Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Tiết 22, Bài 8: Tuần hoàn máu - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Tiết 22, Bài 8: Tuần hoàn máu - Năm học 2020-2021

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

Sau khi học xong bài , HS phải:

- Nêu được cấu tạo, chức năng của hệ tuần hoàn.

- Phân loại được các dạng hệ tuần hoàn.

- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích, so sánh.

3. Thái độ:

- Có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Chuẩn bị của thầy

- Hình ảnh trong SGK và tranh hình liên quan, máy chiếu.

2. Chuẩn bị của trò:

- Nghiên cứu SGK. Sưu tầm 1 số tranh ảnh, tài liệu có liên quan tới nội dung bài

III. TỔ CHỨC GIỜ LÊN LỚP

- Ổn định tổ chức

- Làm bài kiểm tra: (5’)

+ Trình bày các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí?

 + Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?

A. Hoạt động khởi động: (2’)

GV đặt vấn đề:

- Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào và chức năng của các bộ phận đó là gì?

- Tuần hoàn máu có ý nghĩa gì?

 

docx 5 trang huemn72 11600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Tiết 22, Bài 8: Tuần hoàn máu - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/01/2021
Ngày dạy: 18/01/2021
Tiết 22 Bài 18. TUẦN HOÀN MÁU
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
Sau khi học xong bài , HS phải:
- Nêu được cấu tạo, chức năng của hệ tuần hoàn. 
- Phân loại được các dạng hệ tuần hoàn.
- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn képà ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của thầy
- Hình ảnh trong SGK và tranh hình liên quan, máy chiếu....
2. Chuẩn bị của trò:
- Nghiên cứu SGK. Sưu tầm 1 số tranh ảnh, tài liệu có liên quan tới nội dung bài
III. TỔ CHỨC GIỜ LÊN LỚP
Ổn định tổ chức 
Làm bài kiểm tra: (5’)
+ Trình bày các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? 
 + Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?
A. Hoạt động khởi động: (2’)
GV đặt vấn đề: 
- Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào và chức năng của các bộ phận đó là gì?
- Tuần hoàn máu có ý nghĩa gì?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn( 10’)
Mục tiêu: Nêu được cấu tạo chung và chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV : Yêu cầu HS quan sát tranh hình 18.1 - 18.4, trả lời câu hỏi: 
- Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo như thế nào ?
- Chức năng của hệ tuần hoàn ?
GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận.
HS : Nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
KLHĐ: 
1. Cấu tạo chung.
- Hệ tuần hoàn gồm :
 + Dịch tuần hoàn : máu hoặc máu – dịch mô
 + Tim : là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu
 + Hệ thống mạch máu : gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
2. Chức năng của hệ tuần hoàn.
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các dạng hệ tuần hoàn ở động vật (20’)
Mục tiêu: Trình bày được các dạng hệ tuần hoàn của động vật
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV : Yêu cầu HS nghiên cứu và cho biết : Ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp các chất được trao đổi như thế nào ?
Ở động vật đa bào có kích thước lớn có những dạng tuần hoàn nào ?
GV : Nhận xét→ kết luận
GV : Nêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.1, quan sát hình 18.1 trả lời câu hỏi: 
- Hệ tuần hở có ở động vật nào?
- Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở? 
- Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hở hình 18.1.
GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV : Yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.2, quan sát hình 18.2, 18.3, 18.4 trả lời câu hỏi: 
- Hệ tuần kín có ở động vật nào?
- Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín?
- Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu ?
- Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần kín, hệ tuần hoàn đơn và kép hình 18.2, 18.3, 18.4.
GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV : Yêu cầu HS chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá, hệ tuần hoàn kép ở thú ?
HS : Nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
HS : Nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
HS : Nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
HS : Nghiên cứu SGK, quan sát tranh → trả lời câu hỏi.
KLHĐ :
- ĐV đơn bào và đa bào bậc thấp : không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
- ĐV đa bào bậc cao : Các chất được trao đổi qua hệ tuần hoàn
+ Hệ tuần hoàn : Hệ tuần hoàn hở, Hệ tuần hoàn kín (Hệ tuần hoàn đơn và Hệ tuần hoàn kép)
1. Hệ tuần hoàn hở.
- Động vật : Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp
- Đặc điểm :
 + Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
 + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
- Đường đi của máu : 
Tim -> Động mạch -> Khoang cơ thể -> Tĩnh mạch -> Quay trở về tim
2. Hệ tuần hoàn kín.
- Động vật : Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống. 
- Đặc điểm :
 + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
 + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
- Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi).
+ Hệ tuần hoàn đơn : chỉ có 1 vòng tuần hoàn
+ Hệ tuần hoàn kép : có 2 vòng tuần hoàn ( vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn)
- Đường đi của máu : 
Tim -> Động mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Quay trở về tim
+ Cá : Máu chỉ đi 1 vòng từ TT (máu giàu CO2 ) -> ĐM mang -> mang (trao đổi khí tại mao mạch mang thành máu giàu O2 ) -> ĐM lưng -> MM (trao đổi chất máu giàu CO2) -> TM 
-> TN.
+ Thú : 
* Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 từ TT trái -> ĐM chủ -> ĐM nhỏ hơn -> MM (TĐ chất và TĐ khí) -> Máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch -> TN phải.
* Vòng tuần hoàn bé: Máu giàu CO2 từ TT phải -> ĐM phổi -> MM phổi (để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 ) -> TM phổi -> Tâm nhĩ trái.
C. Củng cố (5’)
GV: Đưa ra các câu hỏi để HS trả lời
Câu 1: Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở và ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
Câu 2: Vai trò của tim trong tuần hoàn máu?
Câu 3: Nhóm động vật nào không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.
a. Cá xương, chim, thú, b. Lưỡng cư thú,
c. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú, d. Lưỡng cư, bò sát, chim
D. Hướng dẫn về nhà (3’)
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_11_tiet_22_bai_8_tuan_hoan_mau_nam.docx