Giáo án Địa lí Lớp 11 - Bài 9: Nhật Bản - Phần 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - Trường THPT Tam Ngãi

Giáo án Địa lí Lớp 11 - Bài 9: Nhật Bản - Phần 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - Trường THPT Tam Ngãi

I. MỤC TIÊU

1. Yều cầu cần đạt:

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Dân cư, xã hội – Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.

- Kinh tế – Giải thích được tình hình phát triển kinh tế; trình bày được sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế; so sánh được các vùng kinh tế theo những đặc điểm nổi bật.

2. Về năng lực:

- Đọc được bản đồ, rút ra được nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

- Khai thác, chọn lọc được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí Nhật Bản.

3. Phẩm chất:

- Học được các phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

- Phẩm chất tự học tự nghiên cứu,

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuận bị của GV:

- Máy tính, máy chiếu, bản đồ tự nhiên, kinh tế Nhật Bản.

- Phiếu học tập,

- SGK, tập bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

2. Chuẩn bị học sinh: SGK, tập bản đồ, máy tính

 

doc 7 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 30370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 11 - Bài 9: Nhật Bản - Phần 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - Trường THPT Tam Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TAM NGÃI	 HỌ & TÊN
TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD – TD	THẠCH THI
TÊN BÀI DẠY: NHẬT BẢN 
MÔN ĐỊA LÍ, LỚP 11
TIẾT 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Yều cầu cần đạt: 
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Dân cư, xã hội – Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.
- Kinh tế – Giải thích được tình hình phát triển kinh tế; trình bày được sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế; so sánh được các vùng kinh tế theo những đặc điểm nổi bật.
2. Về năng lực: 
- Đọc được bản đồ, rút ra được nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
- Khai thác, chọn lọc được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí Nhật Bản.
3. Phẩm chất: 
- Học được các phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
- Phẩm chất tự học tự nghiên cứu, 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuận bị của GV: 
- Máy tính, máy chiếu, bản đồ tự nhiên, kinh tế Nhật Bản.
- Phiếu học tập,
- SGK, tập bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
2. Chuẩn bị học sinh: SGK, tập bản đồ, máy tính
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: Giúp HS nhớ lại và nhận biết được những nét khái quát của Nhật Bản.
b) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. GV giao nhiệm vụ 
	GV tổ chức cho HS chơi trò chơi mảnh ghép, mảnh ghép lớn cuối cùng là hình ảnh về Nhật Bản. GV yêu cầu HS HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và trả lời câu hỏi: Đây là quốc gia nào? Em có những hiểu biết gì về quốc gia này? 
Nội dung: Đây là quốc gia nào? Em có những hiểu biết gì về quốc gia này? 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ 
	Trong thời gian 05 phút, GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
	Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra:
- Đây là quốc gia nào: Nhật Bản
- Em có những hiểu biết gì về quốc gia này: xứ hoa Anh, mặt trời mọc, võ sỉ đạo, 
Bước 3. GV tổ chức báo cáo, thảo luận 
	GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Bước 4. Đánh giá 
	GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, nhận xét các câu trả lời bổ sung của HS, chốt lại một số ý kiến cơ bản như dự kiến trong mục sản phẩm và yêu cầu HS ghi vào vở ghi.
HOẠT ĐỘNG 2: 
Tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản
a) Mục đích: HS Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản; Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế; Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên.
b) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. GV giao nhiệm vụ 
	GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 	+ Câu hỏi 1: Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản trên bản đồ?
 	+ Câu hỏi 2: Quan sát lược đồ, bản đồ tự nhiên Nhật Bản cho biết đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển Nhật Bản?
 	+ Câu hỏi 3: Dựa vào toạ độ địa lí xác định Nhật Bản nằm trong các đới khí hậu nào?
Nội dung:
- Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản trên bản đồ?
- Quan sát lược đồ, bản đồ tự nhiên Nhật Bản cho biết đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển Nhật Bản?
- Dựa vào toạ độ địa lí xác định Nhật Bản nằm trong các đới khí hậu nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
	Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. GV quan sát và trợ giúp các cặp. 
Sản phẩm
- Xác định vị trí địa lí: Nằm ở phía đông châu Á
- Phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản trên bản đồ: gồm 4 đảo lớn và hàng nghì đảo nhỏ
- Địa hình: Núi, núi lửa 
- Sông ngòi: ngắn dốc
- Bờ biển Nhật Bản: Khúc khửu nhiều vịnh.
- Khí hậu: Nhiệt đới và cận nhiệt
Bước 3. GV tổ chức báo cáo, thảo luận 
	Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau, Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
	GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Điều kiện tự nhiên
 1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
 - Là quốc gia quần đảo nằm ở Đông Á, trải dài theo hình cách cung (chiều dài = 3800 km) gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ. Thủ đô là: Tô - Ki - Ô
 + B: Biển Ô Khốt
 + Đ: Thái Bình Dương
 + N: Biển Hoa Đông. 
 + T: Biển Nhật Bản. 
 Þ Thuận lợi: Giao lưu phát triển kinh tế 
Và phát triển kinh tế biển. 
Khó khăn: Thiên tai: Bão, lũ lụt, động đất, sóng thần... 
2. Các đặc điểm tự nhiên
 - Địa hình: Đồi núi chiếm > 80% diện tích tự nhiên (chủ yếu là núi thấp và trung bình < 3000m)
ĐB nhỏ hẹp ven biển nhưng đất tốt. 
 - Sông ngòi: Nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thuỷ điện (Trữ lượng thuỷ điện: khoảng 20 triệu KW)
 - Bờ biển: Đường bờ biển dài 29.750 km. Bờ biển bị cắt xẻ tạo thành nhiều vũng vịnh thuận lợi cho tàu thuyền trú ngụ, xây dựng hải cảng... 
Biển Nhật Bản nhiều cá. 
 - Khí hậu: Nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa với lượng mưa cao (trung bình 1800mm)
khí hậu có sự thay đổi từ B - N:
 + B: khí hậu ôn đới
 + N: khí hậu cận nhiệt đới. 
 - Khoáng sản: Nghèo
Þ Thiên nhiên đa dạng nhưng đầy thử thách.
HOẠT ĐỘNG 3. 
HOẠT ĐỘNG 3.1. TÌM HIỂU VỀ DÂN CƯ NHẬT BẢN
a) Mục đích: HS phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế; Nhận xét các số liệu, tư liệu.
b) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. GV giao nhiệm vụ 
	GV trình chiếu bảng số liệu, phân tích bảng số liệu 9. 1 rút ra nhận xét về quy mô, cơ cấu dân số Nhật Bản? Dân cư Nhật Bản có đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế?
Nôi dung:
- Nhận xét về quy mô, cơ cấu dân số Nhật Bản? 
- Dân cư Nhật Bản có đặc điểm gì? 
- Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
	Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. GV quan sát và trợ giúp các cặp. 
Sản phẩm:
- Nhận xét về quy mô, cơ cấu dân số Nhật Bản: Qui mô dân số lớn, già hóa dân số
- Dân cư Nhật Bản có đặc điểm: 
+ Nhật Bản là nước có dân số già: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp (0, 1% năm 2005), tỉ lệ người già > 60t tăng nhanh 
 + Là nước đông dân, mật độ dân số cao (338 người/km2 - 2005), dân cư phân bố không đều, tỉ lệ dân thành thị cao (79% năm 2004). 
 - Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế: Þ Thiếu hụt lao động, phúc lợi xã hội tăng.. Người lao động cần cù, ham học, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển KT - XH.
Bước 3. GV tổ chức báo cáo, thảo luận: 
	Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau, Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
Bước 4. Đánh giá: 
	GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3.2:
 TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN
a) Mục đích: HS trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay; Nhận xét các số liệu, tư liệu.
b) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. GV giao nhiệm vụ 
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 3: Phân tích bảng 9. 2 trả lời câu hỏi kèm theo?
+ Nhóm 2, 4: Phân tích bảng 9. 3 trả lời câu hỏi kèm theo?
Nội dung:
- Dựa vào bảng số liệu nhận xét tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2?
- Nêu nguyên nhân?
- Cách khắc phục?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ 
Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
Sản phẩm:
- Sau chiến tranh thế giới 2 (1945 - 1952): Nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. 
- Giai đoạn 1955 - 1973 kinh tế phát triển với tốc độ cao, kinh tế Nhật có bước phát triển “thần kì”
* Nguyên nhân (SGK)
- Giai đoạn 1973 - 1986: Giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế. 
- Giai đoạn 1986 - 1990: Nền kinh tế bong bóng
- Từ 1991 tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại (Nhật Bản bước vào giai đoạn trì trệ về kinh tế kéo dài).
- Khắc phục: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Bước 3. GV tổ chức báo cáo, thảo luận 
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
Bước 4. Đánh giá 
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. GV giao nhiệm vụ 
GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
Nội dung:
Câu 1: Các đảo Nhật Bản lần lượt từ nam lên bắc là
A. Hôn - su, Kiu - xiu, Xi - cô - cư, Hô - cai - đô.	
B. Xi - cô - cư, hôn - su, kiu - xiu, Hô - cai - đô.
C. Kiu - Xiu, Xi - cô - cư, Hôn - su, Hô - cai - đô.	
D. Hô - cai - đô, Hôn - su, Xi - cô - cư, Hô - cai - đô.
Câu 2: Dân số Nhật Bản không có đặc điểm nào sau đây?
A. Dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.	
B. Tỉ lệ người già ngày càng cao.
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp.	
D. Quy mô dân số ngày càng tăng nhanh.
Câu 3: Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất đối với Nhật Bản là
A. bão.	B. vòi rồng.	
C. sóng thần.	D. động đất, núi lửa.
Câu 4: Những năm 1973 - 1974 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do
A. khủng hoảng tài chính trên thế giới.	
B. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
C. sức mua thị trường trong nước yếu.	
D. thiên tai động đất, sóng thần sảy ra nhiều.
Câu 5: Những hoạt động kinh tế nào có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?
A. Du lịch và thương mại.	B. Thương mại và tài chính.
C. Bảo hiểm và tài chính.	D. Đầu tư ra nước ngoài.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ 
	HS thảo luận và tìm đáp án.
Sản phẩm: 
Câu 1: Các đảo Nhật Bản lần lượt từ nam lên bắc là
A. Hôn - su, Kiu - xiu, Xi - cô - cư, Hô - cai - đô.	
B. Xi - cô - cư, hôn - su, kiu - xiu, Hô - cai - đô.
C. Kiu - Xiu, Xi - cô - cư, Hôn - su, Hô - cai - đô.	
D. Hô - cai - đô, Hôn - su, Xi - cô - cư, Hô - cai - đô.
Câu 2: Dân số Nhật Bản không có đặc điểm nào sau đây?
A. Dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.	
B. Tỉ lệ người già ngày càng cao.
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp.	
D. Quy mô dân số ngày càng tăng nhanh.
Câu 3: Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất đối với Nhật Bản là
A. bão.	B. vòi rồng.	
C. sóng thần.	D. động đất, núi lửa.
Câu 4: Những năm 1973 - 1974 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do
A. khủng hoảng tài chính trên thế giới.	
B. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
C. sức mua thị trường trong nước yếu.	
D. thiên tai động đất, sóng thần sảy ra nhiều.
Câu 5: Những hoạt động kinh tế nào có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?
A. Du lịch và thương mại.	B. Thương mại và tài chính.
C. Bảo hiểm và tài chính.	D. Đầu tư ra nước ngoài.
Bước 3. GV tổ chức báo cáo, thảo luận
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận
GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân tích được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế ở Nhật Bản.
b) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
	GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
	Nội dung: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
	HS thảo luận và tìm đáp án.
Sản phẩm
* Trả lời câu hỏi: 
 - Thuận lợi: 
+ Vị trí địa lí: gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới. 
+ Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 
+ Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa đã giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng. 
- Khó khăn: 
 	+ Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp. 
+ Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. 
+ Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. 
Bước 3. GV tổ chức báo cáo, thảo luận
	GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận
	GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_11_bai_9_nhat_ban_phan_1_tu_nhien_dan_cu.doc