Giáo án Địa lí Lớp 11 - Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á khu vực Trung Á

Giáo án Địa lí Lớp 11 - Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á khu vực Trung Á

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Trình bày được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước ở khu vực

- Trình bày được một số vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á

- Ghi nhớ địa danh: Giê-ru-sa-lem, A-rập

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ Thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của các khu vực Trung Á và Tây Nam Á: vị trí chiến lược trên đường thông thương giữa 3 châu lục, tiếp giáp một số cường quốc.

- Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á (vai trò cung cấp năng lượng cho thế giới).

3. Thái độ: Có thái độ lên án những hành động khủng bố đe dọa hòa bình an ninh thế giới.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực chuyen biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng lược đồ.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp: Dạy học hợp tác, trực quan, phát vấn.

2. Phương tiện:

a. Đối với giáo viên: CNTT.

b. Đối với học sinh: Vở ghi, SGK.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

* Ổn định lớp: (1 phút)

* Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Trình bày một vài đặc điểm tự nhiên của Mĩ La Tinh. Phân tích nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ La tinh chậm phát triển? (Lấy điểm hệ số 1)

 

doc 5 trang huemn72 8940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 11 - Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á khu vực Trung Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07	 Ngày soạn: 10/10/2020
Tiết PPCT: 07 
 Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC(TT).
Tiết 3 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á KHU VỰC TRUNG Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước ở khu vực 
- Trình bày được một số vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á 
- Ghi nhớ địa danh: Giê-ru-sa-lem, A-rập
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ Thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của các khu vực Trung Á và Tây Nam Á: vị trí chiến lược trên đường thông thương giữa 3 châu lục, tiếp giáp một số cường quốc.
- Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á (vai trò cung cấp năng lượng cho thế giới).
3. Thái độ: Có thái độ lên án những hành động khủng bố đe dọa hòa bình an ninh thế giới.
4. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực chuyen biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng lược đồ.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Dạy học hợp tác, trực quan, phát vấn.
2. Phương tiện: 
a. Đối với giáo viên: CNTT.
b. Đối với học sinh: Vở ghi, SGK.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
* Ổn định lớp: (1 phút)
* Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Trình bày một vài đặc điểm tự nhiên của Mĩ La Tinh. Phân tích nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ La tinh chậm phát triển? (Lấy điểm hệ số 1)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (4 phút)
1. Mục tiêu
- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về các khu vực trên thế giới đã học lớp 8, chuẩn bị cho kiến thức mới.
- Tạo tình huống có vấn đề nhằm gây hứng thú học tập
- Giải quyết một phần tình huống đề ra để kết nối với bài mới.
2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, trực quan.
3. Phương tiện: Một số hình ảnh về khu vực Tây Nam Á và Trung Á
4. Tiến trình hoạt động
 Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh về khu vực Tây Nam Á và Trung Á: khí hậu, cảnh quan, địa hình, dầu mỏ, đạo Hồi, chiến tranh, xung đột sắc tộc yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
- Cho biết những hình ảnh trên là của khu vực vào?
- Những hình ảnh nói lên được những đặc điểm nào của khu vực đó?
- Em còn biết gì về khu vực này ? 
Bước 2: Hs quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã có để trả lời.
Bước 3: GV gọi đại diện học sinh trả lời, học sinh khác trao đổi và bổ sung thêm.
Bước 4: GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
Một khu vực có khí hậu khô hạn, có nguồn dầu mỏ phong phú, có nền văn minh cổ đại, đại đa số người dân theo đạo hồi .Tuy nhiên ngày nay, khi nhắc đến khu vực này chúng ta thường nghĩ ngay đến những cuộc xung đột, tranh chấp, khủng bố.. đó chính là khu vực Tây Nam Á và Trung Á, bài học hôm nay sẽ cung cấp thêm thông tin nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hai khu vực này.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (31 phút)
Tìm hiểu đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á – Vai trò cung cấp dầu mỏ, xung đột tôn giáo, khủng bố.
* Mục tiêu: 
- Trình bày được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước ở khu vực 
- Ghi nhớ địa danh: Giê-ru-sa-lem, A-rập
- Sử dụng bản đồ Thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của các khu vực Trung Á và Tây Nam Á: vị trí chiến lược trên đường thông thương giữa 3 châu lục, tiếp giáp một số cường quốc.
- Trình bày được một số vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á 
- Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á (vai trò cung cấp năng lượng cho thế giới).
* Phương pháp: Trực quan, dạy học hợp tác, phát vấn.
* Hình thức: Nhóm.
* Thời gian: 31 phút. 
PHƯƠNG THỨC
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Tiến hành:
Bước 1: GV treo bản đồ tự nhiên châu Á và giới thiệu trên bản đồ phạm vi khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
Bước 2: GV mời nhóm 3 nhóm lên thuyết trình về Tây Nam Á, 3 nhóm lên thuyết trình về khu vực Trung Á dựa trên sơ đồ tư duy đã giao trước ở nhà từ tuần trước.
Bước 3: GV tổ chức cho HS phản biện về nội dung thuyết trình.
Bước 4: GV đánh giá, nhận xét, cho điểm hệ số 1.
Tiêu chí:
- Mindmap khoa học, đầy đủ nội dung của bài học – 6 điểm.
- Thuyết trình mạch lạc, thuyết phục người nghe, có minh chứng, liên hệ thực tế - 3 điểm.
- Sản phẩm thể hiện sự sáng tạo, đầu tư, có tính thẩm mĩ cao – 1.0 điểm.
* Sản phẩm mong đợi: nội dung mindmap đạt yêu cầu nội dung như bảng kiến thức.
- GV yêu cầu 6 nhóm: hãy rút ra đặc điểm chung của 2 khu vực qua phần trình bày vừa rồi.
- HS các nhóm xung phong phát biểu ý kiến, GV rút ra kiến thức.
* Sản phẩm mong đợi: là nội dung phần sản phẩm dự kiến.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á:
Khu vực
Tây Nam Á
Trung Á
Diện tích
7,0 triệu km2
5,6 triệu km2
Vị trí địa lí
- Nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á – Âu - Phi.
- Giáp với ÂĐD, ĐTH, Biển Đỏ, Biển Đen.
- Nằm ở trung tâm của châu Á.
- Giáp với nhiều khu vực của Châu Á và châu Âu.
Ý nghĩa của vị trí địa lí
Có vị trí chiến lược quan trọng. 
Là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây.
Đặc điểm tự nhiên
- Khí hậu khô nóng.
- Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán h.mạc
- Nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Khí hậu lục địa khô hạn.
- Cảnh quan: nhiều thảo nguyên, hoang mạc.
- Dầu khí, vàng, muối mỏ, urani.
Đặc điểm dân cư và xã hội
- Là cái nôi văn minh thế giới.
- Đa số dân cư theo đạo Hồi.
- Xung đột, chiến tranh, khủng bố thường xuyên.
- Đa dân tộc, mật độ dân số thấp.
- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi
- Chính trị thiếu ổn định.
Vai trò cung cấp dầu mỏ
- Cả hai khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, riêng Tây Nam Á chiếm 50% trữ lượng của thế giới.
- Tây Á và Trung Á có khả năng xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
- Khu vực Tây Nam Á chiếm 40% lượng dầu xuất khẩu thế giới 
Vấn đề xung đột tôn giáo, nạn khủng bố 
a. Thực trạng:
- Xung đột dai dẳng giữa người Ả-Rập và Do Thái.
- Tranh giành tài nguyên đất đai, nguồn nước, khoáng sản.
- Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, các lực lượng khủng bố phát triển.
b. Nguyên nhân:
- Do tranh chấp tài nguyên.
- Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.
- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.
c. Hậu quả:
- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, khu vực.
- Đời sống nhân dân bị đe doạ.
- Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.
* Hai khu vực có cùng điểm chung là:
- Vị trí địa lí - chính trị chiến lược quan trọng.
- Nhiều dầu mỏ và tài nguyên khác.
- Khí hậu khô hạn.
- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.
C. LUYỆN TẬP: (2 phút)
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học cho HS.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân/toàn lớp.
3. Tổ chức hoạt động: GV cho các câu hỏi để học sinh củng cố kiến thức:
Câu 1: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vị trí địa lý mang tính chiến lược.
B. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.
C. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.
D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 2: Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia không thuộc khu vực Trung Á là
A. Áp-ga-ni-xtan. B. Ca-dắc-xtan.
C. Tát-ghi-ki-xtan. D. U-dơ-bê-ki-xtan.
Câu 3: Về mặt tự nhiên, Tây Nam Á không có đặc điểm là
A. khí hậu lục địa khô hạn.
B. giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
C. nhiều đồng bằng châu thổ đất đai giàu mỡ.
D. các thảo nguyên thuận lợi cho thăn thả gia súc.
Câu 4: Có ở hầu hết các nước trong khu vực Trung Á đó là nguồn tài nguyên
A. than đá, đồng, Uranium.
B. tiềm năng thủy điện, đồng.
C. dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá.
D. sắt, đồng, muối mỏ, kim loại hiếm.
* Sản phẩm mong đợi: HS trả lời đúng các câu hỏi.
D. VẬN DỤNG: (2 phút)
1. Mục tiêu: Giúp hs vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một số vấn đề cụ thể.
2. Nội dung: Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao?
3. Sản phẩm mong đợi: 
- Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng, trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như trong khu vực nên là những việc làm đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiến tới ổn định tình hình ở mỗi khu vực.
- Đồng thời, cần chấm dứt sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
E. TÌM TÒI/ MỞ RỘNG: (1 phút)
1. Mục tiêu: Tăng cường ý thức tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức, nghiên cứu, sáng tạo trong ứng dụng kiến thức.
2. Cách tiến hành: Sưu tầm tư liệu về đạo Hồi.
3. Sản phẩm mong đợi: 
- Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi một người nổi tiếng là giáo chủ Mohammed (Mahomet). Mâohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca.
- Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh Coran (Coran theo nguyên nghĩa tiếng Ảrập là “tụng đọc”) vì đó là những lời nói của Môhamet được ghi lại và những lời này do thánh Allah thông qua thiên sứ Gabrien “khải thị” cho Mohammed. Kinh Coran tổng cộng có 30 quyển, 114 chương hơn 6200 tiết (là những đoạn thơ). Nội dung Kinh Coran vô cùng phong phú đại thể bao gồm những tín ngưỡng cơ bản và chế độ tôn giáo của đạo Hồi và những ghi chép về tình hình xã hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với những chính sách về chủ trương xã hội, quy phạm luân lý đạo đức 
* RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_11_bai_5_mot_so_van_de_cua_chau_luc_va_kh.doc