Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Phần I: Công dân với kinh tế - Năm học 2017-2018

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Phần I: Công dân với kinh tế - Năm học 2017-2018

I. MỤC TIÊU:

 1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt:

 1.1. Về kiến thức:

 - Hiểu được khái niệm hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá.

 - Nêu được nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ.

 - Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng của thị trường.

 1.2. Về kỹ năng:

 - Biết phân biệt được giá trị với giá cả hàng hóa

 - Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương.

1.3. Về thái độ:

Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa, tiền tệ và sản xuất hàng hóa.

2. Định hướng phát triển năng lực:

2.1. Năng lực chung:

Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực giao tiếp.

2.2. Năng lực chuyên biệt:

Năng lực tự điều chỉnh hành vi; năng tự chịu trách nhiệm; năng lực giải quyết vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

 

doc 56 trang huemn72 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Phần I: Công dân với kinh tế - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/08/2017	Tuần 1 đến 2
Ngày dạy: 28/08/2017	Tiết PPCT: 1 đến 2 
PHẦN I
CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ
Chủ đề 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (2Tiết)
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt:
	1.1. Về kiến thức:
	- Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội. 
	- Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, bao gồm: Sức lao động; đối tượng lao động; tư liệu lao động và mối quan hệ giữa chúng.
	- Nêu được thế nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
	1.2. Về kỹ năng:
- Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.
- Tích hợp kỹ năng sống: Hs cần đạt một số kỹ năng sau: Phân tích, hợp tác, phản hồi.
1.3. Về thái độ:
- Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
2. Định hướng phát triển năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực giao tiếp.
2.2. Năng lực chuyên biệt: 
Năng lực tự điều chỉnh hành vi; năng tự chịu trách nhiệm; năng lực giải quyết vấn đề đạo đức, pháp luật chính trị xã hội.
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
1. Các cấp độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Sản xuất của cải vật chất
Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
Phân tích được 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất:
- Sức lao động
- Đối tượng lao động
- Tư liệu lao động
Lấy được các ví dụ chứng minh cho các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
Giải thích được vì sao sức lao động giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất
Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
Nêu được khái niệm phát triển kinh tế
Hiểu được ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân
Giải thích được tăng trưởng kinh tế không đồng nhất với phát triển kinh tế 
2. Câu hỏi/bài tập theo định hướng phát triển năng lực:
Câu hỏi 1: Hãy phân biệt đối tượng lao động với tư liệu lao động của một số ngành sản xuất mà em biết?
Câu hỏi 2: Hãy chỉ ra những điều kiện khách quan, chủ quan để người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động?
Câu hỏi 3: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào là quan trọng và quyết định nhất? Vì sao?
Câu hỏi 4: Hãy phân tích trách nhiệm của công dân trong việc góp phần nâng cao chất lượng của các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?
Câu hỏi 5: Tăng trưởng kinh tế có đồng nhất với phát triển kinh tế không? Vì sao?
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, HÌNH THỨC DẠY HỌC CƠ BẢN CHO CHỦ ĐỀ:
1. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: 
- Động não.
- Liên hệ và tự liên hệ.
- Xử lí tình huống.
- Thảo luận nhóm.
2. Phương tiện dạy học:
2.1. Giáo viên: Sử dụng các dụng cụ trực quan như: Sơ đồ, bảng biểu, bảng phụ, bút dạ .
2.2. Học sinh: SGK, vở, 
3. Hình thức tổ chức dạy học: Học tập chung toàn lớp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1.1. Bài cũ: Giới thiệu khái quát nội dung chương trình
1.2. Chuẩn bị bài mới:
2. Giới thiệu bài: Sự phát triển của loài người trong lịch sử bắt nguồn từ chính sự phát triển kinh tế, ngày nay dưới sự tác động của thành tựu khoa học và kỹ thuật, của công nghệ hiện đại, nhưng không vì thế mà làm giảm hoặc mất đi ý nghĩa quyết định của hoạt động sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội của nó. Do đó chúng ta phải hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế. Như vậy ta cần nắm được một số khái niệm cơ bản: Sản xuất vật chất, sức lao động, lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
TIẾT 1
* Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Hs nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của nó.
Cách tiến hành: Gv nêu câu hỏi đàm thoại:
- H: Con người tác động và làm biến đổi tự nhiên như thế nào và để làm gì?
- H:Thế nào là sản xuất của cải vật chất? Lấy ví dụ minh họa?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Giảng chốt ý: Con người tác động vào tự nhiên làm biến đổi các yếu tố tự nhiên tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần phù hợp với nhu cầu của mình - đó là sự sản xuất vật chất.
- H: Vai trò của sản xuất vật chất là gì? 
- Là tiền đề, là cơ sở để thúc đẩy và mở rộng các hoạt động khác của xã hội; thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, con người ngày hoàn thiện và phát triển toàn diện; là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người => Như vậy sản xuất của cải vật chất xét đến cùng giữ vai trò quyết định trong cuộc sống của con người.
- Gv: Lịch sử xã hội loài người là một quá trình phát triển và hoàn thiện liên tục của các phương thức sản xuất của vải vật chất, là quá trình thay thế phương thức sản xuất cũ, lạc hậu bằng một phương thức sản xuất mới, tiến bộ. Và để thực hiện quá trình sản xuất phải có những yếu tố cơ bản.
* Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Hs nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất.
Cách tiến hành: Gv cho Hs hoạt động nhóm:
Chia lớp thành 3 nhóm lớn và nêu vấn đề thảo luận. Các nhóm thảo luận trong 3 phút, sau đó lần lượt các nhóm trình bày các vấn đề được giao.
Nhóm 1: Gv nêu vấn đề thảo luận
- H: Sức lao động là gì? Bao gồm những yếu tố nào?
- H: Mối quan hệ giữa thể lực và trí lực?
- H: Vì sao thiếu một trong hai yếu tố thì con người không thể có sức lao động?
- Gv: Khi nói đến sức lao động thì chúng ta cần nói đến lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao động là tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
- Hs: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm làm biến đổi các yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
- Gv: Lao động của con người có kế hoạch, tự giác, sáng tạo, có kỷ luật, có trách nhiệm. Vì vậy LĐ là hoạt động bản chất nhất của con người, nhờ đó để phân bịêt với hoạt động bản năng của con vật.
- Tại sao nói sức lao động mới chỉ là khả năng, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Vì, chỉ khi sức lao động kết hợp với tư liệu sản xuất thì mới có quá trình lao động. Vậy tư liệu lao động là gì chúng ta nghiên cứu nội dung tiếp theo.
- Sơ đồ tư liệu sản xuất:
Tư liệu sản xuất
Đối tượng lao động
Tư liệu lao động
Nhóm 2 : Gv nêu vấn đề thảo luận :
- H: Thế nào là ĐTLĐ sẵn có? Lấy ví dụ minh họa?
- H: Thế nào là ĐTLĐ nhân tạo? Lấy ví dụ minh họa?
- Hs: Lấy ví dụ minh hoạ về đối tượng lao động của một số ngành, nghề khác.
- Gv: Con người đã tạo ra nhiều vật liệu nhân tạo có tính năng theo ý muốn, nhưng xét đến cùng vật liệu đó đều có nguồn gốc từ tự nhiện, là một bộ phận của tự nhiên, có nghĩa là không phải bất kỳ mọi vật chất đều là đối tượng của lao động.
- Gv: Vậy lao động của con người kết hợp với đối tượng lao động đã tạo ra của cải vật chất chưa ?
- Hs : Trả lời ý kiến cá nhân.
- Gv dẫn dắt vào phần Tư liệu lao động.
Nhóm 3 : Gv nêu vấn đề thảo luận :
- H : Tư liệu lao động là gì ? Lấy ví dụ về tư liệu lao động của một số ngành nghề mà em biết ?
- H: Yếu tố nào của tư liệu lao động đóng vai trò quyết định? Vì sao?
- H: Giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- H: Vì sao trên thế giới có nhiều nước khan hiếm tài nguyên nhưng lại có nền kinh tế phát triển cao?
- Hs: Con người và công cụ lao động tiến bộ.
- Đại diện nhóm trả lời.
Gv nêu vấn đề mở rộng cho cả lớp thảo luận :
- H :Hãy chỉ ra những điều kiện khách quan và chủ quan để người có sức lao động thực hiện quá trình lao động?
+ Khách quan: Nền kinh tế phát triển, tạo ra được nhiều việc làm thu hút lao động.
+ Chủ quan: Người lao động tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm, học tập không ngừng... 
=> Kết luận: Sự tác động như thế nào chăng nữa, cũng không làm mất đi vai trò của nó.
- Các Mác: “ Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là ở chổ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”. 
* Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố, đánh giá :
Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Cách tiến hành:
Câu hỏi: Hãy phân tích ví dụ sau: Con bò khi nó là đối tượng lao động và khi nào nó là tư liệu lao động ?
1. Sản xuất của cải vật chất:
a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất:
- Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
- Vd: Người thợ mộc phải tác động vào cây gỗ biến nó thành bàn ghế ...
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất:
- Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại xã hội. Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất.
- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội 
=> Vì vậy, sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội, xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội.
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất:
a. Sức lao động:
- Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
b. Đối tượng lao động: 
- Khái niệm: Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- ĐTLĐ được chia thành 2 loại:
+ Đối tượng lao động sẵn có: Gỗ, đất đai, động thực vật khoáng sản.. 
+ Đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động con người, được cải biến ít nhiều: Sợi, sắt thép, xi măng, gạch ngói.. 
c. Tư liệu lao động:
- Khái niệm: Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
- Các yếu tố của TLLĐ:
+ Công cụ lao động hay công cụ sản xuất.
+ Hệ thống bình chứa của sản xuất.
+ Kết cấu hạ tầng của sản xuất
* Mối quan hệ giữa sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động :
- Tư liệu LĐ + đối tượng LĐ = tư liệu SX. Vì vậy quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất.
- Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, TLLĐ và ĐTLĐ bắt nguồn từ tự nhiên. Còn sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất.
TIẾT 2
* Hoạt động 4: 
Mục tiêu: Hs nêu được phát triển kinh tế phải đạt được 3 nội dung: Tăng trưởng kinh tế; Công bằng xã hội.
Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu học sinh đọc khái niệm phát triển kinh tế?
- H: Theo em tăng trưởng kinh tế là gì ?
- H: Phân biệt tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế ?
- Tăng trưởng kinh tế chỉ là một nội dung của phát triển kinh tế, nhưng nó là yếu tố đầu tiên quan trọng, giữ vai trò cơ sở của phát triển kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế biểu hiện qua hai chỉ số GNP và GDP.
- H: Phân tích nội dung công bằng xã hội và liên hệ thực tiễn Việt Nam?
- Gv: Giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối liên hệ biện chứng. Tăng trưởng kinh tế cao tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết công bằng xã hội. Khi công bằng xã hội được đảm bảo sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế. Chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta là: Xóa đói giảm nghèo; rút ngắn khoảng cách giữa vùng, miền; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. 
* Hoạt động 5: 
Mục tiêu: Hs nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Cách tiến hành: Gv chia lớp thành 3 nhóm
- Gv nêu vấn đề thảo luận:
+ Nhóm 1: Ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với mỗi cá nhân?
+ Nhóm 2: Ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với mỗi gia đình?
+ Nhóm 3: Ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với xã hội?
Đại diện các nhóm trình bày, Gv chốt ý.
=> Kết luận: Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh.
* Hoạt động 6: Luyện tập, củng cố, đánh giá :
Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Cách tiến hành:
Câu hỏi: Hãy cho biết vài nét về phát triển kinh tế của gia đình em và em làm gì để phát triển kinh tế gia đình?
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội:
a. Phát triển kinh tế:
- Định nghĩa: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội. 
- Nội dung:
+ Tăng trưởng kinh tế.
+ Công bằng xã hội.
b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội:
- Đối với cá nhân:
Tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm, thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ; đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú; có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội, phát triển con người toàn diện...
- Đối với gia đình:
Là tiền đề, cơ sở để gia đình thực hiện tốt các chức năng của gia đình, đó là các chức năng: Chức năng kinh tế, chức năng sinh sản, chức năng chăm sóc và giáo dục đảm bảo gia đình hạnh phúc, xây dựng gia đình văn hóa... để gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. 
- Đối với xã hội:
+ Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân được cải thiện, giảm bớt tình trạng đói nghèo, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em.
+ Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.
+ Là tiền đề vật chất để phát triển văn hoá, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác của xã hội; đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Tạo điều kiện vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị. Tăng hiệu lực quản lý của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
+ Là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng XHCN.
4. Hoạt động tiếp nối:
- Ôn tập : Xem lại bài, trả lời câu hỏi 2,3.
- Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài 2: Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường.
- Liên hệ thực tế: 
V. TƯ LIỆU:
1. Tư liệu tham khảo:
 Mác : «Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó, và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó » ( Mác và Ăng-ghen : Toàn tập, sđd , tập 23, tr.266)
 2. Một số quy định của pháp luật:
Ngày soạn: 	Tuần 3 đến 5
Ngày dạy: 	Tiết PPCT: 3 đến 5 
Chủ đề 2: HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (3Tiết)
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt:
	1.1. Về kiến thức:
	- Hiểu được khái niệm hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá.
	- Nêu được nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ.
	- Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng của thị trường.
	1.2. Về kỹ năng:
	- Biết phân biệt được giá trị với giá cả hàng hóa
	- Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương.
1.3. Về thái độ:
Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa, tiền tệ và sản xuất hàng hóa.
2. Định hướng phát triển năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực giao tiếp.
2.2. Năng lực chuyên biệt: 
Năng lực tự điều chỉnh hành vi; năng tự chịu trách nhiệm; năng lực giải quyết vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
1. Các cấp độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Hàng hóa
Nêu được khái niệm hàng hóa
Phân tích được 2 thuộc tính của hàng hóa:
- Giá trị sử dụng.
- Giá trị
- Phân biệt được sản phẩm nào là hàng hóa, sản phẩm nào không là hàng hóa.
- Biết phân biệt giá trị với giá cả hàng hóa.
Giải thích được giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử hay vĩnh viễn
Tiền tệ
- Nêu được nguồn gốc của tiền tệ.
- Nêu được bản chất của tiền tệ.
Phân tích được các chức năng của tiền tệ
Lấy được các ví dụ chứng minh cho các chức năng của tiền tệ
Vận dụng các chức năng của tiền tệ trong đời sống 
Thị trường
Nêu được khái niệm thị trường
Phân tích được các chức năng cơ bản của thị trường
Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương
2. Câu hỏi/bài tập theo định hướng phát triển năng lực:
Câu hỏi 1: Hàng hóa là gì? Sản phẩm lao động trở thành hàng hóa phải có điều kiện gì?
Câu hỏi 2: Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa? Giá cả và giá trị hàng hóa khác nhau ở điểm nào?
Câu hỏi 3: Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử hay vĩnh viễn? Tại sao?
Câu hỏi 4: Nêu nguồn gốc và bản chất của tiền tệ? Tiền tệ có các chức năng cơ bản nào?Em đã vận dụng được những chức năng nào của tiền tệ trong đời sống?
Câu hỏi 5: Tại sao nói giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Câu hỏi 6: Thị trường là gì? Thị trường có các chức năng cơ bản nào? Hãy nêu một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng? Theo em, mỗi công dân cần phải làm gì đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay?
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, HÌNH THỨC DẠY HỌC CƠ BẢN CHO CHỦ ĐỀ:
1. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: 
- Động não.
- Liên hệ và tự liên hệ.
- Xử lí tình huống.
- Thảo luận nhóm.
2. Phương tiện dạy học:
2.1. Giáo viên: SGK, SGV, sử dụng các dụng cụ trực quan như: Sơ đồ, bảng biểu, bảng phụ, bút dạ ...
2.2. Học sinh: SGK, vở, 
3. Hình thức tổ chức dạy học: Học tập chung toàn lớp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1.1. Bài cũ: Phân biệt tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế? Nêu ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
1.2. Chuẩn bị bài mới:
2. Giới thiệu bài: Nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi người phải thực sự tích cực, năng động, tính toán đến hiệu quả kinh tế.
	Hay nói cách khác để thích ứng với kinh tế thị trường mỗi người phải hiểu rõ bản chất của các yếu tố cấu thành nền kinh tế thị trường đó là: Hàng hoá, tiền tệ, thị trường. Vậy các yếu tố đó là gì? Có thể vận dụng chúng như thế nào trong hoạt động sản xuất và đời sống?
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
TIẾT 1
- Gv giới thiệu: Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã từng tồn tại 2 tổ chức kinh tế đó là: Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá.
- Sự khác nhau giữa kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá?
Kinh tế tự nhiên
Nội dung 
Kinh tế hành hóa
Thỏa mãn nhu cầu người sản xuất
Mục đích sản xuất
Thỏa mãn nhu nhu cầu của người mua
Sản xuất nhỏ, phân tán, công cụ lao động thô sơ, lạc hậ

Phương tiện & công cụ sản xuất
Sản xuất lớn tập trung, công cụ lao động hiện đại
Tự cung cấp cho bản thân, cộng đồng nhỏ
T/c của nền sản xuất
Sản xuất để đưa ra mua bán, trao đổi
Khép kín, nội bộ
Phạm vi nền sản xuất
Kinh tế mở ra thị trườn
 trong 
ước và thế giới
- Gv: Kinh tế hàng hoá ở trình độ cao hơn, ưu việt hơn so với kinh tế tự nhiên. Vì vậy các nước muốn phát triển kinh tế phải thực hiện kinh tế hàng hoá mà giai đoạn phát triển cao của nó là kinh tế thị trường.
* Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Hs hiểu khái niệm hàng hóa và các điều kiện để vật phẩm trở thành hàng hóa.
Cách tiến hành:
- Gv đưa ví dụ:
+ Người nông dân sản xuất lúa gạo để tiêu dùng, còn dư thừa thì bán, trao đổi lấy sản phẩm khác, như vải để may áo quần.
+ Người thợ dệt -> vải -> tiêu dùng, còn thừa đem bán, trao đổi lấy sản phẩm tiêu dùng khác.
+ Người thợ rèn -> dao, rựa -> tiêu dùng, còn thừa đem trao đổi, bán lấy sản phẩm tiêu dùng khác.
- Gv hỏi:
+ Lúa gạo, vải, dao rựa được gọi là gì?
+ Vậy hàng hóa là gì?
- H: Sản phẩm lao động trở thành hàng hóa phải có điều kiện gì?
- Gv: Nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện trên thì sản phẩm không trở thành hàng hoá. Đó phải là phần đem trao đổi.
- Gv dẫn dắt: Hàng hoá có 2 dạng vật thể và phi vật thể.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ chứng minh.
- Gv: Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá. Sản phẩm lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường.
- Gv: Vậy khi hàng hóa trao đổi - mua bán trên thị trường cần có công dụng, giá trị gì, để có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người về vật chất và tinh thần. 
* Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Hs hiểu là hàng hóa phải có được hai thuộc tính.
Cách tiến hành: Gv chia lớp thành 2 nhóm lớn. Mỗi nhóm tìm hiểu 1 thuộc tính.
Nhóm 1: 
- Cho các loại hàng hóa sau: Xe đạp; quần áo; nhà cửa ... 
+H: Em hãy chỉ ra công dụng của các hàng hóa trên?
+ H: Công dụng đó làm hàng hóa có giá trị gì?
- Máy khâu -> hàng hóa => May quần áo-> công dụng
+ H: Giá trị sử dụng của hàng hoá là gì ? 
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gv: Giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và lực lượng sản xuất.
- Ví dụ: Than đá, dầu mỏ lúc đầu con người chỉ dùng làm chất đốt, sau đó đã dùng nó làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp để chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác phục vụ cho đời sống.
- Gv: Giá trị sử dụng của sản phẩm không phải cho người sản xuất mà đó là cho người mua, cho xã hội, vật mang giá trị sử dụng cũng đồng thời là mang giá trị.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là thuộc tính tự nhiên của nó, là nội dung vật chất của của cải và quyết định nó, do đó nó là phạm trù vĩnh viễn. Vì vậy, người sản xuất luôn tìm mọi cách để làm cho hàng hóa của mình có nhiều có nhiều giá trụ sử dụng (có chất lượng cao, bền đẹp), tạo ra nhiều công dụng của hàng hóa. Người tiêu dùng muốn sử dụng được giá trị sử dụng của hàng hóa (công dụng) thì phải thông trao đổi (mua) tức là phải thực hiện được giá trị của nó.
Nhóm 2:
- H: Giá trị của hàng hóa là gì? Bằng cách nào để xác định giá trị của hàng hóa?
Đại diện nhóm trả lời.
- Gv: Để làm ra sản phẩm con người phải hao phí một mức độ sức lao động (thời gian, trí lực, năng lượng cơ thể).
- Gv: Vải, thóc là 2 hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có thể trao đổi với nhau vì: Đều là sản phẩm do lao động tạo ra, đều có hao phí lao động bằng nhau là 2 giờ.
 - Gv: Thực chất của trao đổi hàng hóa là trao đổi lượng thời gian lao động kết tinh (hao phí) bằng nhau ẩn chứa trong sản phẩm. Do đó giá trị hàng hóa là phạm trù lịch sử. 
* Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố, đánh giá :
Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Cách tiến hành:
Câu hỏi 1: Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa? Giá cả và giá trị hàng hóa khác nhau ở điểm nào?
Câu hỏi 2: Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử hay vĩnh viễn? Tại sao?
1. Hàng hoá:
a. Hàng hoá là gì?
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. 
- Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hoá:
+ Sản phẩm do lao động tạo ra.
+ Có công dụng, thỏa mãn nhu cầu.
+ Để tiêu dùng phải thông qua mua bán.
- Các dạng hàng hóa: 
+ Hàng hoá vật thể.
+ Hàng hoá phi vật thể. (hàng hoá dịch vụ).
b. Hai thuộc tính của hàng hoá:
- Giá trị sử dụng:
Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Ví dụ: Gạo dùng -> ăn.
 Quần áo -> mặc
- Giá trị của hàng hoá:
Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.
+ Giá trị của hàng hoá được biểu thông qua giá trị trao đổi.
Ví dụ: 1m vải = 5kg thóc.
 1cái rìu = 1m vải...
Giá trị trao đổi là quan hệ về số lượng, hay tỷ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.
=> Kết luận: Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không trở thành hàng hoá. 
TIẾT 2
- Gv: Vào cuối thời kỳ CXNT, ngành chăn nuôi đã tách khỏi ngành trồng trọt, nền kinh tế tự nhiên - tự cung, tự cấp tan rã. Để đáp ứng nhu cầu của mình, người lao động phải mang hàng hóa của mình trao đổi với hàng hóa của người lao động khác. Quá trình trao đổi lâu dài của quá trình sản xuất đã tạo tạo nên 4 hình thái giá trị, đó chính là nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
* Hoạt động 4:
Mục tiêu: Hs hiểu được nguồn gốc xuất hiện và bản chất của tiền tệ.
Cách tiến hành:
- H: Quá trình trao đổi hàng hóa đã xuất hiện những hình thái giá trị nào?
- Gv: Khi sản xuất phát triển có nhiều mặt hàng làm vật ngang giá chung, các địa phương sẽ gặp khó khăn trong việc trao đổi => khi đó người ta thống nhất lấy một hàng hóa (vàng, bạc) làm vậy ngang giá chung -> hình thái tiền tệ xuất hiện.
- H: Theo em tại sao vàng có vai trò là tiền tệ ?
- Hs trình bày ý kiến.
- Gv kết luận: Tiền tệ xuất hiện, quá trình sản xuất được tách ra làm đôi (sản xuất và tiêu dùng), do đó xuất hiện nhu cầu cần phải cân đối trong sản xuất, đó là cân đối giữa lượng hàng và lượng tiền (H - T). Trong nền sản xuất hàng hóa, sự cân đối này rất quan trọng vì nó phản ánh sự phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất và tiêu dùng; cung và cầu hành hóa và dịch vụ đảm bảo cho nền sản xuất phát triển. Vì thế làm xuất hiện các chức năng của tiền tệ.
* Hoạt động 5: 
Mục tiêu: Hs hiểu các chức năng của tiền tệ.
Cách tiến hành: Gv nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận
- Nhóm 1: Lấy ví dụ và phân tích chức năng thước đo giá trị của tiền tệ?
- Gv: Sản xuất 1 mét vải hết 10giờ, giá một giờ lao động là 2 nghìn đồng. Như vậy giá 1 mét vải là 20 nghìn đồng. (2000 x 10giờ = 20.000đ)
- Nhóm 2: Lấy ví dụ và phân tích chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ?
- Gv: H - T bán; T - H mua => H - T - H
- Nhóm 3: Lấy ví dụ và phân tích chức năng phương cất trữ của tiền tệ?
- Gv: Dư tiền thì đưa vào cất trữ, hàng nhiều thì đưa tiền ra lưu thông. Tiền phải có giá trị thực (vàng, bạc, đá quý ...)
- Nhóm 4: Lấy ví dụ và phân tích chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ?
- Gv: Quá trình mua bán nhanh, nhưng lại phụ thuộc chặt chẽ vào nhau.
- Nhóm 5: Lấy ví dụ và phân tích chức năng tiền tệ thế giới của tiền tệ?
- Gv: Thực hiện được việc mua bán vượt ra khỏi phạm vi một đất nước. Tiền tệ làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước này sang nước khác.
- Các nhóm thảo luận, chú ý nhóm 1, 2 và nhóm 5
- Hs: Trình bày, nhận xét.
- Gv: Bổ sung và kết luận.
* Hoạt động 6: Luyện tập, củng cố, đánh giá :
Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Cách tiến hành:Tại sao nói giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa?
2. Tiền tệ:
a. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ:
- Nguồn gốc của tiền tệ: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá.
- Vàng đóng vai trò tiền tệ:
+ Vàng cũng là một loại hàng hoá, giá trị của vàng được đo bằng lượng LĐXHCT. Vàng còn là thứ kim loại quý hiếm, có giá trị lớn.
+ Vàng có thuộc tính tự nhiên thích hợp với vai trò làm tiền tệ như: thuần nhất; không hư hỏng và dễ chia nhỏ.
- Bản chất của tiền tệ:
+ Là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả hàng hoá, là sự biểu hiện chung của giá trị.
+ Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá.
b. Các chức năng của tiền tệ:
- Thước đo giá trị:
+ Ví dụ: 1 cái áo giá trị 50 nghìn đồng
+ Tiền tệ dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng 1 lượng tiền nhất định, được gọi là giá cả.
- Phương tiện lưu thông: 
+ Ví dụ: Bán Gà lấy tiền, dùng tiền mua gạo.
+ Với chức năng này tiền có vai trò môi giới trong quá trình lưu thông hàng hoá.
- Phương tiện cất trữ: 
+ Ví dụ: Cất trữ vàng, bạc, trang sức
+ Tức là tiền tệ rút khỏi lưu thông được cất trữ để khi cần đem ra mua hàng. Nhưng làm được chức năng này tiền phải đủ giá trị.
- Phương tiện thanh toán:
+ Ví dụ: Người mua trả tiền cho người bán; trả nợ tiền vay để mua hàng hóa...
+ Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán.
- Tiền tệ thế giới:
+ Ví dụ: Đi du học; đi tham quan ra nước ngoài.
+ Khi tiền có chức năng tiền tệ thế giới đó là khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
TIẾT 3
* Hoạt động 7: 
Mục tiêu: Hs hiểu được thị trường là gì.
Cách tiến hành: Gv nêu câu hỏi đàm thoại.
- H: Theo em hiểu thị trường là gì? Thị trường xuất hiện khi nào?Em hãy lấy ví dụ về các loại thị trường mà em biết? 
 Ví dụ: Chợ, cửa hàng bách hoá ...
- Gv: Cùng với sự phát triển sản xuất hàng hoá phát triển thì thị trường cũng được mở rộng, phát triển, hiện đại hơn việc trao đổi hàng hoá diễn ra linh hoạt hơn thông qua trung gian, quảng cáo, tiếp thị ... thị trường vô hình.
 Ví dụ: Thị trường chất xám, nhà đất...
- H: Các yếu tố cơ bản của thị trường là gì ?
- H: Từ đó đã hình thành nên các mối quan hệ nào?
- Gv: “Các chủ thể kinh tế” bao gồm người bán, người mua", cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, Nhà nước.... tham gia vào trao đổi, mua bán trên thị trường.
* Hoạt động 8: 
Mục tiêu: Hs hiểu được các chức năng của thị trường.
Cách tiến hành: Gv chia lớp thành 3 nhóm
Nhóm 1: Lấy ví dụ thực tiễn về chức năng thừa nhận giá trị của thị trường?
Nhóm 2: Nội dung của chức năng thông tin?
Nhóm 3: Làm rõ chức năng thứ 3?
Đại diện các nhóm trả lời. Gv chốt ý.
- Gv: Nếu hàng hoá nào được thị trường tiêu thụ mạnh, có nghĩa hàng hoá đó phù hợp với nhu cầu thị trường và đồng thời giá trị của nó được thực hiện.
- Hs: Thu thập các thông tin về cơ cấu; “chủng loại” ...
- Cơ cấu hàng hoá: Thể hiện sự đa dạng, phong phú, nhiều mặt hàng phục vụ cho cơ cấu tiêu dùng.
- Chủng loại: Nói đến sự phong phú của một loại hàng hoá nào đó.
* Hoạt động 9: Luyện tập, củng cố, đánh giá :
Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Cách tiến hành: Thị trường là gì? Thị trường có các chức năng cơ bản nào? Hãy nêu một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng? Theo em, mỗi công dân cần phải làm gì đối với sự phát

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_11_phan_i_cong_dan_voi_kinh_te.doc