Giáo án Hình học Lớp 11- Bài 2: Phép tịnh tiến

Giáo án Hình học Lớp 11- Bài 2: Phép tịnh tiến

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được định nghĩa phép tịnh tiến.

- hiểu được tính chất của phép tịnh tiến.

- Nắm được biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.

2. Về kỹ năng:

 - Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác, một đường tròn qua một phép tịnh tiến.

- Biết xác định tọa độ, phương trình ảnh của một điểm, đường thẳng, đường tròn qua phép tịnh tiến.

3. Về năng lực:

Có năng lực tự học, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

4. Về phẩm chất:

- Tích cực, chủ động trong phát hiện và chiếm lĩnh tri thức.

- Thái độ yêu thích môn học, biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.

 

docx 13 trang Ngát Lê 25/10/2024 250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 11- Bài 2: Phép tịnh tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 2: PHÉP TỊNH TIẾN
MÔN TOÁN – HÌNH HỌC – LỚP 11
Tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được định nghĩa phép tịnh tiến.
- hiểu được tính chất của phép tịnh tiến.
- Nắm được biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
2. Về kỹ năng:
 - Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác, một đường tròn qua một phép tịnh tiến.
- Biết xác định tọa độ, phương trình ảnh của một điểm, đường thẳng, đường tròn qua phép tịnh tiến.
3. Về năng lực:
Có năng lực tự học, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
4. Về phẩm chất: 
- Tích cực, chủ động trong phát hiện và chiếm lĩnh tri thức.
- Thái độ yêu thích môn học, biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
II. Thiết bị dạy học, học liệu, phần mềm:
1. Phần mềm: 
- Phần mềm đóng gói chuẩn elearning: Isiring suit 9
- Phần mềm nền: Ms Powerpoint, Camtasia 
2. Học liệu:
- SGK hình học 11, SGV hình học 11, thiết kế bài giảng...
- Internet, youtube,...
3. Thiết bị dạy và học:
- Hệ thống LMS – Host, web 
- HS: Điện thoại, máy tính bảng, laptop, 
III. Tiến trình bài dạy elearning:
1.Hoạt động 1: Xác định nội dung học tập, mục tiêu học tập, kiểm tra bài cũ:
STT
Nội dung hoạt động
Minh họa elearning
Slide 3
Giới thiệu mục tiêu bài học

Slide 4
Giới thiệu nội dung bài học

Slide 5-8
Kiểm tra bài cũ:
- Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại những kiến thức liên quan đến bài học mới.
- Nội dung: Học sinh phải tích vào đáp án đúng của câu hỏi hoặc ghép nối để được câu trả lời đúng.
- Tổ chức thực hiện: Có 2 câu hỏi yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trong 4 đáp án đã cho. Một câu hỏi yêu cầu ghép nối để được thứ tự đúng.
-Sản phẩm: Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để trả lời đúng các câu hỏi

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
a. Đơn vị kiến thức 1: Hình thành định nghĩa phép tịnh tiến:
- mục tiêu: Giúp học sinh hình thành định nghĩa phép tịnh tiến từ đó vận dụng tìm phép tịnh tiến trong hình vẽ cụ thể.
-Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi để dẫn dắt đưa đến định nghĩa phép tịnh tiến, từ định nghĩa đó chỉ ra vectơ tịnh tiến trong một hình vẽ cụ thể cho trước.
- Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, học sinh
- Sản phẩm: Học sinh hiểu và viết được định nghĩa phép tịnh tiến, chỉ ra được phép tịnh tiến trong hình cụ thể.
STT
Nội dung hoạt động
Minh họa elearning
Slide 9-11
Hình thành định nghĩa phép tịnh tiến
- mục tiêu: Giúp học sinh hình thành, hiểu và phát biểu được định nghĩa phép tịnh tiến.
- Nội dung: Học sinh trả lời những câu hỏi GV đưa ra, hình thành và ghi nhận định nghĩa phép tịnh tiến. Quan sát hình ảnh có phép tịnh tiến.
- Tổ chức thực hiện: Đưa ra những câu hỏi gợi mở có kiến thức liên quan đến phép tịnh tiến từ đó đưa ra định nghĩa phép tịnh tiến, cho học sinh quan sát một bức tranh có sử dụng phép tịnh tiến.
- Sản phẩm: Học sinh vận dụng kiến thức đã biết trả lời được những câu hỏi gợi mở, hiểu và phát biểu được định nghĩa phép tịnh tiến, khi quan sát tranh nhận ra được phép tịnh tiến.
Slide 12, 13
Ví dụ 1:
- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm được phép tịnh tiến trong một hình vẽ cụ thể.
- Nội dung: Học sinh đọc đề bài, trả lời câu hỏi gợi ý, từ đó đưa ra lời giải đúng cho ví dụ.
- Tổ chức thực hiện: Đặt ra yêu cầu: 
Ví dụ 1: Cho 2 tam giác đều ABC và BDE (như hình vẽ). Hãy xác định phép tịnh tiến biến ba điểm A, B, C lần lượt thành ba điểm B, D, E.
GV đưa ra những câu hỏi gợi ý để dẫn đến câu trả lời, hướng dẫn học sinh trình bày lời giải.
- Sản phẩm: Từ kiến thức về phép tịnh tiến đã học, học sinh chỉ ra được phép tịnh tiến với vectơ tịnh tiến cụ thể, biết trình bày lời giải.

b. Đơn vị kiến thức 2: Hình thành tính chất phép tịnh tiến:
- Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành và hiểu được tính chất của phép tịnh tiến, từ đó vận dụng vào trả lời một số câu hỏi liên quan.
- Nội dung: Học sinh phải giải quyết một bài toán GV đưa ra để đưa ra tính chất 1 của phép tinh tiến, học sinh phải quan sát hình vẽ để đưa ra tính chất 2 của phép tịnh tiến, từ đó yêu cầu học sinh áp dụng vào giải một số câu hỏi có kiến thức liên quan.
- Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn hỗ trợ học sinh giải quyết bài toán dẫn đến kiến thức mới, kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh.
- Sản phẩm: Học sinh hiểu và phát biểu được tính chất của phép tịnh tiến, từ đó biết vận dụng để trả lời các câu hỏi liên quan.
STT
Nội dung hoạt động
Minh họa elearning
Slide 14,15
Đưa ra tính chất 1:
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu và đưa ra được tính chất bảo toàn khoảng cách của phép tịnh tiến.
- Nội dung: Yêu cầu học sinh giải quyết bài toán được đặt ra, từ đó phải hình thành được tính chất số 1 của phép tịnh tiến.
- Tổ chức hoạt động: Đưa ra bài toán: 
Bài toán : Cho vectơ v và 2 điểm M, N bất kỳ trong mặt phẳng. TvM=M'; TvN= N'
Hãy nêu mối quan hệ giữa M'N' và MN?
Hướng dẫn học sinh giải bài toán từ đó dẫn dắt và nêu ra tính chất bảo toàn khoảng cách của phép tịnh tiến.
- Sản phẩm: Học sinh giải quyết được bài toán, nêu được tính chất 1 của phép tịnh tiến.
	
Slide 16
Hình thành tính chất 2: 
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được tính chất 2 của phép tịnh tiến.
- Nội dung: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, từ đó đưa ra tính chất số 2.
- Hình thức tổ chức: Trình chiếu ảnh của đường thẳng, tam giác, hình tròn, cho học sinh quan sát, từ đó đưa ra tính chất 2 của phép tịnh tiến.
- Sản phẩm: Qua việc quan sát hình vẽ học sinh hiểu được tính chất 2 của phép tịnh tiến.


Slide 17-19
Trả lời câu hỏi:
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về định nghĩa và tính chất của phép tịnh tiến, rèn luyện kĩ năng dựng ảnh của điểm, đường thẳng, đường tròn qua phép tịnh tiến.
- Nội dung: Học sinh phải trả lời 3 câu hỏi với các hình thức hỏi và trả lời khác nhau.
- Hình thức tổ chức: GV đưa ra ba câu hỏi với 3 hình thức khác nhau: một câu hỏi điền từ thích hợp vào chỗ trống, một câu hỏi yêu cầu sắp xếp lại thứ tự để được trình tự đúng, một câu hỏi yêu cầu ghép nối để được kết quả đúng.
- Sản phẩm: Học sinh biết cách vẽ ảnh của điểm, đường thẳng, đường tròn qua một phép tịnh tiến.

c. Đơn vị kiến thức 3: Hình thành biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến: 
- Mục tiêu: Giúp học sinh xây dựng và nắm được biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến, từ đó áp dụng vào tìm tọa độ, phương trình ảnh của điểm, đường thẳng và đường tròn qua phép tịnh tiến.
- Nội dung: Học sinh phải giải quyết một bài toán GV đưa ra để đưa ra biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến, áp dụng biểu thức tọa độ vào tìm tọa độ ảnh của một điểm, phương trình ảnh của đường thẳng và đường tròn qua phép tịnh tiến theo một vectơ cho trước.
- Hình thức tổ chức: Hướng dẫn hỗ trợ học sinh giải quyết bài toán dẫn đến kiến thức mới, kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh.
- Sản phẩm: Học sinh xây dựng được biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến, từ đó ghi nhớ và vận dụng để giải được các bài toán liên quan.
STT
Nội dung hoạt động
Minh họa elearning
Slide 20,21
Xây dựng biểu thức tọa độ: 
- Mục tiêu: Giúp học sinh xây dựng được biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
- Nội dung: Yêu cầu học sinh hoàn thành bài toán được GV đưa ra, từ đó ghi lại biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
- Tổ chức hoạt động: GV đưa ra bài toán: 
Bài toán : Cho Mx;y;M'x';y'; v=a;b.Và TvM=M', Hãy biểu diễn x',y' qua x, y ? 
Hướng dẫn học sinh giải bài toán từ đó chỉ ra biểu thưc tọa độ của phép tịnh tiến.
- Sản phẩm: Học sinh giải được bài toán và nắm được biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.

Slide 22, 23:
Ví dụ 2:
- Giúp học sinh vận dụng biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến tìm tọa độ, phương trình ảnh của điểm, đường thẳng và đường tròn qua một phép tịnh tiến.
- Nội dung: Học sinh đọc nội dung ví dụ và trình bày lời giải.
- Tổ chức thực hiện: GV đưa ra ví dụ 2:
Ví dụ: Cho v= 3 ; -1 tìm ảnh qua phép tịnh tiến theo v của:
 a. Điểm M2;1.
 b. Đường thẳng d: x+2y-3=0.
 c. Đường tròn: C: (x-1)2+(y-2)2=9
GV hướng dẫn học sinh đưa ra cách trình bày đúng.
- Sản phẩm: Học sinh vận dụng biểu thức tọa độ trình bày được cách tìm tọa độ, phương trình của mộtdđiểm ,một đường thẳng, một đường tròn qua một phép tịnh tiến.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng: 
STT
Nội dung hoạt động
Minh họa earning
Slide 25-29
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm chắc và vận dụng tốt kiến thức đã học về định nghĩa, tính chất và biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến, Yêu cầu sự nhanh nhẹn và tính chính xác.
- Nội dung: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm – tích vào đáp án đúng.
- Tổ chức thực hiện: học sinh làm bài trắc nghiệm trong giờ học.
- Sản phẩm: Học sinh nhận dạng, áp dụng công thức và giải quyết được các câu hỏi trắc nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_11_bai_2_phep_tinh_tien.docx
  • pdfGiaoan.pdf