Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 15: Văn bản "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" - Nguyễn Quang Hải

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 15: Văn bản "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" - Nguyễn Quang Hải

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh

- Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối ra trên đường đời.

- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật của bài thơ cổ thể.

- Có thái độ nhìn nhận đúng đắn trong việc định hướng hành động cho bản thân .

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

 Cái tôi ngất ngưởng của NCT được thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng như thế nào? Ý nghĩa tích cực của phong cách sống ấy?

3. Bài mới.

- Vào khoảng nửa sau thế kỉ XIX, nước ta bộc lộ những vấn đề đáng lo ngại về cả tình hình chính trị lẫn kinh tế xã hội. Con đường đi của kẻ sĩ lúc bấy giờ là một con đường gian nan vất vả không chỉ trong thực tiễn mà còn cả trong tư tưởng.

- Sa hành đoản ca là tâm sự của CBQ trước thời thế.

 

doc 3 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 4220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 15: Văn bản "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" - Nguyễn Quang Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 15
Ngày soạn: 09/ 09/2012
 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
 ( Sa hành đoản ca)
 - Cao Bá Quát -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Giúp học sinh
- Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối ra trên đường đời.
- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật của bài thơ cổ thể.
- Có thái độ nhìn nhận đúng đắn trong việc định hướng hành động cho bản thân .
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Cái tôi ngất ngưởng của NCT được thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng như thế nào? Ý nghĩa tích cực của phong cách sống ấy?
3. Bài mới.
- Vào khoảng nửa sau thế kỉ XIX, nước ta bộc lộ những vấn đề đáng lo ngại về cả tình hình chính trị lẫn kinh tế xã hội. Con đường đi của kẻ sĩ lúc bấy giờ là một con đường gian nan vất vả không chỉ trong thực tiễn mà còn cả trong tư tưởng.	
- Sa hành đoản ca là tâm sự của CBQ trước thời thế.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG CẦN ĐẠT.
Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung
Phương pháp: đọc, phát vấn, giảng giải, rút ra những nội dung chính.
- HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt ý chính. --> GVchuẩn xác kiến thức.
* Mở rộng: CBQ từng làm quan triều Nguyễn nhưng sau đó tham gia khởi nghĩa chống triều đình, bị tru di .
 Sinh thời Cao Bá Quát có hai câu thơ tỏ chí khí của mình, được xem là đầy khí phách: 
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai.
(Mười năm giao thiệp tìm gươm báu
Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai)
- Những sáng tác của CBQ có đặc điểm gì chung?
- GV: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ? Thể loại? Bố cục? 
- GV mở rrộng :
VHTĐ có: Côn sơn ca( Nguyễn Trãi ) Long thành cầm giả ca( Nguyễn Du ) có cùng thể loại. 
 Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Phương pháp đọc hiểu, phân tích, bình giảng, kết hợp nêu vấn đề, trao đổi, thảo luận nhóm.
GV gợi ý HS chuẩn bị: Ở mỗi đoạn có các đại từ nhân xưng khác nhau, hãy tìm ra và phân tích dụng ý nghệ thuật của cách dùng ấy? (Nhóm 1: đoạn 1. Nhóm 2: đoạn 2. Nhóm 3: đoạn 3).
1. Hình ảnh con người đi trên bãi cát dài (4 câu).
- GV nêu câu hỏi HS trả lời:
+ Đại từ nhân xưng trong đoạn 1 là gì? Ý nghĩa của cách dùng đại từ ấy?
à Nhóm 1.
+ Hình ảnh con người xuất hiện trong khung cảnh như thế nào?( Gợi ý: không gian, thời gian). Hãy tìm những câu thơ có hình ảnh bãi cát? 
(Nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh” _C.P.Ngâm
“Cát vàng dặm nọ, bụi hồng dặm kia”_Tr.Kiều)
+ Hình ảnh con người ấy được miêu tả ra sao?( Gợi ý: dáng điệu, tâm trạng). BPNT nào góp phần khắc họa ?
+ Qua dáng điệu lữ khách em biết gì về tâm trạng?
- GV nhận xét chốt lại ý
2. Suy nghĩ của lữ khách về con đường đi của mình (6 câu)) 
- GV nêu câu hỏi HS trả lời:
+ Đại từ nhân xưng trong đoạn 2 là gì? Ý nghĩa của cách dùng đại từ ấy? à Nhóm 2.
+ Từ hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát, tác giả có suy nghĩ gì về con đường đi của mình? 
à Xét theo 2 nghĩa: con đường thực và con đường danh lợi
+ Tác giả đã dùng BPNT gì để thể hiện sự cám dổ của bả vinh hoa đối với người đời? Vì sao tác giả lại dùng hình ảnh đó?
+ Có ý kiến cho rằng đoạn thơ là sự tự nhận thức của nhà thơ.Ý kiến của anh chị? Vì sao danh lợi lại là hư danh?
- GV nhận xét chốt lại ý: Cái mồi danh lợi, bả công danh lôi kéo con người, làm cho mê muội. Biết bao tri thức sa vào con đường đó. Riêng CBQ đã nhận thức rõ bản chất con đường danh lợi; tuy chưa tìm ra một con đường đi khác song ông đã ý thức được cần phải thoát khỏi nó.
* Trích dẫn bình: - Đắc gia thư, thị nhật tác.
 - Đình thí hậu trình chư hữu
3. Hình ảnh lữ khách trở lại hiện thực đi trên bãi cát (6 câu còn lại)
+ Đại từ nhân xưng trong đoạn 3 là gì? Ý nghĩa của cách dùng đại từ ấy?
à Nhóm 3.
+ Khi đã trở lại với hiện thực của hành trình, khung cảnh có gì biến đổi? Hãy so sánh đối chiếu với đoạn trước và rút ra nhận xét?
+ Giữa thiên nhiên non nước miền Trung tuyệt đẹp, CBQ lại có cảm giác như vậy là vì sao?
 + Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Tầm tư tưởng của cao Bá Quát như thế nào?
è CBQ nhận thấy làm việc gì cũng phải lớn lao, có ích cho đời hơn việc học và đi thi tìm kiếm danh lợi vô nghĩa. 
Liên hệ: Đề sát viện Bùi Công “ Yên Đài anh ngữ” khúc hậu.
* Sơ kết: 
- Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bãi cát dài và hình ảnh lữ khách.
- Tư tưởng tác giả.
Hoạt động 3.Hướng dẫn HS tổng kết
Phương pháp: quy nạp:
GV:
- Nhận xét giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài thơ? 
- Tầm tư tưởng của CBQ thể hiện như thế nào? Hãy so sánh với những nhà nho đương thời.
à Mỗi đại từ giúp tác giả biểu hiện một khía cạnh trong tâm sự của mình: Sự quan sát và chất vấn chính mình khi thấy mình đi chung đường với "phường danh lợi", với "người say" mà không biết, không thể thay đổi.
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
a) Cuộc đời
- Cao Bá Quát ( 1809 - 1855 ) tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên, quê Bắc Ninh ( nay thuộc Long Biên, Hà Nội ). 
- Có bản lĩnh, khí phách hiên ngang. 
- Tài năng, nổi tiếng hay chữ, người đời suy tôn là Thánh Quát.
b) Sự nghiệp thơ văn: 
 Sáng tác thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ nhà Nguyễn bảo thủ, phản ánh nhu cầu đổi mới xã hội.
2. Tác phẩm: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết trên đường đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng với tâm trạng ưu thời mẫn thế.
- Thể loại: thơ cổ thể, thể ca hành(xem SGK).
- Bố cục: 3 phần:4-6-6.
II. Đọc hiểu.
1. Hình ảnh con người đi trên bãi cát dài (4 câu).
( Đại từ nhân xưng: Khách: sự quan sát mình từ phía ngoài để tái hiện tư thế, hình ảnh )
- Khung cảnh
+ Không gian: bãi cát dài.
+ Thời gian: mặt trời lặn, đã về đêm
àNT điệp “bãi cát dài” + “lại” : không gian mênh mông, thời gian đã hết mà đường còn dài vô tận, mù mịt, vô định.
- Con người:
+ Dáng điệu 
* đi – lùi: như dậm chân tại chổ, mệt mỏi, nặng nề.
* mặt trời lặn vẫn còn đi ( tất tả).
+ Tâm trạng: cô đơn, đau khổ, chán chường, bất lực, bức bối bởi hoàn cảnh nên nước mắt rơi lã chã.
à Qua sự đối lập giữa không gian và con người cùng nhịp điệu chậm rãi của đoạn thơ tạo nên một tiếng thở dài ngao ngán tuyệt vọng, một tiếng khóc của lữ khách trước hành trình đầy vất vả chông gai.
2. Suy nghĩ của lữ khách về con đường đi của mình (6 câu).
( Đại từ nhân xưng Anh: Sự phân thân để đối thoại với chính mình )
- Đường đi thực:
+ Trèo non lội suối
+ Không có phép ngủ kĩ của ông tiên
à Con đường không hề bằng phẳng, trầy trật, khó khăn.
- Đường danh lợi (nghĩa biểu tượng):
+ Theo đuổi công danh
+ Bả vinh hoa_rượu ngon_cám dỗ người đời (liên tưởng, so sánh ẩn dụ) nên người say vô số, người tỉnh ít ỏi (trong đó có CBQ)
* Đoạn thơ là sự tự nhận thức: Trách, giận mình theo đuổi hư danh, mưu cầu danh lợi vô nghĩa. Ý thức thoát khỏi nó. 
3. Hình ảnh lữ khách trở lại hiện thực đi trên bãi cát (6 câu còn lại)
( Đại từ nhân xưng Ta: nhập vào mình, tự bộc lộ tâm trạng )
 - Khung cảnh:
+ Vẫn là bãi cát dài nhưng đường phẳng ít, đường ghê sợ nhiều.
+ Thậm chí núi muôn trùng, sóng muôn đợt ( cùng đồ: núi chắn, biển ngăn).
à Sự bó buộc, ngột ngạt, bủa vây đối với lữ khách.
- Lữ khách:
+ Nhìn thấy bế tắc không lối thoát, hát khúc đường cùng (cùng đồ ca)
+ Tự hỏi chính mình, trăn trở tìm con đường đi khác mới mẻ hơn.
è Tiếng kêu bi phẫn tuyệt vọng trước con đường cùng, là sự đòi hỏi cần tìm ra con đường đi khác cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội.
III.Tổng kết 
1. Nội dung
 - Sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường và phê phán học thuật, khoa cử, chính sự thời Nguyễn.
- Tầm tư tưởng và nhân cách lớn lao của tác giả: thấy được sự bảo thủ, lạc hậu của chế độ xã hội. Sự cảnh tỉnh chính mình trước cái mộng công danh, khao khát tìm hướng đi mới
2.Nghệ thuật.
- Sử dụng hình ảnh độc đáo vừa mang ý nghĩa thực vừa có nghĩa biểu tượng sâu sắc, sáng tạo..
- Thể thơ cổ thể và nhịp điệu có tác dụng bộc lộ cảm xúc tâm trạng của nhà thơ.
- Điệp ,đối, ẩn dụ..
- Cách dùng đại từ nhân xưng khác nhau giúp soi chiếu đánh giá hình tượng nhân vật ở nhiều góc độ
4. Củng cố:
- Nhắc lại hệ thống bài học
- Qua tác phẩm này hãy lí giải vì sao CBQ lại tham gia khởi nghĩa chống triều đình?
5. Dặn dò:
- Nắm nội dung bài học.
- Đọc thuộc lòng tác phẩm
- Soạn bài « Luyện tập thao tác LLPT »
6. Đánh giá rút kinh nghiệm giờ học:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_15_van_ban_ba_ca_ngan_di_tren_ba.doc