Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 24: Tập làm văn "Luyện tập thao tác lập luận so sánh" - Phùng Thị Thanh Thúy
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/MỤC TIÊU
I. Về kiến thức
- Hiểu vai trò của thao tác lập luận so sánh.
- Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn bài văn nghị luận.
- Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh.
-Yêu cầu về một số cách so sánh.
II. Về kĩ năng
- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong các văn bản.
- Viết các đoạn văn so sánh phát triển một ý cho trước.
- Viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
III. Về thái độ
- Rèn luyện ngôn ngữ, thao tác lập luận.
- Cần có ý thức vận dụng kiến thức vào làm bài.
- Biết vận dụng thao tác so sánh trong cuộc sống hàng ngày.
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các đề văn giáo viên đưa ra, giải quyết được các tình huống giáo viên đưa ra.
- Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một đề văn-xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm.
-Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, học sinh biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch thực hiện chương trình, Kế hoạch dạy học
- Các slide trình chiếu (nếu có)
- Các phiếu học tập, bao gồm: phiếu bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình luyện tập.
Phương pháp dạy học:
- Nêu vấn đề- trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi
- Trong quá trình HS luyện tập, GV gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận.
II. Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
- Đọc trước văn bản trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập
Tuần 06 Ngày soạn: 10/09/2020 Tiết 24 Làm văn: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/MỤC TIÊU I. Về kiến thức - Hiểu vai trò của thao tác lập luận so sánh. - Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn bài văn nghị luận. - Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh. -Yêu cầu về một số cách so sánh. II. Về kĩ năng - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong các văn bản. - Viết các đoạn văn so sánh phát triển một ý cho trước. - Viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác lập luận so sánh. III. Về thái độ - Rèn luyện ngôn ngữ, thao tác lập luận. - Cần có ý thức vận dụng kiến thức vào làm bài. - Biết vận dụng thao tác so sánh trong cuộc sống hàng ngày. IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các đề văn giáo viên đưa ra, giải quyết được các tình huống giáo viên đưa ra. - Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một đề văn-xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm. -Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, học sinh biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH I. Chuẩn bị của giáo viên - Kế hoạch thực hiện chương trình, Kế hoạch dạy học - Các slide trình chiếu (nếu có) - Các phiếu học tập, bao gồm: phiếu bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình luyện tập. Phương pháp dạy học: - Nêu vấn đề- trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi - Trong quá trình HS luyện tập, GV gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận. II. Chuẩn bị của học sinh Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: - Đọc trước văn bản trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài - Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước) - Đồ dùng học tập C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KẾT QUẢ CẦN ĐẠT GV giao nhiệm vụ Hãy so sánh hình ảnh trẻ thơ trong các câu thơ sau: Hai bức tranh về đời sống trẻ thơ Miền Bắc thiên đường của các con tôi (Tố Hữu - Bài ca xuân 61) Tôi đã gặp những đứa em còm cõi Lên năm lên sáu tuổi đầu Cơm thòm thèm độn cám và rau Mới tháng ba đã ngóng mong đến tết Để được ăn cơm no có thịt (Phùng Quán - Chống tham ô lãng phí) HS thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chốt kiến thức và dẫn vào bài mới: Tố Hữu nhìn cuộc sống bằng đôi mắt lạc quan của một người làm công tác chính trị, luôn hướng về tương lai tươi sáng và chỉ miêu tả những gì gợi sự phấn chấn, tin tưởng. Trái lại, Phùng Quán quan sát và miêu tả cuộc sống từ những hình ảnh thực đang diễn ra hằng ngày, trước mắt. Nhận xét này có được nhờ có sự so sánh hình ảnh trẻ thơ trong 2 văn bản. Chúng ta đã học xong phần lí thuyết thao tác lập luận so sánh. Hôm nay, chúng ta tiếp tục làm phần thực hành. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (LỒNG GHÉP VÀO HOẠT ĐỘNG 3) HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP ( 35 phút) (HS làm việc cá nhân, GV cho lớp nhận xét, GV đánh giá, ghi điểm) TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KẾT QUẢ CẦN ĐẠT *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập về lập luận so sánh và cách so sánh. Thế nào là so sánh? Có mấy cách so sánh? HS: Tái hiện kiến thức và trình bày. GV: Nhận xét, chốt kiến thức Khi cần so sánh, chúng ta sẽ làm như thế nào? HS Tái hiện kiến thức và trình bày. GV nhận xét, chốt kiến thức *Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh Luyện tập Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 10 phút Nhóm 1: Bài tập 1 Nhóm 2: Bài tập 2 Nhóm 3: Bài tập 3 Nhóm 4: Bài tập 4 Mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận HS: Trao đổi và phản biện. GV nhận xét, chốt lại kiến thức. GV: Hướng dẫn học sinh viết đọan văn so sánh. Một kho vàng sao không bằng một nang chữ . Dân gian ta có câu: Quý như vàng, ý nói vàng là thứ quý giá. Có vàng quả quý thực vì có được nó con người sẽ trở nên giàu có sung sướng: có tiền mua tiên cũng được kia mà! Vàng đã quý nhưng có thứ còn quý giá hơn, đó là chữ nghĩa, tri thức. Cha ông ta từng đúc kết: Một kho vàng không bằng một nang chữ. Tại sao vậy? Có chữ nghĩa con người có khả năng làm việc tốt hơn mọi người, nhờ vậy sẽ thành đạt hơn, họ cũng sẽ có được vàng để sung túc, đủ đầy. Nhưng mặt khác, một kho vàng là có hạn, hết một kho vàng chỉ còn kho rỗng. Nhưng có chữ nghĩa thì vĩnh viễn không bao giờ lo đói khổ vì chữ còn, tiền đồ còn, cơm áo còn. Những vị Trạng nguyên, Thám hoa,... nhờ chữ nghĩa mà đời đời vinh hiển; bọn phú ông giàu có ngu dốt hay bị chơi khăm, chơi xỏ chẳng mấy chốc mà khuynh gia bại sản. Không chỉ vậy, nang chữ còn mang đến cho con người thứ mà kho vàng không bao giờ làm được, đó là sự yêu mến, kính nể của xã hội. Mọi người yêu quý, tôn trọng người có học, người hay chữ; ít ai thật lòng thật bụng yêu mến, trân trọng kẻ chỉ có tiền (có chăng chỉ là thái độ bợ đỡ, xu nịnh mà thôi). Một kho vàng không bằng một nang chữ, tư tưởng ấy đã góp phần xây đắp nên những tâm hồn Việt Nam trọng chữ nghĩa, hiếu học tôn sư trọng đạo mà khinh bạc vàng, căm ghét bọn tham quan, cường hào, ác bá. I. Ôn tập về lập luận so sánh. - So sánh là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa 2 sự vật, hiện tượng ấy. - So sánh tương đồng: So sánh để thấy được sự giống nhau giữa các đối tượng. - So sánh tương phản: So sánh để thấy được sự khác nhau giữa các đối tượng. - Cách so sánh: Đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, cần nêu rõ quan niệm ý kiến của người nói (viết) II. LUYỆN TẬP (SGK tr.116) 1. Bài tập 1. Tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai bài thơ của Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên: - Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao. + Khi đi trẻ, lúc về già. + Trở lại An nhơn, tuổi lớn rồi. - Khi trở về, cả hai đều trở thành “người xa lạ” ngay chính trên quê hương mình. + Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi → vì không ai còn nhận ra mình. + Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người → vì quê hương đã biến đổi. => Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm nhưng giữa hai người vẫn có nét tương đồng , đó là khoảnh khắc giật mình tiếc nuối, bâng khuâng khi trở về thăm quê. 2. Bài tập 2. Học cũng có ích như trồng cây. Mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. So sánh việc học cũng như trồng cây , cùng với thời gian nếu chịu khó,cố gắng thì sẽ thu được kết quả cao. Đây là so sánh để chúng ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập. 3. Bài tập 3. * Giống nhau: - Cùng là thơ thất ngôn bát cú đường luật, đều tuân thủ theo những qyu tắc của bài thơ thất ngôn (gieo vần, đối) * Thơ của Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ hàng ngày, sử dụng nhiều từ thuần việt. Thơ bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ hán việt. * Sự khác nhau về ngôn ngữ tạo ra sự khác nhau về phong cách: - Hồ Xuân Hương gần gủi, bình dị, tinh nghịch, hiểm hóc. - Bà Huyện Thanh Quang trang nhã, đài các, tiếng nói của văn nhân đài các thượng lưu. 4. Bài tập 4: Tập viết một đọan văn so sánh. Một kho vàng sao không bằng một nang chữ. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (HS thực hiện ở nhà, tiết học sau trình bày trước lớp, GV sẽ ghi điểm cho HS) Viết đoạn văn vận dụng thao tác so sánh. GV giao nhiệm vụ So với người lính thời xưa trong ca dao Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa, người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có điểm gì khác nhau ? Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) làm rõ sự khác nhau đó. HS thực hiện nhiệm vụ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu - Hình thức: Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành. - Nội dung: Hình ảnh người lính xưa trong ca dao chỉ chiến đấu cho vua chúa, vì quyền lợi của vua chúa và giai cấp thống trị, bị bắt buộc đi tham gia chiến trận nên mang trong lòng nỗi đau đớn qua tiếng khóc xót xa. Còn người nông dân khoác áo lính trong bài Văn tế chiến đấu với tinh thần tự nguyện, sẵn sàng hi sinh xương máu để đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc. * Dặn dò: Học bài, làm bài và chuẩn bị bài tiếp theo Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_11_tiet_24_tap_lam_van_luyen_tap_thao_ta.doc