Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 36+37 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 36+37 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

2. Kĩ năng: Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng nhận biết các quy trình công nghệ chế tạo phôi. Sáng tạo, cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.

4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng nhận biết các vật liệu phục vụ trong cơ khí.

II. Chuẩn bị

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 25 trang 113 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.

HS: đọc trước nội dung bài 25 trang 113 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm

III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh

1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ gì?

- Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí?

3.Tiến trình bài học:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)

(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa

(5) Sản phẩm: Khi động cơ làm việc thì giữa các chi tiết sẽ có sự chuyển động tương đối với nhau,như các bề mặt ma sát: Pit-tông, xecmăng, Xilanh, chốt pit-tông, chốt khuỷu, đầu to và đầu nhỏ thanh truyền và các bề mặt ma sát khác các bề mặt ma sát sẽ bị nóng và mài mòn để khắc phục dùng dầu bôi trơn. Để bôi trơn các bề mặt ma sát này phải có hệ thống bôi trơn. Vậy cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn như thế nào ta đi vào bài 25

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (80’)

(1) Mục tiêu: Nắm được nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại,

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa

(5) Sản phẩm: Tiếp thu kiến thức mới

 

doc 5 trang huemn72 8350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 36+37 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28:(Từ ngày 26/3- 31/3/2018)
Tiết thứ: 36
HỆ THỐNG BÔI TRƠN (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
2. Kĩ năng: Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng nhận biết các quy trình công nghệ chế tạo phôi. Sáng tạo, cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng nhận biết các vật liệu phục vụ trong cơ khí. 
II. Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 25 trang 113 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. 
HS: đọc trước nội dung bài 25 trang 113 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ gì?
Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí?
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Khi động cơ làm việc thì giữa các chi tiết sẽ có sự chuyển động tương đối với nhau,như các bề mặt ma sát: Pit-tông, xecmăng, Xilanh, chốt pit-tông, chốt khuỷu, đầu to và đầu nhỏ thanh truyền và các bề mặt ma sát khác các bề mặt ma sát sẽ bị nóng và mài mòn àđể khắc phục àdùng dầu bôi trơn. Để bôi trơn các bề mặt ma sát này phải có hệ thống bôi trơn. Vậy cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn như thế nào ta đi vào bài 25
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (80’)
(1) Mục tiêu: Nắm được nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Tiếp thu kiến thức mới
Hoạt động của Giáo Viên-Học Sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hệ thống bôi trơn cưỡng bức. 
GV : ở bài này chúng ta tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. à Mục II GV treo tranh vẽ sơ đồ hệ thống bôi trơn (H 25.1, sgk ) và hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
- Quan sát tranh em hãy cho biết hệ thống bôi trơn gồm những chi tiết nào? 
 GV kết hợp với trả lời của HS và giải thích tên và vị trí của các chi tiết trên hệ thống bôi trơn. 
 GV đặt câu hỏi để HS tìm hiểu nhiệm vụ của các chi tiết trong hệ thống
- Dầu bôi trơn được chứa ở đâu ?
- Bơm dầu (3) có nhiệm vụ gì ?
- Tại sao trong hệ thống phải sử dụng bầu lọc dầu ?
- Tại sao trong hệ thống phải sử dụng két làm mát dầu ?
-Vì sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức? 
GV yêu cầu HS quan sát tranh (H25.1) , kết hợp với đọc sgk.
GV đặt câu hỏi 
- Quan sát tranh và hãy chỉ đường đi của dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát khi động cơ hoạt động ?
GV nhận xét và giảng:Hệ thống bôi trơn cả 3 trường hợp làm. Sau đó GV tóm tắt nguyên lý làm viêùc bằng sơ đồ khối .
- Dầu sau khi đi đến các bề mặt bôi trơn sẽ đi về đâu? 
-HS lắng nghe và ghi chép.
-HS đọc mục 1 trang 144 sgk.
-Cacte dầu.
-Đưa dầu đến các bề mặt ma sát cần bôi trơn.
-Lọc sạch dầu từ cạcte đến các bề mặt bôi trơn.
-Dầu bôi trơn nóng lên khi đi bôi trơn à làm má dầu
-Có bơm dầu đưa dầu đến các bề mặt ma sát cần bôi trơn.
-HS quan sát tranh, đọc sgk và trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe và ghi chép.
-Dầu sau khi đi bôi trơn các bề mặt ma sát trở về lại cacte.
II, Hệ thống bôi trơn cưỡng bức
1, Cấu tạo
 1-cạcte dầu, 2-lưới lọc, 3-bơm dầu, 4-van an toàn bơm dầu, 5-bầu lọc dầu, 6-van khống chế lượng dầu qua két, 7-kát làm mát dầu, 8-đồng hồ báo áp suất dầu, 9-đường dầu chính, 10-đường dầu bôi trơn trục khuỷu, 11- đường dầu bôi trơn trục cam. 12- đường dầu bôi trơn các bộ phận khác.
 +Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi trơn. 
2, Nguyên lý làm việc
 > đường dầu chính.
 > đường dầuhồi, dầu qua két làm mát, dầu qua van an toàn, dầu từ bầu lọc về cacte.
Hoạt động 2: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (5’)
1) Mục tiêu: Ôn tập để củng cố kiến thức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Học sinh khắc sâu kiến thức
- Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là gì?
-Vì sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức ? 
-Hệ thống bôi trơn có mấy loại ? Dựa vào đâu để phân loại ? Đó là những loại nào ?
-So sánh hệ thống bôi trơn cưỡng bức với các hệ thống bôi trơn khác?
Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng: Trả lời câu hỏi SGK
Hoạt động 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’) - Các em về nhà học bài cũ, đọc và nghiên cứu phần thông tin bổ sung trang 115 sgk và xem qua nội dung bài mới bài 26 “ hệ thống làm mát”.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 28:(Từ ngày 26/3- 31/3/2018)
Tiết thứ: 37
HỆ THỐNG LÀM MÁT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát.
2. Kĩ năng: Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống làm mát bằng nước dạng tuần hoàn cưỡng bức.
3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng nhận biết các quy trình công nghệ chế tạo phôi. Sáng tạo, cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng nhận biết các vật liệu phục vụ trong cơ khí. 
II. Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 26 trang 116 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. 
HS: đọc trước nội dung bài 26 trang 116 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: - Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là gì?
-Vì sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức ? 
-Hệ thống bôi trơn có mấy loại ? Dựa vào đâu để phân loại ? Đó là những loại nào ?
-So sánh hệ thống bôi trơn cưỡng bức với các hệ thống bôi trơn khác?
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Trong ĐCĐT mỗi cơ cấu và hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. Hệù thống làm mát có nhiệm vụ rất quan trọng đó là làm mát các chi tiếễung quanh buồng cháy để đảm bảo động cơ làm việc bình thường, tăng tuổi thọ cho động cơ. Vậy cấu tạo và hoạt động của hệ thống làm mát như thế nào ta đi vào bài 26.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (80’)
(1) Mục tiêu: Nắm được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Tiếp thu kiến thức mới
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệm vụ và phân loại. 
-Liên hệ thực tế các em cho biết trong hệ thống làm mát có tác dụng gì khi động cơ làm việc?
-Vì sao trong động cơ phải có hệ thống làm mát ?
-Nếu không được làm mát động cơ sẽ sẩy ra các hiện tượng gì ?
GV nhận xét câu trả lời của HS và giảng về sự cần thiết của hệ thống làm mát và đưa ra kết luận .
-Vậy hệ thống làm mát có nhiệm vụ gì?
 -Có mấy loại hệ thống làm mát ? Đó là loại nào ?
-Trong thực tế các em thấy động cơ nào làm mát bằng không khí ?
-Động cơ nào làm mát bằng nước 
-Làm mát các chi tiết khi dộng cơ hoạt động.
-Khi động cơ làm việc buồng cháy có nhiệt độ rất cao làm nóng các chi tiết.
-Các chi tết dãn nở làm bó kẹt à động cơ không hoạt động được.
-HS đoc mục nhiệm vụ trang 116 sgk.
-2 loại, bằng nước và bằng không khí.
-Xe máy 
Động cơ xe ôtô, may cày, máy tưới nước 
I, Nhiệm vụ và phân loại
1, Nhiệm vụ
 Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ các chi tiết trong động cơ không vượt quá giới hạn cho phép khi động cơ hoạt động.
2, Phân loại
-Phân loại theo chất làm mát có 2 loại:
+Hệ thống làm mát bằng không khí.
+Hệ thống làm mát bằng nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ thống làm mát bằng nước. 
II,Hệ thống làm mát bằng nước
GV treo tranh 26.1 sgk và hưỡng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước .
-Quan sát tranh ,kết hợp đọc nội dung sgk . Em hãy cho biết hệ thống làm mát có những chi tiết nào ?
GV kết hợp câu trả lời của HS , giải thích để HS biết tên gọi và vị trí của các chi tiết trong hệ thống làm mát.
GV đặt câu hỏi :
-Bơm nước có tác dụng gì ?
-Quạt gió có tác dụng gì ?
-Két nước có tác dụng gì ? Cấu tạo ntn ?
-Khi động cơ mới làm việc thì nhiệt độ của nước làm mát cao hay thấp ? Nước trong hệ thống làm mát tuần hoàn ntn.
-Khi t0ntm bằng t0 quy định ,hệ thống làm mát hoạt động ntn ?
 -Khi nhiệt độ nước làm mát vượt giá trị t0 quy định,hệ thống làm mát hoạt động ntn ?
-HS quan sát tranh ,kết hợp đọc nội dung sgk.
-Tạo sự tuần hoàn của nước trong hệ thống.
-Tăng tốc độ làm mát của kết làm mát
- Khi động cơ mới làm việc thì t0nlm <, àvan 4 đóng lại nước không qua két làm mát.
-Van 4 mở cả đường vào két và đường nước 8.
-Van 4 chỉ mở đường nước qua két làm mát.
II,Hệ thống làm mát bằng nước
1, Cấu tạo sgk
 2, Nguyên lý làm việc
-Khi động cơ mới làm việc: nước chửa đầy trong áo nước có t0nlm < t0quy định à van 4 đóng đường nước qua két làm mát ànước từ áo nước quay trở về trước bơm (t0nlm tăng nhanh tới mức quy định)ànước tiếp tục đến áo nước làm mát.
- Khi t0nlm = t0quy định àVan 4 mở cả đường vào két và đường nước 8.
- Khi t0nlm > t0quy định àVan 4 chỉ mở đường nước qua két làm mát, đóng đường nước 8ànước nóng từ áo nước đưa hoàn toàn sang két làm mátàđược bơm 10 hút đưa lại áo nước để làm mát cho động cơ.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (5’)
1) Mục tiêu: Ôn tập để củng cố kiến thức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Học sinh khắc sâu kiến thức
-Nhiệm vụ của hệ thống làm mát?
-Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước dạng cưỡng bức?
-Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí?
-So sánh ưu, nhược diẩm của 2 hệ thống làm mát trên?
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng: Trả lời câu hỏi SGK
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’) Các em về nhà học bài cũ, và xem qua nội dung bài mới bài 27 “ hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng”.
Ngày 24 tháng 3 năm 2019
Ký duyệt tuần 28
Diệp Anh Tuấn
Nguyeãn Vaên Linh
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_3637_nam_hoc_2019_2020_nguyen.doc