Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 18+19: Đọc thêm "Chạy giặc" - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 18+19: Đọc thêm "Chạy giặc" - Phùng Thị Thanh Thúy

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/MỤC TIÊU

I. Về kiến thức

- Cảm nhận được tình cảm “xẻ nghé tan đàn”; những mất mát của nhân dân khi giặc đến và thấy được thái độ, tình cảm của tác giả.

- Hiểu được nghệ thuật tả thực kết hợp với khái quát qua sử dụng hình ảnh, ngôn từ.

II. Về kĩ năng

- Đọc - hiểu bài thơ theo đặc trưng thể lọai

- Tích ợp GDBVMT: Liên hệ khi thực hành đọc – hiểu văn bản

III. Về thái độ

Có tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với đất nước.

IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực

-Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng của các tác giả được gửi gắm trong bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi bài thơ.

-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong mỗi tác phẩm.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

I. Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch thực hiện chương trình, Kế hoạch dạy học

- Các slides trình chiếu (nếu có)

- Các phiếu học tập, bao gồm: các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình luyện tập.

Phương pháp dạy học:

- Nêu vấn đề - trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi

- Dùng pp quy nạp, luyện tập theo SGK, GV sơ kết từng phần, yêu cầu HS nắm được tình cảnh đất nước và thái độ của tác giả trước cảnh chạy giặc của người dân.

- Trong quá trình HS luyện tập, GV gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận.

II. Chuẩn bị của học sinh

Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:

- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

- Đồ dùng học tập

 

doc 5 trang huemn72 4730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 18+19: Đọc thêm "Chạy giặc" - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	Ngày soạn: 14/09/2019 
Tiết: 18,19
Đọc thêm: 
CHẠY GIẶC
 	 Nguyễn Đình Chiểu 
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/MỤC TIÊU
I. Về kiến thức
- Cảm nhận được tình cảm “xẻ nghé tan đàn”; những mất mát của nhân dân khi giặc đến và thấy được thái độ, tình cảm của tác giả.
- Hiểu được nghệ thuật tả thực kết hợp với khái quát qua sử dụng hình ảnh, ngôn từ.
II. Về kĩ năng 
- Đọc - hiểu bài thơ theo đặc trưng thể lọai
- Tích ợp GDBVMT: Liên hệ khi thực hành đọc – hiểu văn bản
III. Về thái độ
Có tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với đất nước. 
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực
-Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng của các tác giả được gửi gắm trong bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi bài thơ.
-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong mỗi tác phẩm.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch thực hiện chương trình, Kế hoạch dạy học
- Các slides trình chiếu (nếu có)
- Các phiếu học tập, bao gồm: các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình luyện tập.
Phương pháp dạy học: 
- Nêu vấn đề - trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi
- Dùng pp quy nạp, luyện tập theo SGK, GV sơ kết từng phần, yêu cầu HS nắm được tình cảnh đất nước và thái độ của tác giả trước cảnh chạy giặc của người dân. 
- Trong quá trình HS luyện tập, GV gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận.
II. Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập 
C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
TG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
- GV: Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT). Em có biết gì về những hình ảnh này?
GV: Va đây là ai?
- HS: Trình bày những gì các em biết.
- GV nhận xét và dẫn vào bài: Nguyễn Đình Chiểu được xem là một nhà thơ tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam. Không những thế Nguyễn Đình Chiểu còn là một nhà có tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, trước cảnh nước mất nhà tan nhà thơ mượn những áng thơ để bày tỏ thái độ của mình trước vận mệnh của đất nước 
HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (15 phút)
TG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
3’
3’
4’
3’
1’
1’
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Đọc tiểu dẫn, tìm ý chính?
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs đọc thêm
GV chia lớp cho hs thảo luận những câu hỏi sau để làm rõ nội dung.
GV: Cảnh đất nước và nhân dân giặc 
Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tác giả? 
HS: Phân tích, phát biểu ý kiến
Hai câu đầu 
- Chợ: nơi giao lưu kinh tế, văn hóa của nhân dân -> biểu tượng cho quê hương, đất nước
- Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
+ Thông báo về một cuộc xâm lược đột ngột 
+ Cảnh tan tác của phiên chợ khởi đầu cho cảnh tan hoang của đất nước
- Một bàn cờ thế phút sa tay
+ Tình cảnh ngặt nghèo, nguy hiểm của đấtt nước, sai lầm trong một nước cờ của triều Nguyễn
+ Sa tay: Đất nước rơi vào tay thực dân Pháp
Bốn câu tiếp theo
- Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay 
+ Phép đối: Bỏ nhà > < dáo dác bay
+ Đảo ngữ, từ láy, động từ mạnh, đối, nhân hoá
-> Cảnh chạy giặc hoảng loạn, ngơ ngác, bi thương, tan tác của con người khi giặc đến.
- Bến Nghé của tiền tan bọt nước	
 Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
+ Phép đối: Bến Nghé - Đồng Nai, của tiền - tranh ngói, tan bọt nước - nhuốm màu mây
+ Sử dụng địa danh: Bến Nghé - Đồng Nai vừa cụ thể (chỉ vùng Gia Định), vừa khái quát (chỉ vùng đất Nam bộ) 
+ Đời sống vật chất bị tàn phá, không gian ảm đạm, tiêu điều
+ Bằng bút pháp tả thực, tác giả đã tái hiện cảnh chạy giặc 
* GDBVMT:
Nội dung tích hợp:
Cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược được miêu tả như thế nào? (Mất ổ bầy chim dáo dác bay; Bến Nghé của tiền tan bọt nước; Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây)
àTừ đó thấy được chiến tranh đã hủy hoại môi trường như thế nào. 
GV: Trong tình cảnh đó, tâm trạng, tình cảm, thái độ nhà thơ như thế nào?
Sau khi thảo luận, nhóm trưởng lên trình bày . GV chốt lại những ý chính.
- Đau lòng, xót thương trước cảnh đất nước bị thực dân tàn phá, nhân dân lầm than.
- Căm thù giặc sâu sắc.
- Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng
 Nỡ để dân đen mắc nạn này?
 Câu hỏi tu từ à mỉa mai, trách cứ “trang dẹp loạn” và là tiếng kêu cứu.
 + Trang deïp loaïn: nhöõng ngöôøi coù traùch nhieäm vôùi ñaát nöôùc.
+ Raøy ñaâu vaéng: mæa mai vì khoâng xuaát hieän. 
+ Caâu cuoái: ñeå cho nhaân daân khoán cuøng.
- Mỉa mai, thất vọng trước sự nhu nhược của triều Nguyễn.
GV: Nhận xét về nghệ thuật của bài ca?
HS: Phân tích, phát biểu ý kiến
GV: Em rút ra ý nghĩa gì của văn bản?
HS: Suy nghĩ, trả lời
I. Tìm hiểu chung về hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Có người cho rằng: tác phẩm được viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (17.2.1859)
- Là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Hai câu đầu: Đất nước rơi vào tay giặc
Hai câu thơ diễn tả đất nước đã rơi vào tay giặc. “Tiếng súng Tây” chỉ đích danh kẻ thù mới.
->Noãi xoùt xa cuûa nhaø thô khi chöùng kieán caûnh ñaát nöôùc rôi vaøo tay keû thuø.
2. Bốn câu tiếp theo: Cảnh chạy giặc
Bến Nghé, Đồng Nai là những địa danh cụ thể nhưng mang tính khái quát cho cả vùng đất Nam Bộ. Giặc đi đến đâu là đốt phá, cướp bóc đến đó, thẳng tay giết hại sinh linh.
->Tội ác của giặc và nỗi đau của nhân dân. 
 => Noãi xoùt xa tröôùc tình caûnh cuûa ngöôøi daân voâ toäi va øthoåi buøng loøng caêm thuø giaëc saâu saéc. 
=> thô vaên Nguyễn Ñình Chiểu coù tính chieán ñaáu.
 3. Hai câu cuối: Thái độ của tác giả
Một câu hỏi không lời đáp: “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng” như một sự trách cứ thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn và thể hiện nỗi xót xa với người dân vô tội. 
=> Moät caâu hoûi leân aùn söï thôø ô, baïc nhöôïc vô trách nhiệm cuûa trieàu ñình nhaø Nguyeãn -> Nỗi xót xa cho người dân vô tội.
4. Nghệ thuật
- Tả thực, kết hợp với khái quát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh,
- Biện pháp đối lập, câu hỏi tu từ,...
5.Ý nghĩa văn bản
 Bài thơ gợi lại một thời đau thương của dân tộc, gợi lòng căm thù với kẻ thù xâm lược. 
HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
TG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Đọc bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
1/ Nêu cảm hứng bao trùm bài thơ ?
2/ Ý nghĩa của các yếu tố thời gian, không gian trong câu thơ mở đầu với hiện thực được nói tới là gì?
3/ Xác định biện pháp tu từ trong 2 câu 3-4 và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó.
1/ Cảm hứng bao trùm bài thơ là nỗi xót xa, đau đớn của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trước cảnh mất nước 
 2/ Ý nghĩa của các yếu tố thời gian, không gian trong câu thơ mở đầu với hiện thực được nói tới : Câu thơ mở đầu gợi ra không gian của một phiên chợ, thời gian lúc tan chợ- khi mọi người mua bán xong xuôi và trở về nhà. Lựa chọn không gian, thời gian đó, nhà thơ muốn diễn tả sự đổ vỡ bất ngờ của một nhịp sống bình thường khi tiếng súng vừa đột ngột vang lên. 
3/ Biện pháp tu từ trong 2 câu 3-4 là đảo trật tự cú pháp và đảo ngữ cuối dòng thơ.
Hiệu quả nghệ thuật : nhấn mạnh vẻ bàng hoàng, bơ vơ, tan tác của cả con người và thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)
 (HS thực hiện ở nhà, tiết học sau trình bày trước lớp, GV sẽ ghi điểm cho HS)	
TG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Qua bài thơ, viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ giá trị cuộc sống hòa bình hôm nay.
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
- Hình thức: Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành; 
 - Nội dung: Từ nỗi đau nước mất nhà tan trong bài thơ, thí sinh suy nghĩ về giá trị của cuộc sống hòa bình hôm nay. Từ đó, thể hiện ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_1819_doc_them_chay_giac_phung_th.doc