Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 15: Đọc văn "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 15: Đọc văn "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Năm học 2020-2021

A. Mục tiêu cần đạt:

I. Kiến thức

o Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp.

o Thái độ cảm phục xót thương của tác giả.

o Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.

II. Kỹ năng:

o Tổng hợp kiến thức về tác gia văn học.

o Đọc hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại.

* Tích hợp giáo dục kỹ năng sống:

o Giao tiếp, trình bày trao đổi và tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình Chiểu.

o Tư duy sáng tạo: Nêu vấn đề, phân tích, bình luận về vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông

dân nghĩa sĩ, về quan niệm sống vinh nhục.

o Tự nhận thức bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự xả thân vì nghĩa lớn qua tác

phẩm.

III. Thái độ:

o Lòng tin yêu vào cuộc đời, biết vươn lên trong cuộc sống dù gặp nhiều trắc trở, trân trọng và

cảm phục nhà văn lớn Nguyễn Đình Chiểu.

o Lòng biết ơn với những anh hùng liệt sĩ vô danh đã xả thân vì đất nước.

IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực và phẩm chất:

1. Năng lực:

o Năng lực sáng tạo:HS đọc sáng tạo đúng yêu cầu thể loại văn tế.

o Năng lực hợp tác thông qua thảo luận nhóm.

o Năng lực giao tiếp tiếng Việt: từ việc khai thác văn bản, HS được giao tiếp cùng tác giả, được

hiểu và nâng cao khả năng sử dụng TV. Vận dụng những kiến thức tiếng Việt của tác giả để

hiểu hơn về văn bản và có thể thực hành trong những bối cảnh phù hợp.

o Năng lực thưởng thức văn học: Cảm nhận được vẻ đẹp ngôn ngữ văn học, biết rung động

trước vẻ đẹp hiên ngang, bi tráng mà giản dị của người nghĩa sĩ Cần Giuộc; thái độ cảm phục,

xót thương của tác giả đối với các nghĩa sĩ nông dân.

2. Phẩm chất:

o Rèn luyện tinh thần sẵn sàng học hỏi, hòa nhập với mọi người.

o Tình yêu tổ quốc , yêu con người.

o Rèn luyện, trau dồi tinh thần tôn trọng lẽ phải.

pdf 7 trang huemn72 8810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 15: Đọc văn "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS & THPT Chi Lăng 
Ngữ văn 11 
Tuần 4 Ngày sọan: 28 – 09 – 2020 
Tiết 15 Ngày dạy: 03 – 10 – 2020 
 Đọc hiểu văn bản: 
 VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC 
( Nguyễn Đình Chiểu) 
A. Mục tiêu cần đạt: 
I. Kiến thức 
o Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp. 
o Thái độ cảm phục xót thương của tác giả. 
o Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ. 
II. Kỹ năng: 
o Tổng hợp kiến thức về tác gia văn học. 
o Đọc hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại. 
* Tích hợp giáo dục kỹ năng sống: 
o Giao tiếp, trình bày trao đổi và tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình Chiểu. 
o Tư duy sáng tạo: Nêu vấn đề, phân tích, bình luận về vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông 
dân nghĩa sĩ, về quan niệm sống vinh nhục. 
o Tự nhận thức bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự xả thân vì nghĩa lớn qua tác 
phẩm. 
III. Thái độ: 
o Lòng tin yêu vào cuộc đời, biết vươn lên trong cuộc sống dù gặp nhiều trắc trở, trân trọng và 
cảm phục nhà văn lớn Nguyễn Đình Chiểu. 
o Lòng biết ơn với những anh hùng liệt sĩ vô danh đã xả thân vì đất nước. 
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực và phẩm chất: 
1. Năng lực: 
o Năng lực sáng tạo:HS đọc sáng tạo đúng yêu cầu thể loại văn tế. 
o Năng lực hợp tác thông qua thảo luận nhóm. 
o Năng lực giao tiếp tiếng Việt: từ việc khai thác văn bản, HS được giao tiếp cùng tác giả, được 
hiểu và nâng cao khả năng sử dụng TV. Vận dụng những kiến thức tiếng Việt của tác giả để 
hiểu hơn về văn bản và có thể thực hành trong những bối cảnh phù hợp. 
o Năng lực thưởng thức văn học: Cảm nhận được vẻ đẹp ngôn ngữ văn học, biết rung động 
trước vẻ đẹp hiên ngang, bi tráng mà giản dị của người nghĩa sĩ Cần Giuộc; thái độ cảm phục, 
xót thương của tác giả đối với các nghĩa sĩ nông dân... 
 2. Phẩm chất: 
o Rèn luyện tinh thần sẵn sàng học hỏi, hòa nhập với mọi người. 
o Tình yêu tổ quốc , yêu con người. 
o Rèn luyện, trau dồi tinh thần tôn trọng lẽ phải. 
B. Tiến trình dạy học 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt 
Hoạt động 1 – Khởi động 
* GV phát phiếu học tập cho HS: 
Trường THCS & THPT Chi Lăng 
Ngữ văn 11 
+ Phiếu 1: Điều tôi đã biết và ấn tượng về tác giả 
Nguyễn Đình Chiểu 
+ Phiếu 2: Điều tôi muốn biết thêm về tác giả 
Nguyễn Đình Chiểu 
+ Phiếu 3: Điều tôi biết thêm về Nguyễn Đình 
Chiểu qua phần tác giả trog SGK 
HS điền vào phiếu học tập 
* GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Nguyên Thủ 
tướng Phạm Văn Đồng trong một bài nghiên cứu 
về Nguyễn Đình Chiểu đã nhận định: Trên trời có 
những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con 
mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, 
và càng nhìn thì càng thấy sáng. Có người chỉ biết 
Nguyễn Đình Chiểu là tác giả Lục Vân Tiên mà 
còn rất ít biết về thơ văn yêu nước của Nguyễn 
Đình Chiểu – khúc ca hùng tráng của phong trào 
yêu nước chống thực dân Pháp lúc chúng đến bờ 
cõi nước ta cách đây hơn một trăm năm”. Tiết học 
này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá “ánh sáng 
khác thường” qua việc tìm hiểu về cuộc đời và sự 
nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. 
Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức 
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác 
giả: 
?. Tìm hiểu phần tiểu dẫn, hãy nêu một vài nét về tác 
giả Nguyễn Đình Chiểu? 
?. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu có gì đáng chú ý? 
Định hướng: 
- Một người con chí hiếu. Cha là Nguyễn Đình Huy 
người Thừa Thiên, mẹ là Trương Thị Thiệt người làng 
Tân Thới ( gần Sài Gòn ). 
- Trở về Gia Định sống gắn bó với nhân dân, mở 
trường dạy học, làm thuốc, chữa bệnh cho dân. 
- Yêu nứơc tha thiết, căm thù giặc sâu sắc. Khi giặc 
pháp đánh chiếm Gia Định (1859), tuy bị mù không 
cầm gươm giết giặc được, vẫn tiếp xúc với các lãnh tụ 
nghĩa quân ( Trương Định ) bàn mưu kế đánh giặc. 
Giặc chiếm ba tỉnh miền Đông, ông lánh về Ba Tri. 
Giặc chiếm nốt ba tỉnh miền Tây, ông mù loà, phải ở 
lại nơi giặc chiếm, nhưng không chịu làm việc cho 
giặc dù chúng ra sức lôi kéo dụ dỗ. Ông nhiệt tình dạy 
dân, cứu dân ( làm thuốc) và sáng tác thơ yêu nước 
chống thực dân pháp, giữ trọn tấm lòng thuỷ chung 
với dân, với nước. 
?. Nhận xét của em về cuộc đời và con người Nguyễn 
Phần một : Tác giả 
 I. Cuộc đời: (1822-1888) Tự :Mạnh 
Trạch, hiệu: Trọng Phủ, Hối Trai. 
 - Quê hương : Thừa Thiên ( quê cha) 
 Gia Định ( quê mẹ) 
- Gia đình : Xuất thân trong một gia đình 
nhà nho: 
 + Cha Nguyễn Đình Huy ( thư lại) 
 + Mẹ Trương Thị Thiệt 
- Bản thân: 
 + 1843 ( 21 tuổi) : đỗ tú tài. 
 + 1846 ( 24 tuổi) : ra Huế học 
 + 1849, mẹ mất, bỏ thi, bị mù Dạy học, 
bốc thuốc, làm thơ truyền dạy đạo đức 
Đồ Chiểu. 
 + 1859 – 1888 : chống ngoại xâm, cùng 
các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế 
đánh giặc; tinh thần kiên định khẳng khái, 
khước từ mọi sự dụ dỗ, mua chuộc của kẻ 
thù, thuỷ chung son sắt với dân với nước. 
 Một nhà thơ yêu nước yêu nước, một 
nhà giáo mẫu mực, một thầy lang có y đức. 
Trường THCS & THPT Chi Lăng 
Ngữ văn 11 
Đình Chiểu? 
* HS trình bày ý kiến cá nhân . 
* HS cả lớp trao góp ý, bổ sung GV tổng hợp ý 
kiến, kết luận. 
+ Nội dung thơ văn 
~ Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa: Lục Văn Tiên: 
 . Ra đời chống chế độ phong kiến suy tàn. 
 . “ Lục Văn Tiên” bảo vệ đạo đức xã hội : Thể hiện 
đạo lí làm người, ca ngợi những người sống nhân 
nghĩa, thuỷ chung, ca ngợi tình nghĩa cha con, mẹ con, 
tình vợ chồng, bè bạn , đề cao tinh thần nghĩa hiệp, 
khát vọng về một xã hội công bằng tốt đẹp, phê phán 
những thế lực tàn bạo. 
* Giáo viên nêu một số ví dụ: 
 - Đả kích bọn vua chúa hại dân, hại nước : 
“ Ghét đời U, Lệ đa đoan 
Để dân luống chịu lầm than muôn phần” 
 - Đả kích bọn quan lại xấu xa : 
“Thấy người trung chánh chẳng ưa 
Rắp ranh kế độc, lọc lừa mưu xa” 
 - Đả kích thói bội bạc trong xã hội : Võ Công, Võ Thể 
Loan thấy Lục Vân Tiên mù nên bội hôn. 
 - Đả kích những tên bạn xấu như Trịnh Hâm, Bùi 
Kiệm. 
 - Ca ngợi những người con có hiếu như Lục Vân Tiên 
: 
 - Ca ngợi những con người chung thủy trong tình yêu 
như Kiều Nguyệt Nga. 
 - Ca ngợi những người bạn tốt như Hớn Minh, Vương 
Tử Trực. 
~ Lòng yêu nước thương dân: Nói về thời kì đau 
thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc, ca 
ngợi người anh hùng của dân tộc, tố cáo tội ác của 
giặc 
 Ví dụ: Sống trong cảnh nước mất nhà tan, thơ văn Đồ 
Chiểu chuyển từ đề tài đạo đức sang đề tài đánh giặc 
cứu nước, Nguyễn Đình Chiểu đã dùng ngòi bút của 
mình để : 
-Tố cáo tội ác của giặc Pháp xâm lược : 
 “Bến Nghé của tiền tan bọt nước 
Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây” 
 (Chạy Tây) 
- Ca ngợi những gương dũng cảm chống giặc : 
+ Của lãnh tụ nghĩa quân : 
“Tinh thần hai chữ phau sương tuyết 
II- Sự nghiệp văn chương: 
 a. Những tác phẩm chính 
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược : 
 + Lục Vân Tiên 
 + Dương Từ - Hà Mậu 
 nhằm mục đích truyền bá đạo lí làm 
người: Nhà thơ đầu tiên ở Nam Kỳ dùng 
chữ Nôm. 
- Khi thực dân Pháp đến Nam Kỳ: 
 + Chạy giặc, 
 +Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, 
 + Văn tế Trương Định, 
 + Ngư Tiều y thuật vấn đáp 
 Thể hiện lòng yêu nước chống ngoại 
xâm: Lá cờ đầu của thơ ca kháng chiến 
chống Pháp 
 b- Phong cách nghệ thuật: 
* Nội dung: 
 - Đạo đức, nhân nghĩa ( Lục Vân Tiên) 
 + Trai: trung hiếu, nghĩa khí. 
 + Gái: tiết hạnh , thủy chung, 
 - Yêu nước, thương dân: lên án tội ác xâm 
lược của thực dân Pháp, xót thương dân 
chạy lọan (Văn tế, Chạy giặc, ) 
* Hình thức: 
Trường THCS & THPT Chi Lăng 
Ngữ văn 11 
 Khí phách ngàn thu rỡ núi non ” 
 (Thơ điếu Phan Tòng) 
“Tướng quân còn đó, các nơi đạo tặc cũng kiêng đè 
 Tướng quân mất rồi, mấy chỗ nghĩa quân thêm bái 
xái” 
 (Văn tế Trương Định) 
+ Của nghĩa quân : 
“Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồ sáu tỉnh 
chúng đều khen 
 Thác mà ưng đình miếu thờ, tiếng hay trải muôn đời 
ai cũng mộ” 
 (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) 
- Thể hiện tinh thần bất hợp tác với kẻ thù : 
“ Thà đui mà giữ đạo nhà 
Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ” 
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp) 
- Phê phán những kẻ công tác với kẻ thù : 
“Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi 
Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên luân” 
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp) 
- Mong mỏi những người có tài giúp dân giúp nước 
đánh đuổi kẻ thù , Tin tưởng vào tương lai đất nước : 
“Bao giờ Thánh Đế ân soi thấu 
 Một trận mưa nhuần rừa núi sông ?” 
 (Xúc cảnh). 
- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ : 
“Chở bao nhiêu thuyền không khẳm 
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.” 
 Có nghĩa là : Văn chương phải có trách nhiệm giáo 
dục đạo lý cho người đời, trách nhiệm đó không bao 
giờ đựơc coi là đã làm, giống như con thuyền chở đạo, 
chở bao nhiêu cũng không khẳm (không đầy ). Ngòi 
bút chiến đấu chống bọn giam, đâm bao nhiêu cũng 
vẫn nhọn sắc ( “ tà” đúng nghĩa là xiên lệch, không 
còn thẳng nữa ). 
 Như thế, Nguyễn Đình Chiểu đặt lên hàng đầu 
chức năng giáo dục của văn học. Chức năng này được 
thực hiện trên hai phương diện : xây và chống ( “ chở 
đạo” và “ đâm gian”). 
* Hướng dẫn tìm hiểu chung về bài văn tế: 
?. Bài văn được viết theo thể loại nào? Em hãy 
trình bày những hiểu biết của em về thể loại đó? 
?. Thông qua phần tiểu dẫn, em hãy cho biết bài 
văn tế ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? 
 + Bút pháp trữ tình: từ tình yêu thương 
con người , nhiệt thành, có sức rung động 
sâu xa. 
 + Sắc thái Nam Bộ đậm đà: hình ảnh , 
ngôn ngữ, tâm trạng : giản dị, chất phác 
mộc mạc 
 Đỉnh cao của văn chương trữ tình đạo 
đức. 
c- Quan điểm nghệ thuật: 
- Chở đạo: truyền bá đạo đức. 
- Đâm gian: chống ngoại xâm . 
 Mãnh liệt 
- Văn chương phải có lời hay ý đẹp. 
Phần hai : Tác phẩm:Văn tế nghĩa sĩ Cần 
Giuộc: 
I. Tìm hiểu chung: 
1. Thể loại: Văn tế điếu văn. 
 - Nội dung: 
 + Kể về cuộc đời người đã khuất. 
 + Bày tỏ tấm lòng của người sống đối với 
người đã khuất. 
 - Hình thức: 
 + Phú luật đường. 
Trường THCS & THPT Chi Lăng 
Ngữ văn 11 
?. Dựa vào lý thuyết ở phần tri thức đọc hiểu hãy 
chia bố cục bài văn tế? Thử đặt tên cho mỗi 
phần? 
Định hướng: 
 + Câu 1 – 2: Cảm tưởng khát quát về các nghĩa quân nông 
dân đã hi sinh trong trận Cần Giuộc 
 + Câu 3-15: Hồi tưởng cuộc đời của các nghĩa quân . 
 + Câu 16-25: Lời than tiếc . 
 + Còn lại: Tình cảm xót thương của người đứng tế đối với 
linh hồn người đã khuất . 
* Giáo viên hướng dẫn học sinh Đọc – Hiểu văn 
bản: 
* Gợi ý cách đọc: 
- Văn bản dài, có nhiều điển tích, từ ngữ cổ và cách 
diễn đạt theo kiểu cổ nên cần đọc nhiều lần, kết hợp 
với đọc cá chú thích để hiểu nghĩa của từng câu ở bài 
văn tế. 
- Âm hưởng chung của văn tế là bi thương nhưng sắc 
thái biểu cảm ở bài văn tế này mang tính bi tráng. 
- Cần đọc với giọng bi thương, thống thiết , chú ý các 
thán từ, những từ ngữ, hình ảnh biểu đạt cảm xúc 
mạnh mẽ. Với văn tế , khi đọc cần chú ý thích hợp với 
bố cục từng phần để diễn đạt cảm xúc phong phú, đa 
dạng: 
 + Lung khởi: giọng trang trọng. 
 + Thích thực: từ trầm lắng khi hồi tưởng đến hào 
hứng sảng khóai khi kể lại chiến công. 
 + Ai vãn: trầm buồn sâu lắng, xót xa, đau đớn. 
 + Kết : thành kính , trang nghiêm. 
* Giáo viên gọi HS đọc bài văn tế . 
* Giáo viên lưu ý học sinh xem chú thích trong 
quá trình đọc – hiểu.. 
?. Giải thích câu mở đầu : “Súng giặc đất rền, 
lòng dân trời tỏ” . Câu văn này có ý nghĩa như 
thế nào đối với tư tưởng toàn bộ bài văn ? 
?. Tác giả đã dùng những chi tiết nào để nói khái 
quát về người nông dân nghĩa sĩ ? 
?. Theo em, như vậy họ là người như thế nào ? 
?. Tại sao họ quyết định trở thành người nghĩa sĩ 
đánh Tây ? Theo em quyết định đó như thế nào ? 
 ~ Niêm, luật. 
 ~ Bằng, trắc 
 + Câu văn biền ngẫu. 
- Kết cấu: 4 phần (sgk) 
 2. Hoàn cảnh sáng tác: 
 - Ngày 16 -12 - 1861 (13 -11 Tân Dậu), 
Pháp tấn công ba xứ Cần Giuộc, Tân An, 
Gò Công. Hai hôm sau, nghĩa quân nổi lên 
đột kích quân Pháp. 
 - Nghĩa quân hi sinh khoảng hơn 20 người. 
 - Đỗ Quang – Tuần phủ Gia Định – yêu 
cầu Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế để 
truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh. 
3. Bố cục: 4 phần 
II. Đọc – Hiểu văn bản: 
1. Giới thiệu khái quát về người nông dân 
nghĩa sĩ: 
 - Súng giặc > < lòng dân 
 Vũ khí Tinh thần 
 Giặc xâm lược Ý thức chống 
giặc 
 Tình thế căng thẳng của đất nước, của 
thời đại: sự đụng độ giữa thế lực xâm lăng 
tàn bạo: thực dân Pháp và ý chí kiên 
cường, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân 
dân ta . 
- Khái quát về người nông dân nghĩa sĩ : 
 Mười năm công Một trận nghĩa 
 vỡ ruộng đánh Tây 
   
 Nông dân nghĩa sĩ đánh Tây 
 an phận thủ thường 
 chưa chắc còn tuy là mất 
 danh nổi tợ phao tiếng vang như mõ 
 Người nông dân quyết định trở thành 
người nghĩa sĩ đánh Tây – quyết định sáng 
suốt: Ý nghĩa bất tử của cái chết vì nghĩa: 
vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ . 
Hoạt động 3 – Luyện tập (Thực hành) Đọc văn 
bản sau và trả lời câu hỏi: 
(1) Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), quê cha ở xã 
Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, 
Trả lời: 
1/ Văn bản trên có 2 ý chính : khái quát về 
cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và những bài học 
sâu sắc rút ra từ cuôc đời đó. 
 => Chặt chẽ 
Trường THCS & THPT Chi Lăng 
Ngữ văn 11 
nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định 
(nay là Thành phố Hồ Chí Minh). 
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian 
truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những 
ngày tăm tối của quê hương đất nước... 
 (2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học 
lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị 
mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu 
đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: 
dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy 
giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được 
nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem 
trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. Là nhà thơ, 
Cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để 
hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao 
đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực 
dân Pháp xâm lược, Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích 
lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. 
(3)Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời 
lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại 
xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược 
Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường 
kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc 
việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh 
thần chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khi triều đình nhà 
Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì 
lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, 
giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám 
dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù. 
( Theo Đỗ Kim Hảo) 
1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? 
2/ Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3). 
3/ Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3). 
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ 
bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho 
đời từ tấm gương Nguyễn Đình Chiểu. 
* HS thực hiện nhiệm vụ. 
 2/ Câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3) : 
- Đoạn (2) : Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời 
ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để 
cống hiến cho đời. 
- Đoạn (3) Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm 
gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần 
bất khuất chống ngoại xâm. 
3/Thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3) : 
chứng minh 
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : 
- Hình thức : đảm bảo về số câu, không được 
gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ 
pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân 
thành ; 
- Nội dung : từ cuộc đời và thơ văn Nguyễn 
Đình Chiểu, thí sinh hiểu được nghị lực sống, 
sống để cống hiến là gì ? Ý nghĩa của bài học 
này là gì ? Phê phán những người thiếu ý chí, 
nghị lực. Rút ra bài học nhận thức và hành 
động dành cho mọi người, nhất là tuổi trẻ. 
Hoạt động 4 – Vận dụng và mở rộng (có thể làm 
trên lớp hoặc ở nhà) 
* GV giao nhiệm vụ: 
Căn cứ vào những kiến thức đã học về Nguyễn Đình 
Chiểu và các tác phẩm của ông, anh (chị) suy nghĩ 
như thế nào về nhận định của nhà thơ Xuân Diệu: 
“Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là 
một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”? 
* HS thực hiện nhiệm vụ. 
Yêu cầu: Học sinh phải chỉ ra được 2 luận 
điểm sau: 
+ Sự ưu ái và kính mến với người lao động 
được thể hiện trong cuộc đời tác giả. 
+ Sự ưu ái và kính mến với người lao động 
được thể hiện trong thơ văn. 
Hoạt động 5 – Mở rộng, bổ sung, phát triển ý 
tưởng sáng tạo (có thể làm ở nhà) 
Trường THCS & THPT Chi Lăng 
Ngữ văn 11 
- Tìm đọc thêm tài liệu về Nguyễn Đình Chiểu, 
tác phẩm của ông. 
* Giáo viên yêu cầu học sinh những việc cụ thể 
cần thực hiện trong quá trình tự học. 
*. Hướng dẫn tự học: 
1- Học bài: 
- Học bài đầy đủ. 
- Nắm chắc nội dung, ý nghĩa và thành 
công nghệ thuật của tác giả Nguyễn Đình 
Chiểu. 
2- Soạn bài: Chuẩn bị bài cho tiết học tới: 
Đọc hiểu văn bản: Văn tế nghĩa sĩ Cần 
Giuộc.(tt) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_15_doc_van_van_te_nghia_si_can_g.pdf