Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 1+2

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 1+2

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Các nội dung cần tìm hiểu trong một đề văn nghị luận

 - Cách xác lập luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận

 - Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn nghị luận

 - Một số vấn đề xã hội, văn học

2. Kĩ năng: - Phân tích đề văn nghị luận

 - Lập dàn ý bài văn nghị luận

3. Thái độ: Có ý thức phân tích đề, lập dàn ý khi làm bài văn nghị luận.

Từ đó giúp HS hình thành các năng lực: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.

Phẩm chất: có ý thức rèn luyện bản thâ, sống trách nhiệm.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : phát vấn- giảng bình- tích hợp

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

 

doc 20 trang huemn72 9740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỚI NÓI CÁ NHÂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp học sinh thấy được những đặc điểm của ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân; thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhận diện ngôn ngữ chung, lời nói cá nhân trong hoạt động giao tiếp.
Vận dụng lời nói cá nhân trong việc đọc hiểu các văn bản văn học.
3. Thái độ: Ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội, góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ nước nhà 
Từ đó giúp HS hình thành:
- NL: giao tiếp, tự học, hợp tác, tự quản, sử dụng ngon ngữ 
- PC: sống trách nhiệm
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : phát vấn- giảng bình- tích hợp 
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. GV: Đọc, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
- Nhận biết các phương tiện giao tiếp trong cuộc sống.
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng: những yếu tố chung; các quy tắc và phương thức chung trong cấu tạo và sử dụng.
- Nêu những yếu tố chung của ngôn ngữ.
- Xác định các quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ.
- Phân tích những yếu tố chung của ngôn ngữ trong một ví dụ. 
- Phân biệt quy tắc cấu tạo các kiểu câu trong tiếng Việt.
- Hiểu được việc sử dụng các phương thức chuyển nghĩa từ trong giao tiếp.
Hãy viết một câu ghép có sử dụng từ chuyển nghĩa.
Xác định những phương diện biểu lộ cái riêng trong lời nói của cá nhân.
- Hãy giải thích hiện tượng: ta có thể nhận ra giọng nói của người quen ngay cả khi không nhìn thấy, không tiếp xúc trực tiếp với người đó.
- Phân tích đặc điểm của vốn từ ngữ cá nhân trong một số trường hợp.
- Phân tích sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của một cá nhân (nhà thơ, nhà văn ).
Tìm và phân tích 1 ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
Trong giao tiếp hằng ngày ta sử dụng những phương tiện giao tiếp nào? Phương tiện nào là quan trọng nhất?
- Phân tích những yếu tố chung của ngôn ngữ trong câu sau: 
Nếu thuận buồm xuôi gió thì lần này chúng ta sẽ thành công. 
- Phân biệt quy tắc cấu tạo các kiểu câu trong ví dụ sau:
Tuy nó trẻ tuổi nhưng suy nghĩ già dặn.
- Chỉ ra từ được dùng theo nghĩa chuyển trong câu trên.
- Từ việc phân tích những ngữ liệu trên, em hãy nêu khái quát những phương diện biểu hiện tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng.
Hãy viết một câu ghép có sử dụng từ chuyển nghĩa.
Xác định những phương diện biểu lộ cái riêng trong lời nói của cá nhân.
- Hãy giải thích hiện tượng: ta có thể nhận ra giọng nói của người quen ngay cả khi không nhìn thấy, không tiếp xúc trực tiếp với người đó.
- Phân tích đặc điểm của vốn từ ngữ cá nhân trong hai trường hợp sau:
VD 1: 
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”
VD 2: 
“Hóa ra toàn sai sự mục đích cả” (trích Làng – Kim Lân)
- Phân tích sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của Tú Xương trong câu thơ sau:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
(Thương vợ)
Tìm và phân tích 1 ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của lời nói cá nhân của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
Thiết kế tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG – KHỞI ĐỘNG
Phương pháp, kĩ thuật
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
Định hướng năng lực,
- Làm việc tập thể
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Hoạt động 1: Khởi động
- GV giao nhiệm vụ: em hãy nghe đoạn audio trong clip sau và trả lời câu hỏi: ca sĩ nào đã hát trong đoạn audio trên?
- HS nghe đoạn audio; đại diện HS trả lời.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: em đã nhận ra ca sĩ hát trong audio trên. Có rất nhiều ca sĩ thể hiện thành công ca khúc này nhưng dựa vào đâu có thể nhận diện được giọng hát của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng? Điều này có liên quan đến những nội dung trọng tâm của bài học hôm nay: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
- Nội dung clip: Biển nỗi nhớ và em (Phú Quang) hình ảnh là ca sĩ Mĩ Tâm nhưng lời hát (audio) là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thể hiện. 
- HS nhận diện được giọng nói/giọng hát của cá nhân-ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhưng có thể chưa lí giải được vì sao có thể nhận diện được (hoặc lí giải do chất giọng khàn khàn rất riêng).
NL giao tiếp
HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
PP - KT
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
Định hướng
NL
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề; Vấn đáp (đi từ thực tiễn sử dụng ngôn ngữ rồi khái quát thành nhận định – quy nạp)
- Kĩ thuật: kích thích tư duy; đặt câu hỏi; sử dụng sơ đồ tư duy
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu : “Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội”
- GV: Trong giao tiếp hằng ngày ta sử dụng những phương tiện giao tiếp nào? Phương tiện nào là quan trọng nhất?
- HS suy nghĩ, trả lời
- Dự kiến HS: Dùng nhiều phương tiện như: động tác, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, bằng tín hiệu kĩ thuật, nhưng phổ biến nhất là ngôn ngữ. Đối với người Việt Nam là tiếng Việt. 
- GV chốt:
- GV: Phân tích những yếu tố chung của ngôn ngữ trong câu sau: 
Nếu thuận buồm xuôi gió thì lần này chúng ta sẽ thành công.
- HS suy nghĩ, trả lời
- Dự kiến HS: 
+Các âm ...
+Các thanh (Huyền, sắc, nặng, ngã, ngang).
+ Các tiếng...
+Các từ ...
+Thành ngữ: thuận buồm xuôi gió
- GV chốt:
- GV: Tuy nó trẻ tuổi nhưng suy nghĩ già dặn.
+ Phân biệt quy tắc cấu tạo kiểu câu trong ví dụ trên. 
+ Trong câu trên có từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
- HS suy nghĩ, trả lời
- Dự kiến HS: 
+ Kiểu câu ghép chính phụ (Tuy-C_V1 nhưng-C_V2)
+ Từ già dặn (chỉ mức độ cao của nhận thức, trí tuệ)
- GV chốt:
- GV: Từ việc phân tích những ngữ liệu trên, em hãy nêu khái quát những phương diện biểu hiện tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng.
- HS suy nghĩ, trả lời,
nhận xét, bổ sung.
- Trên cơ sở đó, GV dùng sơ đồ tư duy khái quát, chốt kiến thức như sau:
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
- Gồm các yếu tố:
+ Các âm ...
+ Các thanh 
+ Các tiếng...
+ Các từ ...
+ Thành ngữ
+ Kiểu câu ghép chính phụ (Tuy-C_V1 nhưng-C_V2)
+ Từ già dặn (chỉ mức độ cao của nhận thức, trí tuệ)
- Dùng nhiều phương tiện như: động tác, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, bằng tín hiệu kĩ thuật, nhưng phổ biến nhất là ngôn ngữ. Đối với người Việt Nam là tiếng Việt. 
- Năng lực lĩnh hội tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng.
- Phẩm chất: ý thức tôn trọng quy tắc ngôn ngữ chung, ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc VN
Hoạt động nhóm, cặp đôi, cá nhân.
Phương pháp trò chơi, thảo luận nhóm, vấn đáp.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu “Lời nói-sản phẩm riêng của cá nhân”
- GV tổ chức một trò chơi : Tôi là ai?(Nhận diện bạn qua giọng nói)
- Chia làm 2 đội chơi. Mỗi đội cử đội trưởng .
Đội trưởng yêu cầu các thành viên của mình nhắm mắt và bí mật cử một bạn trong đội nói một câu bất kỳ. Các thành viên của cả hai đội nhắm mắt nghe và đoán người nói là ai?
Hs tham gia trò chơi: nhắm mắt nghe và đoán người nói là ai, sau đó thảo luận và đi đến kết luận chung.
- GV: Vì sao ta có thể nhận ra giọng nói của người quen ngay cả khi không nhìn thấy, không tiếp xúc trực tiếp với người đó?
Gv quan sát, nhận xét, chốt lại vấn đề.
- GV: Lời nói cá nhân là gì?
- HS: làm việc cá nhân
- HS: trình bày, đánh giá phần trả lời của bạn – GV: nhận xét, chốt:
- Phân tích đặc điểm của vốn từ ngữ cá nhân trong hai trường hợp sau:
VD 1: 
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”
VD 2: 
“Hóa ra toàn sai sự mục đích cả” (trích Làng – Kim Lân)
- Phân tích sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của Tú Xương trong câu thơ sau:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
(Thương vợ)
Gv yêu cầu các cá nhân làm việc trong 3 phút.
Các cặp trao đổi, thảo luận, thống nhất trong 2 phút.
Đại diện cặp trình bày.
Các cặp khác phản biện (Nếu có).
Gv quan sát, điều hành hoạt động của học sinh, nhận xét, chôt lại vấn đề.
- GV: Cái riêng trong lời nói của cá nhân biểu hiện ở phương diện nào? 
- HS: làm việc cặp đôi
- HS: trình bày, đánh giá phần trả lời của bạn
GV: nhận xét, chốt:
II. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân
+ Giọng nói cá nhân: Mỗi người một vẻ riêng không ai giống ai.
Khái niệm: 
Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.
Ngữ liệu
NL1: Đặc điểm của vốn từ ngữ cá nhân biểu hiện ở việc sử dụng các từ ngữ địa phương: bên ni (bên này), bên tê (bên kia) 
Sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của Tú Xương trong câu thơ là:
NL2: Chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc: Từ con cò trong ca dao thành thân cò ẩn dụ cho nỗi vất vả của bà Tú.
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung: Đảo hai từ láy lặn lội và eo sèo lên trên có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, nhọc nhằn của bà Tú và tấm lòng thấu hiểu, tri ân của Tú Xương dành cho vợ.
Biểu hiện
III. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân 
Lời nói cá nhân vừa góp phần biểu hiện ngôn ngữ chung vừa sáng tạo , biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung, làm cho ngôn ngữ chung ngày càng đa dạng, phong phú hơn
- Năng lực ngôn ngữ.
Năng lực hợp tác
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.
- Kĩ thuật: nhóm nhỏ, đặt câu hỏi... 
Thao tác 1:
*Giao nhiệm vụ:
- Hãy hệ thống hóa đặc điểm chung của ngôn ngữ bằng SĐTD?
*HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ
Thao tác 2: HD HS làm bài tập SGK
GV định hướng học sinh làm bài.
 HS thảo luận nhóm
HS các nhóm cử đại diện trình bày
GV nhận xét
SĐTD về đặc điểm chung của ngôn ngữ
Bài tập 1
- Từ "Thôi" dùng với nghĩa mới: Chấm dứt, kết thúc cuộc đời - đã mất - đã chết.
- Cách nói giảm - nói tránh -> lời nói cá nhân Nguyễn Khuyến. 
Bài tập 2
- Đảo trật tự từ: Vị ngữ đứng trước chủ ngữ, danh từ trung tâm trước danh từ chỉ loại. 
- Tạo âm hưởng mạnh và tô đậm hình tượng thơ - cá tính nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Bài 3:
- Năng lực tự học, tự quản lí, năng lực cảm thụ văn học.
- Phương pháp : giải quyết vấn đề, 
- Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
HĐ4: VẬN DỤNG
Bài tập 1: GV giao nhiệm vụ: Hãy viết một câu ghép có sử dụng từ chuyển nghĩa.
- HS làm việc cá nhân, trình bày, nhận xét
- GV nhận xét, gợi ý đáp án.
Gợi ý:
- Tôi đang học bài còn em trai tôi đang chơi ở đầu làng.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học
Bài tập 2: (HS thực hành ở nhà)
GV giao nhiệm vụ: Em hãy viết 1 bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về thực trạng sử dụng tiếng Việt của học sinh hiện nay.
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học
Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
Hướng dẫn HS tự học
HĐ5 – TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- GV: giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS học tập ở nhà: Tìm và phân tích thêm một số ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
- HS làm việc ở nhà.
- Phiếu học tập chuẩn bị bài: Vào phủ chúa Trịnh
Sản phẩm dự kiến: Bộ sưu tập của HS
BT1: Chỉ ra phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ và xác định ý nghĩa của phương thức
Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây (Ca dao)
b) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Ca dao)
c) Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông (Nguyễn Trãi)
d) Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân 
 (nguyễn Du)
Bài số 2: Chỉ ra phương thức chuyển nghĩa 
của từ ngữ và xác định ý nghĩa của phương thức ấy
Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
 (Nguyễn Du)
b. Cầu này cầu ái cầu ân
Một trăm con gái rửa chân cầu này
 (Ca dao)
c. Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân
 (Tố Hữu)
d. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhơ mười mong một người
 (Nguyễn Bính)
NL tự học, sử dụng ngôn ngữ TV
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TUẦN : 1
Tiết theo PPCT: 3
Ngày soạn: 20/8/2017
 Đọc văn
A. MỤC TIÊU BÀI HỌCPPP PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Các nội dung cần tìm hiểu trong một đề văn nghị luận 
	- Cách xác lập luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận
	- Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn nghị luận
	- Một số vấn đề xã hội, văn học 
2. Kĩ năng: - Phân tích đề văn nghị luận
	 - Lập dàn ý bài văn nghị luận 
3. Thái độ: Có ý thức phân tích đề, lập dàn ý khi làm bài văn nghị luận.
Từ đó giúp HS hình thành các năng lực: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt...
Phẩm chất: có ý thức rèn luyện bản thâ, sống trách nhiệm...
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : phát vấn- giảng bình- tích hợp 
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. GV: Đọc, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG – KHỞI ĐỘNG
Giao nhiệm vụ: (Chiếu clip về bài phát biểu của tổng thống Putin) Hãy theo dõi clip sau và trả lời câu hỏi: Nội dung bài phát biểu đề cập tới vấn đề gì?
PP: Nêu vấn đề
Kĩ thuật: Trình bày một phút
Định hướng NL: hợp tác 
 GV chiếu sile PP, nêu vấn đề: 
 Clip quan tâm tới vấn đề môi trường
Theo em để chuẩn bị 1 bài luận, người nói có cần xây dựng đề cương không?
 GV dẫn dắt vào bài
HOẠT ĐỘNG – HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
PP: thảo luận nhóm
Kĩ thuật: SĐTD
Định hướng NL: giao tiếp, hợp tác, tự học 
H/d hs tìm hiểu thao tác phân tích đề.
Em hiểu ntn về phân tích đề? Gv nêu vấn đề: Tại sao phải phân tích đê? Những lưu ý khi phân tích đề?
HS thảo luận theo cặp rồi trả lời
GV hỏi: Thế nào là lập dàn ý?
Kĩ thuật chia nhóm: GV chia hs thành 2 nhóm, mỗi nhóm phân tích một đề sau đó lên trình bày
Gọi HS nhận xét, bổ sung 
GV nhận xét, chốt lại 
: H/d hs lập dàn ý
Yêu cầu hs lập dàn ý cho đề 1
.hs thảo lụân và trình bày.
Các bước lập dàn ý? 
GV chốt..
I. PHÂN TÍCH ĐỀ
1. Tìm hiểu ngữ liệu (SGK trang23)
a. Đề 1
- Dạng đề có định hướng cụ thể, nêu rõ các yêu cầu về nội dung, giới hạn về dẫn chứng.
-Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Yêu cầu về phương pháp: lập luận, bình luận, giải thích, chứng minh, 
- Yêu cầu vè phạm vi dẫn chứng: thực tế xã hội là chủ yếu.
b. Đề 2 
- Dạng “đề mở”
- Vấn đề cần nghị luận: tâm sự HXH trong bài Tự tình II (cảm nghĩ về tâm sự và diễn biến tâm trạng của tg: nỗi cô đơn, chán chường, khát vọng được sống hạnh phúc )
- Yêu cầu về phương pháp: thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ
- Yêu cầu về dẫn chứng: thơ HXH là chủ yếu.
2. Ghi nhớ: 
- Phân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận. 
- Cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định y/c về nội dung, phương pháp và phạm vi dẫn chứng.
II. LẬP DÀN Ý
1. Khái niệm: Lập dàn ý
1. Tác dụng của việc lập dàn ý
3. Cách lập dàn ý
 Ví dụ: Lập dàn ý đề 1 (trang 23)
* MB: - Nêu luận đề
 - Dẫn câu nói
* TB
+Người VN có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới.
+Người VN cũng không ít điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế.
+Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mơí
* KL: - Khẳng đinh lại câu nói của Vũ Khoan
 - Bài học cho bản thân?
Ghi nhớ
Qúa trình lập dàn ý bao gồm: 
- Xác định luận điểm
- Xác lập luận cứ.
- Sắp xếp luận điểm, luận cứ
Cần có kí hiệu trước đề mục để phân biêt luận điểm, luận cứ trong bài
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
NL: Tự học
PPKT: SĐTD, chia nhóm
PP: Thảo luận nhóm
 Giáo viên giao nhiệm vụ: 
Bài tập 2: Trong một lần nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
 Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
 Một bạn đã tìm được một số ý:
 a. Giải thích khái niệm tài và đức.
 b. Có tài mà không có đức là người vô dụng.
 c. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
 Hãy: 
 - Bổ sung một số ý còn thiếu. 
 - Lập dàn ý cho bài văn
Bài tập
Gợi ý:
a. Bổ sung một số ý còn thiếu: 
 - Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người.
 - Cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài và đức.
b. Dàn ý
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Viết 1 đoạn văn trình bày 1 luận điểm/ luận cứ của bài tập 2
PPKT: nêu vấn đề, trình bày 1 phút
HS suy nghĩ trình bày trong 1 phút
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
NL: tự học
PP: Đọc và tự lập dàn ý cho các bài tập SGK
E. RÚT KINH NGHIỆM:
 *Nhận xét và kí giáo án của tổ/ nhóm chuyên môn tuần 1
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
 TUẦN : 2
Tiết theo PPCT: 5
Ngày soạn: 26/8/2017
 Tù t×nh - II
(Hồ Xuân Hương)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh Hồ Xuân Hương 
	- Khả năng Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn, tả cảnh sinh động, đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca 
2. Kĩ năng: Đọc-hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Trân trọng, cảm thông với thân phận và khát vọng của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Từ đó giúp HS hình thành các năng lực: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt...
Phẩm chất: sống yêu thương, biết bênh vực và bảo vệ người phụ nữ, sống có trách nhiệm với gia đình
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : phát vấn- giảng bình- tích hợp. Bút dạ, máy chiếu 
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. GV: Đọc, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài, 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG – KHỞI ĐỘNG
Giao nhiệm vụ: Hãy cùng chơi trò đường lên đỉnh Olympia bằng cách trả lời các câu hỏi sau?
PP: Nêu vấn đề
Kĩ thuật: Trình bày một phút
Định hướng NL: hợp tác 
 GV chiếu sile PP, nêu vấn đề: 
 Trò chơi với bộ câu hỏi qua 4 phần
 GV dẫn dắt vào bài
HĐ2 – HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
PPKT dạy học
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Định hương NL
Tìm hiểu tiểu dẫn
PP: nêu vấn đề
KT: SĐTD
GV gọi hs đọc phần tiểu dẫn ở sgk
Yêu cầu học sinh nêu những ý chính
Gv giảng thêm...
GV H/d hs đọc
GV đọc mẫu, yêu cầu hs đọc
Nhận xét và hướng dẫn hs đọc
Yêu cầu hs tìm hiểu bố cục bài thơ
Tìm hiểu chi tiết
Cảm nhận chung của em về bài thơ?
PP: thảo luận nhóm
KT: chia nhóm, khăn trải bản, SĐTD
Phương tiện: bảng phụ, bút dạ
GV chia lớp thành các nhóm theo không gian lớp học. Các nhóm thực hiện yêu cầu sau:
Nhóm 1:
Nhận xét về thời gian, không gian trong bài thõ. Âm thanh nào đýợc nhắc tới? Nó gợi ra cảm giác gì?
Nhóm 2:
Nhóm 3: Để tiếp tục cho lời tự tình của mình, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào? những biện pháp nghệ thuật nào?
Những hình ảnh, từ ngữ đó bộc lộ tâm trạng gì của Hồ Xuân Hương?
Phân tích sự sắp xếp ngôn từ độc đáo trong 2 câu luận? Ý nghĩa?
Tâm trạng HXH bộc lộ trực tiếp qua từ nào? Từ xuân trong hai câu kết có ý nghĩa ntn?
Tâm trạng, nỗi lòng nhà thơ được bộc lộ ntn trong hai câu kết?
GV tham gia bình...
Hoạt động 4: h/d hs tổng kết
Hãy nhận xét chung về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
Hãy vẽ SĐ thể hiện sự phát triển tâm trạng của nhân vật trữu tình?
HS thực hiện:
GV chốt...
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả 
a. Tiểu sử: quê làng Quỳnh Đôi ,tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo
- Là người đa tài đa tình phóng túng giao thiệp với nhiều văn nhân tài tử. 
- Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le ngang trái.
b. Sáng tác:
- Chữ Nôm và chữ Hán 
-Tác phẩm thể hiện lòng thương cảm đối với người phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp và khát vọng của họ
c. Vị trí:
- Là nhà thơ nữ hết sức độc đáo
- Là người có công Việt hoá thơ Đường - “Bà chúa thơ Nôm”
2. Bài thơ
a. Xuất xứ: Tự tình II nằm trong chùm Tự tình, tập trung thể hiện cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẩn uất và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
b. Bố cục
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Hai câu đề
Câu 1: 
-Thời gian: đêm khuya
-Không gian: rộng lớn(nước non)
-Tâm trạng :buồn tủi, xót xa
-Văng vẵng trống canh dồn: tiếng trống canh gấp gáp liên hồi ,chỉ bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.
- Ngôn ngữ thơ dân dã mà biểu cảm::
+ Đảo ngữ
+ ngắt nhịp: 1/3/3
+ cái: rẻ rúng
+ đối
 Thân phận rẻ rúng, bạc bẽo, bẽ bàng đầy cay đắng, xót xa của kẻ hồng nhan; là một sự thách thức đầy bản lĩnh của HXH.
 2. Hai câu thực 
-Say lại tỉnh: càng say lại càng cảm nhận được hiện tại, càng chua chát, đau xót về thân phận bạc bẽo, hẩm hiu
-Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn: cảnh song cũng là tâm trạng.Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn cũng như tác giả tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn, chịu cảnh phận hẩm duyên ôi.
3. Hai câu luận
 -Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang đâm toạc
- Nghệ thuật đảo ngữ
àNhững sinh vật nhỏ bé, hèn mọn song khong chịu mềm yếu mà “xiên ngang mặt đất, đá phải nhọn lên để đâm toạc chân mâyàsự phẩn uất phản kháng của thiên nhiên cũng như tâm trạngàsức sống mãnh liệt ngay cả trong tình cảnh bi thương nhất.
4. Hai câu kết
 Ngán:chán ngán, ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẻo.
 Xuân: mùa xuân, tuổi xuân.->mùa xuân có sự tuần hoàn còn tuổi trẻ một đi không trở lại.
-Mảnh tình:nhỏ bé lại còn phải “san sẻ” thành ra ít ỏi chỉ còn tí con con nên càng xót xa tội nghiêp.
=>Hai câu thơ thể hiện tâm trạng của người phụ nữ mang thân đi làm lẽ, bạc bẻo, trớ trêu . Đó là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, với họ hạnh phúc chỉ là cái chăn quá hẹp.
III. TỔNG KẾT
- Về nghệ thuật: từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm.
- Về nội dung: Bài thơ nói lên bi kịch cũng như khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
NL giao tiếp, tự học, hợp tác
HĐ 3 – LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Trả lời câu hỏi đúng – sai theo bảng sau:
Nội dung câu hỏi
Đúng
PP: thảo luận nhóm
KT: chia nhóm, khăn trải bản, SĐTD
Phương tiện: bảng phụ, bút dạ
Năng lực: tự học, hợp tác, tự quản, giao tiếp
sai
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ nôm?
Trần Tế Xương là nhà thơ của làng cảnh việt nam?
Thơ HXH mang đậm chất trào phúng?
Màu sắc dân gian trong bài thương vợ được thể hiện qua hai câu đề?
Bà Tú là người đảm đang tháo vát chịu thương chịu khó, vì chồng vì con?
HXH là người có cs tính mạnh mẽ, phóng khoáng không chấp nhận hoàn cảnh mà muốn bứt phá và khắc phục hoàn cảnh?
Bài tập 2: 
PHIẾU HỌC TẬP
So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 văn bản sau
Tự tình II
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Tự tình I
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Giống:
Khác
Đáp án: 
Tự tình II
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Tự tình I
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Giống: Cùng thể hiện tâm trạng buồn tủi, bẽ bàng trong đêm
Khác: 
Âm thanh
Tâm trạng: yêu s tố phản kháng, thách thức duyên phận ở bài 1 nhiều hơn bài 2
Bài tập 3: Điền thông tin vào SĐTD theo mô hình sau để thể hiện tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong bài thơ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_12.doc