Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 7: Các thủ tục vào/ra đơn giản

Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 7: Các thủ tục vào/ra đơn giản

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

 Biết được ý nghĩa của các thủ tục vào/ra chuẩn đối với lập trình;

 Biết được cấu trúc chung của thủ tục vào/ra trong ngôn ngữ lập trình C++.

2. Về kỹ năng

 Viết đúng lệnh vào/ra dữ liệu.

 Biết nhập đúng dữ liệu chương trình.

3. Về thái độ

 Xác định đúng bản chất thủ tục vào / ra dữ liệu của chương trình.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

 Năng lực tự học;

 Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).

II. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

 Kế hoạch bài dạy;

 Tài liệu TIN HỌC 11.

2. Chuẩn bị của học sinh

 Tài liệu TIN HỌC 11;

 Tập bài tập.

 

docx 7 trang Đoàn Hưng Thịnh 4650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 7: Các thủ tục vào/ra đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7: CÁC THỦ TỤC VÀO/RA ĐƠN GIẢN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Biết được ý nghĩa của các thủ tục vào/ra chuẩn đối với lập trình;
Biết được cấu trúc chung của thủ tục vào/ra trong ngôn ngữ lập trình C++.
Về kỹ năng
Viết đúng lệnh vào/ra dữ liệu. 
Biết nhập đúng dữ liệu chương trình.
Về thái độ
Xác định đúng bản chất thủ tục vào / ra dữ liệu của chương trình.
Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học;
Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).
THIẾT BỊ, HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Kế hoạch bài dạy;
Tài liệu TIN HỌC 11.
Chuẩn bị của học sinh
Tài liệu TIN HỌC 11;
Tập bài tập.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Thủ tục vào;
Thủ tục ra;
Kết hợp thủ tục cout và thủ tục cin.
TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – Gợi ý HS tình huống giải quyết 
Mục tiêu: HS nhận biết nếu muốn đưa dữ liệu vào chương trình hoặc đưa dữ liệu từ chương trình ra ngoài bằng thủ tục vào / ra của ngôn ngữ lập trình.
Phương thức: HS suy nghĩ tình huống do GV gợi ý, HS thảo luận tìm cách giải quyết tình huống do GV đặt ra. GV hướng suy nghĩ của HS đến kiến thức đúng, chính xác (hoạt động phát triển năng lực hợp tác giải quyết tình huống).
Nội dung: Tình huống GV đặt ra cho HS.
Sản phẩm: Không có.
Kiểm tra đánh giá: Không có.
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không xác định được câu trả lời tình huống là “đưa dữ liệu vào, đưa dữ liệu ra”. GV giải quyết bằng cách gợi ý kiến thức bằng cách “đọc tên bài - tài liệu tin học 11 trang 23”
Thời lượng: 5 phút
HOẠT ĐỘNG CÙA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ø GV đưa ra tình huống: khi giải quyết một bài toán, ta phải đưa dữ liệu vào máy tính xử lý, việc đưa dữ liệu bằng lệnh gán sẽ làm cho chương trình chỉ có tác dụng với một dữ liệu cố định. 
Để chương trình giải quyết được bài toán với nhiều bộ dữ liệu hơn, thì chúng ta phải giải quyết tình huống này như thế nào? 
Ø GV hướng HS cách giải quyết: Tìm cách đưa dữ liệu vào chương trình. Vậy vấn đề đưa vào bằng cách nào?
Tương tự sau khi xử lý dữ liệu cũng cần phải thông báo kết quả. Vậy cũng phải tìm cách đưa dữ liệu ra màn hình hoặc ra giấy. 
HS thảo luận trình bày ý kiến.
HS thảo luận trình bày ý kiến.
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI – Thủ tục vào / ra đơn giản
Mục tiêu: HS biết cách thực hiện đưa dữ liệu vào chương trình và đưa dữ liệu trong chương trình ra màn hình; biết cách kết hợp thủ tục Write và Readln.
Phương thức: GV trình bày yêu cầu kiến thức cần đạt (thông qua câu hỏi), HS thảo luận tự tìm hiểu kiến thức cần thiết để trả lời câu hỏi do GV đặt ra (hoạt động phát triển năng lực tự học, tìm tòi khám phá kiến thức mới; năng lực hợp tác giải quyết tình huống)
Nội dung: Tài liệu TIN HỌC 11 trang 26 ® 31.
Sản phẩm: HS viết được câu lệnh đưa dữ liệu vào chương trình thông qua biến của chương trình; viết được câu lệnh đưa dữ liệu trong chương trình ra màn hình thông qua biến của chương trình.
Kiểm tra đánh giá: HS viết chương trình hoàn chỉnh ví dụ 2 trong tài liệu TIN HỌC 11 trang 29
Dự kiến hoạt động: Để giúp HS làm quen cách viết chương trình GV sẽ gợi ý thông qua từng câu hỏi. Mỗi câu trả lời chính là 1 câu lệnh trong chương trình.
Thời lượng: 20 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ø Yêu cầu HS đọc tài liệu tin học 11 và cho biết cấu trúc chung của thủ tục nhập dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình C++.
Ø Nêu ví dụ: Khi viết chương trình giải phương trình ax + b = 0, ta phải nhập vào các đại lượng nào? Viết lệnh nhập? 
Ø Trình bày một chương trình C++ đơn giản có lệnh nhập giá trị cho hai biến.
Ø Thực hiện chương trình và thực hiện nhập dữ liệu.
Ø Vấn đáp: Khi nhập giá trị cho nhiều biến, ta phải thực hiện như thế nào? 
Ø Yêu cầu HS thực hiện nhập dữ liệu cho chương trình.
Ø Đặt vần đề: Sau khi xử lý xong, kết quả tìm được đang đang được lưu trong bộ nhớ. Để thấy được kết quả trên màn hình ta sử dụng thủ tục xuất dữ liệu.
Ø Yêu cầu HS đọc tài liệu Tin học 11 và cho biết cấu trúc chung của thủ tục xuất dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình C++
Ø Nêu ví dụ: Khi viết phương trình giải phương trình ax + b = 0, ta phải đưa ra màn hình giá trị của nghiệm x= -b/a, ta phải viết lệnh như thế nào? 
Ø Trình bày một chương trình C++ đơn giản. 
#include 
using namespace std;
int main()
{
 int x, y, z ; 
 cout<<“Nhap hai so: ”;
 cin>> x >> y ;
 z = x + y ;
 cout<<"\n x= ” << x ;
 cout<<"\n y= ” << y ;
 cout<<"\n z= ” << z ;
 return 0;
}
Ø Thực hiện chương trình và thực hiện nhập dữ liệu để HS thấy kết quả trên nền màn hình. 
Ø Vấn đáp: Ý nghĩa của lệnh 
cout<<“Nhap hai so: ”;
Ø Vấn đáp: Ý nghĩa của lệnh
 cin>> x >> y ;
Ø Vấn đáp: Ý nghĩa của lệnh
 z = x + y ;
Ø Vấn đáp: Ý nghĩa của lệnh
 cout<<"\n x= ” << x ;
Ø Vấn đáp: Ý nghĩa của lệnh
 cout<<"\n y= ” << y ;
Ø Vấn đáp: Ý nghĩa của lệnh
 cout<<"\n z= ” << z ;
Đọc tài liệu tin học 11và trả lời. 
cin>> tên_biến ;
cin>> tên_biến_1 >> tên_biến_2 ;
Phải nhập giá trị của hai biến a, b 
Viết lệnh: cin>> a >> b ;
Quan sát chương trình ví dụ của giáo viên.
Những giá trị này phải được gõ cách nhau ít nhất một dấu cách hoặc ký tự xuống dòng. 
HS thực hiện nhập theo yêu cầu của giáo viên.
Chú ý lắng nghe dẫn dắt của giáo viên.
Đọc tài liệu tin học 11 và trả lời. 
cout<< kết_quả_ra ;
cout<< kết_quả_1 << kết_quả_2 ;
Viết lệnh: cout<< -b/a ; 
Quan sát chương trình ví dụ của giáo viên. 
Viết ra màn hình dòng chữ
Nhap hai so:
Nhận giá trị nhập từ bàn phím cho biến x, y
Gán giá trị biểu thức (x+y) cho z.
Xuống hàng (\n) và in ra dòng chữ (x= ) kèm theo giá trị của x:
x= 
Xuống hàng (\n) và in ra dòng chữ (y= ) kèm theo giá trị của y:
y= 
Xuống hàng (\n) và in ra dòng chữ (z= ) kèm theo giá trị của z:
z= 
Khi thực hiện lệnh cout<<, sau mỗi kết quả ra (biến, hằng, biểu thức) có thể có quy ước quy định đầu ra. Cụ thể:
Với kết quả thực, lệnh cout cần có thêm các thông số định dạng đi kèm với cú pháp như sau:
cout << fixed << setw(n) << setprecision(p) << giá_trị_thực << ...
Giải thích thông số: 
fixed ấn định giá trị thực được in ra ở dạng dấu chấm tĩnh.
setw(n) ấn định độ rộng của giá trị in ra trên màn hình là n.
setprecision(p) ấn định giá trị được in ra có p chữ số thập phân.
Đối với các kết quả khác (kiểu nguyên, kiểu xâu) thì chỉ cần thêm thông số setw(n) vào lệnh cout để ấn định số chỗ trên màn hình cho giá trị sắp in ra là n.
Để sử dụng được các hàm setw() và setprecision() ta cần khai báo sử dụng thêm thư viện:
#include 
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ – Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vận dụng kiến thức mới 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận hoàn tất bài tập trắc nghiệm của GV (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: 3 câu trắc nghiệm
Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm
Kiểm tra đánh giá: Kết quả bài tập trắc nghiệm của HS
Dự kiến tình huống: HS sẽ trả lời đúng 2/3 câu thì đạt yêu cầu. Nếu ít hơn 2 câu GV sẽ cũng cố lại kiến thức bằng cách cho HS xem bảng tóm tắt kiến thức của GV soạn.
Thời lượng: 5 phút
PHIẾU BÀI TẬP – TÊN NHÓM:
1. Cho x và y là các biến đã khai báo kiểu thực, câu lệnh nào sau đây là đúng?
(A) cin>> x, y ;
(B) cin>> “ x= ” >> x ;
(C) cout<< “ x= ” << x ;
(D) cout<< x, y ;
2. Cho x là biến thực đã được gán giá trị 12.41235. Để thực hiện lên màn hình nội dung “x=12.41” cần chọn câu lệnh nào sau đây?
(A) cout<< "x= " << fixed << setprecision(2) << x ;
(B) cout<< "x= " << fixed << setw(2) << x ; 
(C) cout<< "x= " << setprecision(2) << x ;
(D) cout<< "x= " << setw(2) << x ; 
3. Hoàn tất ví dụ 3 trang 31
HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN – Thảo luận nhóm trình bày một tình huống thực tế 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận trình bày tình huống có trong cuộc sống (năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày tình huống giả định
Sản phẩm: HS trình bày được tình huống giả định hợp lý với thực tế hoặc tình huống có thật trong cuộc sống
Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không trình bày được tình huống GV sẽ gợi ý dẫn dắt HS nêu tình huống.
Thời lượng: 15 phút
PHIẾU BÀI TẬP – TÊN NHÓM:
1. Viết chương trình tính vận tốc vật rơi tự do
2. Viết chương trình tính tiền lời sau một ngày bán áo thun. Biết rằng giá vốn, giá bán và số lượng bán được nhập vào từ bàn phím
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG KỸ NĂNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ – Vận dụng kiến thức đã học tự tìm hiểu kiến thức mở rộng
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: GV hướng dẫn HS tự tìm kiếm kiến thức bằng các kênh thông tin như: internet, sách tham khảo, (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực tìm tòi khám phá kiến thức mới) 
Nội dung: Writeln và Readln không có tham số thường được dùng vào mục đích gì trong chương trình.
Sản phẩm: HS tự thu thập kiến thức
Kiểm tra đánh giá: GV xác nhận đúng sai trong tiết thực hành bài tập 1
Dự kiến hoạt động: Không có
Thời lượng: tại nhà
	TTCM	Giáo viên soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_c_lop_11_bai_7_cac_thu_tuc_vaora_don_gian.docx