Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 1: Học văn "Vào phủ chúa Trịnh"

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 1: Học văn "Vào phủ chúa Trịnh"

I. Mức độ cần đạt

1. Kiến thức :

a/ Nhận biết:HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

b/ Thông hiểu:HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.

d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm kí.

2. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về kí trung đại

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về kí trung đại

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kí trung đại

c/Hình thành nhân cách: có đạo đức trong sáng.

II. Trọng tâm

1.Kiến thức:

- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa uy quyền nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

- Vẻ đẹp tâm hồn Lê Hữu Trác: danh y, nhà thơ, nhà văn, nhà nho, thanh cao, coi thường danh lợi. Những nét đặc sắc về bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

 2. Kĩ năng

Đọc – hiểu thể kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

Có ý thức trân trọng người hiền tài, quan điểm sống thanh đạm, trong sạch.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

-Năng lực sáng tạo: HS trình bày suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trước yẻ đẹp nhân cách Lê Hữu Trác.

-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm.

 - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

III. Chuẩn bị

1/Chuẩn bị của giáo viên

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

 - Sưu tầm tranh, ảnh về Lê Hữu Trác

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Chuẩn bị của học sinh

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

IV. Tổ chức dạy và học.

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra việc soạn bài của trò

3. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

docx 7 trang huemn72 7890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 1: Học văn "Vào phủ chúa Trịnh"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy
Dạy lớp:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự)
 Lê Hữu Trác
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết:HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
b/ Thông hiểu:HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
c/Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm kí.
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về kí trung đại
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về kí trung đại
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kí trung đại
c/Hình thành nhân cách: có đạo đức trong sáng.
II. Trọng tâm 
1.Kiến thức:
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa uy quyền nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn Lê Hữu Trác: danh y, nhà thơ, nhà văn, nhà nho, thanh cao, coi thường danh lợi. Những nét đặc sắc về bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ. 
	2. Kĩ năng
Đọc – hiểu thể kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Có ý thức trân trọng người hiền tài, quan điểm sống thanh đạm, trong sạch.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
-Năng lực sáng tạo: HS trình bày suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trước yẻ đẹp nhân cách Lê Hữu Trác. 
-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm.
	- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
1/Chuẩn bị của giáo viên
-Giáo án 
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
 - Sưu tầm tranh, ảnh về Lê Hữu Trác
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập 
IV. Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp: 
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc soạn bài của trò
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
– GV: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, các em đã được học đoạn trích nào mà nội dung của nó phản ánh hiện thực xa hoa trong phủ chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê- Trịnh?
- Hs: Đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Vũ trung tùy bút – Phạm Đình Hổ)
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua “Thượng kinh kí sự” (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự).
- Đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Vũ trung tùy bút – Phạm Đình Hổ)
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
Thao tác 1: tìm hiểu về tác giả
- GV : gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn sgk.Dựa vào phần tiểu dẫn SGK trang 3 Em hãy cho biết những nét chính về tác giả Lê Hữu Trác? 
- HS: đọc sgk và trả lời 
 Quê quán: làng Liêu Xá huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương(nay là Hưng Yên.). Gần 30 tuổi ông về sống tại quê mẹ ở Hương Sơn Hà Tĩnh
Gia đình: Có truyền thống học hành, thi cử, đỗ đạt.
Con người:
+ Là một vị lương y lỗi lạc, y đức ngời sáng.
+ Là một nhà văn, nhà thơ lớn có đóng góp đáng ghi nhận với nền văn học nước nhà.
+ Là một con người khiêm tốn, nhân hậu, yêu thích núi non, cây cỏ, bầu bạn cùng thiên nhiên, chuyên tâm vào việc làm thuốc, chữa bệnh cứu người, viết sách để dạy học trò, sáng tác thơ văn để di dưỡng tinh thần.
- GV bổ sung:
Chữ “Lãn” (lười) thể hiện rất rõ con người LHT: ghét danh lợi, yêu cây cỏ, thích bầu bạn cùng thiên nhiên, chuyên tâm làm thuốc, chữa bệnh cứu người, viết sách để dạy học trò.
Thao tác 2: tìm hiểu về tác giả và đoạn trích
- GV: Hãy nêu những nét chính về tác phẩm “Thượng kinh kí sự”? 
- HS: dựa vào tiểu dẫn trả lời
Kí: Thể loại văn xuôi tự sự, dùng để ghi chép những sự việc có thật và bộc lộ những khuynh hướng, tư tưởng, những cảm xúc của người viết.
– Nhan đề: Thượng kinh kí sự 
– Xuất xứ: Nằm cuối tác phẩm “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” (66 quyển, sách về y học đồng thời cũng là một tác phẩm văn học lớn).
– Thể loại: Tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782, khắc in 1885.
Đánh dấu sự phát triển mới của thể kí Việt Nam thời trung đại.
– ND: Ghi chép câu chuyện, sự việc có thật khi LHT từ Hà Tĩnh lên kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm (khoảng thời gian: tháng giêng năm 1782 – 2/11/1872).
- GV: Dựa vào việc tìm hiểu bài ở nhà em nào có thể chia bố cục đoạn trích?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuât tác phẩm.
Thao tác 1: gọi HS đọc văn bản. 
Thao tác 2: tìm hiểu về cung cách sinh hoạt, quang cảnh nơi phủ chúa và thái độ tác giả
Theo em trong đoạn trích này tác giả tập trung miêu tả gì?
HS: độc lập trả lời
1. Quang cảnh và sinh hoạt trong phủ chúa.
a. Quang cảnh
? Em hãy cho biết quang cảnh phủ chúa được miêu tả như thế nào ? 
+ Vào phủ phải qua nhiều lần cửa ; mỗi cửa đều có lính gác ; ai muốn vào phải có thẻ ; có những dãy hành lang quanh co nối tiếp 
+ Trong khuôn viên : có điếm hậu mã ; vườn hoa cây cối um tùm , chim kêu ríu rít 
+ Bên trong phủ : có những nhà đại đường, quyển bồng, gác tía với những kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc chưa từng thấy ở nhân gian ; đồ dùng toàn là mâm vàng, chén bạc 
+ Đến nội cung : phải qua năm sáu lần trướng gấm; trong phòng thắp nến , có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt 
GV : Em có nhận xét gì về quang cảnh phủ chúa ? 
Hs trả lời. 
Màu sắc chủ đạo là màu đỏ, vàng, rực rỡ đua nhau lấp lánh. Cuộc sống trong phủ chúa là cuộc sống hưởng lạc của vua chúa với cung tần, mĩ nữ, cảnh đẹp, món ngon. Không khí trong phủ chúa là một không khí ngột ngạt tù đọng, chỉ thấy hơi người, phấn sáp, đèn nến, “hương hoa ngào ngạt” mà thiếu hẳn sự thanh thoát của khí trời.
b. Sinh hoạt :
GV: Em hãy cho biết cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa được miêu tả ra sao? 
+ Trong phủ chúa : người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi 
+ Thái độ đối với chúa Trịnh và thế tử : cung kính, lễ độ : Thánh thượng đang ngự ở đấy ; chưa thể yết kiến, hầu mạch Đông cung thế tử, hầu trà 
+ Chúa Trịnh : luôn có phi tần chầu chực xung quanh ; tác gỉa không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh. Nội cung trang nghiêm tới mức tg phải “ nín thở đứng chờ ở xa”, khúm núm tới trước sập xem mạch” 
+ Thế tử : có bảy tám thầy thuốc phục dịch ; lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên ; là một đứa trẻ nhưng tác giả là người già cũng phải quỳ lạy bốn lạy trước và sau khi xem mạch 
GV : Em có nhận xét gì về cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa? 
Thao tác 3: tìm hiểu về thế tử Trịnh Cán và tâm trạng của tác giả.
GV: Lối vào chỗ ở của thế tử được miêu tả như thế nào? Cuộc sống nơi phủ chúa đã ảnh hưởng đến sức khỏe của thế tử như thế nào?
b. Thái độ và tâm trạng của tác giả.
GV : qua sự miêu tả của tác giả em có nhận xét gì về cách nhìn của ông?
=> Có cái nhìn thật tinh tế và có những nhận xét rất chính xác về cuộc sống và quang cảnh phủ chúa : cảnh giàu sang của vua chúa thật khác hẳn người thường ; cả trời nam sang nhất là đây ; đồ ăn toàn của ngon vật lạ ; ở trong tối om không thấy cửa ngõ gì cả Có những chi tiết nghệ thuật thật đắt giá : ông này lạy khéo ; tôi là kẻ ở nơi quê mùa làm biết được các vị ở nơi triều đình đông đúc như thế này 
GV : qua cách miêu tả em thấy thái độ của tác giả với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào ? 
Hs trả lời
GV : Cách chuẩn đoán, chữa bệnh và diễn biến tâm tư của Lê Hữu Trác khi kê đơn cho Trịnh Cán cho ta hiểu gì về con người thầy thuốc này?
Hs trả lời
3. Nghệ thuật :
GV : Theo em nét độc đáo trong đoạn trích này là nghệ thuật gì ? 
Hs trả lời
I. Tiểu dẫn
 1. Tác giả : 
- Lê Hữu Trác (1720? -1791) 
- Hiệu: Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất Thượng Hồng)
- Quê: Hải Dương
- Con người : nhân hậu, khiêm tốn, danh y
- Cống hiến: soạn sách “ Hải thượng y tông tâm lĩnh”
=> Lương y, nhà văn nhà thơ có đóng góp cho văn học nước nhà.
 2. Tác Phẩm : 
 a. Tác phẩm : Thượng kinh kí sự (Kí sự đến kinh đô):
+ Tập kí bằng chữ Hán (1783)
+ Nội dung: phản ánh cuộc sống xa hoa của bọn quí tộc và thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
 b. Đoạn trích: nói về việc tác giả lên kinh xem mạch cho Trịnh Cán.
– Bố cục: 2 phần.
+ P1 ( xem mạch Đông cung cho thật kĩ): Cuộc sống nơi phủ chúa.
+ P2 (còn lại): Cảnh LHT bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.
II. Đọc hiểu văn bản : 
 1. Quang cảnh và cách sinh hoạt trong phủ chúa.
a. Quang cảnh.
Cảnh ngoài phủ:
+ Qua mấy lần cửa
+ Hành lang quanh co
+ Vệ sĩ giữ cửa cung
+ Điếm hậu mã quân túc trực
+ Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm 
Cảnh trong phủ:
+ Đồ đac đều sơn son thiếp vàng nhân gian chưa từng thấy
+ Mâm vàng chén bạc, toàn của ngon vật lạ.
Cảnh nội cung của thế tử:
+ Qua năm sáu lần trướng gấm.
+ Nệm gấm màn là, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít.
=> thâm nghiêm, cực kì tráng lệ, lộng lẫy không đâu sánh bằng.
Tiết 2 
b. cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa : 
+ Trong phủ chúa : người giữ cửa truyền báo rộn ràng 
+ ăn uống: mâm vàng chén bạc 
+ Thái độ đối với chúa Trịnh và thế tử : cung kính, lễ độ 
+ Chúa Trịnh : luôn có phi tần chầu chực xung quanh 
+ Thế tử : có bảy tám thầy thuốc phục dịch 
=> Lễ nghi khuôn phép rườm rà ; cuộc sống xa hoa, lộng quyền của nhà chúa ; thấy được quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà chúa.
2. Thế tử Trịnh Cán và tâm trạng của tác giả.
a. Thế Tử Trịnh Cán
- Lối vào chỗ ở của Trịnh Cán: đi trong tối om qua 5,6 lần trướng gấm.
- Nơi ở: phòng rộng, đặt cái sập thếp vàng, cắm cây nến to trên giá đồng, ghế rộng sơn son thép vàng, nệm gấm, 
-> Cực kì cao sang nhưng lạnh lẽo, tù hãm và thiếu ánh sáng khí trời.
- Đứa trẻ khoảng 5,6 tuổi ngồi trên sập vàng, khen tác giả: “ông này lạy khéo!”
- khi đứng dậy cởi áo “tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò”, “nguyên khí hao mòn vì tổn thương quá mức”.
b. Thái độ và tâm trạng của tác giả.
- Thái độ: dửng dưng, không đồng tình với cuộc sống xa hoa đầy đủ tiện nghi, thiếu tự do và khí trời ở nơi đây. ( lên án cuộc sống ấy).
- Tâm trạng của tác giả khi kê đơn:
+ Lúc đầu chữa bệnh cầm chừng để khỏi bị công danh trói buộc.
+ Sau đó thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh.
=> Một thầy thuốc giỏi, giàu y đức; khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. 
3. Nghệ thuật : 
 - Quan sát tinh tế, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động.
- Lối kể khéo léo, lôi cuốn bằng những sự việc, chi tiết đặc sắc.
III. Ghi nhớ (sgk)
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Trình bày ấn tượng của em về quang cảnh nơi phủ chúa?
- Thâm nghiêm, cực kì tráng lệ, lộng lẫy không đâu sánh bằng.
- Lễ nghi khuôn phép rườm rà ; cuộc sống xa hoa, lộng quyền của nhà chúa ; thấy được quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà chúa.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
GV giao nhiệm vụ: .Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Bệnh thế này không bổ thì không được. Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được. Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu. Nhưng rồi lại nghĩ: Cha ông mình đời đợi chịu ơn chịu nước, ta phải dốc hết lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được”.
( Trích Vào phủ chúa Trịnh, Tr8, SGK Ngữ văn 11 NC,Tập I, NXBGD 2007)
1/ Văn bản trên có nội dung gì? 
2/ Xác định hình thức loại câu trong câu văn“Bệnh thế này không bổ thì không được”. Câu này có nội dung khẳng định, đúng hay sai ?
3/ Trình bày những diễn biến tâm trạng của Lê Hữu Trác khi kê đơn? 
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
1/ Văn bản trên có nội dung: thể hiện suy nghĩ, những băn khoăn của người thầy thuốc. Băn khoăn ấy thể hiện thái độ của ông đối với danh lợi và lương tâm nghề nghiệp, y đức của người thầy thuốc. Không đồng tình ủng hộ sự xa hoa nơi phủ chúa, không màng danh lợi nhưng ông không thể làm trái lương tâm.
2/ Câu văn“Bệnh thế này không bổ thì không được” thuộc loại câu phủ định nhưng lại có nội dung khẳng định.
3/ Những diễn biến tâm trạng của Lê Hữu Trác khi kê đơn :
- Có sự mâu thuẫn, giằng co:
+ Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc.
+ Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông.
- Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm.
- Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ; 
- Khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà 
5. HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG SÁNG TẠO (HS VỀ NHÀ LÀM)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
1. Tìm đọc một số tác phẩm khác của Lê Hữu Trác
2. Phân tích vẻ đẹp của nhân cách Lê Hữu Trác được thể hiện trong tác phẩm.
- Học sinh về nhà tìm hiểu thêm.
 E. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_1_hoc_van_vao_phu_chua_trinh.docx