Giáo án Địa lí 11 - Bài 5: Một số vấn đề của khu vực và châu lục - Tiết 1 đến tiết 3

Giáo án Địa lí 11 - Bài 5: Một số vấn đề của khu vực và châu lục - Tiết 1 đến tiết 3

Tiết 1:

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức:

 - Biết được châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản , nêu đượckhó khăn do khí hậu khô, nóng, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá

 - Nhận xét được dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn , nhưng chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật đe dọa, xung đột sắc tộc.

 - Kinh tế tuy có khởi sắc, nhưng cơ bản phát triển còn chậm.

 2. Kĩ năng:

 Phân tích lược đồ (bản đồ) bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi

 3. Thái độ:

 - Chia sẽ với những khó khăn mà người dân châu Phi phải trải qua.

 - Giúp HS nhận thức được sự suy giảm tài nguyên rừng sẽ tác động đén sự biến đổi khí hậu từ đó HS có ý thức hơn trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của quốc gia

 4. Định hướng năng lực được hình thành

 - Năng lực giao tiếp, tự học, quản lí, sáng tạo, tính toán

 - Năng lực sử dụng bản đồ, bản thống kê

 II. Chuẩn bị của giáo viên và HS

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Châu Phi, Bản đồ kinh tế chung Châu Phi

 - Tranh ảnh về cảnh quan và con người, một số hoạt động kinh tế tiểu biểu của các nước Châu Phi

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Tập, sách giáo khoa, bút

 - Átlat Địa lí Thế giới.

 

docx 19 trang lexuan 194190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Bài 5: Một số vấn đề của khu vực và châu lục - Tiết 1 đến tiết 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 3 / 9 / 2020
Tuần: 5 
Tiết PPCT : 5
BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC VÀ CHÂU LỤC
Thời lượng : 03 tiết
Tiết 1:
I. MỤC TIÊU 
 1. Về kiến thức:
 - Biết được châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản , nêu đượckhó khăn do khí hậu khô, nóng, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá 
 - Nhận xét được dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn , nhưng chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật đe dọa, xung đột sắc tộc.
 - Kinh tế tuy có khởi sắc, nhưng cơ bản phát triển còn chậm.
 2. Kĩ năng:
 Phân tích lược đồ (bản đồ) bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi
 3. Thái độ:
 - Chia sẽ với những khó khăn mà người dân châu Phi phải trải qua.
 - Giúp HS nhận thức được sự suy giảm tài nguyên rừng sẽ tác động đén sự biến đổi khí hậu từ đó HS có ý thức hơn trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của quốc gia
 4. Định hướng năng lực được hình thành 
 - Năng lực giao tiếp, tự học, quản lí, sáng tạo, tính toán
 - Năng lực sử dụng bản đồ, bản thống kê
 II. Chuẩn bị của giáo viên và HS
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Châu Phi, Bản đồ kinh tế chung Châu Phi
 - Tranh ảnh về cảnh quan và con người, một số hoạt động kinh tế tiểu biểu của các nước Châu Phi
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Tập, sách giáo khoa, bút
 - Átlat Địa lí Thế giới. 
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động (7 phút)
1.1 Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của châu phi.
	- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát và nhận xét bản đồ.
	1.2 Phương thức : Hoạt động cá nhân, sử dụng bản đồ.
1.3 Tiến trình hoạt động: 
 	Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Quan sát bản đồ tự nhiên Châu phi , kết hợp hình SGK và sự hiểu biết của mỗi cá nhân, mỗi em học sinh viết ra giấy một đặc điểm về Châu phi.
 	Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ 1 phút.
 	Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: Học sinh trao đổi chọn một số em lên bảng ghi kết quả của cá nhân, các bạn khác cho ý kiến hoặc bổ sung trên cơ sở các ý kiến của học sinh, giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới.
 	Bước 4: Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 Hãy nêu một số cơ hộ và thách thức của toàn cầu hóa đối với sự phát triển kinh tế nước ta
 3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề về tự nhiên (9 phút)
ö Mục tiêu : 
 - Biết được đặc điểm tự nhiên châu Phi, một quốc gia có nhiều tài nguyên khoáng sản , nêu được khó khăn do khí hậu khô, nóng, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá 
 - Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng, phân tích bản đồ tự nhiên châu Phi để trình bày các đặc điểm nổi bậc của châu Phi .
öPhương thức
 - Tư duy, tranh luận tích cực, động não, thuyết trình, diễn giảng
 - Đàm thoại gợi mở 
 - Hoạt động cá nhân/cặp 
 - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh.
ö Các bước của hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhân – cặp 
+Xác định VTĐL của châu Phi
+ Hãy cho biết vì sao ranh giới của các quốc gia ở Châu Phi là đường thẳng (chủ yếu)?
+ Hãy dựa vào hình 6.1 và sự hiểu biết của bản thân cho biết đặc điển khí hậu, cảnh qua của Châu Phi?
+ Kể tên hoang mạc ở Châu Phi, nguyên nhân hình thành các hoang mạc?
+ Nhận xét về sự phân bố và hiện trạng khai thác khoáng sản ở Châu Phi?
Bước 2 : Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
- Cảnh quan chính: Hoang mạc, Bán hoang mạc và Savan.
- Tài nguyên: Khoáng sản và rừng bị khai thác mạnh
+ Rừng: nhất là ven các hoang mạc, bán hoang mạc, bị khai thác quá mức gây ra sa mạc hoá.
+ Khoáng sản: bị cạn kiệt
¦ gây khó khăn lớn đối với sự phát triển kinh tế- XH của nhiều nước Châu Phi.
Bước 4: Học sinh thao luận, trình bày báo cáo kết quả.
Bước 5 : GV đánh giá chốt lại kiến thức. 
 GV hỏi tiếp:
 + Hậu quả của việc khai thác tài nguyên rừng ở Châu Phi? Việc khai thác quá mức tài nguyền có tác động đến sự biến đổi khí hậu? giải thích? Biện pháp khắc phục tình trạng khai thác quá mức các nguồn tài nguyên này?
 + Liên hệ VN.
→ Chuyển ý sang mục II
I. MỘT SỐ VÁN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN:
- Khí hậu: khô, nóng
- Cảnh quan chính: Hoang mạc, Bán hoang mạc và Savan.
- Tài nguyên: Khoáng sản và rừng bị khai thác mạnh
+ Rừng: nhất là ven các hoang mạc, bán hoang mạc, bị khai thác quá mức gây ra sa mạc hoá.
+ Khoáng sản: bị cạn kiệt
¦ gây khó khăn lớn đối với sự phát triển kinh tế- XH của nhiều nước Châu Phi.
- Biện pháp:
+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
+ Phát triển thuỷ lợi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề dân cư xã hội (10 phút)
ö Mục tiêu : 
 - Nhận xét được dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn , nhưng chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật đe dọa, xung đột sắc tộc.
 - Phân tích lược đồ (bản đồ) bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi
ö Phương thức
 - Đàm thoại gợi mở, tranh luận tích cực, phát vấn, động não, thuyết trình	
 - Hoạt động cá nhân/cặp
 - Sử dụng phương tiện trực quan: bảng số liệu.
ö Các bước của hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhân – cặp 
Hãy so sánh và nhận xét về các chỉ số dân số của Châu Phi so với nhóm nước đang phát triển, nhóm nước phát triển và trên thế giới.
Dựa vào hình ảnh về cuộc sống của người dân Châu Phi, kênh chữ và các bảng thông tin SGK. Hãy nhận xét chung về tình hình XH Châu Phi
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
- Dân số Châu Phi tăng rất nhanh
+ Tỉ suất sinh cao.
+ Tỉ suất tử cao
¦ Tỉ suất gia tăng dsố tự nhiên rất cao: 2,3%/năm.
- Tuổi thọ TB thấp 52 tuổi.
- Trình độ dân trí thấp.
Xã hội:
- Nhiều hủ tục chưa được xoá.
- Xung đột sắc tộc
- Tình trạng đói nghèo nặng nề. Bệnh tật đe doạ: HIV và số rét.
Bước 4: Học sinh thao luận, trình bày báo cáo kết quả.
Bước 5 : GV đánh giá chốt lại kiến thức. 
+ Trình độ dân trí thấp
Châu Phi --- quá khứ đã có thời kỳ phát triển rực rỡ, nền văn minh sống Nile Ai Cập nỗi tiếng ở nhiều lĩnh vực, nhưng các nước Châu Phi đều là thuộc địa, chịu sự kìm hãm của chế độ thực dân, phần lớn các nước Châu Phi dành độc lập từ giữa thế ký XX. Nhiều nước Châu Phi mới được hình thành sau độc lập. Quá trình phát triển không được bắt rễ từ quá khứ. Một số quốc gia dựa vào đội quân giữ gìn hoà bình của LHQ. Đặc biệt ở Libêria cho đến năm 2004 vẫn còn bị cai trị bởi chùa đất đóng vai trò làm tổng thống hiện thuộc quyền giám sát bảo hộ tạm thời của LHQ.
+ Hủ tục: những tập tụ kỳ quái và mang rợ đôi khi còn quái gở.
Tục hành xác ở Nammibia, bộ tộc Lemba
+ Gái 16 tuổi phải xẻo môi, người hành lễ là những người già làng, dùng mãnh đá để cắt môi dưới vết thương dài thường bị nhiễm trùng nặng (co khi gây tử vong)
+ Trai 13 tuổi đứng trong tổ kiến khoảng 5’ không được nhăn nhó hay kêu la.
Thử thách cưới ở Sudan tộc Diaka
Trước khi hỏi vợ chàng trai đem đến nhà vợ ba con bò, anh ta phải thọc tay vào hậu môn con vật và lôi ra phân bò 3 lần không lôi được ¦chờ tới mùa cưới lần sau.
+ Cuộc xung đột ở bờ biển ngà 2002 đã làm thiệt mạng khoảng 12000 người buộc gần 1 tr người phải bỏ nhà cửa.
+ Cuộc xung đột ở CHDC Công gô làm chết 3tr người.
+ Cuộc tàn sát ở vùng Nam Xuđăng làm chết 50.000 người.
+ Đói nghèo tăng từ 164tr người (1981) lên 314tr người có 34/54 (quốc gia ở Châu Phi/ thgới) tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. BQ: 725đla/người/năm.
- HIV chiến 24,5tr người (2005) chiến 64% số người mắc bệnh này trên toàn cầu nay chỉ có 22,9tr người phải chết vì AIDS chiếm 91% số người chết vì bệnh này trên thế giới và gần 30% trẻ em, 11% phụ nữ mang thai bị chết vì bệnh sốt rét.
¦ Liên hệ VN
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÃ HỘI:
1.Dân cư:
- Dân số Châu Phi tăng rất nhanh
+ Tỉ suất sinh cao.
+ Tỉ suất tử cao
¦ Tỉ suất gia tăng dsố tự nhiên rất cao: 2,3%/năm.
- Tuổi thọ TB thấp 52 tuổi.
- Trình độ dân trí thấp.
2. Xã hội:
- Nhiều hủ tục chưa được xoá.
- Xung đột sắc tộc
- Tình trạng đói nghèo nặng nề.
- Bệnh tật đe doạ: HIV và số rét
- Chỉ số HDI thấp.
* Nhiều tổ chức quốc tế giúp đỡ.
* VN: Hỗ trợ về giảng dạy, tư vấn kỹ thuật
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số vấn đề kinh tế (8 phút)
ö Mục tiêu : 
 - Kinh tế tuy có khởi sắc, nhưng cơ bản phát triển còn chậm.
 - Phân tích lược đồ (bản đồ) bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi
öPhương thức
 - Đàm thoại gợi mở, tranh luận tích cực, phát vấn, động não, thuyết trình	
 - Hoạt động cá nhân/nhóm 
 - Sử dụng phương tiện trực quan: bảng số liệu.
ö Các bước của hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS dựa vào bảng56.2 và nội dung SGK. Hãy nhận xét về tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước Châu Phi so với thế giới?
+ So sánh tốc độ tăng trưởng?
+ Đóng góp vào GDP toàn cầu của Châu Phi là cao hay thấp?
+ Nguyên nhân làm cho nền kinh tế Châu Phi kém phát triển?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút
Bước 3: Gv gợi ý sản phẩm.
- Nền kinh tế hiện nay của Châu Phi còn rất nghèo nàn, lạc hậu.
+ Châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu (2004)
+ GDP/người thấp
+ Năng xuất lao động thấp
+ Cơ sở hạ tầng kém
+ Giáo dục, Y tế kém phát triển
Bước 4: Học sinh thao luận, trình bày báo cáo kết quả.
Bước 5 : GV đánh giá chốt lại kiến thức. 
GV nói thêm: những khó khăn của VN và các nước Châu Phi trong quá trình đấu tranh giành độc lập, xây dựng, bảo vệ tổ quốc cũng giống nhau
¦ Liên hệ VN
GVhỏi thêm : Tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy cuộc sống của người dân Châu Phi đã được cải thiện chưa? Vì sao?
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ:
- Nền kinh tế hiện nay của Châu Phi còn rất nghèo nàn, lạc hậu.
+ Châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu (2004)
+ GDP/người thấp
+ Năng xuất lao động thấp
+ Cơ sở hạ tầng kém
+ Giáo dục, Y tế kém phát triển
Nguyên nhân:
+ Từng bị thực dân thống trị
+ Xung đột sắc tộc
+ Khả năng quản lí kém
+ Dân số tăng nhanh
Nền kinh tế của Châu Phi đang phát triển theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP trong những thập niên vừa qua tương đối cao
3. Luyện tập: (4 phút)
3.1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng.
3.2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.
3.4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
a. Các nước châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác và bảo 
vệ tự nhiên.
b. Để thoát khỏi tình trạng kém phát triển các nước châu Phi cần thực hiện những giải pháp gì?
c. Phân tích các nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp
Bước 3: Đánh giá
Giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của học sinh trong quá trình thực hiện.
4. Vận dụng/ Bài tập về nhà
4.1. Mục tiêu: Liên hệ thực tế nhằm mở rộng kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
4.2. Nội dung: 
- Về nhà làm bài tập số 2 SGK trang 23.
- Đọc bài: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh và nghiên cứu các câu hỏi giữa và cuối bài
4.3. Đánh giá: Giáo viên khuyến khích, động viên các học sinh làm bài.
5. Vận dụng, mở rộng: (2 phút)
- Đứng với một vị trí là một nhà lãnh đạo em có giải pháp gì để giúp cho đất nước Châu Phi phát triển vững mạnh.
- Em hãy nêu 1 hành động cụ thể của bản thân về việc bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý.
 Trà Cú, Ngày tháng năm 2020
 Duyệt của tổ phó
 Kim Ngọc Thái
Ngày soạn: 2 /9 / 2020 
Tuần 6
Tuần : 6
BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC VÀ CHÂU LỤC 
Tiết 2:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. MỤC TIÊU 
1.Về kiến thức:
 - Biết MLT có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, song nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác lại chỉ phục vụ cho thiểu số dân, gây tình trạng không công bằng, mức sống chênh lệch lớn với một bộ phận không nhỏ dân cư sống dưới mức nghèo khổ.
 - Phân tích được tình trạng phát triển thiếu ổn định của nền kinh tế các nước MLT , khó khăn do nợ, phục thuộc nước ngoài và những cố gắng để vượt qua những khó khăn của các nước này
2. Kĩ năng:
 - Phân tích lược đồ (bản đồ) bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của MLT 
3. Thái độ:
 - Tán thành với những biện pháp mà các quốc gia MLT đang cố gắng thực hiện để vượt qua khó khăn trong giải quyết các vấn đề KT- XH.
 - Học sinh hiểu được tác động của ĐTH sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu 
4. Định hướng năng lực được hình thành 
 - Năng lực giao tiếp, tự học, tính toán
 - Năng lực sử dụng bản đồ, bản thống kê
II. Chuẩn bị của giáo viên và HS
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Mỹ, bản đồ KT chung MLT.
 - Tranh ảnh về cảnh quan và con người, một số hoạt động T tiêu biểu của các nước MLT
2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Tập, sách giáo khoa, bút
	- Átlat Địa lí Thế giới. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động (7 phút)
1.1. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát một vài đặc điểm tự nhiên hoặc kinh tế , xã hội của châu phi mà HS có thể biết
1.2. Phương thức : Hoạt động cá nhân, sử dụng bản đồ
1.3. Tiến trình hoạt động: 
 Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Thông qua sự hiểu biết của mỗi cá nhân, mỗi em học sinh em hãy giới thiệu về rừng nhiệt đới ẩm Amadôn?
 Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ 2 phút.
 Bước 3. Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: Học sinh trao đổi chọn một số em lên bảng ghi kết quả của cá nhân, các bạn khác cho ý kiến hoặc bổ sung trên cơ sở các ý kiến của học sinh.
 Bước 4. GV tổng hợp kiến thức và dẫn dắt vào bài mới.
2. Kiếm tra bài cũ: (5 phút)
2.1. bày khí hậu và cảnh quan của Châu Phi, các nước châu Phi cần có những biện pháp gì để khắc phục những khó khăn trên?
 2. 2. Phân tích những tác động của dân cư và XH Châu Phi tới sự phát triển KT của các nước ở châu lục này
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề về tự nhiên (8 phút)
ö Mục tiêu : 
- Biết MLT có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế 
ö Phương thức
- Tư duy, tranh luận tích cực, động não, thuyết trình, diễn giảng
- Đàm thoại gợi mở 
- Hoạt động cả lớp 
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh.
ö Các bước của hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS dựa vào nội dung SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau : Em biết gì về MLT ? Tại sao ở Trung và Nam Mỹ người gọi là MLT?
-GV treo bản đồ Châu Mỹ cho HS lên bảng xác định vị trí của Mỹ La Tinh 
 Tọa độ : 
 28° B
1080 T 35° Đ
 49° N
- Gv cho HS quan sát hình 5.3 (SGK). Hãy cho biết cảnh quan thiên nhiên và khoáng sản ở MLT?
Bước 2 : Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
Giải thích tại sao gọi là Mỹ latinh- liên hệ lớp dưới, khái quá về lịch sử của Mỹ Latinh.
Bước 4: Học sinh thao luận, trình bày báo cáo kết quả.
Bước 5: GV đánh giá chốt lại kiến thức. 
 Các môi trường chính 
+ Rừng xích đạo xanh quanh đồng bằng Amazon
+Rừng nhiệt đới ẩm ở phía đông ( Trung Mĩ)
+ Rừng thưa và savan ở đồng bằng Ôrinôcô và phía tây Trung Mỹ
+ Thảo nguyên và đồng cỏ Pampa
+ Hoang mạc , bán hoang mạc 
-Hoang mạc Atacama ( tây Aldet)
-Bán hoang mạc ôn đới trên cao nguyên Patagôria
- Miền tây là núi cao Aldet
 Cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm (Amazon) đồng cỏ chiếm phần lớn diện tích rất thuận lợi cho nông nghiệp phát triển
→ Liên hệ VN
I . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI:
1. Tự nhiên:
- Giàu tài nguyên khoáng sản: kim loại màu, kim loại quí, nhiên liệu 
- Đất đai, khí hậu thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây nhiệt đới.
- Cảnh quan chủ yếu: rừng nhiệt đới ẩm và savan. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề dân cư, xã hội (8 phút)
ö Mục tiêu : 
 - Biết MLT nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác lại chỉ phục vụ cho thiểu số dân, gây tình trạng không công bằng, mức sống chênh lệch lớn với một bộ phận không nhỏ dân cư sống dưới mức nghèo khổ.
 - Phân tích lược đồ (bản đồ) bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của MLT
öPhương thức
 - Đàm thoại gợi mở, tranh luận tích cực, phát vấn, động não, thuyết trình	
 - Hoạt động cá nhân/cặp 
 - Sử dụng phương tiện trực quan: bảng số liệu.
ö Các bước của hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS làm việc theo cặp và dựa vào bảng 5.3 và nội dung SGK Hãy phân tích và nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cơ ở một số nước MLT?
* Gợi ý :
+ Tính giá trị % của dân cư thế giới nghèo nhất, giàu nhất 
+ So sánh GDP giữa 2 nhóm nước 
+Nhận xét chung về mức độ chênh lệch
+ GV cho HS vào kênh chữ và vốn hiểu biết của bản thân, giải thích vì sao có sự chênh lệch đó 
+ Hiên tượng đô thị hóa diễn ra rất trầm trọng ở MLT có tác động đén sựbiến đổi khí hậu? giải thích?
Bước 2 : Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút
Bước 3: Học sinh thao luận, trình bày báo cáo kết quả.
Bước 4 : GV đánh giá chốt lại kiến thức. 
Nhắc thêm tình trạng đô thị hóa tự phát và hậu quả của nó đến đời sống người dân
2. Dân cư và xã hội :
- Chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội rất lớn.
- Tỉ lệ dân số sống duow3is mức nghèo khổ lớn 37%-62%.
- Cải cách ruộng đất không triệt để.
- Đô thị hóa nhanh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu kinh tế (12 phút)
ö Mục tiêu : 
 - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích sự ô nhiễm và hậu quả của ô nhiễm từng loại môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
 - Phân tích bảng số liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực.
öPhương thức
 - Đàm thoại gợi mở, tranh luận tích cực, phát vấn, động não, thuyết trình	
 - Hoạt động cá nhân/nhóm 
 - Sử dụng phương tiện trực quan: bảng số liệu.
ö Các bước của hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho 6 nhóm các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:
Dựa vào hình 5.4 . Hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của MLT trong giai đoạn 1985 – 2004? Nêu ý nghĩa của biểu đồ và rút ra kết luận 
Bước 2 : Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút
Bước 3: Học sinh thao luận, trình bày báo cáo kết quả.
Bước 4 : GV đánh giá chốt lại kiến thức. 
GV tiếp tục cho HS làm việc theo cặp xem bảng 6.4
Hãy cho biết đến năm 2004, những quốc gia nào ở MLT có tỉ lệ nợ nước ngoài lớn( so với GDP)?
Gợi ý :
 + Tổng số nợ nước ngoài so với tổng GDP của mỗi nước 
+ Nhận xét tình trạng nợ của từng nước 
GV tiếp tục cho HS dựa vào kênh chữ SGK và sự hiểu biết của bản thân Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm trên. Nêu giải pháp để khắc phục những tồn tại trong phát triển kinh tế ở MLT?
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ 
1 .Đặc điểm :
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều
- Tình hình chính trị thiếu ổn định
- Nợ nước ngoài cao
- Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài
2.Nguyên nhân :
-Các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở .
- Đường lối phát triển KT, XH chưa đúng đắn.
- Duy trì chế độ phong kiến lâu dài.
3. Giải Pháp:
- Củng cố bộ máy nhà nước
-Phát triển giáo dục
- Cải cách, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế
-Thực hiện CNH đất nước
- Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngòai
3. Luyện tập: (3 phút)
 3.1 Mục tiêu: Giúp học sinh cô động kiến thức qua tiết học, nắm kiến thức trọng tâm của bài
 3.2 Phương thức: Thuyết trình, hỏi đáp, vấn đáp, 
3.3 Câu hỏi luyện tập:
 1. Vì sao các nước MLT có ĐK tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo trong dân cư lại cao?
 2. Những nguyên nhân nào làm cho nền Kinh tế của MLT chậm phát triển ?
3. 4. Câu hỏi trắc nghiệm.
a) GV giao nhiệm vụ cho HS: Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm khái quát.( 5 câu )
Câu 1: Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phá triển chăn nuôi đại gia súc là do
A. có nguồn lương thực dồi dào và khí hậu lạnh. 
B. có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm.
C. ngành công nghiệp chế biến phát triển. 
D. nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt dồi dào.
Câu 2: Nhân tố quan trọng làm cho Mĩ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn 
quả nhiệt đới là do có
A. thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. cácloại đất khác nhau.
C. nhiều cao nguyên. D. khí hậu nhiệt đới.
Câu 3: Việc khai thác nguồn tài nguyên giàu có của Mĩ La tinh chủ yếu mang lại lợi ích cho
A. đại bộ phận dân cư. B. người da den nhập cư.
C. nhà tư bản, chủ trang trại. D. Người Anh-điêng).
Câu 4: Ở Mĩ La tinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do
A. cải cách ruộng đất không triệt để. 
B. không ban hành chính sách cải cách ruộng đất.
C. người dân ít có nhu cầu sản xuất nông nghiệp. 
D. nông dân tự nguyện bán đất cho chủ trang trại.
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu Mĩ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao là do
A. chiến tranh ở các vùng nông thôn. 
B. công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh.
C. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm. 
D. điều kiện sống ở thành phố rất thuận lợi.
4. Vận dụng/bài tập về nhà
4.1. Mục tiêu: Yêu cầu hs vận dụng kiến thức hoặc liên hệ phần kiến thức đã học với Việt Nam.
4.2. Nội dung: Gv yêu cầu HS tìm các tài liệu liên quan đến khu vực Mĩ La tinh và mối quan hệ 
giữa Việt Nam và các nước Mĩ La tinh. (theo 8 nhóm).
4.3. Đánh giá: Gv động viên hs hoàn thành sản phẩm và tiếp tục hoàn thện hơn ở nhà.Hs báo cáo theo nhóm vào tiết học sau.
 - Đứng với một vị trí là một nhà lãnh đạo em có giải pháp gì để giúp cho đất nước Mĩ La Tinh phát triển vững mạnh.
 Trà Cú, Ngày tháng năm 2020
 Duyệt của tổ phó
 Kim Ngọc Thái
Ngày soạn: 3 / 9 /2020 
Tuần: 7 
Tiết PPCT : 7 
BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC VÀ CHÂU LỤC (TT) 
Tiết 3:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức:
- Biết được đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á
- Biết được tìm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và Trung Á
- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung độ tôn giáo, nạn khủng bố. 
2. Kĩ năng:
 - Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
 - Đọc các lược đồ (bản đồ) Tây Nam Á và Trung Á để thấy vị trí các nước trong khu vực
 - Phân tích các bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định
 - Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế
3. Thái độ:
 - Học sinh chia sẽ nổi khó khăn của 2 khu vực
 - Có ý thức bảo vệ hòa bình , ngăn chăn sự thiệt hại của tài nguyên do chiến tranh gây ra
4. Định hướng năng lực được hình thành 
 - Năng lực giao tiếp, tự học, tính toán
 - Năng lực sử dụng bản đồ, bản thống kê
II. Chuẩn bị của giáo viên và HS
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bản đồ các nước trên thế giới 
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á,
 - Phóng to các lược đồ ,các biểu đồ trong SGK
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Tập, sách giáo khoa, bút
 - Átlat Địa lí Thế giới. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những thuận lợi để phát triển kinh tế của Mĩ La –tinh? Nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ La-tinh phát triển không ổn định? 
3. Các hoạt động học tập:
A. Đặt vấn đề
1. Mục tiêu
- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về các khu vực trên thế giới đã học lớp 8, chuẩn bị cho kiến thức mới.
- Tạo tình huống có vấn đề nhằm gây hứng thú học tập
- Giải quyết một phần tình huống đề ra để kết nối với bài mới.
2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.
3. Phương tiện: Một số hình ảnh về khu vực Tây Nam Á và Trung Á
4. Tiến trình hoạt động
 Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh về khu vực Tây Nam Á và Trung Á: Vài hình ảnh khí hậu, cảnh quan, địa hình, dầu mỏ, đạo Hồi, chiến tranh, xung đột sắc tộc yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
 Với kiến thức đã từng học ở THCS cho biết những hình ảnh trên là của khu vực vào?
 Những hình ảnh nói lên được những đặc điểm nào của khu vực đó?
 Em còn biết gì về khu vực này ? 
Bước 2: Hs quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã có để trả lời.
Bước 3: GV gọi đại diện học sinh trả lời, học sinh khác trao đổi và bổ sung thêm.
Bước 4: GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
 Một khu vực có khí hậu khô hạn, có nguồn dầu mỏ phong phú, có nền văn minh cổ đại, đại đa số người dân theo đạo hồi .Tuy nhiên ngày nay, khi nhắc đến khu vực này chúng ta thường nghĩ ngay đến những cuộc xung đột, tranh chấp, khủng bố.. đó chính là khu vực Tây Nam Á và Trung Á, bài học hôm nay sẽ cung cấp thêm thông tin nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hai khu vực này.
B. Hình thành kiến thức. 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á 
 1. Mục tiêu: 
 - Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước khu vực Tây Nam Á và Trung Á
 - Sử dụng bản đồ để phân tích, đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lý của Tây Nam Á và Trung Á
2. Phương pháp/kỹ thuật.
 - Sử dụng bản đồ.
 - Thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở.
3. Phương tiện.
 - Bản đồ sách giáo khoa hoặc treo tường
 - Các hình ảnh về 2 khu vực( nếu có )
 4. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm
Nhóm chẳn tìm hiểu khu vực Tây Nam Á quan sát hình 5.5 và nội dung SGK
Nhóm lẻ tìm hiểu khu vực Trung Á quan sát hình 5.7 và nội dung SGK 
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận các vấn đề sau:
-VTĐL
- Diện tích lãnh thổ
- Số quốc gia
-Dân số
- Ý nghĩa của VTĐL
- Nét đặc trưng về ĐKTN
- Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản
-Đặc điểm XH nổi bật
Bước 2 : Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong 4 phút
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
Tây Nam Á:
- VTĐL:Tây nam châu Á
- Diện tích : khoảng 7 triệu Km2
- Số quốc gia: 20
- Dân số: Hơn 348,9 triệu người (2011)
- Ý nghĩa của VTĐL : Tiếp giáp giữa 3 châu lục, án ngữ kênh đào xuy-ê có vị trí chính trị rất quan trọng
- Đặc trưng về TN: Khí hậu khô nóng nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc
- Đặc điểm XH nổi bật:
+ Là cái nôi của nền văn minh nhân loại
+ Phân lớn dân theo đạo hồi
Bước 4: Học sinh thảo luận, trình bày báo cáo kết quả.
Bước 5: GV đánh giá chốt lại kiến thức. 
và hỏi thêm Em hãy cho biết giữa 2 khu vực này có những điểm nào giống nhau. 
Liên hệ thực tế
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á:
1. Tây Nam Á:
- VTĐL:Tây nam châu Á
- Diện tích : khoảng 7 triệu Km2
- Số quốc gia: 20
- Dân số: Hơn 348,9 triệu người (2011)
- Ý nghĩa của VTĐL : Tiếp giáp giữa 3 châu lục, án ngữ kênh đào xuy-ê có vị trí chính trị rất quan trọng
- Đặc trưng về TN: Khí hậu khô nóng nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc
- Đặc điểm XH nổi bật:
+ Là cái nôi của nền văn minh nhân loại
+ Phân lớn dân theo đạo hồi
 2. Trung Á:
- VTĐL:Nằm ở trung tâm châu Á không tiếp giáp với đại dương
- Diện tích lãnh thổ: khoảng 5, 6 tr km2 
- Số quốc gia: 6 
- Dân số : >72 tr người (2012)
- Ý nghĩa của VTĐL: Có vị trí chiến lược quan về quân sự, kinh tế.
- Đặc trưng về TN: Khí hậu khô hạn, khoáng sản đa dạng, đặc biệt là dầu.
- Đặc điểm XH nổi bật:
+ Đa dân tộc, vùng có sự giao thoa văn hóa Đông – Tây, chủ yếu dân theo đạo hồi (trừ Mông Cổ)
3. Những điểm giống nhau của 2 khu vực:
- Cùng VTĐL – chính trị rất chiến lược
- Có nhiều dầu mỏ và tài nguyên khác
- Tỉ lệ dân cư theo đạo hồi cao
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á (17 phút)
ö Mục tiêu : 
 - Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung độ tôn giáo, nạn khủng bố. 
 - Đọc các lược đồ (bản đồ) Tây Nam Á và Trung Á để thấy vị trí các nước trong khu vực
 - Phân tích các bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định
 - Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế
öPhương thức
 - Tư duy, tranh luận tích cực, động não, thuyết trình, diễn giảng
 - Đàm thoại gợi mở 
 - Hoạt động cá nhân/cặp 
 - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh.
ö Các bước của hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: GV cho HS xem hình 5.8 SGK trang 31 trao đổi theo cặp và trả lời các câu hỏi sau:
- Tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực?
- Nhận xét khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á
Bước 2 : Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong 4 phút
Bước 3: Gợi ý sản phẩm.
- Tính sựu chênh lệch lượng dầu thô.
- Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới.
Bước 4: Học sinh thao luận, trình bày báo cáo kết quả.
Bước 5 : GV đánh giá chốt lại kiến thức. sau đó GV đặt câu hỏi tiếp 
+ Cả 2 khu vực đang nổi lên sự kiện chính trị gì đang chú ý ?
+Sự kiện nào của TNÁ diễn ra dai dẳng nhất .Nêu nguyên nhân? Theo em sự kiện đó có ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân của 2 khu vực?
+Chiến tranh xảy ra đối với 2 khu vực này có làm cho khí hậu biến đổi không? Giải thích? 
 Mâu thuẫn về đất đai, các quyền lợi khác, tôn giáo, nạn khủng bố là vấn đề đáng lo ngại ở khu vực này 
Theo em các vấn đề của 2 khu vực trên nên bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á:
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ :
 Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới.
2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố :
a. Thực trang:
- Xung đột dai dẳng giữa người Ả rập và người Do Thái.
- Các cuộc chiến tranh giành tài nguyên.
- Hình thành các phong trào li khai.
- Tệ nạn khủng bố ở nhiều quốc gia.
b. Nguyên nhân:
+ Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, nguồn nước tài nguyên
+ Sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan
+ Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và nạn khủng bố 
- Hậu quả:
+ Mất ổn định của khu vực
+ Nền kinh tế gặp khó khăn, gia tăng tỉ lệ đói nghèo
3. Luyện tập: (4 phút)
 3.1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học.
 3.2. Phương thức: Hoạt động cá nhân 
 3. 3. Tổ chức hoạt động.
 - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và các câu hỏi trắc nghiệm.
( chiếu trên bảng).
- HS dựa vào kiến thức đã học vừa xong trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá.
Câu 1. Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vị trí địa lý mang tính chiến lược. B. ĐKTN thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
C. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. D. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực thù địch.
Câu 2. Khu vực có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất thế giới là
 A. Bắc Phi. B. Trung Á. C. Mỹ La Tinh. D. Tây Nam
Câu 3. Về mặt tự nhiên Tây Nam Á không có đặc điểm 
 A. k

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_11_bai_5_mot_so_van_de_cua_khu_vuc_va_chau_lu.docx