Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 11: Kiểu mảng

Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 11: Kiểu mảng

I. THÔNG TIN BÀI HỌC

 Loại giáo án: Giáo án lý thuyết

 Chủ đề lớn: Chủ đề F (Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính)

 Chủ đề con: Kĩ thuật lập trình (CS)

 Vị trí bài học: Đây là bài học về ngôn ngữ lập trình C++

 Thời lượng: 1 tiết

II. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

 Biết được kiểu dữ liệu mới là kiểu mảng một chiều.

 Biết được cấu trúc tạo kiểu mảng một chiều và cách khai báo biến mảng một chiều.

2. Về kỹ năng

 Tạo được kiểu mảng một chiều và sử dụng biến mảng một chiều trong ngôn ngữ lập trình C++ để giải quyết một số bài toán cụ thể.

3. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

 NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông): HS được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thông qua học lập trình, đồng thời được phát triển một số thao tác trí tuệ trong hoạt động lập trình.

 

docx 6 trang Đoàn Hưng Thịnh 03/06/2022 7420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 11: Kiểu mảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 11: KIỂU MẢNG
THÔNG TIN BÀI HỌC
Loại giáo án: Giáo án lý thuyết
Chủ đề lớn: Chủ đề F (Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính)
Chủ đề con: Kĩ thuật lập trình (CS)
Vị trí bài học: Đây là bài học về ngôn ngữ lập trình C++
Thời lượng: 1 tiết
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Biết được kiểu dữ liệu mới là kiểu mảng một chiều.
Biết được cấu trúc tạo kiểu mảng một chiều và cách khai báo biến mảng một chiều.
Về kỹ năng
Tạo được kiểu mảng một chiều và sử dụng biến mảng một chiều trong ngôn ngữ lập trình C++ để giải quyết một số bài toán cụ thể.
Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông): HS được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thông qua học lập trình, đồng thời được phát triển một số thao tác trí tuệ trong hoạt động lập trình.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Ý nghĩa của mảng một chiều
Khai báo và tham chiếu mảng một chiều
Lệnh nhập dữ liệu trong mảng một chiều
Lệnh xuất dữ liệu trong mảng một chiều
PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp dạy học: Thuyết trình, Vấn đáp, và “Phát hiện và giải quyết vấn đề”
Kĩ thuật dạy học: “Vấn đáp tìm tòi”
Phương tiện dạy học: CT GDPT Tin học (12/2018): máy tính, máy chiếu và màn chiếu, bài giảng điện tử và phần mềm C++.
TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM
Tổng quát:
Tiết
Hoạt động
Thời gian
1
HĐ1: Khởi động và gợi ý tình huống
10 phút
HĐ2: Khám phá kiến thức mới - Giới thiệu ý nghĩa mảng 1 chiều
15 phút
HĐ3: Vận dụng kỹ năng tìm hiểu khám phá – Thảo luận nhóm giải quyết vấn đề.
15 phút
HĐ4: Củng cố kiến thức đã học – Thảo luận nhóm giải quyết vấn đề
5 phút
HĐ5: Ứng dụng thực tiễn – Vận dụng kiến thức
0 phút
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – Gợi ý HS tình huống giải quyết 
Mục tiêu: HS nhận diện các tình huống lặp đi lặp lại trong cuộc sống 
Phương thức: HS suy nghĩ tình huống do GV gợi ý, HS thảo luận tìm cách giải quyết tình huống do GV đặt ra. GV hướng suy nghĩ của HS đến kiến thức đúng, chính xác (hoạt động phát triển năng lực hợp tác giải quyết tình huống).
Nội dung: Tình huống GV đặt ra cho HS.
Sản phẩm: Không có.
Kiểm tra đánh giá: Không có.
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không xác định được câu trả lời tình huống GV giải quyết bằng cách gợi ý kiến thức bằng tình huống cụ thể và yêu cầu HS đưa ra tình huống tương tự.
Thời lượng: 10 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ø GV đưa ra tình huống: Viết chương trình nhập số đo chiều cao của 3 bạn bất kỳ. Tính chiều cao trung bình của 3 bạn đó?
Ø GV đặt vấn đề: Bài toán trên yêu cầu chúng ta thực hiện bao nhiêu công việc? Bài toán trên đã khai báo bao nhiêu biến? Sử dụng bao nhiêu cặp câu lệnh cout và cin?
Ø GV đặt vấn đề: Nếu yêu cầu của bài toán là nhập số đo chiều cao của 44 bạn trong lớp (hay 1000 bạn trong trường) thì chúng ta sẽ phải khai báo bao nhiêu biến? Sử dụng bao nhiêu cặp câu lệnh cout và cin?
Ø Dẫn nhập giải quyết tình huống thông qua kiến thức mới: Như vậy, bản chất của bài toán là không khó nhưng khi viết chương trình thì phải khai báo rất nhiều biến và lặp đi lặp lại một câu lệnh nhiều lần. 
Để khắc phục vấn đề này, C++ cung cấp một kiểu dữ liệu mới là kiểu mảng. 
HS trình bày suy nghĩ của mình.
HS trình bày suy nghĩ của mình.
HS trình bày suy nghĩ của mình.
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI – MẢNG 1 CHIỀU
Mục tiêu: HS hiểu thuật toán của mảng 1 chiều.
Phương thức: GV trình bày yêu cầu kiến thức cần đạt (thông qua câu hỏi), HS thảo luận tự tìm hiểu kiến thức cần thiết để trả lời câu hỏi do GV đặt ra (hoạt động phát triển năng lực tự học, tìm tòi khám phá kiến thức mới; năng lực hợp tác giải quyết tình huống)
Nội dung: Tài liệu TIN HỌC 11 trang 57 ® 59.
Sản phẩm: HS thực hiện được ví dụ minh hoạ kiến thức do GV yêu cầu
Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét chương trình do HS viết
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không viết được chương trình thì GV hướng dẫn .
Thời lượng: 15 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Cách 1: Khai báo trực tiếp biến mảng một chiều
Cú pháp:
 [số_phần_tử] ;
Ví dụ: 
int a[5], b[3] ;
char c[6] ;
Cách 2: Khai báo gián tiếp biến mảng qua kiểu mảng một chiều
Cú pháp:
typedef [số_phần_tử] ;
 ;
Ví dụ:
typedef float ArrayReal[300];
ArrayReal Arr;
Cách 3: Khai báo biến mảng và khởi tạo giá trị ban đầu cho mảng
Cú pháp:
 [số_phần_tử]={giá_trị_1,giá_trị_2,...,giá_trị_n};
hoặc
 []={ giá_trị_1, giá_trị_2, ..., giá_trị_n } ;
Trong đó:
Kiểu_dữ_liệu là các kiểu dữ liệu chuẩn hoặc kiểu dữ liệu có cấu trúc. Đây chính là kiểu dữ liệu được quy định cho các các phẩn tử trong mảng.
Số_phần_tử là số nguyên, là số lượng phần tử của mảng và được đánh số thứ tự bắt đầu từ 0 đến số phần tử - 1. (ví dụ: có 10 phần tử được đánh số từ 0 đến 9).
Giá_trị phải thuộc phạm vi của kiểu dữ liệu quy định.
Ví dụ: 
int b[7] = {2,3,7}; //mảng b có 7 phần tử: b[0]=2, b[1]=3, b[2]=7
int a[] = {2,4,6,8,10}; //mảng a có 5 phần tử 
//a[0]=2, a[1]=4, a[2]=6, a[3]=8, a[4]=10
Ø Yêu cầu học sinh đọc tài liệu tin học 11 và cho biết cách khai báo kiểu mảng 1 chiều trong C++:
Ø Yêu cầu HS thực hiện khai báo biến bằng 2 cách cho VD trang 58. 
Ø GV gợi ý: Tên biến mảng là gì ? Chương trình có bao nhiêu phần tử ? Kiểu của các phần tử là kiểu gì ?
Ø GV sửa sai chương trình của HS
Ø Yêu cầu HS thực hiện tham chiếu phần tử trong mảng_VD trang 59.
Ø GV gợi ý: Tên biến mảng là gì ? phần tử cần tham chiếu là phần tử thứ mấy?
Ø GV sửa sai chương trình của HS
 Ø Yêu cầu HS thực hiện thao tác nhập_xuất giá trị phần tử trong mảng.
Ø GV gợi ý: Lệnh nhập_Lệnh xuất là gì?
Ø GV sửa sai chương trình của HS
Khai báo trực tiếp:
Khai báo gián tiếp:
Khai báo và khởi tạo giá trị:
HS suy nghĩ trả lời
HS thảo luận và viết khai báo cho mảng 1 chiều A gồm 10 phần tử kiểu số nguyên
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ – Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vận dụng kiến thức mới 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận hoàn tất bài tập của GV (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: HS thực hiện viết chương trình bài toán nhập số đo chiều cao và tính chiều cao trung bình của HS trong lớp
Sản phẩm: HS hoàn thành bài toán nhập số đo chiều cao và tính chiều cao trung bình của HS trong lớp
Kiểm tra đánh giá: Chương trình bài toán nhập số đo chiều cao và tính chiều cao trung bình của HS trong lớp
Dự kiến tình huống: HS không xây dựng được thuật toán thì GV sẽ cũng cố lại kiến thức gợi ý cho HS.
Thời lượng: 15 phút
HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN – Thảo luận nhóm trình bày một tình huống thực tế 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận trình bày tình huống có trong cuộc sống (năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: HS xây dựng thuật toán và viết chương trình bài toán nhập số đo chiều cao và tính chiều cao trung bình của HS trong trường.
Sản phẩm: HS hoàn thành bài toán viết chương trình bài toán nhập số đo chiều cao và tính chiều cao trung bình của HS trong trường.
Kiểm tra đánh giá: Chương trình bài toán: Viết chương trình bài toán nhập số đo chiều cao và tính chiều cao trung bình của HS trong trường.
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không trình bày được tình huống GV sẽ gợi ý dẫn dắt HS nêu tình huống.
Thời lượng: 5 phút
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG KỸ NĂNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ – Vận dụng kiến thức đã học tự tìm hiểu kiến thức mở rộng
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: GV hướng dẫn HS tự tìm kiếm kiến thức bằng các kênh thông tin như: internet, sách tham khảo, (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực tìm tòi khám phá kiến thức mới) 
Nội dung: GV yêu cầu HS đặt ra tình huống thực tế và giải quyết bằng cách xây dựng thuật toán và viết thành chương trình.
Sản phẩm: đoạn chương trình mô tả tình huống do HS đặt ra; HS nộp bài lấy điểm cộng.
Kiểm tra đánh giá: GV chỉnh sửa, đánh giá sản phẩm của những HS có nộp bài vào tiết bài tập tại lớp.
Dự kiến hoạt động: Không có
Thời lượng: tại nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_c_lop_11_bai_11_kieu_mang.docx