Giáo án Hoá học 11 - Tiết 1: Ôn tập đầu năm + Tiết 2: Sự điện li

Giáo án Hoá học 11 - Tiết 1: Ôn tập đầu năm + Tiết 2: Sự điện li

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Ôn tập cơ sở lí thuyết hoá học về nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn, bảng tuần

hoàn, phản ứng oxi hoá-khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.

- Hệ thống hoá tính chất vật lí, hóa học các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong

nhóm halogen, oxi - lưu huỳnh.

- Vận dụng cơ sở lí thuyết hoá học khi ôn tập nhóm halogen và oxi-lưu huỳnh, chuẩn bị

nghiên cứu các nguyên tố nitơ-photpho và cacbon-silic.

2. Về kỹ năng

- Lập phương trình hoá học của các phản ứng oxi hoá-khử bằng phương pháp thăng bằng

electron.

- Giải một số bài tập cơ bản như: xác định thành phần hỗn hợp, xác dịnh tên nguyên tố, bài

tập về chất khí, .

- Vận dụng các PP cụ thể để giải bài tập hoá học như: lập và giải phương trình đại số, áp dụng

định luật bảo toàn khối lượng, tính trị số trung bình,.

3. Về thái độ

- Rèn thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.

- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch.

- Tạo cơ sở cho học sinh yêu thích môn Hoá học.

4. Phát triển năng lực học sinh

- Phát triển ngôn ngữ môn học

- Phát triển năng lực tư duy: phát hiện và giải quyết vấn đề mang tính chất tái hiện

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, phiếu học tập.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương trình hoá học lớp 10.

pdf 10 trang lexuan 6480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoá học 11 - Tiết 1: Ôn tập đầu năm + Tiết 2: Sự điện li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
Giáo viên: 
Trang 1 
MỤC LỤC 
Giáo án hoá học 11 chương trình chuẩn theo tinh giản nội dung của Bộ giáo dục 
Quý thầy cô có nhu cầu file word xin vui lòng liên hệ ĐT (Zalo): 0919064357 
Email: ch_luuthanhdu@yahoo.com 
(Tiết 1) ÔN TẬP ĐẦU NĂM .................................................................................................. 3	
Bài 1 (Tiết 2): SỰ ĐIỆN LI ..................................................................................................... 7	
Bài 2 (Tiết 3): AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI ............................................................................... 11	
Bài 3 (Tiết 4): SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ ................. 15	
Bài 4 (Tiết 5): PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
................................................................................................................................................ 18	
Bài 5 (Tiết 6, 7): Luyện tập: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION 
TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI ...................................................................... 22	
Bài 6 (Tiết 8): BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: TÍNH AXIT-BAZƠ. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI 
ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI .............................................................. 26	
Bài 7 (Tiết 9): NITƠ .............................................................................................................. 31	
Bài 8 (Tiết 10, 11): AMONIAC VÀ MUỐI AMONI ............................................................ 37	
Bài 9 (Tiết 12, 13): AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT ...................................................... 47	
Bài 10 (Tiết 14): PHOTPHO ................................................................................................. 59	
Bài 11 (Tiết 15): AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT ....................................... 64	
Bài 12 (Tiết 16): PHÂN BÓN HÓA HỌC ............................................................................ 70	
Bài 13 (17, 18): LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT CỦA NITƠ – HỢP CHẤT CỦA CHÚNG ... 77	
Bài 14 (Tiết 19): Bài thực hành số 2: TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, 
PHOTPHO ............................................................................................................................. 82	
(Tiết 20): KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ............................................................................... 86	
Bài 15 (Tiết 21): CACBON ................................................................................................... 87	
Bài 16 (Tiết 22): HỢP CHẤT CỦA CACBON ..................................................................... 89	
Bài 17 (Tiết 23): SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC .......................................................... 92	
Bài 18(Tiết 24): CÔNG NGHIỆP SILICAT ......................................................................... 97	
Bài 19 (Tiết 25, 26): Luyện tập: cacbon – silic ...................................................................... 99	
Bài 20 (Tiết 27): MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ ........................................................ 101	
Bài 21 (Tiết 28): CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ ................................... 106	
Bài 22 (Tiết 29, 30):	 CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ ............................. 110	
Bài 23 (Tiết 31). PHẢN ỨNG HỮU CƠ ............................................................................. 115	
Bài 24 (Tiết 32): Luyện tập: HỢP CHẤT HỮU CƠ, CÔNG THỨC PHÂN TỬ VÀ CÔNG 
THỨC CẤU TẠO ................................................................................................................ 117	
(Tiết 33, 34): ÔN TẬP HỌC KÌ I ........................................................................................ 120	
Bài 25 (tiết 35, 36): ANKAN ............................................................................................... 123	
GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
Giáo viên: 
Trang 2 
Bài 26 (Tiết 37). XICLOANKAN ....................................................................................... 129	
Bài 27 (Tiết 38): LUYỆN TẬP ANKAN VÀ XICLOANKAN .......................................... 133	
Bài 28 (Tiết 39): BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 ......................................................................... 135	
Bài 29 (Tiết 40, 41): ANKEN .............................................................................................. 137	
Bài 30 (Tiết 42): ANKAĐIEN ............................................................................................. 141	
Bài 31 (tiết 43, 44): LUYỆN TẬP: ANKEN – ANKAĐIEN .............................................. 144	
Bài 32 (Tiết 45): ANKIN ..................................................................................................... 152	
Bài 33 (Tiết 46): LUYỆN TẬP ANKIN .............................................................................. 155	
Bài 34 (Tiết 47): BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 ......................................................................... 163	
(Tiết 48) KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 .............................................................................. 165	
Bài 35 (Tiết 49, 50): BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG. MỘT SỐ HIĐROCABON THƠM 
KHÁC .................................................................................................................................. 166	
Bài 36 (tiết 51): LUYỆN TẬP: HIĐROCACBON THƠM ................................................. 178	
Bài 37 (Tiết 53). NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN ........................................... 181	
Bài 39 (Tiết 54): DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON ................................. 187	
Bài 40 (Tiết 55, 56): ANCOL .............................................................................................. 189	
Bài 41 (Tiết 57): PHENOL .................................................................................................. 198	
Bài 42 (Tiết 58): LUYỆN TẬP: ANCOL – PHENOL ........................................................ 201	
Bài 43 (Tiết 59): BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 ......................................................................... 203	
Bài 44 (Tiết 60, 61): ANĐEHIT – XETON ........................................................................ 205	
Bài 45 (Tiết 62, 63): AXIT CACBOXYLIC ....................................................................... 215	
Bài 47 (Tiết 64): BÀI THỰC HÀNH SỐ 6 ......................................................................... 224	
(Tiết 65, 66): ÔN TẬP HỌC KÌ II ....................................................................................... 226	
GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
Giáo viên: 
Trang 3 
(Tiết 1) ÔN TẬP ĐẦU NĂM 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức 
- Ôn tập cơ sở lí thuyết hoá học về nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn, bảng tuần 
hoàn, phản ứng oxi hoá-khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. 
- Hệ thống hoá tính chất vật lí, hóa học các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong 
nhóm halogen, oxi - lưu huỳnh. 
- Vận dụng cơ sở lí thuyết hoá học khi ôn tập nhóm halogen và oxi-lưu huỳnh, chuẩn bị 
nghiên cứu các nguyên tố nitơ-photpho và cacbon-silic. 
2. Về kỹ năng 
- Lập phương trình hoá học của các phản ứng oxi hoá-khử bằng phương pháp thăng bằng 
electron. 
- Giải một số bài tập cơ bản như: xác định thành phần hỗn hợp, xác dịnh tên nguyên tố, bài 
tập về chất khí, ... 
- Vận dụng các PP cụ thể để giải bài tập hoá học như: lập và giải phương trình đại số, áp dụng 
định luật bảo toàn khối lượng, tính trị số trung bình,... 
3. Về thái độ 
- Rèn thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. 
- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch. 
- Tạo cơ sở cho học sinh yêu thích môn Hoá học. 
4. Phát triển năng lực học sinh 
- Phát triển ngôn ngữ môn học 
- Phát triển năng lực tư duy: phát hiện và giải quyết vấn đề mang tính chất tái hiện 
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, phiếu học tập. 
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương trình hoá học lớp 10. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI MỚI 
1. Ôn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài học 
3. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Thảo luận phiếu học tập 1 
Phiếu học tập số 1: Vận dụng lí thuyết 
nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần 
hoàn ôn tập nhóm halogen và oxi- lưu 
huỳnh 
1. Axit H2SO4 và HCl là các hoá chất cơ 
bản, có vị trí quan trọng trong CN hoá chất. 
Hãy so sánh TCVL & TCHH của 2 axit trên. 
2. So sánh LK ion & LK cộng hóa trị. Trong 
các chất sau đây, chất nào có LK cộng hoá 
trị, chất nào có LK ion: NaCl, HCl, Cl2, 
H2S, SO2, K2S, O2? 
3. So sánh các hal, oxi, lưu huỳnh về đặc 
điểm cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, 
tính chất các đơn chất, một số hợp chất quan 
 Phiếu học tập 1 
1. 
 HCl H2SO4 
TCVL lỏng, không màu, 
mùi xốc, dễ bay 
hơi. 
lỏng sánh, không 
màu, không bay hơi. 
TCHH -Tính axit mạnh 
-tính khử mạnh. 
- Tính axit mạnh. 
- Tính oxi hoá mạnh. 
- Tính háo nước. 
2. 
 LK ion LK cộng hoá trị 
không 
cực 
có cực 
Đ/nghĩa là LK được 
hình thành 
là LK được tạo nên 
giữa 2 nguyên tử bằng 
GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
Giáo viên: 
Trang 4 
trong? Lập bảng so sánh nhóm VIIA 
& VIA? 
- Nhận xét. 
bởi lực hút 
tĩnh điện 
giữa các ion 
mang điện 
tích trái dấu. 
một hay nhiều cặp e 
chung. 
B/chất Cho và nhận 
electron 
đôi e 
chung 
không 
lệch về 
phía 
nguyên 
tử nào. 
đôi e 
chung lệch 
về phía 
nguyên tử 
âm điện 
hơn. 
Hiệu độ 
âm điện 
³ 1,7 0® < 0,4 0,4® <1,7 
Chất NaCl, K2S Cl2, O2 HCl, H2S, 
SO2 
3. 
Nội dung so sánh Nhóm 
halogen 
Oxi-lưu 
huỳnh 
1. Các nguyên tố 
hoá học 
F, Cl, Br, I O, S 
2. Vị trí trong 
bảng tuần hoàn 
Nhóm VIIA Nhóm VIA 
3. Đặc điểm của 
lớp e ngoài cùng 
Đều có 7e ở 
lớp ngoài 
cùng 
Đều có 6e ở 
lớp ngoài 
cùng 
4. T/c của các đơn 
chất 
-Đều có tính 
OXH mạnh. 
- Trừ F2 còn 
Cl2, Br2, I2 
còn có tính 
khử 
-Đều có tính 
OXH mạnh. 
- S còn có 
tính khử 
5. Hợp chất quan 
trọng 
HCl, nước 
Javen, clorua 
vôi.. 
H2S, H2SO4... 
- Lắng nghe, ghi bài. 
GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
Giáo viên: 
Trang 5 
Hoạt động 2: Thảo luận phiếu học tập 2. 
Phiếu học tập số 2: Hoàn thành các phương 
trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng 
bằng electron. Xác định chất oxi hoá, chất 
khử: 
1. H2SO4 + H2S ® S + H2O 
2. NO2 + O2 + H2O ® HNO3 
4. Al + H2SO4đ,nóng ® 
 Al2(SO4)3 + SO2 + H2O 
5. Fe + HNO3 đ ® 
 Fe(NO3)3 + NO2 + H2O 
6. S + HNO3 đ ® 
 H2SO4 + NO2 + H2O 
- Nhận xét. 
HS lên bảng làm theo trình tự 4 bước 
1. H2SO4 + 3H2S ® 4S + 4H2O 
2. 4NO2 + O2 +2 H2O ® 4HNO3 
4. 2Al + 6H2SO4đ,nóng ® Al2(SO4)3 +3 SO2 + 6H2O 
5. Fe + 6HNO3 đ ® Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O 
6. S + 6HNO3 đ ® H2SO4 + 6NO2 +2 H2O 
- Lắng nghe, ghi bài. 
Hoạt động 3: Thảo luận phiếu học tập 3 
Phiếu học tập số 3: 
1. Cho phương trình hoá học: 
 2SO2+ O2 2 SO3 DH<0 
Phân tích đặc điểm của phản ứng điều chế 
lưu huỳnh trioxit, từ đó cho biết các biện 
pháp kĩ thuật nhằm tăng hiệu quả tổng hợp 
SO3? 
2. Hệ CB sau xảy ra trong 1 bình kín: 
 CaCO3 (r) CaO (r) + CO2(k) 
 DH>0 
Điều gì sẽ xảy ra nếu thực hiện một trong 
những biến đổi sau? 
a, Tăng dung tích của bình phản ứng lên. 
b, Thêm CaCO3 vào bình phản ứng. 
c, Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng. 
d, Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng. 
e, tăng nhiệt độ. 
HS: 
1. Phản ứng điều chế lưu huỳnh trioxit là phản ứng 
thuận nghịch, toả nhiệt. 
Để tăng hiệu quả tổng hợp SO3 sử dụng các biện 
pháp kĩ thuật: 
 - Nhiệt độ thích hợp là 450-500 
 - Tăng nồng độ O2 bằng cách dùng lượng dư 
không khí 
2. 
a, CB chuyển dịch theo chiều thuận 
b, Không ảnh hưởng đến chuyển dịch CB 
c, Không ảnh hưởng đến chuyển dịch CB 
d, CB chuyển dịch theo chiều thuận 
e, CB chuyển dịch theo chiều thuận 
Hoạt động 4: Thảo luận phiếu học tập 4 
Phiếu học tập số 4: Giải các bài tập hoá 
học sau 
1. Cho 20,0 g hỗn hợp Mg và Fe tác dụng 
với dd HCl dư, ta thấy có 11,2 lít khí (đktc) 
thoát ra. Khối lượng muối tạo thành sau 
phản ứng là bao nhiêu gam? 
 A. 50,0 g B. 55,5 g 
C. 60,0 g D. 60,5 g 
HS. 
1. PTPU 
 Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2 
 Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 
 C1: nH2= = 0,5 (mol) 
Gọi số mol Mg và Fe trong hỗn hợp là x và y. 
Ta có hệ pt: 24x+56y=20,0 
 x+y=0,5 
V2O5, t
o 
GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
Giáo viên: 
Trang 6 
2. Hoà tan hoàn toàn 1,12 g kim loại hoá trị 
II vào dd HCl thu được 0,448 l khí (đktc). 
Kim loại đã cho là: 
 A. Mg B. Zn 
 C. Cu D. Fe 
3. Một hỗn hợp khí O2 và SO2 có tỉ khối so 
với H2 là 24. Thành phần % của mỗi khí 
theo thể tích lần lượt là: 
 A. 75% và 25% B. 50% và 50% 
C. 25% và 75% D. 35% và 65% 
- Nhận xét. 
Giải ta được x=0,25; y=0,25 
®mmuối= 95.0,25 +127.0,25 = 55,5 
Đáp án B 
C2: nH2=2nHCl= 2nCl- 
Ta thấy mMuối = mKL + mCl- = 20 + 0,5.71=55,5 
2. PTPU 
 M + 2HCl ® MCl2 + H2 
ta có: 
Þ nKL = 0,02 (mol) 
Þ KL đã cho là Fe (đáp án D). 
3.Gọi số mol của O2 trong 1mol hỗn hợp là x® 
nSO2=1-x 
 MHH=24.2=48=32.x + 64.(1-x) 
® x=0,5 
Vậy mỗi khí chiếm 50% thể tích → đáp án B. 
- Lắng nghe, ghi bài. 
Hoạt động 5: Cho H làm bài kiểm tra 15' để khảo sát chất lượng 
Bài tập củng cố: 
4. Củng cố luyện tập: 
Bằng phương pháp hoá học nhận biết các chất sau : 
a.NaI , NaBr , NaCl , Na2SO4 
b.NaOH , AgNO3 , BaCl2 , H2SO4 , HBr 
c.Na2S , AgNO3 , BaCl2 , Pb(NO3)2 
GV: Yêu cầu HS về nhà ôn tập phần CBHH. 
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: VN ôn lại kiến thức đã học ở lớp 8, 9 và lớp 10. 
GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
Giáo viên: 
Trang 7 
Chương 1: SỰ ĐIỆN LI 
Bài 1 (Tiết 2): SỰ ĐIỆN LI 
I/ MỤC TIÊU: 
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 
a) Kiến thức: HS biết được 
- Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li. 
b) Kỹ năng: 
- Làm và quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện 
li. 
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. 
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. 
c) Thái độ: 
- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch. 
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh. 
d) Tích hợp: Môn Vật lí, hóa học 11 
2. Mục tiêu phát triển năng lực 
Định hướng các năng lực được hình thành: 
- Năng lực tự học. 
- Năng lực hợp tác - quản lý 
- Năng lực đề xuất và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 
- Năng lực thực hành hóa học. 
- Năng lực sáng tạo. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. 
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN 
- Kĩ năng lắng nghe tích cực. 
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK 
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Giáo viên 
- Dụng cụ, hóa chất để HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm: cốc đựng nước cất, dd saccarozơ, dd 
NaOH, dd NaCl, dd CH3COOH 0,1M, dd HCl 0,1M, dụng cụ thử điện, khay đựng hóa chất và dụng 
cụ. 
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm, giấy A0, bút lông. 
- Bảng tính tan, phiếu học tập. 
- Trình chiếu Powerpoint. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa hóa 11. 
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV. 
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
- Phát hiện và giải quyết vấn đề. 
- Học theo góc, học tập hợp tác. 
- Kỹ thuật khăn trải bàn, thảo luận nhóm. 
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định 
2. KTBC: Không KT 
3. Khám phá: Ở học kì I lớp 11 này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các kiến thức của phần hóa vô 
cơ. Đặc biệt, chương I của chúng ta sẽ liên quan đến những kiến thức về phần nguyên tử của lớp 10. 
4. Kết nối: Chúng ta thấy rằng nước cất thì không dẫn điện nhưng nước tự nhiên: ao hồ, nước mưa 
thì có? Để tìm hiểu về điều này chúng ta sẽ tìm hiểu qua Bài 1: Sự điện li. 
GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
Giáo viên: 
Trang 8 
Hoạt động 1. Khởi động. 
Thời 
gian 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Năng lực hình thành 
cho HS 
5’ - Ổn định tổ chức. 
- Giới thiệu các góc và các nhiệm 
vụ cụ thể ở mỗi góc (4 góc) 
- Hướng dẫn HS nghiên cứu và lựa 
chọn các góc 
- Ngồi theo nhóm. 
- Quan sát và lắng nghe 
- Nghiên cứu các nhiệm 
vụ cụ thể và lựa chọn 
góc theo tổ 
- Năng lực tự học 
- Năng lực sử dụng 
ngôn ngữ hóa học. 
Hoạt động 2. Tổ chức học tập theo các góc. 
(Tìm hiểu hiện tượng điện li và phân loại các chất điện li) 
Thời 
gian 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Năng lực hình thành 
cho HS 
25’ - Yêu cầu các tổ thực hiện nhiệm 
vụ ở các góc, mỗi góc trong 
thời gian 5’ rồi luân chuyển 
sang các góc khác 
- Thứ tự luân chuyển các góc 
như sau: 
- 1→2→3→4 
- 2→1→4→3 
- 3→4→1→2 
- 4→3→2→1 
- Thực hiện nhiệm vụ theo 
nhóm tại các góc học tập. 
Sử dụng kỹ thuật “khăn 
trải bàn”. 
- Năng lực tự học. 
- Năng lực hợp tác - 
quản lý 
- Năng lực thực hành 
hóa học. 
- Năng lực sử dụng 
ngôn ngữ hóa học. 
- Năng lực đề xuất và 
giải quyết vấn đề thông 
qua môn hóa học. 
Hoạt động 3. Trưng bày sản phẩm và tổng kết. 
Thời 
gian 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Năng lực hình thành cho 
HS 
10’ - Hướng dẫn các tổ thực hiện 
nhiệm vụ và trưng bày sản 
phẩm 
- Tổng kết lại cho HS 
- Trưng bày sản phẩm 
của nhóm lên bảng. 
- - Năng lực sử dụng ngôn 
ngữ hóa học. 
Góc 1: Góc trải nghiệm 1 
HS tiến hành thí nghiệm về “Hiện tượng điện li” theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút 
ra nhận xét cần thiết. Dưới đây là phiếu học tập cho góc trải nghiệm 
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC TRẢI NGHIỆM 1 
Tiến hành TN: Tính dẫn điện của nước cất, dung dịch đường saccarozơ, dung dịch NaOH, 
dung dịch HCl, dung dịch muối ăn (NaCl) 
Cho 5 cốc đã chuẩn bị sẵn và dán nhãn là: nước cất, dung dịch saccarozơ, dung dịch NaOH, dung 
dịch HCl, dung dịch NaCl. Cho dụng cụ thử điện lần lượt vào các cốc. 
GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
Giáo viên: 
Trang 9 
Quan sát bóng đèn của dụng cụ thử điện ở mỗi cốc. Cốc đựng dung dịch nào làm bóng đèn 
sáng? Cốc đựng dung dịch nào không làm đèn sáng? Từ đó rút ra kết luận về khả năng dẫn 
điện của các dung dịch trong cốc? 
Góc 2: Góc phân tích 1 
HS đọc tài liệu SGK về “Hiện tượng điện li” và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và rút ra kiến 
thức mới cần lĩnh hội. 
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC PHÂN TÍCH 1 
Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: 
- Vận dụng kiến thức dòng điện đã học lớp 9 và SGK. Giải thích nguyên nhân tính dẫn điện của 
các dd axit, bazơ, muối? → Rút ra khái niệm sự điện li, chất điện li? 
- Vận dụng kiến thức về ion (Hóa học 10). Hãy biểu diễn sự điện li của dung dịch NaOH, dung 
dịch HCl, dung dịch NaCl bằng phương trình điện li? 
Góc 3: Góc trải nghiệm 2 
HS tiến hành thí nghiệm về “Phân loại các chất điện li” theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích 
và rút ra nhận xét cần thiết. Dưới đây là phiếu học tập cho góc trải nghiệm 
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC TRẢI NGHIỆM 2 
Tiến hành TN: Khả năng dẫn điện của dung dịch CH3COOH 0,1M, dung dịch HCl 0,1M 
Cho 2 cốc đựng dung dịch axit đã chuẩn bị sẵn và dán nhãn là: dung dịch CH3COOH 0,1M, dung 
dịch HCl 0,1M. Cho dụng cụ thử điện lần lượt vào các cốc. Nhận xét độ sáng của đèn ở mỗi cốc 
đựng dung dịch? 
Từ đó cho biết khả năng dẫn điện của dung dịch nào tốt hơn? Nồng độ ion trong dung dịch nào lớn 
hơn (HCl 0,1M hay CH3COOH 0,1M) ? 
Rút ra kết luận gì về số phân tử phân li ra ion của dung dịch HCl và CH3COOH khi cùng nồng độ là 
0,1M? 
Góc 4: Góc phân tích 2 
HS đọc tài liệu SGK về “Phân loại các chất điện li” và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và rút 
ra kiến thức mới cần lĩnh hội. 
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC PHÂN TÍCH 2 
Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: 
- Dựa vào khả năng phân li ra ion, người ta chia chất điện li thành những loại nào? 
- Nêu khái niệm chất điện li mạnh và chất điện li yếu 
- Sắp xếp các dd sau vào nhóm chất điện li mạnh và yếu: HCl, CH3COOH, Mg(OH)2, KOH, KCl, 
HgCl2. Sau đó biểu diễn sự điện li của các chất theo từng nhóm bằng phương trình điện li? 
TỔNG KẾT 
I. HIỆN TƯỢNG ĐIỆN LI. 
1. Thí nghiệm: 
- Nước cất, dd saccarozơ không dẫn điện. 
- Dung dịch HCl, dd NaOH, dd NaCl dẫn điện. 
2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước: 
- Do trong dung dịch axit, bazơ, muối có chứa các ion chuyển động tự do. 
* Định nghĩa: 
- Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li. Những chất tan trong nước phân li ra ion 
được gọi là những chất điện li. 
* Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li. 
VD: NaCl ® Na+ + Cl- 
 NaOH ® Na+ + OH- 
 HCl ® H+ + Cl- 
* Chú ý: Nhiều chất mặc dù không tan trong nước nhưng khi nóng chảy vẫn phân li ra ion, nên ở 
trạng thái nóng chảy chúng vẫn dẫn điện được. 
II. PHÂN LOẠI CÁC CHẤT ĐIỆN LI 
1. Thí nghiệm: SGK 
Đèn ở cốc đựng dung dịch HCl 0,1 M sáng mạnh hơn đèn ở cốc đựng dung dịch CH3COOH 0,1M. 
2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu: 
GIÁO ÁN HOÁ HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
Giáo viên: 
Trang 10 
a. Chất điện li mạnh: 
- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. 
- Những chất điện li mạnh là: 
+ Các axit mạnh HCl, HNO3, H2SO4, HClO4 
+ Các bazơ mạnh NaOH, KOH, Ba(OH)2 
+ Hầu hết các muối. 
- Phương trình điện li: dùng dấu “®” 
VD: 
HCl ® H+ + Cl- 
b. Chất điện li yếu: 
- Là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn 
tại dưới dạng phân tử trong dd. 
- Những chất điện li yếu: 
+ Các axit yếu: CH3COOH, H2SO3, HF . 
+ Các bazơ yếu: Bi(OH)3, Mg(OH)2 
+ Muối của Hg: HgCl2, Hg(CN)2 
- Phương trình điện li: dùng dấu “ ” 
VD: 
- Quá trình phân li của chất điện li yếu là quá trình cân bằng động, tuân theo nguyên lí Lơ Satơliê. 
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây dẫn được điện? 
 A. NaF rắn, khan B. DD glucozơ 
 C. Nước biển D. DD ancol etylic 
Hãy giải thích câu hỏi đặt ra ở đầu bài? 
Khác với nước nguyên chất không dẫn điện thì nước ao, hồ, sông, biển...thường hòa tan các ion và 
các muối khoáng trong đất nên có khả năng phân li ra ion. Vì vậy, chúng dẫn điện được. 
Câu 2: Chất nào sau đây không dẫn điện được? 
 A. CaCl2 nóng chảy B. NaOH nóng chảy 
 C. HBr hòa tan trong nước D. KCl rắn, khan 
Câu 3: Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh? 
A. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3 B. HNO3, H2SO4, KOH, K2SO3 
C. H2SO4, NaOH, Ag3PO4, HF D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl 
Câu 4: Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH) có những phần tử nào? 
A. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O B. H+, CH3COO- 
C. H+, CH3COO-, H2O D. CH3COOH, CH3COO-, H+ 
VII. Dặn dò: 
- Chép lại bài vào vở và học bài 
- Làm các bài tập SGK/7 
- Đọc trước bài mới để trả lời vấn đề gợi mở 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoa_hoc_11_tiet_1_on_tap_dau_nam_tiet_2_su_dien_li.pdf