Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 18-20: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 18-20: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

KIẾN THỨC

- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 11.

- Có năng lực tổng hợp kiến thức, phân tích theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng ngôn ngữ văn học.

NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT

Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết

Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam

Thu thập thông tin liên quan đến văn học giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Đọc – hiểu các tác phẩm văn học giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học của giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Phân tích, so sánh đặc điểm của các bộ phận văn học, xu hướng văn học giai đoạn này;

Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về thành tựu và hạn chế của văn học trung đại Việt Nam.

Biết vận dụng hiểu biết về tiếng Việt vào việc phân tích và tạo lập câu, văn bản.

Năng lực chung: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

 

doc 12 trang Đoàn Hưng Thịnh 5220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 18-20: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5; Tiết: 18, 19, 20; Ngày soạn: 02/10/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 11.
- Có năng lực tổng hợp kiến thức, phân tích theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng ngôn ngữ văn học.
KT
NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam
Đ1
3
Thu thập thông tin liên quan đến văn học giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Đ2
4
Đọc – hiểu các tác phẩm văn học giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Đ3
5
Thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học của giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Đ4
6
Phân tích, so sánh đặc điểm của các bộ phận văn học, xu hướng văn học giai đoạn này;
Đ5
7
Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về thành tựu và hạn chế của văn học trung đại Việt Nam.
N1
8
Biết vận dụng hiểu biết về tiếng Việt vào việc phân tích và tạo lập câu, văn bản.
V1
Năng lực chung: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9
 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
10
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
Phẩm chất chủ yếu: Trách nhiệm.
11
Có ý thức tự giác, chủ động, độc lập trong học tập.
TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4, 
2. Học liệu: 
* Giáo viên: KHBD; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. Sưu tầm tranh, ảnh về tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam.
* Học sinh: Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài; Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước); Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu
 (10 phút)
Đ1
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan các tác phẩm văn học.
 Nêu và giải quyết vấn đề
 Đàm thoại, gợi mở.
 PP trò chơi.
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(100 phút)
Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1, GT-HT,GQVĐ
Các câu hỏi và bài tập sgk.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động
Luyện tập 
(20 phút)
Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành. Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); 
Kỹ thuật: động não. 
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động Vận dụng 
(5 phút)
Đ2, Đ3, Đ4, V1
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm về các tác phẩm văn học.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (10 phút)
a.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ
b. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV sử dụng phương pháp trò chơi, yêu cầu mỗi đội được trả lời 4 câu hỏi ĐÚNG/SAI. Trả lời đúng được 10 điểm, sai không bị trừ.
Đội 1: 
Câu 1. Văn học viết Việt Nam được tính mốc từ thế kỉ X . 
Câu 2. Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác là một tác phẩm văn học. 
Câu 3. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn được diễn Nôm ra thể thơ lục bát. 
Câu 4. Xuân Diệu nhận định “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam. 
Đội 2:
Câu 1. Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến XIV được coi là giai đoạn văn học cổ điển.
Câu 2. Nguyễn Trãi là đại thi hào của dân tộc Việt Nam.
Câu 3. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được viết theo thể ca hành.
Câu 4. “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ được đánh giá là “thiên cổ hùng văn”.
Đội 3:
Câu 1. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn ở thế kỉ XVI.
Câu 2. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm văn học lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 3. Bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 4. Tú Xương là nhà thơ trào phúng xuất sắc ở nửa sau thế kỉ XIX.
Đội 4:
Câu 1. Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây.
Câu 2. Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát bộc lộ sự chán ghét con đường danh lợi tầm thường .
Câu 3. Thơ thất ngôn bát cú gieo vần lưng (vần ở giữa câu thơ).
Câu 4. Thơ Tú Xương gồm hai mảng trào phúng và trữ tình 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV dẫn dắt vào bài mới: Nói đến nền Văn học trung đại nước ta là nói đến một giai đoạn văn học rất phong phú, đa dạng về thể loại: cáo, hịch, văn tế, thơ Nôm Đường luật, văn bia,...Với nhiều tác giả tên tuổi như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn,...Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh xã hội phong kiến hình thành, phát triển và khủng hoảng, sụp đổ. Để đánh giá lại sự phát triển đó, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học sau: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (100 phút)
2.1. Hệ thống lại kiến thức 
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
I. Hệ thống chương trình VHTĐ trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
STT
Tên tác giả
Tên tác phẩm
Thể loại
1
Lê Hữu Trác
Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự).
Kí sự
2
Hồ Xuân Hương
Tự tình (bài 2).
Thơ TNBCĐL
3
Nguyễn Khuyến
Câu cá mùa thu.
Đọc thêm: Khóc Dương Khuê.
Thơ TNBCĐL
Thơ lục bát
4
Trần Tế Xương
Thương vợ.
Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương.
Thơ NBCĐL.
5
Nguyễn Công Trứ
Bài ca ngất ngưởng.
Hát nói
6
Cao Bá Quát
Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
Ca hành
7
Nguyễn Đình Chiểu
Lẽ ghét thương (Trích Lục Vân Tiên).
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Đọc thêm: Chạy giặc.
Thơ lục bát.
Văn tế.
 Thơ TNBCĐL
8
Chu Mạnh Trinh
Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn.
Ca trù
9
Ngô Thì Nhậm
Chiếu cầu hiền
Thể chiếu
10
Nguyễn Trường Tộ
Đọc thêm: Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều)
Điều trần.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hướng dẫn HS hệ thống chương trình VHTĐ trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
Giáo viên giao nhiệm vụ: HS hoàn thiện bảng kiến thức
STT
Tên tác giả
Tên tác phẩm
Thể loại
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2: Ôn tập về nội dung văn học trung đại
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Ôn tập về nội dung văn học trung đại
Câu 1. 
- Nội dung yêu nước: Yêu thiên nhiên đất nước, niềm tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm.
- Nội dung nhân đạo: Khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc, cảm thông với số phận người phụ nữ...
- Phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phâm và đoạn trích
+ Nội dung yêu nước: Mang âm hưởng bi tráng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - vì nó phản ánh một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.
+ Tư tưởng canh tân đất nước: Đề cao vai trò của luạt pháp - nhà nước pháp quyền: Xin lập khoa luật của Nguyền Ttrường Tộ.
+ Vai trò của người trí thức - bậc hiền tài đối với sự phát triển của đất nước: Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.
Câu 2.
- Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thế kỉ XXVIII đến nữa đầu thế kỉ XIX, xuất hiện thành trào lưu nhân đạo vì: Tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp tập trung vào vấn đề con người.
 - Biểu hiện của nội dung nhân đạo: Vấn đề cơ bản của nội dung nhân đạo, hướng vào quyền sống con người (con người trần thế) qua Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, ý thức về cá nhân đậm nét (ý thức về quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân), khẳng định con người cá nhân qua các tác phẩm như: Đọc tiểu Thanh kí của Nguyễn Du; Tự tình của Hồ Xuân Hương; Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
- Chứng minh qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Vấn đề cơ bản nhất trong nội dung các tác phẩm, đoạn trích sau 
Tên tác phẩm
Nội dung.
Truyện Kiều
Quyền sống con người.
Chinh phụ ngâm
Quyền sống và hạnh phúc của con người trong chiến tranh.
Thơ Hồ Xuân Hương
Quyền sống, tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ.
Trích đoạn: Truyện Lục Vân Tiên
Bài ca đạo đức, nhân nghĩa.Ca ngợi con người lý tưởng trung, hiếu, tiết, nghĩa.
Bài ca ngất ngưởng.
Một quan niệm một lối sống - đề cao cái tôi cá nhân: Sống tự do, khoáng đạt, sang trọng.
Khóc Dương Khuê.
Ca ngợi tình bạn chung thủy, keo sơn, gắn bó.
 Thương vợ
Bài ca về đạo lý vợ chồng. Châm biếm thói đời đen bạc.
Câu 3. Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích: Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác).
- Đoạn trích là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa, được khắc họa ở hai phương diện:
+ Cuộc sống thâm nghiêm xa hoa, giàu sang.
+ Cuộc sống thiếu sinh khí, yếu ớt.
à Một thế giới riêng đầy quyền uy: Những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, những con người oai vệ, những con người khúm núm, sợ sệt...có nhiều cửa gác, mọi việc đều có quan truyền lệnh, chỉ dẫn. Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, nín thở, khúm núm, lạy tạ.
àPhủ chúa là nơi xa hoa, giàu sang vô cùng: Từ nơi ở đến tiện nghi, từ vật dụng đến đồ ăn thức uống...nhưng thiếu sinh khí, âm u. Thiếu sự sống, sức sống.
à Ngòi bút tả thực điềm đạm, kín đáo nhưng lạnh lùng, thờ ơ, thậm chí coi thường của tác giả -> sự phê phán sâu sắc của Hải Thượng Lãn Ông.
Câu 4. 
- Giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Đề cao đạo lí nhân nghĩa, yêu nước chống giặc ngoại xâm.
- Giá trị nghệ thuật: Tính chất đạo đức - trữ tình. Màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.
- Vẻ đẹp bi tráng và bất tử của hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+ Bi: Gợi lên qua cuộc sống vất vả, lam lũ. Nỗi đau buồn, thương tiếc trước sự mất mát, hi sinh và tiếng khóc đau thương của người còn sống.
+ Tráng: Lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa sĩ. à Tạo nên tiếng khóc lớn lao, cao cả.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhóm 1. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX?
Phân tích những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước qua các tác phẩm, đoạn trích đã học?
Nhóm 2. Vì sao có thể nói văn học ở thế kỉ XVIII nữa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo ? Biểu hiện phong phú của nội dung nhân đạo trong giai đoạn này? Chứng minh qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
Nhóm 3. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh mang giá trị phản ánh và phê phán hiện thực như thế nào?
Nhóm 4. Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Vẻ đẹp bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc? 
* Từng nhóm cử đại diện trả lời, nhóm còn lại theo dõi, bổ sung.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
2.3. Ôn tập về phương pháp.
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
III. Ôn tập về phương pháp.
1. Một số đặc điểm quan trọng và cơ bản về thi pháp (đặc điểm nghệ thuật) của VHTĐVN.
Đặc điểm thi pháp
Nội dung biểu hiện.
Tư duy nghệ thuật
Theo kiểu mẫu, công thức, hình ảnh ước lệ, tượng trưng,
Quan niệm thẩm mĩ
Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu, thi liệu Hán học.
Bút pháp
Thiên về ước lệ, tượng trưng, gợi nhiều hơn tả.
Thể loại
 Ký sự, thơ TNBCĐL, lục bát, hát nói, ca trù, văn tế, ca hành, chiếu, điều trần.
a/ Tư duy nghệ thuật: Thường viết theo kiểu mẫu có sẵn đã thành công thức.
Ví dụ: Khi nói về mùa thu thường có những hình ảnh ước lệ như thu thiên, thu thủy, thu hoa, thu diệp... Bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến cũng có những yếu tố này: thu thiên (Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt), thu thuỷ (Ao thu lạnh lẽo nước trong veo), thu diệp (Lá vàng rước gió kẽ đưa vèo) và ngư ông (Tựa gối ôm cần lâu chắng được).
b/ Quan niệm thẩm mỹ: Hướng về cái đẹp trong quá khứ thiê về cái cao cả, tao nhã. Ưa sử dụng những điển tích điển cố, những thi liệu Hán học
Ví dụ: 
- Lẽ ghét thương
- Bài ca ngắn đi trên bãi cát: Tiên ông ngủ kỹ
- Bài ca ngất ngưởng: Trái, Nhạc, Hàn, Phú 
c/ Bút pháp nghệ thuật: Thiên về bút pháp ước lệ, tượng trưng.
Ví dụ: Cảnh thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến mang nét chung của mùa thu trong thơ Đường nhưng vẫn mang nét riêng của mùa thu Bắc bộ
2. Minh chứng một số sáng tạo phá cách trong quy phạm, ước lệ.
- Thơ Nguyễn Khuyến, thơ Hồ Xuân Hương.
+ Hình thức: Thơ Nôm đường luật Thất ngôn bát cú.
+ Sáng tạo: Thi đề, hình ảnh, từ ngữ, tính ước lệ.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Đảm bảo nghiêm ngặt thể loại văn tế, nhưng mang tinh thần thời đại, mang tính hiện đại, vượt hơn hẳn những bài văn tế thông thường.
- Thượng kinh kí sự, Bài ca ngất ngưởng, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Sa hành đoản ca, Chiếu cầu hiền, Tế cấp bát điều.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS điền vào bảng hệ thống theo định hướng của GV:
1. Một số đặc điểm quan trọng và cơ bản về thi pháp (đặc điểm nghệ thuật) của VHTĐVN.
Đặc điểm thi pháp
Nội dung biểu hiện.
2. Minh chứng một số sáng tạo phá cách trong quy phạm, ước lệ.
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Lấy ví dụ minh chứng một số sáng tạo phá cách trong quy phạm, ước lệ.
3. Lập bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 11 theo mẫu.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá trực tiếp bài làm của học sinh.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm vào tiết học sau
STT
TÁC PHẨM
TÁC GIẢ
NỘI DUNG
YÊU NƯỚC NHÂN ĐẠO
NGHỆ THUẬT
THỂ LOẠI
1
Tự tình (II)
Hồ Xuân Hương
Tâm trạng đầy bi kịch trước duyên phận hẩm hiu. và khát khao được sống hạnh phúc.
Từ ngữ đọc đáo, tả cảnh sing động, đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
Thơ Đường luật
2
Câu cá mùa thu
Nguyễn Khuyến
Tình yêu thiên nhiên, yêu nước thầm kín của tác giả.
Bút pháp thuỷ mặc Đường thi và vẻ đẹp Thi trung hữu hoạ, nghệ thuật đối...
Thơ Đường luật
3
Thương vợ
Trần Tế Xương
Tình yêu thương, cảm thông, trong cảm xúc yêu thương vợ, cách nhìn mới về thân phận người phụ nữ của Trần Tế Xương.
Sử dụng sáng tạo ngôn ngữ, thi liệu văn hoá dân gian, kết hợp giữa trào phúng – trữ tình.
Thơ Đường luật
4
Đọc thêm: Khóc Dương Khuê
Nguyễn Khuyến
Tình bạn thuỷ chung, gắn bó, khía cạnh khác của nhân cách Nguyễn Khuyến.
Sử dụng hình ảnh, điển tích, âm điệu thể thơ, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.
Song thất lục bát
5
Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương
Trần Tế Xương
Thái độ trọng danh dự; tâm sự lo nước thương đời trước tình trạng thi cử.
Cách lự chọn từ ngữ, hình ảnh, âm thanh; đảo trật tự cú pháp; nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ sự hài hước, châm biếm.
Thơ Đường luật
6
Bài ca ngất ngưởng
Nguyễn Công Trứ
Khẳng định bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống.
Sự phù hợp của thể loại hát nói với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm vượt ra ngoài khuôn khổ của tác giả.
Hát nói
7
Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Cao Bá Quát
Khao khát thay đổi cuộc sống bế tắt.
Hình ảnh có tính biểu tượng, thủ pháp đối lập, sáng tạo trong việc dùng điển cố.
Hành
8
Lẽ ghét thuơng (Trích Truyện Lục Vân Tiên )
Nguyễn Đình Chiểu
Tình cảm yêu ghét phân minh, lòng thương dân sâu sắc của tác giả.
Đậm chất tự thuật, dùng điển cố, điển tích, bộc lô cảm xúc mang màu sắc Nam Bộ.
Truyện thơ (thơ lục bát)
9
Đọc thêm: Chạy giặc
Nguyễn Đình Chiểu.
Hện thực đau thương của đất nước và lòng căm thù giặc.
Tả thực kết hợp với khái quát, , lựa chọn từ ngữ, đối, câu hỏi tu từ,..
Thơ Đường luật
10
Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn
Chu Mạnh Trinh
Tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.
Từ ngữ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng, nhiều kiểu câu khác nhau,... phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.
Hát nói
11
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Nguyễn Đình Chiểu
Ca ngợi những con người đã chiến đấu hi sing vì Tổ quốc.
Chất trữ tình, thủ pháp tương phản của lối văn biền ngẫu, ngôn ngữ trang trọng, dân dã đậm chất Nam Bộ.
Văn tế
12
Chiếu cầu hiền
Ngô Thì Nhậm
Thuyết phục hiền tài tham gia xây dựng đất nước.
Cách nói sùng cổ, lối văn ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, 
Chiếu
13
Đọc thêm: Xin lập khoa luật
Nguyễn Trường Tộ
Tư tưởng canh tân đất nước.
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sát thực, lời văn mềm dẻo, có sức thuyết phục.
Điều trần (tấu sớ).
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (20 phút)
a. Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ
(HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập)
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Bài 1. ĐÁP ÁN: 1b, 2b, 3c, 4d.
Bài 2. Dàn ý chi tiết:
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm;
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: những nét đặc sắc của đoạn thơ;
- Trích dẫn đoạn thơ.
II. Thân bài:
- Khái quát hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chính của bài thơ, thể hát nói
- Phân tích nội dung
+ 6 câu thơ đầu: Biểu hiện của lối sống ngất ngưởng ở quãng đời làm quan
Câu đầu: nêu lên một quan niệm sống nhập thế, sẵn sàng thi thố tài năng, gánh vác việc đời
5 câu tiếp: Tác giả đã tập trung điểm lại quãng đời làm quan 28 năm của mình. Qua đó, thể hiện thái độ phóng túng cùng niềm tự hào, kiêu hãnh về tài năng công trạng.
Thủ pháp liệt kê cùng với những điệp từ: khi, có khi được sử dụng thành công, đã khiến cho lời kể trôi rất nhanh 
+ 6 câu còn lại: Biểu hiện của lối sống ngất ngưởng ở quãng đời cáo quan về hưu. 
Nhà thơ xuất hiện với những hành động, cách ứng xử rất khác đời, khác người, trái với những nguyên tắc của nhà nho trước đó.
Cách sử dụng hàng loạt từ láy: phau phau, đủng đỉnh đã gợi hình vừa thể hiện tư thế một con người thỏa mái trong những cuộc vui vừa thể hiện trạng thái tinh thần phóng khoáng.
- Đánh giá thành công nghệ thuật đoạn thơ: Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm tự do phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ của tác giả; sự kết hợp hài hòa giữa một hệ thống từ ngữ Hán Việt với một số lượng lớn từ ngữ Nôm góp phần thể hiện phong cách sống đẹp, có bản lĩnh của nhà thơ. 
III. Kết bài: 
 Đánh giá chung về ý nghĩa đoạn thơ trong bài thơ: Qua lời tự thuật về hai chặng đường chính trong cuộc đời, ta thấy được cá tính, bản lĩnh, sự tự tin của con người có cốt cách độc đáo khi nhìn lại đời mình và tự thể hiện mình.
Bài 3. Đọc hiểu:
1. Mạch cảm xúc của bài thơ: Cô đơn- buồn chán- thách thức duyên phận-phẫn uất. Phản kháng- chán ngán, chấp nhận.
2. Hồng nhan là nhan sắc người phụ nữ đẹp thường đi với đa truân hay bạc mệnh. 
 Hai thành ngữ có từ hồng nhan: hồng nhan đa truân; hồng nhan bạc mệnh.
3. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: Nhà thơ đã Việt hóa thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: cách dùng từ giản dị, dân dã, ý thức sử dụng sáng tạo các thành ngữ, tục ngữ, lối đảo từ, điệp từ, dùng từ mạnh.
4. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
- Hình thức: Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành; 
- Nội dung: Bài thơ là tiếng nói đau buồn, phẫn uất của nhà thơ trước duyên phận bất hạnh, gắng gượng vươn lên đầy bản lĩnh nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Đồng thờ, bài thơ còn thể hiện khát vọng tự do, khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc cháy bỏng của nữ sĩ, của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, đa truân trong xã hội phong kiến.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ: 
Bài 1. 
Câu hỏi 1: Nhận xét nào trong các nhận xét sau nói đúng về thể thơ hát nói?
a. Hát nói trong văn học trung đại Việt Nam chính là hát ca trù.
b. Hát nói là một trong những điệu chủ đạo của hát ca trù.
c. Hát nói trong văn học trung đại Việt Nam chính là hát xẩm.
d. Hát nói là một trong những điệu chủ đạo của hát đối đáp.
Câu hỏi 2: Dòng nào nêu đúng các nhà thơ trung đại “công khai khẳng định cá tính độc đáo của mình. Thơ văn của họ thể hiện sự bức bối của lịch sử muốm tung phá cái khuôn khổ trật hẹp, tù túng và giả dối của chế độ phong kiến trong thời suy thoái”?
a. Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu.
b. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát.
c. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến.
d. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu.
Câu hỏi 3: Dòng nào nêu đúng những biểu hiện của sự phân hoá trong văn học Việt Nam 1900 – 1945?
a. Thể loại phong phú và đội ngũ tác giả đông đảo.
b. Nhiều thành tựu nổi bật và nhiều thể loại mới xuất hiện.
c. Nhiều bộ phận văn học và nhiều khuynh hướng thẩm mĩ.
d. Nhiều tác giả có cá tính và cái tôi thể hiện đậm nét. 
Câu hỏi 4: Yếu tố nào cho thấy rõ nhất dấu vết của tiểu thuyết trung đại?
a. Sử dụng nhiều từ Hán Việt.
b. Nhiều điển tích, điển cố.
c. Nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
d. Kết cấu chương hồi và kết thúc có hậu.
Bài 2. Lập dàn ý: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
 Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng,
 Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, 
 Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
 Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
 Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
 Đô môn giải tổ chi niên,
 Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
 Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
 Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi,
 Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
 Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. 
Bài 3. Đọc bài thơ Tự tình II (Hồ Xuân Hương) và trả lời câu hỏi
1. Xác định mạch cảm xúc của bài thơ.
2. Em hiểu từ hồng nhan là gì? Ghi lại 2 thành ngữ có từ hồng nhan.
3. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì?
4. Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) trình bày ý nghĩa nhân văn của bài thơ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm 
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5 phút)
a. Mục tiêu: N1, V1, YN
b. Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống
c. Sản phẩm: Câu trả lời miệng
d. Tổ chức hoạt động học
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV đặt vấn đề thảo luận: 
Từ nội dung chính trong bài Thương vợ (Tú Xương) đã học, hãy bày tỏ suy nghĩ vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. 
GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS viết lên bảng suy nghĩ vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay.
GV yêu cầu 3 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về suy nghĩ đó.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 11.
- Có năng lực tổng hợp kiến thức, phân tích theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng ngôn ngữ văn học.
2- Bài sắp học: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Đọc trước bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong SGK Ngữ văn 11, Tập một.
- Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài, luyện tập trong SGK .
+ Đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu TK XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945
+ Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
- Ghi lại các tên các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã học ở THCS; Phân loại các tác phẩm đó theo giai đoạn sáng tác, đề tài, thể loại, khuynh hướng sáng tác. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_18_20_on_tap_van_hoc_trung_dai_v.doc