụng khảo sát ví dụ 9.4
HĐ 4: Nhiệm vụ
GV: - xem bài 9 bản vẽ cơ khí
 - Nêu các đặc đểm, và cách lập bản vẽ cơ khí chi tiết ?
HS: học bài, làm bài tập, ôn tập.
I. Bản vẽ chi tiết
1. Nội dung của bản vẽ chi tiết
- Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước, và các yêu cầu kỉ thuật của chi tiết.
- Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết.
- Ví dụ: hình 9.1
2. Cách lập bản vẽ chi tiết
- Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên.
- Bước 2: Vẽ mờ các hình dạng bên ngoài, bên trong, các mặt cắt, 
- Bước 3: Tô đậm đường viền thể hiện hình dạng vật.
- Bước 4: Ghi phần chữ ghi kích thước, nội dung vào bảng tên.
II. Bản vẽ lắp
- Trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
- Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.
- Ví dụ: hình 9.4
 Hình 9.1 Bản vẽ chi tiết hộp đựng Hình 9.4 Bản vẽ lắp chi tiết tay quay
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 4/11/2019	Ngày dạy:5/11/2019
Tiết 12 – ÔN TẬP VỀ THIẾT KẾ BẢN VẼ KỈ THUẬT
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: nắm được các bước thiết kế bản vẽ,phân loại các loại bản vẽ kỉ thuật.
2.Kỷ năng: thiết kế một bản vẽ kỉ thuật.
3.Thái độ: tập trung, chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
GV: dụng cụ giảng dạy, soạn giáo án, giao nhiệm vụ hs.
HS: học bài cũ bài 8, chuẩn bị dụng cụ học tập.
III.TIẾN TRÌNH:
T/g
Hoạt động GV – HS
Nội dung kiến thức
5’
37’
3’
HĐ 1: Bài cũ
GV: Nêu các bước thiết kế một bản vẽ kỉ thuật cơ bản ?
HS: Trả lời, ôn lại lí thuyết.
HĐ 2: Luyện tập
GV: Ra đề tài học sinh thiết kế
 *// Lập bản vẽ chi tiết của một chiếc cà lê vặn ốc vít có hình dạng theo hình bên //* 
HS:Lập bản vẽ chi tiết theo đề tài trên!
GV: Hướng dẫn, theo dõi và đánh giá kết quả của bài làm hs.
HS: làm một bản vẽ chi tiết và nộp cho gv ở cuối tiết.
HĐ 4: Nhiệm vụ
GV: - xem bài 11 bản vẽ xây dựng
 - Nêu các đặc đểm, và cách lập bản vẽ xây dựng chi tiết ?
HS: học bài, làm bài tập, ôn tập.
I. Ôn lí thuyết
Các giai đoạn thiết kế
a) Điều tra nguyên cứu thị trường, và nguyện vọng của người tiêu dùng từ đó hình thành ý tưởng xác định đề tài thiết kế.
b) Cắn cứ vào mục đính yêu cầu của đề tài thiết kế, thu thập thông tin, đề ra phương án thiết kế, tính toán lập bản vẽ, xác định hình dạng, kích thướckết cấu.
c) Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm, hoặc chế tạo chạy thử.
d) Thẩm định, phân tích, đánh giá phương án thiết kế, kiểm tra và sữa lỗi, và đi đến hoàn thiện đề án tốt.
e) Căn cứ vào phương án thiết kế tốt nhất, tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật.
II. Luyện tập
- Đề tài: Lập bản vẽ chi tiết về chiếc cà lê vặn ốc vít, có hình dạng như hình vẽ bên, kích thước: chiều dài 25cm, chiều rộng “đầu to 5cm; kích thước lỗ vặn ốc 28cm, đầu nhỏ 3cm; kích thước lỗ tròn 2cm, thân 3cm”, và độ dày 0.25cm
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 11/11/2019	Ngày dạy:12/11/2019
Tiết 13 – Bài 11 : BẢN VẼ XÂY DỰNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: nắm được khái niệm, bản vẽ mặt bằng tổng thể, hình biểu diễn nhà.
2.Kỷ năng: đọc và thiết kế, và cách vẽ bản vẽ kỉ thuật.
3.Thái độ: tập trung, chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Nguyên cứu nội dung bài 11, vật mẫu, tranh, hình ành SGK, soạn giáo án, giao nhiệm vụ cho học sinh.
HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập.
III.TIẾN TRÌNH:
T/G
Hoạt động GV – HS
Nội dung kiến thức
5’
37’
3’
HĐ 1: Bài cũ
GV: Nêu khái niện, và đặc điểm của bản vẽ cơ khí ?
HS: Trả lời.
HĐ 2: Khái niệm chung
GV: cho ví dụ hình 11.1 và hình 11.2 sgk. 
HS:Nêu khái niệm, và nêu các đặc điểm về bản vẽ mặt bằng, các loại hình biểu diễn về bản vẽ xây dựng.
GV: khảo sát ví dụ (hình 11.2) về các hình biểu diễn bản vẽ xây dựng của một ngôi nhà.
HS: nắm rõ và cho biết vai trò của các loại hình vẽ biểu diễn trên. *// các hình biểu diễn ngôi nhà//*
HĐ 4: Nhiệm vụ
GV: - xem bài 12 bản vẽ xây dựng về một cơ quan xí nghiệp mà em biết.
 - Từ đó hãy vẽ mặt bằng tổng thể một cơ quan xí nghiệp mà em tâm đắc.
HS: học bài, soạn bài, ôn tập.
I. KHÁI NIỆM CHUNG
- Bao gồm bản vẽ các công trình xây dựng như: nhà cửa, cầu đường, bến cảng, 
- Bản vẽ nhà là thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.
II. BẢN VẼ MẶT BẰNG TỔNG THỂ
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng, của các công trình trên khu đất xây dựng. Thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh, hiện có hoặc dự định xây dựng và quy hoạch trên khu đất đó.
- Để định hướng cho các công trình, trên mặt bằng tổng thể thường vẽ mũi tên chỉ hướng bắc
- Ví dụ (hình 11.1) sgk trang 57.
 *//Mặt bằng tổng thể của một nh trường trung học cơ sở//*
III. CÁC HÌNH BIỄU DIỄN NGÔI NHÀ
- Các loại hình biểu diễn chính của một ngôi nhà gồm: các mặt bằng, mặt đứng, hình cắt.
1. Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng đi qua cửa số. Thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa sổ, cửa đi, câu thang, cách bố trí các phòng.
2. Mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng đứng thể hiện hình dáng, sự cân đối, mặt đứng là mắt chính diện, hoặc có thể là mặt bên của ngôi nhà.
3. Hình cắt được tạo bởi mặt phẳng song songvới một mặt đứng của ngôi nhà, dùng để thể hiện các kết cấu của ngôi nhà và kích thước các tầng, cửa số, cửa đi, cầu thang, 
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 18/11/2019	Ngày dạy:19/11/2019
Tiết 14 - Bài 12: THỰC HÀNH “BẢN VẼ XÂY DỰNG”.
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: nắm được khái niệm, bản vẽ mặt bằng tổng thể, hình biểu diễn nhà.
2.Kỷ năng: đọc và thiết kế, và cách vẽ bản vẽ kỉ thuật.
3.Thái độ: tập trung, chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Nguyên cứu nội dung bài 11, vật mẫu, tranh, hình ành SGK, soạn giáo án, giao nhiệm vụ cho học sinh.
HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập.
III.TIẾN TRÌNH:
Thời gian
Nội dung kiến thức 
Hoạt động GV – HS
5’
2’
30’
5’
3’
I.CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kỉ thuật “ Bút, thước, tẩy giấy, ”.
- Vật liệu: Giấy trắng khổ A4, giấy kẻ ôli.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
- Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể. 
- Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1: Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể của một trạm xá xã( Hình 12-1), và hình chiếu phối cảnh (Hình 12-2 SGK trang 62-63). 
-Yêu cầu trả lời: (1) Trạm xá có bao nhiêu phòng ? chức năng của từng ngôi nhà ?. (2) Đánh số ngôi nhà trên hình chiếu phối cảnh theo ghi chú ở mặt bằng bản vẽ tổng thể ?. (3) Chỉ rõ hướng quan sát để nhận được mặt đứng các ngôi nhà của trạm xá hình 12-3 ?
Bước 2: Đọc bản vẽ mặt bằng tằng 2 một ngôi nhà ( Hình 12- 4) sgk trang 64.
- Yêu cầu: (1) Tính toàn và dùng bút chi ghi kích thước còn thiếu trên bản vẽ ?. (2) Tính điện tích các phòng ngủ, vệ sinh chung (m2) ?
VI. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT:
- H/S: Tự đánh giá bài làm.
- GV: Đánh giá kết quả bài làm của học sinh và cho điểm.
V. CŨNG CỐ - NHIỆM VỤ:
GV ra bài tập hs về nhà vẽ hình chiếu mặt bằng tổng thể của trường Hồng Đức? 
H/S học bài củ, xem bài 14, từ đó ôn tập kiến thức trọng tâm chương 1 và 2 ?
HĐ 1: Bài cũ:
GV: Nêu các đặc điểm của hình chiếu mặt bằng tổng thể, hình biểu diễn nhà.
HS: cũng cố nội dung.
HĐ 2: Chuẩn bị:
GV: chuẩn bị dụng cụ thực hành vẽ.
HS: chuẩn bị dụng cụ vẽ, giấy vẽ A4.
HĐ 3 : Các bước thực hành vẽ:
GV:giới thiệu nôi dung, và các bước tiến hành vẽ hình chiếu vật. 
-Bước 1: đọc bản vẽ hình 12-1,và 12-2
-Bước 2: đọc bản vẽ hình 12-4
HS: ghi nhận theo dõi và tiến hành vẽ, trình bày kết quả về bản vẽ của mình. 
HĐ4: Tổng kết, đánh giá:
HS: tự đánh giá kết quả bài làm của mình.
GV: đánh giá nhận xét, và cho điểm bài làm của học sinh.
HĐ 5: Nhiệm vụ:
-Hs: ôn bài cũ, là bài tập, soạn bài mà GV đã giao cho. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 25/11/2019	Ngày dạy:26/11/2019
Tiết 15 – Ôn tập: THỰC HÀNH “BẢN VẼ XÂY DỰNG ”(t2).
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: nắm được khái niệm, bản vẽ mặt bằng tổng thể, hình biểu diễn nhà.
2.Kỷ năng: đọc và thiết kế, và cách vẽ bản vẽ kỉ thuật.
3.Thái độ: tập trung, chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Nguyên cứu nội dung bài 11, vật mẫu, tranh, hình ành SGK, soạn giáo án, giao nhiệm vụ cho học sinh.
HS: Đọc bài mới, soạn bài, và học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ học tập.
III.TIẾN TRÌNH:
Thời gian
Nội dung kiến thức 
Hoạt động GV – HS
5’
2’
30’
5’
3’
I.CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kỉ thuật “ Bút, thước, tẩy giấy, ”.
- Vật liệu: Giấy trắng khổ A4, giấy kẻ ôli.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
- Quan sát toàn cảnh nhà trường THPT Hồng Đức, từ đó định hình các vị trí các khu nhà và các dãy lớp học, các công trình phụ trợ trong khu vực nhà trường.
- Vẽ mặt bằng tổng thể của trường hồng đức.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1: Từ quan sát hằng ngày của học sinh về trường THPT Hồng Đức, học sinh đình hình và xác định các khu vực, và các dãy ngôi nhà, phòng học, 
Bước 2: - Vẽ phác mặt bằng tổng thể của trường hồng đức.
VI. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT:
- H/S: Tự đánh giá bài làm.
- GV: Đánh giá kết quả bài làm của học sinh và cho điểm.
V. CŨNG CỐ - NHIỆM VỤ:
GV: Giao nhiệm vụ học sinh ôn tập kiến thức trọng tâm chương 1 và 2 ?
HS: Ôn tập và trả lời các câu hỏi ôn tập mà GV đưa ra ?
HĐ 1: Bài cũ:
GV: Nêu các đặc điểm của hình chiếu mặt bằng tổng thể, hình biểu diễn nhà.
HS: cũng cố nội dung.
HĐ 2: Chuẩn bị:
GV: chuẩn bị dụng cụ thực hành vẽ.
HS: chuẩn bị dụng cụ vẽ, giấy vẽ A4.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2019.doc