Giáo án môn Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 11: Văn bản "Chữ người tử tù"

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 11: Văn bản "Chữ người tử tù"

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

HS Nắm được

 - Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.

- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo ko khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

2. Năng lực

 a) Năng lực đặc thù

* Đọc:

+ Thấy được diện mạo của truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 qua việc phân tích, nhận xét, đánh giá một số tác giả, tác phẩm của truyện ngắn lãng mạn 1930 – 1945 trong chương trình Ngữ văn 11, học kì I.

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao; quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.

+Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện.

* Viết:

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận văn học để viết bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

+ Nêu và phân tích được một số yếu tố cơ bản của thể loại truyện ngắn như: Tình huống truyện, nhân vật, nghệ thuật

* Nói và nghe:

- Nói:

+ Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày ý kiến, quan điểm một cách rõ ràng, hấp dẫn.

- Nghe:

+ Nhận xét và đánh giá được về nội dung và cách thức thuyết trình

+ Biết đặt câu hỏi về những điều cần làm rõ

 b) Năng lực chung

 - Giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

 - Giải quyết vấn đề: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

 - Tự học và tự chủ: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao trước và sau khi thực hiện hoạt động học tập trên lớp.

 

docx 18 trang Đoàn Hưng Thịnh 3960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 11: Văn bản "Chữ người tử tù"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
 -Nguyễn Tuân
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS Nắm được
 	- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.
- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo ko khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
2. Năng lực
	a) Năng lực đặc thù
* Đọc:
+ Thấy được diện mạo của truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 qua việc phân tích, nhận xét, đánh giá một số tác giả, tác phẩm của truyện ngắn lãng mạn 1930 – 1945 trong chương trình Ngữ văn 11, học kì I.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao; quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
+Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện.
* Viết:
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận văn học để viết bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
+ Nêu và phân tích được một số yếu tố cơ bản của thể loại truyện ngắn như: Tình huống truyện, nhân vật, nghệ thuật 
* Nói và nghe:
- Nói:
+ Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày ý kiến, quan điểm một cách rõ ràng, hấp dẫn.
- Nghe:
+ Nhận xét và đánh giá được về nội dung và cách thức thuyết trình
+ Biết đặt câu hỏi về những điều cần làm rõ
 	b) Năng lực chung
 - Giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
 - Giải quyết vấn đề: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
 - Tự học và tự chủ: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao trước và sau khi thực hiện hoạt động học tập trên lớp.
3. Phẩm chất
- Bài học góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập GV giao trước và sau khi học.
- Nhân ái, yêu nước: Biết trân trọng con người vừa có tài vừa có đức; biết yêu quý và giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; tự rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho nhân dân, đất nước.
4. Tích hợp
- GD bảo vệ môi trường: môi trường sống tăm tối, tù túng thường chứa đựng tội ác (cảnh tù ngục) từ đó cần biết đấu tranh để xây dựng một môi trường xã hội tốt đẹp, nhân văn và để bảo vệ nhân cách con người. 
- GD KNS: kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ , ý tưởng về cuộc gặp giữa quản ngục và Huấn Cao ở chốn lao tù, về phong cách của Ng.Tuân trong tác phẩm; Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao - khí phách, tài hoa, thiên lương thể hiện đậm nét trong cảnh cho chữ, về quan niệm thẩm mĩ của nhà văn. (Sử dụng các PP: động não, biểu đạt sáng tạo...).
- GD đạo đức: biết trân trọng cái đẹp, người tài, thiên lương và sự hướng thiện; biết kính phục bản lĩnh, khí phách và lên án thế lực bạo tàn; biết quý trọng và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc => giáo dục về giá trị TÔN TRỌNG, KHOAN DUNG.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
	 - SGK, SGV, văn bản đọc, máy chiếu, máy tính, giấy A4...
	 - Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
	1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)
	a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình/HS xác định được nội dung chính của bài dựa trên việc
giải quyết một vấn đề.
	b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập số 1 đã thiết kế theo kĩ thuật KWL và yêu cầu HS hoàn thành các cột K và W trong thời gian 3 phút. Sau đó gọi HS trình bày.
K
(Điều tôi đã biết về Chữ người tử tù”)
W
(Điều tôi muốn biết về Chữ người tử tù”)
L
(Điều tôi đã học về Chữ người tử tù”)
	c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
	d) Tổ chức thực hiện:
	B1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi hoàn thành phiếu học tập
	B2: Thực hiện nhiệm vụ: ghi kết quả vào phiếu học tập
	B3: Báo cáo, thảo luận: 
	- Đại diện HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
	- HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
	B4: Kết luận, nhận định:
Nhận xét câu trả lời của HS.
Đưa ra một vài gợi mở, bình giảng và kết nối vào nội dung của bài học.
	2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (152 phút)
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
2. 1. Tìm hiểu chung (10 phút)
a) Mục tiêu: nêu thông tin, hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
b) Nội dung: sử dụng sgk nêu thông tin, hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:	
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, dựa vào SGK trình bày:
- Thông tin chính về tác giả
- Thông tin chính về tác phẩm
+ Xuất xứ 
+ Đánh giá 
B2: Thực hiện nhiệm vụ: ghi kết quả vào bảng học tập
B3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 HS khác nhận xét.
B4: Kết luận, nhận định:
Nhận xét câu trả lời của HS.
Chốt kiến thức
2. 2. Hướng dẫn HS đọc, chia bố cục (10 phút)
a) Mục tiêu: HS biết cách đọc văn bản, chia bố cục và xác định nội dung văn bản.
b) Nội dung: Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc văn bản, trả lời các câu hỏi để xác định hình thức, thể loại, bố cục của văn bản.
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, dựa vào SG
B2: Thực hiện nhiệm vụ: hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao.
B3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
HS khác nhận xét.
B4: Kết luận, nhận định:
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Chốt kiến thức
2. 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu Tình huống truyện độc đáo (22 phút)
a) Mục tiêu: học sinh hiểu, phân tích được tình huống truyện
b) Nội dung: HS thảo luận nhóm, phân tích tình huống truyện
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 
HS thảo luận nhóm (theo bàn, 5 phút): Hoàn thành phiếu học tập số 1
- 2 nhân vật chính của tác phẩm là ai ?
- Cuộc gặp gỡ diễn ra ở đâu ?
- Trong cuộc gặp gỡ đó, tác giả thể hiện mối quan hệ 2 nhận đó được thể hiện trên các bình diện nào ?
- Nhận xét của em về mối quan hệ đó.
- Chỉ ra tính độc đáo của tình huống truyện.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: thảo luận, ghi kết quả vào bảng học tập
B3: HS báo cáo kết quả.
B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS.	
- Chốt kiến thức
2. 4. Hướng dẫn HS tìm hiểu Hình tượng Huấn Cao (90 phút)
a) Mục tiêu: học sinh hiểu, phân tích được: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài; Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân: Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo ko khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
b) Nội dung: HS làm việc cá nhân /thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của GV làm rõ vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân: 
- Theo em, vẻ đẹp Huấn Cao được tác giả xây dựng trên những nét chính nào ?	
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: ghi kết quả vào bảng học tập
B3: HS báo cáo kết quả.	
- vừa là tử tù vừa là nghệ sĩ.
B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS.	
- Chốt kiến thức
Tiết 2
Hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân
- Huấn cao nổi tiếng về tài gì ?
- Em hiểu biết gì về nghệ thuật thư pháp đó ?
HS thảo luận nhóm.
- Nhóm 1,2 : Từ ngữ, chi tiết miêu tả chữ Huấn Cao và tác dụng nghệ thuật.
 - Nhóm 3,4 : Từ ngữ, chi tiết thể hiện tình cảm/đánh giá của mọi người dành cho tài năng Huấn Cao? Ý nghĩa.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: thảo luận, ghi kết quả vào bảng học tập
B3: HS báo cáo kết quả.
B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS.	
- Chốt kiến thức
GV cung cấp thông tin về nghệ thuật thư pháp (trình chiếu: tranh thư pháp, nghệ sĩ viết thư pháp).
GV Qua đó, cho thấy tình cảm của tác giả đối với truyền thống, cái đẹp và nhân tài?
GD đạo đức: 
Qua Huấn Cao, nghệ thuật thư pháp, em rút ra bài học như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời: Chúng ta cần biết trân trọng cái đẹp, người tài, biết quý trọng và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc => giáo dục về giá trị TÔN TRỌNG, KHOAN DUNG.
Hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp thiên lương trong sáng
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân
- Những ai có thể khiến HC cho chữ? Tìm chi tiết.
- HC có những đối xử như thế nào với của quản ngục? Vì sao?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: ghi kết quả vào bảng học tập
B3: HS báo cáo kết quả
HS chỉ ra chất thiên lương trong HC
 B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS.	
- Chốt kiến thức: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” như Nguyễn Du đã nói.
Hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp anh hùng nghĩa liệt khí phách hiên ngang
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân
- Em hãy chỉ ra những hành động của Huấn Cao khi ở trong tù? Điều này nói lên nhân cách gì?
- Kẻ cai tù có thái độ như thế nào với tử rù? Điều đó có gì bất thường? Ý nghĩa?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: ghi kết quả vào bảng học tập
B3: HS báo cáo kết quả.
B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS.	
- Chốt kiến thức
Tiết 3
Hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp Huấn Cao qua cảnh cho chữ
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm (theo bàn 5 phút):
HS thảo luận nhóm (3 phút, theo bàn): trao đổi PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 với bạn cùng bàn và sửa chữa/bổ sung thông tin (nếu có) trong phiếu của cá nhân
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: thảo luận, điều chỉnh, hoàn thiện phiếu học tập.
B3: HS báo cáo kết quả.
HS nhận xét phần nói của học sinh dựa vào bảng tiêu chí sau:
B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS dựa vào bẳng tiêu chí sau:
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
B3: HS báo cáo kết quả
HS khác nhận xét.
B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS sản phẩm hs trên tiêu chí sau:
- Chốt kiến thức
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 
HS làm việc cá nhân: 
- Cảnh cho chữ mang ý nghĩa như thế nào?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ.
B3: HS báo cáo kết quả
HS chỉ ra các lớp nghĩa: Cuộc gặp gỡ của lòng tốt và cái đẹp, Nơi cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con ngưuơì chiến thắng, toả sáng 
HS khác nhận xét.
B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Chốt kiến thức
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân
- Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân gửi gắm tư tưởng gì?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: tìm câu trả lời.
B3: HS báo cáo kết quả.
- Qua hình tượng Huấn Cao, NT muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần dân tộc.
B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS.	
- Chốt kiến thức
Tiết 4
2.4. Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật viên quản ngục (30 phút)
a) Mục tiêu: học sinh hiểu, phân tích được vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao và quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức, phân tích, đánh giá để trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân:
- Hoàn cảnh sống của quản ngục như thế nào? Tìm chi tiết.
- Môi trường sống ấy ảnh hướng thế nào tới nhân cách con người?
- Quản ngục có sở thích nào? Ý nghĩa? Tìm chi tiết.	
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: ghi kết quả vào bảng học tập
B3: HS báo cáo kết quả.
B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS.	
- Chốt kiến thức
Hướng dẫn HS tìm hiểu phẩm chất viên quản ngục
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm (theo bàn, 5 phút)
- Nhóm 1,2: Tìm các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ thể hiện: xưng hô, suy nghĩ, tâm trạng, hành động của quản ngục dành cho Huấn Cao (Khi biết tin Huấn Cao 
sẽ nhập tù). Từ đó, rút ra ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ thể hiện đó.
- Nhóm 23,4: Tìm các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ thể hiện: xưng hô, suy nghĩ, tâm trạng, hành động của quản ngục dành cho Huấn Cao (Khi có Huấn Cao 
sẽ nhập tù). Từ đó, rút ra ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ thể hiện đó.
- Nhóm 5,6: Tìm các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ thể hiện: xưng hô, suy nghĩ, tâm trạng, hành động của quản ngục dành cho Huấn Cao (Khi xin chữ). Từ đó, rút ra ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: thảo luận, ghi kết quả vào bảng học tập
B3: HS báo cáo kết quả.
B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS.	
- Chốt kiến thức
GV: Tại sao có thể nói Quản ngục là ‘"thanh âm trong trẻo chen vào giữa vào 1 bản đàn mà nhạc luật đều hỗn lọạn xô bồ’.
HS chỉ ra phẩm chất cao quý của quản ngục: yêu cái đẹp, trong người tài, bảo vệ tài hoa 
Qua nhân vật Huấn Cao, tác giả thể hiện quan niệm gì về cái đẹp?
GD bảo vệ môi trường: 
GV: Xã hội tồn tại cái xấu, ác. Làm thế nào để con người sống tốt, nhân cách?
HS: môi trường sống tăm tối, tù túng thường chứa đựng tội ác từ đó cần biết đấu tranh để xây dựng một môi trường xã hội tốt đẹp, nhân văn và để bảo vệ nhân cách con người.
GD đạo đức: 
GV: Bình Liêu có nhiều giá trị văn hóa truyền thống? Hãy kể tên.
HS: món ăn, trang phục, lễ hội
GV: Thái đọ của em như thế nào về những giá trị truyền thống đó?
HS trả lời: biết quý trọng và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc 
2.5. Hướng dẫn HS tổng kết bài học (3 phút)
a) Mục tiêu: hiểu, đánh giá khái quát giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
b) Nội dung: HS đánh giá khái quát giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 
HS làm việc cá nhân: Hãy khái quát giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.	
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS viết nhanh câu trả lời ra giấy.
- GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút, gọi 3 học sinh, mỗi em trình sản phẩm trước lớp trong thời gian 1 phút. 
B3: HS báo cáo kết quả
B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Chốt kiến thức
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh trong 1 gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo.
- Sáng tác nhiều thể loại song đặc biệt thành công thể tuỳ bút.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ : rút từ tập truyện ngắn“ Vang bóng 1 thời” (1940).
- Đánh giá : là "1 văn phẩm đạt gần tới sự tàn thiện, toàn mĩ » (Vũ Ngọc Phan).
- Lấy nguyên mẫu từ nhân vật lịch sử : Cao Bá Quát (nho sĩ tài hoa, khí phách, nổi tiếng chữ đẹp).
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Đọc-chú thích
2. Kết cấu, tóm tắt
3. Phân tích
3.1. Tình huống truyện độc đáo
- Cuộc gặp gỡ
+ Trên bình diện xã hội : hoàn toàn đối lập với nhau : tử tù và quản ngục. 
+ Trên bình diện nghệ thuật: đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ, là tri kỉ với nhau. 
 Tác giả đã tạo 1 tình huống độc đáo, đặc sắc: cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm tri kỉ trong 1 quan hệ đối địch.
- Ý nghĩa tình huống: làm nổi bật vẻ đẹp hình tựợng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
3.2. Hình tượng Huấn Cao
a) Phẩm chất cao đẹp
*Nho sĩ tài hoa nghệ sĩ
- Tài viết chữ đẹp: viết nhanh, đẹp, vuông và mang nhân cách của người viết “nói lên cái hoài bão tung hoành của 1 đời người”.
- Tài chữ đẹp nổi tiếng được ngưỡng mộ.
+ Nổi danh khắp tỉnh Sơn.
+ Có được chữ Huấn Cao là niềm khát khao của nhiều người như có “vật báu trên đời”.
+ Quản ngục ngưỡng mộ, ao ước có chữ
 Nỗi ám ảnh day dứt Biệt đãi Huấn Cao.
*Tóm lại: Thư pháp là thứ đã bị phai mờ thời đó. Tác giả xót xa trước tài năng bị huỷ diệt, muốn cứu vãn các bảo vật văn hoá sản sinh từ những khả năng hiếm có. Nguyễn Tuân ca ngợi tài năng và luyến tiếc vẻ đẹp văn hoá cổ truyền đang lụi tàn, đề cao lối sống đẹp.
* Thiên lương trong sáng
- Trọng nghĩa khinh miệt danh lợi, vật chất.
+ ý thức rõ đối tượng cho chữ: chỗ tri kỉ.
+ Không gì ép được Huấn Cao cho chữ.
- Thái độ với quản ngục:
+ Ban đầu: miệt thị, lạnh lùng (hiểu lầm Nói và nghe của quản ngục).
+ Khi hiểu rõ tấm lòng, sở thích cao quý, biệt đãi người tài xúc động, cho chữ.
+ Khuyên quản ngục bỏ chốn ngục tù đen tối để giữ thiên lương trong sáng.
* Bậc anh hùng nghĩa liệt khí phách hiên ngang
- Hành động khi vào tù.
+ Tự do dỗ gông dù không được phép.
+ Mắng quản ngục (kẻ có quyền) với lưòi miệt thị, khinh bạc và sãn sàng chờ đợi sự trả thù.
+ Nhận án chém (cái chết) ung dung, bình thản.
- Thái độ viên quản ngục đối xử: nhún nhường, nể trọng, biệt đãi.
b. Cảnh cho chữ: vẻ đẹp cao quý ở HC được kết tinh trong cảnh cho chữ
*Là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.Vì:
- Không gian: căn buồng tăm tối, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám của nhà tù (bóng tối, cái ác ngự trị)
- Thời gian: đêm tối, trước khi tử hình.
- Con người: 
+ Cho chữ: 1 tử tù, bị gông cùm, tư thế lồng lộng, uy nghi, ban cái đẹp, răn dạy đạo lí.
+ Nhận chữ: thơ lại “run run bưng chậu mực”, quản ngục “khúm núm cất nhứng đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ” (kẻ có quyền), vái lạy tù nhân nhận lời răn dạy đạo lí.
- Trật tự, kỉ cương trung tù bị đảo ngược hoàn toàn.
 Giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà là người tử tù làm chủ.
*Ý nghĩa cảnh cho chữ
- Cuộc gặp gỡ của lòng tốt và cái đẹp.
- Sự chiến thắng của: ánh sáng với bóng tối, cái đẹp với cái xấu, nhơ bẩn; của cái thiện với cái ác. Nơi cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người chiến thắng, toả sáng.
+ Sự tôn vinh cái đẹp cái thiện và nhân cách cao cả của con người (tạo không khí cổ kính, trang trọng; ngôn ngữ giàu tính tạo hình và thủ pháp đối lập).
+ Xây dựng thành công hình tượng Huấn Cao lí tưởng, lãng mạn : tài hoa-anh hùng (vẻ đẹp truyền thống) : nhân, chí, dũng. Vẻ đẹp này hiện lên 1 cách rự rỡ, sáng chói nhờ được tô vẽ bằng hàng loạt sự tương phản gay gắt.
 Qua hình tượng Huấn Cao, NT muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm , cái đẹp và cái thiện không thể tách rời ; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần dân tộc.
3.2. Nhân vật viên quản ngục
a. Hoàn cảnh sống
- Công việc: quản ngục
- Môi trường làm việc: nhà tù
+ mánh khóe hành hạ, gông, xiềng xích, thủ đoạn tàn bạo
+ “sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc....xô bồ” 
+ lâu dài (ngoại hình+đồ vật cũ kĩ)
 xô đẩy con người vào vào cái ác, cái xấu.
b. Phẩm chất
* Đối với nghệ thuật thư pháp (cái đẹp): sở nguyện cao quý, say mê.
* Đối với tử tù-nghệ sĩ Huấn Cao: 
Ứng xử của quản ngục
Biểu hiện
Khi biết tin Huấn Cao 
sẽ nhập tù
Khi có Huấn Cao trong tù
Khi xin chữ
Xưng 
hô
 ông Huấn Cao-kính trọng
Suy nghĩ, tâm trạng
- Băn khoăn, tư lự: đấu tranh tư tưởng, trăn trở để quyết định “biệt đãi ông Huấn Cao”: đỡ cực trong những ngày cuối đời.
 Biệt đãi người tài
-Khổ tâm: sở nguyện (có chữ Huấn Cao) mà không thể thành.
- Lo lắng: không kịp xin chữ, ân hận suốt đời-luyến tiếc cái đẹp.
- Nhận tin Huấn Cao sắp tử hình: khát khao xin chữ-lưu giữ cái đẹp 
Hành động 
(lời nói, 
cử chỉ..)
Ngợi ca tài năng, biệt đãi
- Đón tù: kiêng nể, hiền lành, biệt nhỡn.
- Biệt đãi: dâng rượu thịt, đồ nhắm
- Khi bị khinh bỉ, rẻ rúng: nhẫn nhịn,cung kính, nghe lời.
- Tái nhợt người: sợ hãi, tiếc, đau xót
 Biệt đãi, tiếc người tài
- Nhận chữ: khúm núm
- Nhận lời khuyên nhủ: 
vái lạy, khóc, bái lĩnh
 xúc động, cảm phục, nghe theo.
Tóm lại : - Tấm lòng trong thiên hạ: “Biệt nhỡn liên tài”: quý trọng người tài 
	 - Quản ngục là nhân cách đẹp, đáng trọng (thanh âm trong trẻo).
 - Nhà văn muốn khẳng định: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được”phẩm chất”, “nhân cách”.
4. Tổng kết
a. Nội dung
- Tác phẩm khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người, bộc lộ tình yêu nước thầm kín.
b. Nghệ thuật
- Tạo tình huống độc đáo, đặc sắc.
- Sử dụng thành công nghệ thuật tương phản, đối lập.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao-con người hội tụ nhiều vẻ đẹp
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, tạo hình, cổ kính và hiện đại.
c. Ghi nhớ: SGK (115)
	3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 15 phút)
	 a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
	b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
	c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
	d) Tổ chức thực hiện:
	B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập 1:
 “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
 Ông Trời nhiều khi hay chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.”
( Trích Chữ người tử tù, Tr110, SGK Ngữ văn 11, Tập I, NXBGD 2007)
Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 4:
Câu 1. Văn bản trên viết về nhân vật nào? Nhà văn tỏ thái độ như thế nào khi viết về nhân vật đó?
Câu 2. Câu văn viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ được sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Câu 3. Xác định thủ pháp tương phản qua văn bản trên.
Bài tập 2: HS viết 1 đoạn văn (7-10 dòng) bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm (chọn 1 điều bản thân cho là có ý nghĩa nhất).
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Bài tập 1
1. Văn bản trên viết về nhân vật viên quản ngục. Nhà văn tỏ thái độ trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp nhân cách biết quý trọng cái đẹp và người tạo ra cái đẹp của nhân vật viên quản ngục-nghệ sĩ.
Câu 2. Câu văn viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ được sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Hiệu quả: 
 - Là hình ảnh súc tích tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong với đục, thuần khiết với ô trọc, cao quý với thấp hèn; giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ.
-Là hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện một sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế giúp tác giả làm nổi bật và đề cao vẻ đẹp của tâm hồn nhân vật. Là chi tiết nghệ thuật mang đậm dấu ấn phong cách tài hoa của Nguyễn Tuân.
Câu 3. Thủ pháp tương phản qua văn bản: 
- tàn nhẫn, bằng lừa lọc- tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay thanh â m trong trẻo- xô bồ
- thuần khiết-cặn bã
- tâm điền tốt và thẳng thắn- lũ quay quắt
Bài tập 2: HS viết 1 đoạn văn (7-10 dòng) bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm (chọn 1 điều bản thân cho là có ý nghĩa nhất).
 - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Chốt kiến thức, chấm sản phẩm đoạn văn dựa trên công cụ đánh giá Rubric
Sau:
ĐĐiểm
Tiêu chí
11,0
- Đảm bảo dung lượng (7-10 dòng) 
88,0
- Đảm bảo nội dung :
+ Nêu được vẻ đệp của nhân vật
+ Dẫn chứng phù hợp với luận điểm, xác thực, tiêu biểu.
11,0
- Diễn đạt: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
4. Hoạt động 4. Vận dụng
 	a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
	b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
	c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
	d) Tổ chức thực hiện:
	B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
	- Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về cách sống“ biết trọng người ngay”trong cuộc sống hôm nay.
	- Vẽ 1 bức tranh về cảnh cho chữ trong tác phẩm.
	 B2: Thực hiện nhiệm vụ: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào tiết học sau. 
 B3: Báo cáo, thảo luận: 
	- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
 B4: Kết luận, nhận định:
	- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng quy định (nếu có).
 - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau: đọc bài “Luyện tập thao tác lập luận so sánh”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_lop_11_tuan_11_van_ban_chu_nguoi_tu_tu.docx