Giáo án Địa lí 11 - Chủ đề 4: HHợp chúng quốc hoa kì

Giáo án Địa lí 11 - Chủ đề 4: HHợp chúng quốc hoa kì

 Kiến thức

+ Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Hoa Kì.

+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

+ Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

+ Trình bày và giải thích được đặc điểm kinh tế - xã hội của Hoa Kì, vai trò của một số ngành kinh tế chủ chốt, sự chuyển dịch cơ cấu ngành và sự phân hóa lãnh thổ của nền kinh tế Hoa Kì.

 Kĩ năng

+ Phân tích số liệu, tư liệu về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế Hoa Kì, so sánh sự khác biệt giữa các vùng.

+ Sử dụng bản đồ Hoa Kì để phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản, dân cư, các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.

 

doc 13 trang lexuan 5201
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Chủ đề 4: HHợp chúng quốc hoa kì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN
1. Bạch Thị Năm – Giáo viên Địa lí, Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
2. Nguyễn Thị Hiên – Giáo viên Địa lí, Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
3. Nguyễn Thị Nguyệt Nga – Giáo viên Địa lí, Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
CHỦ ĐỀ 4: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Hoa Kì.
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. 
Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
Trình bày và giải thích được đặc điểm kinh tế - xã hội của Hoa Kì, vai trò của một số ngành kinh tế chủ chốt, sự chuyển dịch cơ cấu ngành và sự phân hóa lãnh thổ của nền kinh tế Hoa Kì.
Kĩ năng
Phân tích số liệu, tư liệu về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế Hoa Kì, so sánh sự khác biệt giữa các vùng. 
Sử dụng bản đồ Hoa Kì để phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản, dân cư, các ngành kinh tế và các vùng kinh tế. 
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
TỰ NHIÊN CỦA HOA KÌ
Lãnh thổ và vị trí địa lí
Lãnh thổ
- Gồm ba bộ phận: trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.
- Phần lãnh thổ ở trung tâm Bắc Mĩ có hình dạng cân đối → thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
Vị trí địa lý
- Nằm ở bán cầu Tây.
- Nằm giữa 2 đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Tiếp giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh.
Ý nghĩa
- Đường bờ biển dài thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển, giao lưu kinh tế với các nước khác.
- Tiếp giáp Ca-na-đa và Mĩ La tinh – nơi có nguồn tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Nằm ở bán cầu Tây không bị ảnh hưởng bởi hai cuộc chiến tranh thế giới tàn phá.
- Phần lớn nằm trong vùng khí hậu ôn hòa thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
Điều kiện tự nhiên
Trung tâm Bắc Mĩ
Điều kiện tự nhiên
Vùng phía Tây
Vùng trung tâm
Vùng phía Đông
Địa hình – đất đai
Các dãy núi trẻ, chạy theo hướng bắc – nam, xen giữa là bồn địa, cao nguyên.
Ven Thái Bình Dương có đồng bằng nhỏ.
Phía bắc là gò đồi thấp.
Phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn.
Núi trung bình, sườn thoải, nhiều thung lũng cắt ngang.
Đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương tương đối rộng lớn và màu mỡ.
Sông ngòi
Là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.
Nguồn thủy năng phong phú.
Hệ thống sông Mit-xi-xi-pi.
Nguồn thủy năng phong phú.
Khí hậu
Ven biển: khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương.
Nội địa: ôn đới lục địa (hoang mạc, bán hoang mạc).
Phía bắc: khí hậu ôn đới.
Phía nam: khí hậu cận nhiệt.
Cận nhiệt và ôn đới hải dương.
Khoáng sản
Tập trung nhiều kim loại màu: vàng, đồng, chì.
Phía bắc: than, sắt.
Phía nam: dầu khí.
Chủ yếu là than đá và quặng sắt.
Giá trị kinh tế
Phát triển công nghiệp luyện kim màu, năng lượng.
Phát triển chăn nuôi.
Thuận lợi trồng trọt.
Phát triển công nghiệp luyện kim đen, năng lượng.
Thuận lợi trồng trọt.
Phát triển công nghiệp luyện kim đen, năng lượng.
A-la-xca và Ha-oai
- A-la-xca: bán đảo rộng lớn, nằm ở tây bắc của Bắc Mĩ, địa hình chủ yếu là đồi núi, trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn thứ 2 của Hoa Kì.
- Ha-oai: là một quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương, có tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.
DÂN CƯ CỦA HOA KÌ
Gia tăng dân số
- Dân số đứng thứ 3 thế giới.
- Dân số tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ La tinh, châu Á, Ca-na-đa, châu Phi.
- Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động lớn mà ít phải mất chi phí đầu tư ban đầu.
Thành phần dân cư: đa dạng
- Có nguồn gốc chủ yếu từ châu Âu (83% dân số Hoa Kì).
- Dân cư có nguồn gốc châu Á và Mĩ La tinh đang tăng mạnh.
- Dân Anh Điêng còn khoảng hơn 3 triệu người.
Phân bố dân cư: không đều
- Dân cư tập trung đông ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như:
Ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng Đông Bắc.
Dân cư sống chủ yếu trong các thành phố.
Tỉ lệ dân thành thị cao (79% năm 2004).
- Dân cư thưa thớt ở những vùng núi cao, hiểm trở, sâu trong lục địa.
- Dân cư có xu hướng chuyển từ Đông Bắc xuống phía nam và ven Thái Bình Dương.
KINH TẾ HOA KÌ
Quy mô
- Nền kinh tế Hoa Kì có quy mô lớn nhất thế giới, chiếm 22,2% GDP toàn thế giới, lớn hơn GDP của châu Á, gấp 6,9 lần GDP của châu Phi (năm 2014).
- Nền kinh tế thị trường điển hình.
- Nền kinh tế mang tính chuyên môn hóa cao.
Các ngành kinh tế
Dịch vụ
- Phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng cao 79,4% GDP (năm 2004).
- Ngoại thương:
Đứng đầu thế giới.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì chiếm 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới (năm 2004)
- Giao thông vận tải: Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.
- Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch:
Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế Hoa Kì.
Thông tin liên lạc rất hiện đại.
Ngành du lịch phát triển mạnh.
Công nghiệp
- Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm 19,7% năm 2004.
- Gồm ba nhóm ngành:
Công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị hàng xuất khẩu, thu hút nhiều lao động.
Công nghiệp điện đa dạng, sản xuất với nhiều nguồn khác nhau.
Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới về khai thác phốt phát, môlipđen.
- Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp:
Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống: luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa, 
Tăng tỉ trọng các ngành hiện đại: hàng không – vũ trụ, điện tử.
- Phân bố :
Trước đây tập trung chủ yếu ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
Hiện nay, mở rộng xuống phía nam và ven Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.
Nông nghiệp
- Đứng hàng đầu thế giới, chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% năm 2004.
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp:
Giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông.
Tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
- Hình thức:
Chủ yếu là trang trại: tăng quy mô và giảm số lượng các trang trại. 
- Phân bố:
Đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ.
Chuyển dần từ các vành đai chuyên canh sang các vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa theo mùa vụ.
- Nền nông nghiệp hàng hóa: 
Hình thành sớm và phát triển mạnh.
Là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN
Ø CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên là
	A. vùng phía Tây, vùng Trung tâm, vùng phía Đông.	
	B. vùng phía Bắc, vùng Trung tâm, vùng phía Nam.	
	C. vùng núi trẻ Coóc-đi-e, vùng Trung tâm, vùng núi già A-pa-lat.	
	D. vùng núi trẻ Coóc-đi-e, vùng núi già A-pa-lat, đồng bằng ven Đại Tây Dương.
Câu 2. Về tự nhiên, bán đảo A-la-xca không có đặc điểm là
	A. bán đảo rộng lớn. 	B. địa hình chủ yếu là đồi núi.	
	C. khí hậu cận nhiệt đới.	D. có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên.
Câu 3. Kiểu khí hậu phổ biến ở vùng phía Đông và vùng Trung tâm Hoa Kì là
	A. khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu cận cực.	B. ôn đới lục địa (hoang mạc và bán hoang mạc).	
	C. cận nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.	D. cận nhiệt đới và ôn đới.
Câu 4. Các dãy núi cao xen các cao nguyên và bồn địa, khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc, giàu tài nguyên năng lượng, kim loại màu, diện tích rừng tương đối lớn là đặc điểm tự nhiên của
	A. vùng phía Đông Hoa Kì.	B. vùng phía Tây Hoa Kì.	
	C. vùng Trung tâm Hoa Kì.	D. vùng bán đảo A-la-xca.
Câu 5. Than đá và quặng sắt của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng nào?
	A. Vùng phía Tây và vùng Trung tâm.	B. Vùng phía Đông và vùng Trung tâm.	
	C. vùng Trung tâm và bán đảo A-la-xca.	D. Vùng phía Đông và quần đảo Ha-oai.
Câu 6. Ở Hoa Kì, thời tiết bị biến động mạnh, thường xuyên xuất hiện nhiều thiên tai như: lốc xoáy, vòi rồng, mưa đá là do
	A. lãnh thổ Hoa Kì rộng lớn.	
	B. lãnh thổ chia thành ba vùng khác biệt.	
	C. địa hình có dạng lòng máng theo hướng bắc - nam.	
	D. nhiều dãy núi cao và đồ sộ.
Câu 7. Nội dung nào không đúng với dân cư Hoa Kì?
	A. Số dân đứng thứ ba thế giới.	
	B. Dân số tăng nhanh, một phần quan trọng là do nhập cư.
	C. Dân nhập cư đa số là người châu Á.	
	D. Cơ cấu dân số có xu hướng già đi.
Câu 8. Dân cư Hoa Kì phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở
	A. trong các thành phố phía đông và ven Đại Tây Dương.	
	B. vùng núi trẻ Coóc-đi-e và đồng bằng Trung tâm.	
	C. ven vịnh Mê-hi-cô và ven Thái Bình Dương.	
	D. trong các thành phố ở Thái Bình Dương và phía bắc.
Câu 9. Người dân Hoa Kì chủ yếu sống ở
	A. ven các thành phố lớn.	B. trong các thành phố.	
	C. vùng nông thôn.	D. các đô thị cực lớn.
Câu 10. Dân cư Hoa Kì hiện nay đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang
	A. phía nam và ven bờ Đại Tây Dương.	B. phía tây và ven bờ Đại Tây Dương.	
	C. phía bắc và ven bờ Thái Bình Dương.	D. phía nam và ven bờ Thái Bình Dương.
Câu 11. Ngành hàng không của Hoa Kì vận chuyển số lượng khách hàng chiếm
	A. 1/2 tổng số hành khách trên thế giới.	B. 1/3 tổng số hành khách trên thế giới.	
	C. 1/5 tổng số hành khách trên thế giới.	D. 1/4 tổng số hành khách trên thế giới.
Câu 12. Trong ngành công nghiệp khai khoáng, Hoa Kì đứng đầu thế giới về khai thác
	A. vàng, bạc, đồng, chì.	B. môlipđen, đồng, chì.	
	C. bạc, đồng, phốt phát.	D. phốt phát, môlipđen.
Câu 13. Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì như: luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, hóa chất, dệt,... tập trung chủ yếu ở vùng
	A. đồng bằng Trung tâm.	B. Đông Nam.	
	C. Đông Bắc.	D. ven Thái Bình Dương.
Câu 14. Ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì là
	A. điện tử - tin học.	B. nông nghiệp.	C. dịch vụ.	D. công nghiệp.
Câu 15. Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay của Hoa Kì, các ngành nào sau đây có tỉ trọng ngày càng tăng?
	A. Luyện kim, hàng không - vũ trụ.	B. Dệt, điện tử.	
	C. Hàng không - vũ trụ, điện tử.	D. Gia công đồ nhựa, điện tử.
Câu 16. Cho bảng số liệu:
GDP CỦA THẾ GIỚI, HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC KHÁC NĂM 2014
(Đơn vị: tỉ USD)
Toàn thế giới
Hoa Kì
Châu Âu
Châu Á
Châu Phi
78037,1
17348,1
21896,9
26501,4
2475,0
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào đúng về GDP Hoa Kì so với thế giới và một số châu lục khác?
	A. Hoa Kì có GDP lớn nhất trên thế giới, vượt cả châu Á và châu Âu.	
	B. GDP của Hoa Kì chiếm 22,2% so với GDP của cả thế giới.	
	C. Hoa Kì có GDP lớn gấp 69 so với GDP của châu Phi.	
	D. GDP của Hoa Kì lớn hơn GDP của châu Á và thấp hơn GDP của châu Âu.
Câu 17. Miền Đông Bắc của Hoa Kì sớm trở thành cái nôi của ngành công nghiệp nước này nhờ có
	A. đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu.	B. dầu mỏ, khí đốt phong phú.	
	C. nguồn than, sắt, thủy điện phong phú.	D. giao thông vận tải biển.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nền công nghiệp Hoa Kì?
	A. Có tính chuyên môn hóa cao.	
	B. Có trình độ khoa học kĩ thuật cao.	
	C. Đồn điền là hình thức sản xuất chủ yếu.	
	D. Gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Câu 19. Vùng “Vành đai mặt trời” của Hoa Kì là
	A. ven Thái Bình Dương và phía nam.	B. vùng Trung tâm.	
	C. vùng phía Đông.	D. dọc biên giới với Ca-na-đa.
Câu 20. Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ GDP CỦA HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC NĂM 2014
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với giá trị GDP của Hoa Kì so với toàn thế giới và các châu lục năm 2014?
	A. Hoa Kì có GDP lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên vẫn thấp hơn GDP của châu Âu.	
	B. GDP của Hoa Kì chiếm 22,2% so với GDP của cả thế giới.	
	C. Hoa Kì có GDP lớn gấp 6,9 so với GDP của châu Phi. 	
	D. GDP của Hoa Kì lớn hơn GDP của châu Á và thấp hơn GDP của châu Âu.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy cho biết vị trí của Hoa Kì có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế?
Câu 2. Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ DÂN SỐ HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1950 – 2014
Năm
Chỉ số
1950
2000
2010
2014
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)
1,5
0,6
0,6
0,4
Tuổi thọ trung bình (tuổi)
70,8
76,6
78,5
78,9
Nhóm dưới 15 tuổi (%)
27,0
21,3
19,8
19,0
Nhóm trên 65 tuổi (%)
8,0
12,3
13,0
14,8
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu nêu những biểu hiện của xu hướng già hóa dân số của Hoa Kì.
Câu 3. Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp,
công nghiệp Hoa Kì?
Câu 4. Hoàn thành bảng dưới đây về các điều kiện tự nhiên của phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ.
Điều kiện tự nhiên
Vùng phía Tây
Vùng Trung tâm
Vùng phía Đông
Địa hình, đất đai
Sông ngòi
Khí hậu
Khoáng sản
Giá trị kinh tế
Câu 5. Cho bảng số liệu:
GDP CỦA HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC NĂM 2014
(Đơn vị: tỉ USD)
Toàn thế giới
Hoa Kì
Châu Âu
Châu Á
Châu Phi
78037,1
17348,1
21896,9
26501,4
2475,0
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
- Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ so sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một số châu lục.
- So sánh GDP của Hoa Kì so với thế giới và một số châu lục.
	Câu 6. Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì?
ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1-A
2-C
3-D
4-B
5-B
6-C
7-C
8-A
9-B
10-D
11-B
12-D
13-C
14-D
15-C
16-B
17-C
18-C
19-A
20-D
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
* Vị trí địa lí Hoa Kì có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế:
- Đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển và giao lưu kinh tế với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á và Tây Âu.
- Tiếp giáp Ca-na-đa và Mĩ La tinh là những nơi có nguồn tài nguyên phong phú thuận lợi cho sự hợp tác phát triển, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Nằm ở bán cầu Tây, được bao bọc bởi hai đại dương lớn, không bị ảnh hưởng bởi hai cuộc chiến tranh thế giới tàn phá.
- Phần lớn nằm trong vùng khí hậu ôn đới, một phần nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt, không quá khắc nghiệt, thuận lợi cho phát triển kinh tế và đời sống sinh hoạt.
Câu 2.
* Biểu hiện của xu hướng già hóa dân số của Hoa Kì:
- 1 nước có cơ cấu dân số già khi:
Nhóm tuổi 0 - 14 tuổi: dưới 25%.
Nhóm tuổi 60 trở lên: trên 15%.
- Cơ cấu dân số Hoa Kì giai đoạn 1950 - 2014 có xu hướng già hóa:
Giảm mạnh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: từ 1,5% năm 1950 xuống còn 0,4% năm 2004.
Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,8 tuổi năm 1950 tăng lên là 78,9 tuổi năm 2014.
Nhóm dưới 15 tuổi có xu hướng giảm từ 27,0% năm 1950 xuống 19,0% năm 2014.
Nhóm trên 65 tuổi có xu hướng tăng nhanh từ 8,0% năm 1950 tăng lên 14,8% năm 2014.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng dân số của Hoa Kì đang có xu hướng già đi rất rõ rệt.
Câu 3.
* Những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp Hoa Kì:
- Trong nông nghiệp:
Vị trí địa lí:
Nằm trong khu vực cận nhiệt và ôn đới thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, phát triển nông nghiệp của miền cận nhiệt và ôn đới.
Đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Điều kiện tự nhiên:
Địa hình - đất đai: vùng đồng bằng ven biển Đại Tây Dương có diện tích lớn, màu mỡ, khí hậu ôn đới và cận nhiệt thuận lợi cho phát triển các loại cây lương thực, cây ăn quả,... Địa hình gò đồi, các đồng cỏ ở vùng trung tâm thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc.
Khí hậu: khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt cho phép phát triển nhiều loại cây lương thực, ăn quả.
Sông ngòi: có nhiều sông lớn như Mi-xi-xi-pi, Mit-xu-ri, Cô-lôm-bi-a, Cô-lô-ra-đô và vùng Ngũ Hồ, có vai trò hình thành đồng bằng, cung cấp nước tưới trong nông nghiệp.
Rừng: diện tích rừng tự nhiên ở miền núi phía tây còn lớn, phát triển lâm nghiệp.
Biển: đường bờ biển dài, ven biển nhiều bãi tôm, bãi cá thuận lợi phát triển ngư nghiệp.
- Trong công nghiệp:
Vị trí địa lí:
Đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển và giao lưu kinh tế với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á và Tây Âu.
Tiếp giáp Ca-na-đa và Mĩ La tinh là những thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu giàu có.
Điều kiện tự nhiên:
Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản với các mỏ kim loại màu ở phía tây (như vàng, đồng, chì), than đá, quặng sắt với trữ lượng lớn, dầu mỏ, khí tự nhiên ở phía nam,... thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.
Nguồn thủy năng phong phú thuận lợi phát triển ngành công nghiệp năng lượng.
Diện tích rừng tương đối lớn, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
Biển: đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng cảng biển, gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển, giao lưu, phát triển kinh tế.
Khí hậu: không quá khắc nghiệt, thuận lợi cho sản xuất.
Địa hình: vùng phía Đông và ven Thái Bình Dương có địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là ở vùng Đông Bắc tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn và rất lớn.
Câu 4.
* Điều kiện tự nhiên phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ:
Điều kiện tự nhiên
Vùng phía Tây
Vùng Trung tâm
Vùng phía Đông
Địa hình, đất đai
- Các dãy núi trẻ cao, chạy theo hướng bắc - nam, xen giữa là bồn địa, cao nguyên.
- Ven Thái Bình Dương có đồng bằng nhỏ.
- Phía Bắc là gò đồi thấp.
- Phía Nam là đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn.
- Núi trung bình, sườn thoải, nhiều thung lũng cắt ngang.
- Đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương tương đối rộng lớn và màu mỡ.
Sông ngòi
- Là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.
- Nguồn thủy năng phong phú.
- Hệ thống sông Mit-xi-xi-pi.
- Nguồn thủy năng phong phú.
Khí hậu
- Ven biển: cận nhiệt và ôn đới hải dương.
- Nội địa: ôn đới lục địa (hoang mạc và bán hoang mạc).
- Phía bắc: ôn đới.
- Phía nam: cận nhiệt.
- Cận nhiệt và ôn đới hải dương.
Khoáng sản.
- Tập trung nhiều kim loại màu: vàng, đồng, chì.
- Phía bắc: than, sắt.
- Phía nam: dầu khí.
- Chủ yếu là than đá và quặng sắt.
Giá trị kinh tế
- Phát triển công nghiệp luyện kim màu, năng lượng.
- Phát triển chăn nuôi.
- Thuận lợi trồng trọt.
- Phát triển công nghiệp luyện kim đen, năng lượng.
- Thuận lợi trồng trọt.
- Phát triển công nghiệp luyện kim đen, năng lượng.
Câu 5.
* Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THẺ HIỆN GIÁ TRỊ GDP CỦA HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC NĂM 2014
* So sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một số châu lục năm 2014:
- Hoa Kì có quy mô nền kinh tế dẫn đầu thế giới, riêng Hoa Kì chiếm 22,2% GDP toàn thế giới.
- GDP không những dẫn đầu toàn thế giới mà còn vượt tổng GDP của châu Phi (gấp 6,9 lần châu Phi).
→ Hoa Kì có quy mô kinh tế lớn nhất trên thế giới.
Câu 6.
* Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội:
- Điều kiện tự nhiên:
Địa hình phân hóa đa dạng thành các miền địa hình rộng lớn: các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, các bề mặt cao nguyên, vùng đồi núi kết hợp điều kiện khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào,... thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh lớn trong nông nghiệp.
Khí hậu phân hóa đa dạng, tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp cho mỗi loại cây trồng, vật nuôi. (Ví dụ: ở phía bắc là các nông sản ôn đới, ở phía nam là các nông sản cận nhiệt đới, ở phía đông là các nông sản ưa ẩm, ở phía tây là loại nông sản chịu hạn).
- Điều kiện kinh tế - xã hội: 
Trình độ sản xuất nông nghiệp cao, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp Hoa Kì đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa, kết hợp nông - công nghiệp chặt chẽ, hình thành nhiều cơ sở chế biến nông sản.
Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa theo mùa vụ thay thế cho các vùng chuyên canh.
Thị trường rộng lớn cũng có sự ảnh hưởng lớn đến phân hóa lãnh thổ sản xuất.
Hình thức tổ chức sản xuất trang trại với diện tích lớn, tạo ra nhiều sản phẩm theo mùa vụ trên cùng một lãnh thổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_11_chu_de_4_hhop_chung_quoc_hoa_ki.doc