Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 38+39 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 38+39 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng

2. Kĩ năng: Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng.

3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng nhận biết các cơ cấu và hệ thống ĐCĐT. Sáng tạo, cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.

4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng nhận biết các vật liệu phục vụ trong cơ khí.

II. Chuẩn bị

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 27 trang 119 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.

HS: đọc trước nội dung bài 27 trang 119 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm

III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh

1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Nhiệm vụ của hệ thống làm mát?

-Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước dạng cưỡng bức?

-Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí?

 -So sánh ưu, nhược diẩm của 2 hệ thống làm mát trên?

3.Tiến trình bài học:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)

(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa

(5) Sản phẩm: Ở động cơ xăng, để động cơ hoạt động được thì cần phải cung cấp xăng cho động cơ. Để cung cấp xăng cho động cơ phải có hệ thống cung cấp xăng và không khí. Để hiểu rõ nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp xăng và không khí ở động cơ xăng ta đi vào bài 27

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (80’)

(1) Mục tiêu: Qua bài học HS cần nắm được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại,

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa

(5) Sản phẩm: Tiếp thu kiến thức mới

 

doc 5 trang huemn72 8770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 38+39 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29:(Từ ngày 1/4- 6/4/2019)
Tiết thứ: 38
HỆ THỐNG LÀM MÁT (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát.
2. Kĩ năng: Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống làm mát bằng nước dạng tuần hoàn cưỡng bức.
3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng nhận biết các quy trình công nghệ chế tạo phôi. Sáng tạo, cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng nhận biết các vật liệu phục vụ trong cơ khí. 
II. Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 26 trang 116 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. 
HS: đọc trước nội dung bài 26 trang 116 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: - Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là gì?
-Vì sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức ? 
-Hệ thống bôi trơn có mấy loại ? Dựa vào đâu để phân loại ? Đó là những loại nào ?
-So sánh hệ thống bôi trơn cưỡng bức với các hệ thống bôi trơn khác?
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Trong ĐCĐT mỗi cơ cấu và hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. Hệù thống làm mát có nhiệm vụ rất quan trọng đó là làm mát các chi tiếễung quanh buồng cháy để đảm bảo động cơ làm việc bình thường, tăng tuổi thọ cho động cơ. Vậy cấu tạo và hoạt động của hệ thống làm mát như thế nào ta đi vào bài 26.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (80’)
(1) Mục tiêu: Nắm được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Tiếp thu kiến thức mới
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hệ thống làm mát bằng không khí. 
II, Hệ thống làm mát bằng không khí
GV yêu cầu HS quan sát H 26.2 và H 26.3 sgk . Kết hợp vói đọc sgk.
-Trên thực tế các em thấy những loại đ/c đốt trong nào được làm mát bằng không khí ?
-Đặc điểm của động cơ làm mát bằng không khí là gì ? Bộ phận nào là hệ thống làm mát ?
-Đối với một số động cơ đặt tĩnh tại thì hệ thống làm mát ngoài cánh tản nhiệt còn có chi tiết nào ? Có công dụng gì ?
-Tấm hướng gió có tác dụng gì ? 
 -Đối với động cơ làm mát bằng gió có nên tháo tấm hướng gió hay không, xe máy có nên tháo yếm hay không ?
-Hệ thống làm mát bằng không khí hoạt động ntn ?
-Xe honđa, ôtô du lịch 
-Bộ phân làm mát là cánh tản nhiệt.
-Quạt gió, tấm hướng gió, vỏ bọc.
-Tăng tốc độ gió làm mát qua động cơ.
-Không nên tháo yếm xe ra vì yếm xe đống vai trò là tấm hướng gió.
-HS đoc mục III trang 117 sgk.
II, Hệ thống làm mát bằng không khí
1, Cấu tạo sgk
-Cánh tản nhiệt.
-Quạt gió.
-Tâm hướng gió.
-Vỏ bọc, cửa thoát gió.
2, Nguyên lý làm việc
-Động cơ làm việc, nhiệt độ các chi tiết bao quanh buồng cháy được truyền tới cánh tản nhiệt rồi tản ra ngoài không khí.
-Đối với các động cơ đặt tĩnh tại hệ thống còn sử dụng quạt gió àlàm tăng tốc làm mátàđảm bảo làm mát đồng đều cho động cơ. 
Hoạt động 2: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (5’)
1) Mục tiêu: Ôn tập để củng cố kiến thức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Học sinh khắc sâu kiến thức
-Nhiệm vụ của hệ thống làm mát?
-Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước dạng cưỡng bức?
-Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí?
-So sánh ưu, nhược diẩm của 2 hệ thống làm mát trên?
Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng: Trả lời câu hỏi SGK
Hoạt động 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’) Các em về nhà học bài cũ, và xem qua nội dung bài mới bài 27 “ hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng”.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 29:(Từ ngày 1/4- 6/4/2019)
Tiết thứ: 39
HỆ THỐNG CUNG CẤP KHÔNG KHÍ VÀ NHIÊN LIỆU TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng 
2. Kĩ năng: Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng.
3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng nhận biết các cơ cấu và hệ thống ĐCĐT. Sáng tạo, cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng nhận biết các vật liệu phục vụ trong cơ khí. 
II. Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 27 trang 119 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. 
HS: đọc trước nội dung bài 27 trang 119 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nhiệm vụ của hệ thống làm mát?
-Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước dạng cưỡng bức?
-Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí?
 -So sánh ưu, nhược diẩm của 2 hệ thống làm mát trên?
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Ở động cơ xăng, để động cơ hoạt động được thì cần phải cung cấp xăng cho động cơ. Để cung cấp xăng cho động cơ phải có hệ thống cung cấp xăng và không khí. Để hiểu rõ nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp xăng và không khí ở động cơ xăng ta đi vào bài 27
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (80’)
(1) Mục tiêu: Qua bài học HS cần nắm được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Tiếp thu kiến thức mới
Hoạt động của Giáo Viên-Học Sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệm vụ và phân loại. 
I, Nhiệm vụ và phân loại 
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng có nhiệm vụ gì?
-Căn cứ vào đâu để phân loại hệ thống cung cấp xăng và không khí? Hệ thống nhiên liệu được chia thành mấy loại?
 GV ngoài 2 loại trên căn cứ vào cách cung cấp nhiên liệu có 2 loại đó là:
+Loại tự chảy (không có bơm xăng).
+Loại cưỡng bức (có bơm xăng).
Ở bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu 2 loại hệ thống cung cấp xăng và không khí đó la:ứ Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí dùng bộ chế hoà khí và hệ thống nhiên liệu phun xăng.
-Cung cấp hoà khí vào trong xilang động cơ đúng theo yêu cầu phụ tải.
-Có 2 loại, loại dùng bộ chế hoà khí và loại phun xăng.
-HS lắng nghe và ghi chép.
-HS lắng nghe và ghi chép.
I, Nhiệm vụ và phân loại
1, Nhiệm vụ
-Cung cấp hoà khí vào trong xilang động cơ đúng theo yêu cầu phụ tải.
2, Phân loại
-Căn cứ vào cấu tạo của bộ phận tạo thành hoà khí có 2 loại:
 -Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí.
 -Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí. 
GV treo tranh 27.1 sgk và hưỡng dẫn HS tìm hiểu sơ đồ cấu tạo của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí.
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí có cấu tạo gồm những bộ phận nào ?
-Thùng xăng có nhiệm vụ gì?
-Bầu lọc xăng có nhiệm vụ gì?
-Bơm xăng có nhiệm vụ gì?
-Bộ chế hoà khí có nhiệm vụ gì?
 -Bầu lọc khí có nhiệm vụ gì?
 -Hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe máy có bơm xăng không? Tại sao xăng đi từ bình xăng tới bộ chế hoà khí được?
-Em hãy nêu nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí?
-Nêu ưu, nhược diểm của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí?
-HS quan sát tranh ,kết hợp đọc nội dung sgk.
-HS đọc mục cấu tạo trang 119 sgk.
-Đựng xăng.
-Lọc sạch xăng.
-Hút xăng từ thùng xăng tới bộ chế hoà khí.
-Trộn xăng với không khí tạo thành hoà khí theo tiư lệ nhất định.
-Lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí.
-Không có bơm xăng, bình xăng đặt cao hơn bộ chế hoà khí.
-HS đọc sgk trả lời.
-HS đọc sgk trả lời
II,Hệ thống cung cáp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí
1, Cấu tạo sgk
 2, Nguyên lý làm việc
-Nguyên lý (sgk)
-ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, thay đổi chế độ làm việc chỉ cần thay đổi độ mở của bướm ga.
-Nhược điểm: Không thể cung cấp hoà khí phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (5’)
1) Mục tiêu: Ôn tập để củng cố kiến thức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Học sinh khắc sâu kiến thức
-Trình bày sơ đồ và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí?
-Nêu ưu, nhược diểm của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí?
-Trình bày sơ đồ và nguyên lí làm việc của hệ thống phun xăng?
-Nêu ưu, nhược diểm của hệ thống phun xăng ?
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng: Trả lời câu hỏi SGK
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’) Các em về nhà học bài cũ, đọc phần thông tin bổ sumg trang 12 và xem qua nội dung bài mới bài 28 “ hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen”.
Ngày 31 tháng 3 năm 2019
Ký duyệt tuần 29
Diệp Anh Tuấn
Nguyeãn Vaên Linh
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_3839_nam_hoc_2019_2020_nguyen.doc