Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 1-4 - Hoàng Thị Thanh Tâm - Trường THPT Thăng Long

Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 1-4 - Hoàng Thị Thanh Tâm - Trường THPT Thăng Long

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết ngôn ngữ lập trình PYTHON có ưu nhược điểm gì

- Cách cài đặt python trên máy.

- Viết chương trình đơn giản

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.

- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi

- Kiến thức đã học ở lớp 10

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầuHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:

B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu NNLT Python

a) Mục tiêu: Nắm được ưu điểm, nhược điểm của NNLT

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

 

docx 14 trang Đoàn Hưng Thịnh 03/06/2022 4984
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 1-4 - Hoàng Thị Thanh Tâm - Trường THPT Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT THĂNG LONG
Tổ: LÝ - CN
Họ và tên giáo viên
Hoàng Thị Thanh Tâm
Tên bài dạy
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
Môn học: Tin Học; Lớp: 11
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Biết và phân biệt được có 3 lớp ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao. 
- Biết vai trò của chương trình dịch. 
- Biết khái niệm biên dịch và thông dịch. 
- Biết một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình dịch là phát hiện lỗi cú pháp của chương trình nguồn. 
2. Năng lực 
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.
- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 
- Yêu cầu học sinh tập hợp kiến thức đã học ở lớp 10. Cụ thể là bài 4, bài 5 và bài 6 của SGK lớp 10 
- Chuẩn bị các bài toán đơn giản, ngôn ngữ lập trình cụ thể VD như ngôn ngữ lập trình Python. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, vở ghi 
- Kiến thức đã học ở lớp 10
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầuHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:
Chiếu bài toán: Kết luận nghiệm của phương trình ax + b=0. 
+ Hãy xác định Input, Output của bài toán trên? 
+ Hãy xác định các bước để giải bài toán trên? 
- Hệ thống các bước này chúng ta gọi là thuật toán. 
+ Các bước giải bài toán trên máy tính? 
+ Làm sao để máy tính có thể hiểu và thực hiện các thuật toán đã lựa chọn giải bài toán? 
- Như vậy hoạt động để diễn đạt một thuật toán trên máy tính thông qua một ngôn ngữ lập trình được gọi là lập trình. Và để máy tính hiểu và thực hiện được câu lệnh đó thì NNLTBC cần phải được chuyển đổi về NN của máy để máy tính hiểu và thực hiện được. 
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm lập trình – các ngôn ngữ lập trình
a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm lập trình – các ngôn ngữ lập trình
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu SGK và nêu khái niệm lập trình 
+ Kết quả của hoạt động lập trình là gi?
+ Có những loại ngôn ngữ lập trình nào? 
? Phân biệt ngôn ngữ lập trình bậc cao với các ngôn ngữ khác ở những nội dung nào?
? Tại sao người ta phải xây dựng ngôn ngữ lập trình bậc cao? 
? Kể tên một số ngôn ngữ lập trình bậc cao mà em biêt?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
1. Khái niệm lập trình 
+ Khái niệm: Lập trình là việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và các lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán. 
2. Các loại ngôn ngữ lập trình
- Có nhiều loại ngôn ngữ lập trình, được chia làm ba loại chính: NN máy, hợp ngữ và NNLT bậc cao. 
- Ngôn ngữ gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên. 
- Có tính độc lập cao 
- Ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể +Vì: NN gần gũi vời NN tự nhiên, dễ đọc, dễ hiểu. NNLTBC nói chung không phụ thuộc các loại máy. 
- Một số NNLTBC: pascal, C++, Java, 
Hoạt động 2: Tìm hiểu Chương trình dịch 
a) Mục tiêu: Biết vai trò của chương trình dịch, hiểu được các giai đoạn của chương trình dịch; Phâm biệt được chương trình thông dịch và chương trình biên dịch.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Theo các em chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao và chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy khác nhau như thế nào ? 
? Khi chương trình được đưa vào máy tính thì máy tính đã hiểu và thực hiện được chưa? 
? Làm thế nào để chuyển một chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy ?
? Nghiên cứu SGK cho biết khái niệm về chương trình dịch. 
? Vì sao không lập trình trên ngôn ngữ máy để khỏi mất công chuyển đổi khi lập trình với ngôn ngữ bậc cao. 
? Theo các em đối với chương trình dịch: chương trình nào là chương trình nguồn và chương trình đích. 
? Cho nhận xét về tiến trình của hai ví dụ trên 
? Vậy với mỗi cách dịch như vậy người ta gọi là gi? 
? Hai cách dịch này có gì khác nhau. 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
3. Chương trình dịch
- CTD là chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình có thể thực hiện được trên máy tính.
- Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể nạp trực tiếp vào bộ nhớ và thực hiện ngay. 
- Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ lập máy thì mới thực hiện được. 
- Ngôn ngữ bậc cao dễ viết, dễ hiểu. 
- Ngôn ngữ máy khó viết. 
- Chương trình nguồn là chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao. 
- Chương trình đích là chương trình thực hiện chuyển đổi sang ngôn ngữ máy. 
- Tiến trình của thông dịch và biên dịch: 
+Thông dịch: 
B1: Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn; B2: Chuyển lệnh đó thành 
ngôn ngữ máy 
B3: Thực hiện các câu lệnh vừa được chuyển đổi. 
+Biên dịch: 
B1: Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn. 
B2: Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung:HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Câu 1 Lập trình là: 
A. Sử dụng giải thuật để giải các bài toán. 
B. Dùng máy tính để giải các bài toán. 
C. Sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để giải các bài toán trên máy tính. 
D. Sử dụng NN pascal. 
Câu 2 Đối với một ngôn ngữ lâp trình có mấy kĩ thuật dịch? 
A. 1 loại (biên dịch) 
B. 2 loại (Thông dịch và biên dịch 
C. 2 loại (Thông dịch và hợp dịch) 
D. 2 loại (Hợp dịch và biên dịch)
Câu 3: Trong một NNLT có các chức năng sau: 
A. Biên soạn. 
B. Lưu trữ. 
C. Tìm kiếm 
D. Có tất cả các chức năng trên. 
Câu 4: Chương trình viết bằng hợp ngữ có đặc điểm: 
A. Máy tính có thể hiểu được trực tiếp chương trình này. 
B. Kiểu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho việc nhập mô tả thuật toán. 
C. Diễn đạt gần với ngôn ngữ tự nhiên. 
D. Tốc độ thực hiện nhanh hơn so với chương trình được viết bằng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: 
1. Mối liên hệ giữa thuật toán và cấu trúc dữ liệu? Ví dụ minh họa (có thể sử dụng ví dụ có sẵn) 
2 .Việc tìm tòi, phát minh thuật toán thuộc giai đoạn nào? 
3. Hãy cho biết đặc điểm của ngôn ngữ lập trình bậc cao 
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại bài học hôm nay.
- Chuẩn bị trước cho tiết sau
* RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................
Trường: THPT THĂNG LONG
Tổ: LÝ - CN
Họ và tên giáo viên
Hoàng Thị Thanh Tâm
Tên bài dạy
BÀI 2: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PYTHON
Môn học: Tin Học; Lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Biết ngôn ngữ lập trình PYTHON có ưu nhược điểm gì
- Cách cài đặt python trên máy.
- Viết chương trình đơn giản
2. Năng lực 
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.
- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, vở ghi 
- Kiến thức đã học ở lớp 10 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầuHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu NNLT Python
a) Mục tiêu: Nắm được ưu điểm, nhược điểm của NNLT
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hãy cho biết ngôn ngữ lập trình python là ngôn ngữ như nào
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
1. Ngôn ngữ lập trình Python
Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, cấp cao, mạnh mẽ, được tạo ra bởi Guido van Rossum. Thiết kế bắt đầu vào cuối những năm 1980 và được phát hành lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1991
+ Ưu điểm: phổ biến, hỗ trợ thư viện phong phú, chạy được trên nhiều hệ điều hành
Python được dung để phát triển các ứng dụng Web, phần mềm ứng dụng, lập trình game, điều khiển robot, xử lí ảnh, trực quan dữ liệu, phân tích dữ liệu, 
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tên
a) Mục tiêu: Nắm đượckhái niệm tên
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
2. Cài đặt Python trên hệ điều hành Windows
Chọn đúng phiên bản phù hợp với hệ điều hành (xem là win 32 bit hay win 64 bit)
Start -> Computer -> Properties -> system
Tải Python tại đây: chọn phiên bản bạn cần
Mở IDLE. Để tạo file mới trong IDLE: nhấp vào File -> New Windows hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + N
Hoạt động 3: Tìm hiểu Chương trình đầu tiên
a) Mục tiêu: Nắm được cách viết chương trình đầu tiên
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
print(“Xin chào các bạn”)
Lưu file: nhấn Ctrl + S. File sẽ có đuôi là .py, đặt một cái tên cho nó
Xem kết quả: Nhấn Run -> Run module hoặc F5 
Mở file lập trình đã lưu bằng IDLE -> click chuột phải chọn Edit with IDLE
Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều phần mềm tiện dụng hỗ trợ soạn thảo cho Python như Notepad++, Sublime Text, Thonny, Pycharm, 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung:HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho HS:
Bài 2: In ra các dòng thông báo giới thiệu về bản thân (ít nhất 10 dòng)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: 
Bài 3: Soạn thảo 1 chương trình có tên “Rec.py” để vẽ một hình chữ nhật bằng dấu “*” như hình dưới đây
**********
* *
* *
**********
Bài 4: Lấy phần nguyên của số a chia b với a, b cho trước (a=8, b=7)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
* RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................
Trường: THPT THĂNG LONG
Tổ: LÝ - CN
Họ và tên giáo viên
Hoàng Thị Thanh Tâm
Tên bài dạy
Bài 3. Biến, phép gán, phép toán và biểu thức số
Môn học: Tin Học; Lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Biết khai báo biến, các phép toán và biểu thức số học
2. Năng lực 
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.
- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử.
Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, máy tính
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầuHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:Chương I chúng ta đã tìm hiểu một số khái niệm về lập trình, dựa trên sự hiểu biết đó chúng ta nghiên cứu tiếp một số chương trình đơn giản của ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Biến, cách tạo biến, phép gán trong python
a) Mục tiêu: Nắm được cách tạo biến
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cách tạo biến ?
- Quy tắc đặt tên biến ?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
I. Biến, cách tạo biến, phép gán trong python
Ví dụ 1: 
	Có hai hộp dùng để đựng các viên bi. Hộp 1 được dán nhãn A, trong hộp có 20 viên bi. Hộp 2 dán nhãn B, trong hộp có 100 viên bi. Thực hiện thao tác sau: Bỏ 5 viên bi ra khỏi hộp A sau đó bỏ khỏi hộp B số bi bằng số bi có trong hộp A
Hãy cho biết số bi trong hộp B sau khi thực hiện thao tác trên?
Hãy cho biết số bi trong hộp B sau khi tiếp tục thực hiện liên tiếp thêm 2 lần thao tác trên
1) Khai báo biến
a. Cú pháp:
 = 
Ví dụ:
Cách 1
>>>tuoi = 17
>>>ten = “Hoang Thanh Tam”
>>>PI = 3.14
Cách 2:
>>> tuoi, ten, PI = 17, “Hoang Thanh Tam”, 3.14
2) Quy tắc đặt tên biến
Tên biến bao gồm các ký tự thường (a-z), ký tự hoa (A-Z), chữ số (0-9) và dấu gạch dưới ‘_’ 
Python phân biệt chữ hoa, chữ thường
Không được bắt đầu bằng số
Phải khác các keyword (từ khóa). 
Không được sử dụng các ký tự đặc biệt như !, @, #, $, %,... 
Có thể dài bao nhiêu tùy ý.
Ví dụ về cách đặt tên biến: 
Tên đúng:
bien_1, tinh_tong_0_9, firstClass
Tên sai:
1value, number@, end (vì là từ khóa)
Hoạt động 2: Tìm hiểu Phép toán và biểu thức số học trong Pyhton
a) Mục tiêu: Nắm đượccác thành phần của một chương trình
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
II. Phép toán và biểu thức số học trong Pyhton
1) Phép toán số học cơ bản 
+, -, *, /, // (chia lấy nguyên), % (chia lấy dư), ** (lũy thừa)
Ví dụ: 3**4 = 34 
2) Biểu thức số học
Biểu thức số học là kết hợp các số, các biến, các phép toán và dấu ngoặc tròn.
Thứ tự ưu tiên thực hiện các phép toán:
Trong ngoặc làm trước
Phép toán lũy thừa
Dãy phép toán không chứa ngoặc: thực hiện từ trái sang phải: *, /, //, % thực hiện trước và phép toán +, - thực hiện sau
III. Dữ liệu kiểu số
Một số kiểu dữ liệu cơ bản như số nguyên (integers), số thực (floating-point), phân số (fraction), số phức (complex) 
1. Số nguyên (int): 
- Bao gồm các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0. Trong Python 3.X kiểu dữ liệu số nguyên là vô tận.
- Ví dụ: 123; -12345
2. Số thực (float):
- Có độ chính xác xấp xỉ 15 chữ số thập phân
- Ví dụ 1: 34.12; -23.43
- Ví dụ 2:
 Số thực 10/3 là số vô hạn tuần hoàn 
=> nếu muốn có kết quả chính xác cao hơn, ta nên sử dụng Decimal (có độ chính xác cao hơn float nhưng khá rườm rà)
Ví dụ:
# lấy toàn bộ nội dung của thư viện Decimal 
>>> from decimal import *
# lấy tối đa 30 chữ số phần nguyên và phần thập phân Decimal 
>>> getcontext().prec = 30
>>> Decimal(10) / Decimal(3) 
Decimal(‘3. 33333333333333333333333333333’) 
>>> Decimal(100) / Decimal(3) 
Decimal(’33.3333333333333333333333333333’) 
>>> type(Decimal(5)) # các số Decimal thuộc lớp Decimal 
Hoạt động 3: Tìm hiểu Kiểm tra kiểu dữ liệu của biến
a) Mục tiêu: Nắm được một số ví dụ về chương trình đơn
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Cho ví dụ:
- Hãy nhận xét chương trình ?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
3. Kiểm tra kiểu dữ liệu của biến 
Cú pháp:
 type( )
Ví dụ:
 tuoi = 17
ten = “Hoang Thanh Tam”
PI = 3.14
type(tuoi)
type(ten)
type(PI)
=> trả về kiểu int, str, float
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung:HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bài 1: Hãy soạn thảo chương trình thực hiện các phép toán +, -, *, /, //, % cho hai số nguyên a=145 và b=23
Bài 2: Hãy viết lệnh giải phương trình bậc hai ax2+bx+c=0, biết phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập:
Bài 3: Viết chương trình tính diện tích hình tròn khi biết bán kính r=15
Bài 4: Viết chươn trình tính cạnh huyền của tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông cho trước với a=7, b=9
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại bài học hôm nay; 
- Chuẩn bị trước cho tiết sau: 
* RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................
Trường: THPT THĂNG LONG
Tổ: LÝ - CN
Họ và tên giáo viên
Hoàng Thị Thanh Tâm
Tên bài dạy
BÀI 4. VÀO RA ĐƠN GIẢN TRONG PYTHON
Môn học: Tin Học; Lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Biết nhập dữ liệu vào từ bàn phím và đưa dữ liệu ra màn hình.
2. Năng lực 
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.
- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử.
Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, máy tính
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: 
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu hàm nhập dữ liệu vào từ bàn phím
a) Mục tiêu: Nắm được cú pháp hàm nhập.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
I. NHẬP DỮ LIỆU VÀO TỪ BÀN PHÍM
Cú pháp:
input(prompt=None)
Trong đó:
Parameter prompt là một parameter tùy chọn. Ta có thể nhập hoặc không vì nó đã có giá trị mặc định là None
Công dụng
Cho phép nhập một chuỗi vào từ bàn phím 
Chú ý:
Hàm nhập cho phép đọc một chuỗi, nên dù ta có nhập số, list, tuple, set, dictionary, thì nó vẫn trả về kết quả là một CHUỖI
Kết thúc nhập bằng cách nhấn phím enter. 
Ví dụ 1: Nhập vào một câu từ bàn phím
Cách 1:
>>>a = input()
trong trường hợp này không có lời chỉ dẫn vì không có Parameter prompt 
Cách 2:
>>>a = input(‘hãy nhập giá trị cho biến a= ‘)
trong trường hợp này có Parameter prompt (prompt = ‘hãy nhập giá trị cho biến a=‘)
Chú ý: Hàm input() luôn luôn trả về giá trị là một chuỗi
Ví dụ 2: Nhập vào một số nguyên a, số thực b từ bàn phím rồi tính tổng 2 số đó
Cú pháp nhập dữ liệu số vào từ bàn phím:
Nhập dữ liệu vào từ bàn phím rồi chuyển về dạng số nguyên
biến = int(input())
Nhập dữ liệu vào từ bàn phím rồi chuyển về dạng số thực 
biến = float(input())
II. XUẤT DỮ LIỆU RA MÀN HÌNH
Cú pháp:
print(*objects, sep=' ', end='\n', file=sys.stdout, flush=False) 	
Trong đó:
*objects: là đối tượng (dữ liệu) cần in ra màn hình. Dấu * có ý nghĩa là số nhiều và chúng ta cũng có thể chỉ định nhiều đối tượng khác nhau và in chúng cùng lúc ra màn hình.
sep: đối tượng chỉ định sẽ được phân tách thành các phần nhỏ bằng ký tự phân tách sep trước khi được in, và mặc định giá trị này là một khoảng trắng. 
end giá trị cuối cùng được in ra màn hình, và mặc định giá trị này là ký tự xuống dòng \n. Đối số này sẽ quyết định việc in xuống dòng hay in không xuống dòng trong Python.
file=sys.stdout: chỉ định lưu kết quả đầu ra vào bộ nhớ đệm sys.stdout
flush=False: chỉ định cưỡng chế lưu giữ kết quả vào bộ nhớ đệm, và giá trị mặc định là false, có nghĩa là KHÔNG lưu giữ kết quả vào bộ nhớ.
Tuy nhiên trong thực tế khi sử dụng hàm print() trong Python, chúng ta lược bỏ hầu hết các đối số và sử dụng cú pháp đơn giản nhất sau đây:
print(*object)
Lưu ý: Nếu thay đổi mặc định
1. Các đối số sep, end, file, flush đều là các đối số keyword, do đó nếu sử dụng chúng trong hàm print() thì phải viết cả keyword của nó.
2. Khi chỉ định đối số end bằng một ký tự, thì ký tự này sẽ thay thế cho việc xuống dòng và nối các đối tượng in ra màn hình lại. Khi đó, chúng ta có thể thực hiện in không xuống dòng trong python.
3. Chúng ta có thể in nhiều đối tượng cùng lúc ra màn hình trong python bằng cách chỉ định các đối tượng cách nhau bởi dấu phẩy
4. Thay đổi ký tự nối bằng cách chỉ định ký tự nối đó trong đối số sep
III. Chú thích trong Python
Chú thích là cách để người viết code giao tiếp với người đọc code. Nó giúp mô tả điều gì đang xảy ra trong chương trình để người đọc code không mất quá nhiều thời gian tìm hiểu, suy đoán. 
Chú thích bắt đầu bằng kí hiệu #, 3 dấu nháy đơn ' ' ' hoặc nháy kép " " “ (thường dùng #)
Khi thông dịch, Python sẽ bỏ qua những chú thích này
Cách dùng chú thích:
Cách 1:
Sử dụng ký tự # để bắt đầu một chú thích. Chú thích bắt đầu sau dấu # cho đến khi bắt đầu một dòng mới..
#Đây là chú thích
#trên nhiều dòng
#In dòng chữ Quantrimang.com
#trong Python 
print('Quantrimang.com') 
Cách 2:
Sử dụng 3 dấu nháy đơn ' ' ' hoặc nháy kép " " ". Những dấu nháy này thường được sử dụng cho các chuỗi nhiều dòng. Nhưng chúng cũng có thể được sử dụng để viết chú thích trên nhiều dòng. Chỉ cần không phải là docstring thì nó sẽ không tạo ra thêm bất cứ code nào khác.
"""Đây là chú thích
trên nhiều dòng
In dòng chữ Quantrimang.com
trong Python""" 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung:HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Nhắc lại một số kiểu dữ liệu đơn giản trong ngôn ngữ lập trình Pascal?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi và bài tập vận dụng.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Bài 1: Nhập vào độ dài hai cạnh hình chữ nhật từ bàn phím rồi tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó
Bài 2: Viết chương trình nhập vào 1 số nguyên x, hãy tính và đưa ra màn hình giá trị của hàm f(x) = x10 + x5 + 1
Bài 3: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím một số thực a, b. Hãy tính và đưa ra màn hình giá trị tổng a3 + b3 + ab
Bài 4: Viết chương trình tính và đưa ra màn hình vận tốc v khi chạm đất của một vật rơi từ độ cao h, biết rằng v =2gh, trong đó g là gia tốc rơi tự do và g = 9.8m/s2. Độ cao h tính theo đơn vị m được nhập từ bàn phím
Bài 5: Viết chương trình nhập từ bàn pbims 2 số nguyên x, y là tọa độ điểm A. Tính và đưa ra khoảng cách từ gốc tọa độ đến điểm A
Bài 6: Viết chương trình nhập từ bàn phím 3 số thực a, b, c là độ dài ba cạnh của 1 tam giác. Hãy tính và đưa ra màn hình diện tích của tam giác đó
* RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_11_bai_1_4_hoang_thi_thanh_tam_truong_th.docx