Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 50+51: Động cơ đốt trong dùng trong ô tô - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 50+51: Động cơ đốt trong dùng trong ô tô - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

I, Mục tiêu bài học:

1, Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được:

- Đặc điểm và cách bố trí động cơ trên ôtô.

- Nhiệm vụ, cấu tạo chung của hệ thống truyền lực trên ôtô.

2, Kĩ năng

 Nhận biết được các các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống, cơ cấu trên ôtô.

II. Chuẩn bị bài dạy:

1, Chuẩn bị nội dung:

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 33 SGK

- Đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.

HS: đọc trước nội dung bài 33 SGK, đọc lại phần chuyền chuyển động ở SGK Công nghệ 8.

2, Đồ dùng dạy học:

 -Tranh vẽ hình 33.1 SGK.

3, Phương Pháp.

Phương pháp hỏi - đáp, nêu vấn đề, phương pháp dạy học tích cực.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu nguyên tắc chung về sử dụng động cơ đốt trong.

3.Đặt vấn đề:

 Bài trước chúng ta đã nghiên cứu những ứng dụng của ĐCĐT vào các ngành kỹừừ thuật. Đặc biệt ĐCĐT được sử dụng nhiều nhất vào ngành giao thông vận tải, như các phương tiện ôtô, máy bay, tàu thuỷ Vậy việc sử dụng ĐCĐT trên ôtô như thế nào ta đi vào tìm hiểu bài 33.

 

doc 6 trang huemn72 7620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 50+51: Động cơ đốt trong dùng trong ô tô - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35:(Từ ngày 14/5- 19/5/2018)
Tiết thứ: 50, 51
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG TRONG ÔTÔ
I, Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được:
- Đặc điểm và cách bố trí động cơ trên ôtô.
- Nhiệm vụ, cấu tạo chung của hệ thống truyền lực trên ôtô.
2, Kĩ năng 
 Nhận biết được các các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống, cơ cấu trên ôtô.
II. Chuẩn bị bài dạy:
1, Chuẩn bị nội dung:
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 33 SGK 
- Đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.
HS: đọc trước nội dung bài 33 SGK, đọc lại phần chuyền chuyển động ở SGK Công nghệ 8.
2, Đồ dùng dạy học:
 -Tranh vẽ hình 33.1 SGK.
3, Phương Pháp.
Phương pháp hỏi - đáp, nêu vấn đề, phương pháp dạy học tích cực.
III. Tiến trình tổ chức dạy học 	
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
 	Nêu nguyên tắc chung về sử dụng động cơ đốt trong.	
3.Đặt vấn đề:
	Bài trước chúng ta đã nghiên cứu những ứng dụng của ĐCĐT vào các ngành kỹừừ thuật. Đặc biệt ĐCĐT được sử dụng nhiều nhất vào ngành giao thông vận tải, như các phương tiện ôtô, máy bay, tàu thuỷ Vậy việc sử dụng ĐCĐT trên ôtô như thế nào ta đi vào tìm hiểu bài 33. 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi:
?. ĐCĐT dùng trên ôtô có những đặc điểm gì?
?. Vì sao ĐCĐT dùng trên ô tô yêu cầu tốc độ cao?.
?. Tại sao phải yêu cầu ĐCĐT dùng trên ôtô nhỏ, gọn?
?. Vì sao ĐCĐT dùng trên ôtô thường làm mát bằng nước?
?. Khi bố trí động cơ trên ôtô ta cần đảmbảo những yêu cầu gì?
?. Hãy nêu cách bố trí động cơ mà em biết?.
?. Bố trí động cơ ở đầu xe có mấy loại? ở những ôtô nào?
?. Bố trí động cơ ở trước buồng lái có những ưu, nhược điểm gì?
?. Bố trí động cơ trong buồng lái có những ưu, nhược điểm gì?
?. Biện pháp khắc phục nhược điểm như thế nào?
?. Cách bố trí động cơ ở đuôi thường áp dụng cho các loại xe nào?
?. Cách bố trí động cơ ở đuôi xe có những ưu, nhược điểm gì?.
?. Cách bố trí động cơ ở giữa xe có những ưu, nhược điểm gì?.
?. Hệ thống truyền lực có nhiệmvụ gì?
?. Để phân loại hệ thống truyền lực căn cứ vào yếu tố nào?
?. Em hiểu như thế nào là cầu chủ động?.
GV: “Cầu” là trục nhân lực, mômen từ trục khuỷu của động cơ.
?. Theo số cầu chủ động có máy loại?
?. Liên hệ thực tế loại 1 cầu chủ động ứng dụng những loại xe nào?
?. ưu nhược điểm của ôtô 1 cầu chủ động?.
?. Đặc điểm của ôtô nhiều cầu chủ động, ưu và nhược điểm như thế nào?
GV: Điều khiển bằng tay do người lái xe điều khiển sử dụng 1 hay nhiều cầu theo tình huống cụ thể.
 Điều khiển bán tự động do người lái xe điều khiển bằng tay kết hợp với các cơ cấu tự động để điều khiển.
 Do các cơ cấu tự động điều khiển tuỳ theo trọng tải, địa hình 
GV: Treo tranh vẽ hình 33.1a và b yêu cầu học sinh quan sát và đặc câu hỏi.
- Động cơ được đặt ở đầu xe hay đuôi xe.
- Để bánh xe chủ động quay được hệ thống cần có các bộ phận nào? Vị trí lắp đặt các bộ phận trên ôtô như thế nào?.
GV: Cho học sinh quan sát hình 33.2 a, b. Đặt câu hỏi:
?. Em hãy cho biết phương án bố trí hệ thống truyền lực trên ôtô phụ thuộc vào yếu tố nào?.
?. Em có nhận xét gì về cách bố trí truyền lực ở hình a và b?. Về ưu và nhược điểm của hai cách bố trí này như thế nào?
?. Động lực của ôtô được tạo ra từ đâu?.
?. Nguồn động lực từ ĐCĐT truyền đến các bộ phận nào?
`?. Việc thay đổi tốc độ, chiều quay của bánh xe chủ động nhờ bộ phận nào?
?. Bánh xe bị động, bánh trước có tác dụng gì?.
- Tốc độ cao
- Kích thước và trọng lượng nhỏ, gọn.
- HS: tốc độ động cơ caoàtốc độ của xe cao.
- HS: Để bố trí trên ôtô (đầu xe) thuận lợi cho người sử dụng quan sát.
- Cường độ làm việc của ôtô lớn àlàm mát bằng nước cao.
- HS: Sử dụng vào bảo dưỡng dễ, thuận tiện cho việc điều khiển, bố trí hệ thống truyền lực hợp lý, đảm bảo về hình thức.
- HS: Đầu xe, cuối xe, giữa xe.
- HS: Trước buồng lái, trong buồng lái.
- HS: Ảnh hưởng của tiếng ồn, nhiệt thải.
- Tầm quan sát bị hạn chế.
- HS: + Người lái có tầm quan sát mặt đường tốt.
 + Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, nhiệt độ, khó chăm sóc bão dưỡng.
 - HS: Xe dulịch, xe chở khách.
- HS: + ưu điểm: Tầm quan sát người lái tốt, người lái và hành khách không chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, nhiệt độ.
 + Nhược điểm: Làm mát khô, bộ phận điều khiển động cơ phức tạp.
- HS: Thảo luận và cho ý kiến.
- HS: + Biến đổi mômen quay cả về chiều và trị số.
 + Ngắt mômen quay khi cần thiết.
- HS: Căn cứ vào số cầu chủ động và theo phưeơng pháp điều khiển.
- HS: lắng nghe và ghi lời giảng của giáo viên.
- HS: có 02 loại
- HS: trả lời
- HS: trả lời
- HS: trả lời
- HS: Lắng nghe và tự ghi lời giảng của giáo viên.
- HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS: Đầu xe.
- HS: động cơ, ly hợp, hợp số truyền lực các đăng, truyền lực chính, bánh xe.
- HS: Quan sát hình 33.2 a, b
- HS: cách bố trí của động cơ.
- HS: động cơ
- HS: li hợp, hợp số à truyền lực các đăng à truyền lực chính, víai à bánh xe chủ động.
- HS: Hợp số.
- HS: dẫn hướng cho xe chuyển động.
I/ Đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ôtô:
1.Đặc điểm (SGK)
- Tốc độ cao
- Kích thước và trọng lượng nhỏ, gọn.
-Thường được làm mát bằng nước
2. Cách bố trí:
a) Bố trí động cơ ở đầu xe :
+ Bố trí động cơ trước buồng lái.
* ưu điểm:
- Người điều khiển ít bị ảnh hưởng của tiếng ồn, nhiệt thái của động cơ.
- Dễ chăm sóc, bảo dưỡng, vận hành.
* Nhược điểm: Tầm quan sát mặt đường bị hạn chế.
- Bố trí động cơ trong buồng lái.
* ưu điểm: ngườilái có tầm quan sát tốt, xe gọn.
* Nhược điểm: người lái chịu ảnh hưởng tiếng ồn, nhiệt độ, khó bão dưỡng sửa chữa.
b) Bố trí động cơ ở đuôi ôtô:
- ưu điểm:
- Nhược điểm:
c) Bố trí động cơ ở đuôi xe:
(SGK)
II/ Đặc điểm của hệ thống truyền lực:
1. Nhiệm vụ: (SGK)
2. Phân loại:
+ Theo số cầu chủ động
- Loại 1 cầu chủ động
- Nhiều cầu chủ động
+ Theo phương pháp điều khiển
- Điều khiển bằng tay
- Điều khiển bán tự động
- Điều khiển tự động
3. Cáu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệt hống truyền lực: 
a) Cấu tạo chung (SGK)
b) Bố trí hệ thống truyền lực trên ôtô: (SGK)
c) Nguyên lý làm việc:
- Sơ đồ truyền lực trên ôtô.
Truyền lực các đăng
Li hợp Hộp số
Động cơ
Bánh xe chủ động
Truyền lực chính vi sai
IV/ Tổng kết: Qua tiết học các em cần nắm được các nội dung sau:
	- Đặc điểm, cách bố trí động cơ trên ôtô?
	- Trình bày được cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực dùng cho ôtô.
V/ Dặn dò: Các em về học bài cũ và xem trước nội dung bài mới “Ly hợp và hộp số”
KIỂM TRA HỌC KÌ II
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Kiểm tra lại kiến thức mà các em đã được học từ tiết 19 đến tiết 37.
Kỹ năng:
Nhận biết được cấu tạo của ĐCĐT và các hệ thống các cơ cấu trong ĐCĐT
Biết được vật liệu cơ khí được sử dụng như thế nào?
Thái độ:
Có ý thức nghiêm túc khi thực hiện bài kiểm tra nghiêm túc.
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên: Đề bài kiểm tra được in sẵn.
Chuẩn bị của học sinh: Học bài theo đề cương
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
ĐỀ BÀI:
I. Trắc nghiệm(3đ) HS chọn đáp án đúng nhất để tô vào ô đáp án tương ứng trên PTLTN
Câu 01. Chọn đáp án đúng điền vào chổ trống:
“ biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.”
Độ bền	 B. Độ dẻo	C. Độ cứng	D. Các ý đều sai
Câu 02. Độ cứng Rocven (HRC) dùng khi đo độ cứng các loại vật liệu có độ cứng:
Thấp	B. Trung bình hoặc cao	C. Cao	D. Rất cao
Câu 03. Ở nhiệt độ nhất định chuyển sang trạng thái chảy dẻo, gia công được nhiều lần, độ bền cao ..” Đây là loại vật liệu nào?
Compôzit	B. Vô cơ	C. Nhựa nhiệt cứng	D. Nhựa nhiệt dẻo 
Câu 04. Đây là ưu điểm của phương pháp chế tạo phôi nào?
“ cơ tính cao, phôi có độ chính xác cao về hình dạng và kích thước, tiết kiệm kim loại..”
Gia công áp lực	B. Hàn	C. Đúc	D. Các ý đều đúng
Câu 05. Đối với động cơ 4 kì, chi tiết nào có nhiệm vụ đóng mở cửa nạp và thảy?
Pittông	B. Xupap	C. Cả Xupap và Pitông D. Xupap hoặc Pittông
Câu 06. Động cơ xăng ở đầu kì nạp, động cơ nạp gì vào Xilanh?
Không khí	B. Xăng	C. Hòa khí	D. Xăng + hòa khí
Câu 07. Chọn câu sai:
	Những chi tiết thuộc về hệ thống bôi trơn cưỡng bức là:
Đồng hồ báo áp suất dầu, van khống chế lượng dầu qua két, van an toàn.
Két làm mát dầu, đường dầu chính, lưới lọc dầu.
Cácte, bơm dầu, Két làm mát dầu, đường dầu chính.
Cácte, bơm dầu, Bầu lọc dầu, van hằng nhiệt.
Câu 08. Chọn câu sai:
Nhiệm vụ của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là biến chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của pittông.
Nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí là đóng mở các cửa nạp, thải đúng lúc.
Nhiệm vụ của hệ thống làm mát là giữ cho nhiệt độ các chi tiết vượt quá giới hạn cho phép.
Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của động cơ.
Câu 09. Đối với máy tiện, chuyển động cắt là chuyển động của:
Phôi	B. Dao	C. Phoi	D. Cả dao và phoi
Câu 10. Các mặt của dao, mặt nào đối diện với bề mặt gia công của phôi?
Trước	B. Sau	C. Đáy	D. Cắt 
Câu 11. Năm ra đời của chiếc động cơ đốt trong 4 kì là:
A. 	1860	B. 1784	C. 1877	D. 1885
Câu 12. Tại sao động cơ 2 kì khi hoạt động sẽ tiêu hao nhiều nhiên liệu?
A. Trong quá trình quét khí cháy, bị lọt khí ra ngoài B. Hoạt động nhanh
C. Nó có 3 cửa	 D. Ý kiến khác
II. Tự luận(7đ)
Câu 1(2đ) Nêu nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát ?
Câu 2(2đ) Trình bày nhiệm vụ của các bộ phận chính trong hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí ở động cơ xăng?
Câu 3(3đ) Nêu cấu tạo và trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. TRẮC NGHIỆM (3đ) Mỗi câu 0,25 đ
1. ; - - -
2. - / - -
3. - - - ~
4. ; - - -
5. - / - -
6. - - = -
7. - - - ~
8. - - = -
9. ; - - -
10. - / - -
11. - - = -
12. ; - - -
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu/Mục
Nội dung
Thang điểm
1
1, Nhiệm vụ
 Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ các chi tiết trong động cơ không vượt quá giới hạn cho phép khi động cơ hoạt động.
2, Phân loại
-Phân loại theo chất làm mát có 2 loại:
+Hệ thống làm mát bằng không khí.
+Hệ thống làm mát bằng nước.
1
1
2
*Nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí:
 - Thùng xăng dùng để đựng xăng.
 - Bầu lọc xăng dùng để lọc sạch cặn bã trong xăng.
 - Bơm xăng dùng để hút xăng từ thùng xăng tới bộ chế hoà khí.
 - Bộ chế hòa khí dùng để trộn xăng với không khí tạo thành hoà khí theo tỉ lệ nhất định.
 - Bầu lọc khí dùng để lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí.
1
1
3
1, Cấu tạo hệ thống bôi trơn cưỡng bức
 1-cacte dầu, 2-lưới lọc, 3-bơm dầu, 4-van an toàn bơm dầu, 5-bầu lọc dầu, 6-van khống chế lượng dầu qua két, 7-két làm mát dầu, 8-đồng hồ báo áp suất dầu, 9-đường dầu chính, 10-đường dầu bôi trơn trục khuỷu, 11- đường dầu bôi trơn trục cam, 12- đường dầu bôi trơn các bộ phận khác.
 +Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi trơn. 
2, Nguyên lý làm việc
 > đường dầu chính.
 > đường dầuhồi, dầu qua két làm mát, dầu qua van an toàn, dầu từ bầu lọc về cacte.
*HS có thể trình bày nguyên lí bằng sơ đồ hoặc bằng lời văn, nếu đúng vẫn hưởng trọn điểm
1
2
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (5’)
1) Mục tiêu: Ôn tập để củng cố kiến thức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Học sinh khắc sâu kiến thức: 
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng: Trả lời câu hỏi SGK
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’) đọc bài mới
Ngày 13 tháng 5 năm 2018
Ký duyệt tuần 35
Nguyễn Văn Linh
Nguyeãn Vaên Linh
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_5051_dong_co_dot_trong_dung_tr.doc