Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 43: Đọc văn "Chí Phèo"

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 43: Đọc văn "Chí Phèo"

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- Hiểu và phân tích được nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

- Thấy được một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù)

- Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật

2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, giảng bình, hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định lớp(1’) : Kiểm tra sĩ số,.

2. Kiểm tra bài cũ( 0’): Không tiến hành

 

docx 3 trang huemn72 13780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 43: Đọc văn "Chí Phèo"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết : 43 	 Ngày soạn : 25/10/2016
CHÍ PHÈO
	- Nam Cao -
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hiểu và phân tích được nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
- Thấy được một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
- Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù)
- Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, giảng bình, hoạt động nhóm..
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp(1’) : Kiểm tra sĩ số,...
2. Kiểm tra bài cũ( 0’): Không tiến hành
3.Bài mới( 42’):
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu dẫn sách giáo khoa
H: Tác phẩm “Chí Phèo” còn có những tên gọi nào khác? Những tên gọi ấy có ý nghĩa như thế nào?
H: Em hãy tóm tắt lại tác phẩm?
 GV trình chiếu slide sơ đồ tóm tắt tác phẩm
H: Bố cục của truyện ngắn có thể chia làm mấy phần?
Phần 1: Từ đầu đến...không ai biết: Giới thiệu về nhân vật Chí Phèo
Phần 2: Tiếp...ra về: Quá trình tha hóa của Chí Phèo , Chí Phèo đánh mất nhân hình và nhân tính
Phần 3: Đoạn còn lại:Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở sự thức tỉnh của Chí Phèo 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm
 GV nói sơ về hình ảnh làng Vũ Đại
 Gv cho Hs xem một phân cảnh với nội dung: Chí Phèo trước và sau khi ra tù với sự trình bày của các em học sinh lớp F10
 Hoạt động nhóm
 Chia nhóm thảo luận, thời gian 6 phút, kết quả ghi vào bảng phụ. Sau đó cử đại diện lên trình bày, cả lớp góp ý kiến, bổ sung, giáo viên hoàn chỉnh lại bài học.
Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu nhân vật Chí Phèo trước khi vào tù
H: Hoàn cảnh xuất thân của Chí Phèo?
H: Năm Chí Phèo 20 tuổi những sự kiện gì xảy ra? (Nghề nghiệp, ước mơ, sự kiện)
H: Biến cố nào đã xảy ra và làm thay đổi cuộc đời Chí Phèo?
H: Vậy trước lúc vào tù Chí là người nông dân như thế nào?
GV nhận xét phần làm việc của nhóm trình bày và hoàn chỉnh nội dung
NHÓM 4,5,6: Tìm hiểu nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
H: Chí Phèo sau khi đi ra tù thay đổi như thế nào?
H: Về nhân hình Chí thay đổi ra sao?( Đầu, răng, cái mặt, mắt, ngực,..)
H: Nhân tính Chí Phèo thay đổi ra sao?( Trạng thái, hành động, ngôn ngữ giao tiếp)
H: Em có nhận xét gì về sự tha hoá của Chí Phèo ? Qua sự tha hoá của Chí Phèo Nam Cao muốn nói điều gì? 
Gv liên hệ: Chí phèo không phải là trường hợp bi tha hóa duy nhất. Trước hắn đã có Năm Thọ, Bình Chức và biết đâu lại có một “Chí phèo con” ra đời. Nam Cao cũng có những nhân vật tương tự: Trạch Văn Đoành (Đôi móng giò), Cu Lộ (Tư cách mõ), Đức (Nửa đêm)...
H: Theo các em, Chí trở thành con quỷ của làng Vũ Đại là do đâu? Do xã hội hay do bản thân Chí Phèo?
- Nguyên nhân chính là do xã hội.
- Một phần còn do Chí Phèo không làm chủ được những hành động của mình : Biết Bá Kiến là kẻ thù mà vẫn làm tay sai, làm tất cả những gì người ta sai trong lúc say, gây ra bao đau thương cho bao người dân lương thiện không làm chủ được bản thân.
Là nhân vật vừa đáng thương, vừa đáng trách . 
 Câu hỏi liên hệ 
H : Vậy thông qua nhân vật Chí Phèo em rút ra đươc bài học gì cho bản thân mình ?
 Thông qua nhân vật Chí Phèo cô muốn nhắn nhủ tới các em là học sinh là những người trẻ tuổi là chủ nhân tương lai của đất nước phải biết làm chủ bản thân, làm chủ hành động của mình. Dù có thay đổi môi trường sống, hoàn cảnh sống hãy gìn giữ những phẩm chất tốt đẹp vốn có để không sa vào các tệ nạn xã hội, bị kẻ xấu lợi dụng đặc biệt trong xã hội hiện nay.
I. Tiểu dẫn
1. Nhan đề
“Cái lò gạch cũ” " “Đôi lứa xứng đôi” " “Chí Phèo”
2. Bố cục: 3 phần
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Trước khi vào tù
- Hoàn cảnh: 
+ Là một đứa trẻ mồ côi, không cha, không mẹ bị vứt ở chiếc lò gạch cũ
+ Lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng
- Năm 20 tuổi: 
+ Làm canh điền cho Bá Kiến
+ Ước mơ bình dị: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê, cuốc mướn, vợ dệt vải 
+ Thấy nhục khi bị bà Ba sai làm những việc “không chính đáng”
- Biến cố: Bị Bá Kiến ghen, đẩy vào tù
" Là một người nông dân hiền lành, lương thiện, giàu lòng tự trọng
b. Sau khi ra tù: Chí đã trở thành con người khác
- Nhân hình:
+ Đầu: trọc lốc
+ Răng: cạo trắng hớn
+ Cái mặt: đen mà rất cơng cơng
+ Mắt: gườm gườm
+ Ngực: phanh, đầy nét chạm trổ
" Tha hóa về nhân hình
- Nhân tính: Không còn “hiền như đất” mà “liều lĩnh”, “hung hăng”
+ Trạng thái: say triền miên
+ Hành động: rạch mặt ăn vạ, dọa nạt, cướp giật 
+ Ngôn ngữ giao tiếp: tiếng chửi 
" Tha hóa về nhân tính 
→ Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã tước đi cả hình người và hồn người của những người nông dân nghèo khổ a Giá trị hiện thực của tác phẩm
4. Củng cố ( 1’) : Gv nhắc lại kiến thức hình tượng nhân vật Chí Phèo trước và sau khi ra tù
5. Dặn dò ( 1’): Chuẩn bị phần tiếp theo của bài “ Chí Phèo” 
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_43_doc_van_chi_pheo.docx