Giáo án Tin học Lớp 11 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Minh Thu

Giáo án Tin học Lớp 11 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Minh Thu

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức :

- Củng cố lại cho học sinh những kiến thức liên quan đến tổ chức lặp: cấu trúc lặp, sơ đồ thực hiện, sự thực hiện của máy.

- Củng cố hệ thống lại cấu trúc rẽ nhánh.

 2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng và linh họat trong việc lựa chọn cấu trúc lặp phù hợp để giải quyết bài toán đặt ra.

- Rèn luyện cách vận dung cấu trúc, cú pháp của cấu trúc lặp viết chương trình

 3. Thái độ :

- Tự giác, tích cực, chủ động trong giải quyết các bài tập.

 4. Định hướng năng lực:

- Định hướng cho học sinh biết cách sang tạo lập trình và có thể viết được các phần mềm khác

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng phụ, máy tính có phần mềm Pascsal, giấy khổ lớn

 - Học liệu: SGK, slide bài giảng

 2. Chuẩn bị của học sinh

 - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, TBDH

 - SGK, vở, viết, bảng phụ

 

doc 91 trang Đoàn Hưng Thịnh 03/06/2022 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 11 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Minh Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Bài 10. CẤU TRÚC LẶP	
Tiết theo PPCT: 19, 20	
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức :
Củng cố lại cho học sinh những kiến thức liên quan đến tổ chức lặp: cấu trúc lặp, sơ đồ thực hiện, sự thực hiện của máy.
Củng cố hệ thống lại cấu trúc rẽ nhánh.
 2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng vận dụng và linh họat trong việc lựa chọn cấu trúc lặp phù hợp để giải quyết bài toán đặt ra.
Rèn luyện cách vận dung cấu trúc, cú pháp của cấu trúc lặp viết chương trình 
 3. Thái độ :
Tự giác, tích cực, chủ động trong giải quyết các bài tập.
 4. Định hướng năng lực:
 - Định hướng cho học sinh biết cách sang tạo lập trình và có thể viết được các phần mềm khác
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng phụ, máy tính có phần mềm Pascsal, giấy khổ lớn
 - Học liệu: SGK, slide bài giảng 
 2. Chuẩn bị của học sinh
 - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, TBDH ..
 - SGK, vở, viết, bảng phụ
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Tiến trình bài học :
A. KHỞI ĐỘNG:
 Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
 1. Mục tiêu: Hãy xác định cấu trúc lặp dạng lặp tiến và lùi và cú pháp For – do 
 2. Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, vấn đáp
 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân hoặc nhóm.
 4. Phương tiện dạy học: SGK
 5. Sản phẩm: HS hiểu biết biểu diễn các phép toán, sử dụng các câu lệnh đã học để hoàn thiện một chương trình đơn giản.
Nội dung hoạt động kiểm tra bài cũ
Câu 1: Hãy nêu một ví dụ ở dạng lặp thường gặp? có mấy dạng lặp
HS: Các nhóm tìm hiểu thảo luận đưa ra kết quả 
Gv: Đánh giá nhận xét kết quả 	
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động 2: Rèn luyện kỹ năng vận dụng tổ chức lặp (......phút) 
 (1) Mục tiêu: Nêu rõ trọng tâm cấu trúc lặp chia thành hai dạng lặp tiến, lùi và cú pháp lặp
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình.
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và nhóm.
 (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình mẫu.
 (5) Sản phẩm: HS biết cách vận dụng cú pháp cấu trúc lặp viết chương trình giải bài toán
Nội dung hoạt động
Nội dung
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
1) Lặp:
Bài toán: Với a, N là số nguyên dương và a>2, xét các bài toán sau:
Bài toán1: 
S=
Bài toán 2: 
S= cho đến khi <0,0001
Có 2 dạng lặp:
Lặp với số lần biết trước
Lặp với số lần chưa biết trước.
-Ý nghĩa: Cấu trúc lặp là một điều khiển thực hiện công việc lặp đi lặp lại khi chưa đủ số lần lặp hoặc khi một điều kiện nào đó còn đúng.
GV: Nếu bài toán đặt vấn đề như bài toán 1.
 - Hãy xác định công thức toán học để tính tổng?
- Gợi ý phương pháp: Ta xem S như là một cái thùng, các số hạng như là những cái ca có dung tích khác nhau, khi đó việc tính tổng trên tương tự việc đổ các ca nước vào trong thùng S. Có bao nhiêu lần đổ nước vào thùng? Mỗi lần đổ một lượng là bao nhiêu? Lần thứ i đổ bao nhiêu?
 - Phải viết bao nhiêu lệnh?
GV: Tương tự cho bài toán 2
? Dựa vào ví dụ sau khi đã phân tích các em hãy phân loại có mấy dạng lặp?
? cho ví dụ?
GV: Đưa ra ý nghĩa cấu trúc lặp
HS: Chú ý quan sát bài toán đặt vấn đề.
 - Rất khó xác định được công thức.
 - Theo dõi gợi ý.
 - Phải thực hiện 100 lần đổ nước.
 - Mỗi lần đổ 
- Phải viết 100 lệnh.
HS: TL bài toán 1 và 2 SGK trang 42
 	 Hoạt động 3: Lặp với số lần biết trước và câu lệnh FOR – DO. (.....phút)
	Tìm hiểu hai thuật toán Tong_1a và Tong_1b
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
Hai thuật toán Tong_1a,Tong_1b SGK trang 43
B1: Sß, Nß0
B2: NßN+1,
B3: Nếu N>100 thì chuyển qua B5
B4: SßS+quay lại B2
B5: Thông báo S, Kết thúc
GV: Chia lớp thành 2 nhóm, 2 nhóm viết thuật toán giải quyết bài toán 1 lên bìa trong.
GV: theo dõi, gợi ý 
?Các bước nào thực hiện lặp? 
? Lặp bao nhiêu lần? Vì sao
GV: - Thu kết quả, chiếuchiê kết quả lên bảng. Gọi học sinh nhóm khác nhận xét đánh giá.
 - Chuẩn hóa lại thuật toán cho học sinh lần cuối.
- Tương ứng với hai dạng trên, trong Pascal có 2 dạng lệnh lặp sau:
HS: Thông báo kết quả viết được.
B1: Sß, Nß0
B2: NßN+1,
B3: Nếu N>100 thì chuyển qua B5
B4: SßS+quay lại B2
B5: Thông báo S, Kết thúc
HS: - Tự nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm khác.
 - Theo dõi và ghi nhớ.
	Hoạt động 4: Tìm hiểu lệnh lặp For của ngôn ngữ lập trình Pascal ( ........’)
* Dạng Lệnh : 
- Dạng lặp tiến: 
	FOR := TO DO ;
- Dạng lặp lùi
 	FOR := DOWNTO DO ;
Trong đó:
- For, do, downto, do: từ khoá
- : Là biến đơn thường có kiểu nguyên;
- , là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm và giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. Nếu giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối thì vòng lặp không được thực hiện.
* Hoạt động của FOR-DO:
- Ở dạng lặp tiến: Câu lệnh viết sau DO được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp tăng từ giá trị đầu đến giá trị cuối.
- Ở dạng lặp lùi: Câu lệnh viết sau DO được thực hiện lần lượt, với biến đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp giảm từ giá trị cuối đến giá trị đầu.
*Chú ý:
- Số lần lặp: - +1.
- Giá trị của được điều chỉnh tự động. Ta không cần thay đổi giá trị biến đếm.
- GV: Giải thích ý nghĩa
- : Là biến kiểu nguyên, kí tự.
Hỏi : ý nghĩa của , Kiểu dữ liệu của chúng 
HS: Dùng để làm giới hạn cho biến đếm.
 - Cùng kiểu với 
HS: - Theo dõi và trả lời câu hỏi 
HS: Quan sát, nhận xét.
- Theo dõi và ghi bài.
C. LUYỆN TẬP: (.....phút)
Câu 1: Cho hai dạng lặp FOR – DO trong PASCAL như sau :
+ Dạng lặp tiến :
	FOR := TO DO ;
+ Dạng lặp lùi :
	FOR := DOWNTO DO ;
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu đưới dây :
A. Biến đếm là biến đơn, thường có kiểu nguyên.
B. Với mỗi giá trị của biến đếm trong khoảng từ giá trị đầu đến giá trị cuối, câu lệnh sau DO được thực hiện một lần.
C. Phải có lệnh thay đổi biến đếm trong mỗi sau DO trong cấu trúc lặp này, vì giá trị của biến đếm không được tự động điều chỉnh sau mỗi lần thực hiện câu lệnh lặp. (*)
D. Ở dạng lặp tiến câu lệnh sau DO được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận giá trị từ giá trị đầu đến giá trị cuối.
Câu 2: Cho hai dạng lặp FOR – DO trong PASCAL như sau :
Dạng lặp tiến :
	FOR := TO DO ;
Dạng lặp lùi :
	FOR := DOWNTO DO ;
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây : 
A. Ở dạng lặp tiến câu lệnh sau DO luôn được thực hiện ít nhất một lần.
B. Ở dạng lặp lùi câu lệnh sau DO được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận giá trị từ giá trị đầu đến giá trị cuối.
C. Ở dạng lặp lùi câu lệnh sau DO có thể không được thực hiện lần nào, đó là trường hợp giá trị cuối nhỏ hơn giá trị đầu. (*)
D. Biểu thức giá trị đầu và biểu thức giá trị cuối có thể thuộc kiểu số thực.
Câu 3: Trong Pascal cấu trúc câu lệnh nào sau đây là sai?
A For := to do ;
B For := downto do ;
C If then ; else ; D If then ;
Câu 4: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn lệnh nào sau đây là đúng
A for i: = 1 to 5 do a:= a+ i B for i ;= 1 to 5 do a:= a+ i; C for i:= 1 to 5 do a:= a+ i; 
 D for i = 1 to 5 do a:= a+ i;
Câu 5: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
 T:=0; For i:=1 To N Do If (i mod 3 = 0) and (i mod 5= 0) Then T:=T+i;
A Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến N; 
B Tính tổng các số chia hết cho cả 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến N; 
C Tìm một ước của N; D Tính tổng các ước thực sự của N;
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI – MỞ RỘNG:
Hoạt động 5: Trả lời câu hỏi về câu lệnh Lặp : (5 phút)
 (1) Mục tiêu: HS hiểu được câu lệnh và các phép toán ; 
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Vấn đáp.
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc nhóm.
 (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình mẫu.
 (5) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi về câu lệnh cú pháp cấu trúc lặp
Nội dung câu hỏi
Câu 1: Trong NNLT Pascal, cho đoạn chương trình: 
 For i:=1 to 6 do if i mod 2 <> 0 then write( i*2,’ ‘); 
Trên màn hình sẽ có kết quả nào sau đây:
A 2 4 8 	B 2 6 10 	C 1 3 5	D 3 5 7
Câu 2: Xét chương trình sau: Var i, s: integer;
 BEGIN
 S:=1; For i:=1 to 5 do s:=s+i; Write(s);
 END. Kết quả của chương trình trên là:
A 5	B 16	C 120	D 15
Câu 3: Thực hiện đoạn chương trình, tính giá trị của a, b?
 a:= 1; b:= 0; For i:= 2 To 3 Do
 Begin a:= a + i; b:= b*a;
 end;
A a = 0, b=6.	B a = 5, b= 0.	C a = 36, b= 10.	D a = 6, b= 0.
Câu 4: viềt phương trình tính tổng S=1/a+1/(a+1)+1/(a+2)+...+1/(a+N)+...với 1/(a+N)<0.001 thỉ ngừng 
var s,a,n: integer;
begin
write('nhap a'); read(a); 
 s:=0;n:=0; while 1/(a+n) < 0.001 do
 begin
 s:= s + n; inc(n);
 end;
readln;
end.
E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ BÀI HỌC: (5phút)
 1. Củng cố
 - Nhắc lại nội dung bài học, nhấn mạnh tầm quan trọng của hai dạng lặp.
- Phát phiếu học tập cho HS để đánh giá kết quả tiếp thu của HS.
 2. Dặn dò: Về nhà làm bài tập. 
- Dặn dò hs học bài cũ, chuẩn bị cho bài tập và thực hành 2(SGK49) và giải các bài tập sách giáo khoa trang 51.
- Lãi suất hàng tháng gửi tiết kiệm không kì hạn là 1%. Một người gửi vào một số tiền ban đầu là a. Sau bao nhiêu tháng người đó đạt số tiền không nhỏ hơn b?
GV: Định hướng vấn đề chính
+ Xác định điều kiện để tiếp tục lặp
	Điều kiện: a<b
+ Xác định các lệnh cần lặp 
	a:=a+a*k để tính số tiền
	T:=t+1 để tính số tháng.
	Bài 10. CẤU TRÚC LẶP (tt)	
Tiết theo PPCT: 21	
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức :
- Củng cố lại cho học sinh những kiến thức liên quan đến tổ chức lặp: cấu trúc lặp, sơ đồ thực hiện, sự thực hiện của máy.
- Củng cố hệ thống lại cấu trúc rẽ nhánh.
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng và linh họat trong việc lựa chọn cấu trúc lặp phù hợp để giải quyết bài toán đặt ra.
- Rèn luyện cách vận dung cấu trúc, cú pháp của cấu trúc lặp viết chương trình 
 3. Thái độ :
- Tự giác, tích cực, chủ động trong giải quyết các bài tập.
 4. Định hướng năng lực:
- Định hướng cho học sinh biết cách sang tạo lập trình và có thể viết được các phần mềm khác
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng phụ, máy tính có phần mềm Pascsal, giấy khổ lớn
 - Học liệu: SGK, slide bài giảng 
 2. Chuẩn bị của học sinh
 - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, TBDH ..
 - SGK, vở, viết, bảng phụ
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Tiến trình bài học :
A. KHỞI ĐỘNG:
 Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
 1. Mục tiêu: Vận dụng câu lệnh For – Do để làm các bài tập so sánh hai thuật toán trên trong trường hợp cần lặp một số lần biết trước. 
 2. Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, vấn đáp
 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân hoặc nhóm.
 4. Phương tiện dạy học: SGK
 5. Sản phẩm: HS hiểu biết biểu diễn các phép toán, sử dụng các câu lệnh đã học để hoàn thiện một chương trình đơn giản.
	Nội dung hoạt động kiểm tra bài cũ
GV: Viết cú pháp câu lệnh lặp For ở dạng lặp tiến. Nêu hoạt động của câu lệnh lặp For tiến.
HS: Đưa ra cú pháp SGK trang 43, hoạt động SGK 44.
GV: Nhận xét, ghi điểm	
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu biết về cấu trúc lặp, hướng dẫn HS sử dụng For – do trong trường hợp cần lặp một số lần biết trước. (10 phút) 
 (1) Mục tiêu: Nêu rõ trọng tâm cấu trúc lặp chia thành hai dạng lặp tiến, lùi và cú pháp lặp
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình.
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và nhóm.
 (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình mẫu.
 (5) Sản phẩm: HS biết cách vận dụng cú pháp cấu trúc lặp viết chương trình giải bài toán
Nội dung hoạt động
+ Dạng lặp lùi :
	FOR := DOWNTO DO ;
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Ví dụ:
- Ví dụ 1: chương trình giải bài toán 1 theo thuật toán Tong_1a.
Bài toán1: 
S=
SGK trang 44
Chú ý: Chương trình giải bài toán 1 theo thuật toán Tong_1b có thể nhận được bằng cách sửa lại dòng lệnh 10 và 11 trong chương trình Tong_1a trên như sau:
For N:=100 downto 1 do
S: =s+1.0/(a+N);
GV: Chiếu thuật toán Tong_1a và Tong_1b lên bảng hoặc có thể dùng bảng phụ.
GV: Cho HS so sánh hai thuật toán trên
GV: Làm mẫu chương trình Tong_1a trong VD1.
Hỏi : Trong bài toán tính tổng, lệnh nào cần lặp lại?
GV: Chiếu chương trình lên bảng hoặc dùng bảng phụ treo chương trình Tong_1a lên bảng.
Hỏi : Trong bài toán tính tổng là bao nhiêu? 
GV: đánh giá, nhận xét, và viết chương trình cho GV: Yêu cầu HS viết chương trinh cho thuật toán 1b?
Hỏi: để có chương trình thể hiện thuật toán Tong_1b ta sẽ sử dụng câu lệnh for _do dạng lùi. Khi đó cần sửa lại các dòng lệnh nào? Hãy viết lại các dòng lệnh đó
HS: Quan sát, nhận xét.
HS: là 1; là 100.
HS: 
HS: quan sát để HS hiểu được cấu trúc và hoạt động câu lệnh for tiến.
HS: Suy nghĩ, trả lời theo yêu cầu của GV
C. LUYỆN TẬP: 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS vận dụng câu lệnh For – do để biểu diễn lặp số lần biết trước (cho bởi một đoạn số nguyên từ M đến N). ( ..phút)
 (1) Mục tiêu: HS hiểu được câu lệnh và các phép toán ; 
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Vấn đáp.
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc nhóm.
 (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình mẫu.
 (5) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi về câu lệnh cú pháp cấu trúc lặp
Nội dung câu hỏi
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ví dụ 2: viết chương trình thực hiện hai số nguyên dương M và N (M<N), tính và đưa ra màn hình tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ M đến N.
Var M,N:Integer; t:longint; 
Begin
Writeln(‘nhap m,n =’); readln(m,n);
T:=0;
For i:=m to n do if (i mod 3=0)
Or (I mod 5 =0) then t:= t+1;
Writeln(‘ket qua:’,T);
Readln;
End.
GV: Hướng dẫn HS cùng xây dựng chương trình ở ví dụ 2. Gợi ý qua các câu hỏi chính sau:
1. Theo em chương trình sẽ gồm những phần nào?
- Nhập M,N từ bàn phím;
- Tính tổng T;
- In ra màn hình tổng T.
2. Hãy viết các lệnh (hay đoạn trình) làm công việc nhập M hay N
GV: Hướng dẫn HS về nhà xem chương trình đã viết sẵn trong SGK trang 45.
HS: ghi vở, về nhà làm
HS: Thảo luận nhóm và đưa ra kết quả nội dung 
HS: Đánh giá nhận xét
Hs: TL- Nhập M,N từ bàn phím;
- Tính tổng T;
- In ra màn hình tổng T.
D. VẬN DUNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 3: Vận dụng làm bài tập toán áp dụng câu lệnh For – do: ( ..PHÚT)
 (1) Mục tiêu: HS hiểu được câu lệnh và các phép toán ; 
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Vấn đáp.
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc nhóm.
 (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình mẫu.
 (5) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi về câu lệnh cú pháp cấu trúc lặp
Nội dung câu hỏi
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ví dụ 3: lập trình tính 
Chương trình:
Var n:integer; Y:real;
Begin
Y:=0;
For n:=1 to 50 do
Y:= Y + n/(n+1);
Writeln(‘gia tri cua tong Y=’, Y:10:2);
Readln
End.
GV: Chia lớp làm 4 nhóm.Yêu cầu HS xác định bài toán, xây dựng ý tưởng. Viết chương trình cho bài toán.
HS: thực hiện và viết chương trình vào bìa trong.
GV: - Gọi đại diện nhóm nhận xét, bổ sung. Các nhóm khác chú ý.
Ý tưởng:
- Biểu thức Y có thể viết lại dưới dạng: 
+ Ban đầu Y khởi gán bằng 0
+ Thực hiện lệnh cộng 
Y:= Y + n/(n+1) 50 lần, với n=1,2,...50
GV: gọi tiếp HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt ý, chiếu chương trình lên bảng hoặc dùng bảng phụ để treo lên bảng.
HS: 
- input: Công thức tính biểu thức y;
- Output: Giá trị của biểu thức y theo công thức đã cho
Chương trình:
Var n:integer; Y:real;
Begin
Y:=0;
For n:=1 to 50 do
Y:= Y + n/(n+1);
Writeln(‘gia tri cua tong Y=’, Y:10:2);
Readln
End.
HS: nhận xét.
HS: quan sát, ghi vở
E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:(5’)
 1. Củng cố: 
 - Nhắc lại một số kiến thức xét bài hai toán tính Tong_1a và Tong_1b, cách sử dung câu lệnh For – Do
 - Nêu rõ một trọng tâm ý tưởng các bài toán khi viết chương trình.
 - Biểu thức Y có thể viết lại dưới dạng: 
 - Nhận xét nội dung mà HS gặp phải trong quá trình giải ví dụ
 2. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà học bài cũ, chuẩn bị phần 3 SGK.
- Làm bài tập 6,7,8 / trang 51 SGK.
	BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 2
Tiết theo PPCT: 22, 23	
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm chắc cấu trúc và sơ đồ thực hiện của cấu trúc rẽ nhánh.
- Nắm chắc cấu trúc và sơ đồ thực hiện của cấu trúc lặp với số lần biết trước.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu lệ`nh IF – THEN và FOR – DO trong việc lập trình giải một số bài toán cụ thể.
- Làm quen với các công cụ phục vụ và hiệu chỉnh chương trình.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực và chủ động trong thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, SBT, sách giáo viên, phòng máy vi tính, máy chiếu Projector để hướng dẫn.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, bài tập đã chuẩn bị ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1/ Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2/ Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Làm quen với một chương trình và các công cụ hiệu chỉnh chương trình.
 (1) Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung chương trình và kết quả sau khi thực hiện chương trình. Biết các công cụ dùng để hiệu chỉnh chương trình khi cần thiết như: thực hiện từng bước và xem kết quả trung gian
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Vấn đáp, thao tác mẫu
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc nhóm.
 (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình mẫu.
 (5) Sản phẩm: HS thực hành trên máy theo yêu cầu của GV
Nội dung câu hỏi
TG
Nội dung
Hoạt động của GV và học sinh
1. Yêu cầu: Viết chương trình nhập từ bàn phím ba số nguyên dương a, b, c và kiểm tra xem chúng có là bộ số Pitago hay không?
(Gợi ý: Ba số nguyên dương a, b, c được gọi là số Pitago nếu tổng bình phương của hai số bằng bình phương của số còn lại)
2. Bài thực hành:
- Yêu cầu HS gõ chương trình mẫu vào máy.
- Yêu cầu học sinh lưu chương trình lên đĩa với tên Pitago.pas
- Yêu cầu HS thực hiện từng lệnh của chương trình.
- Yêu cầu HS xem các kết quả a2, b2, c2.
- Yêu cầu học sinh tự tìm thêm một số bộ a, b, c khác và so sánh.
GV: Gợi ý để học sinh nêu khái niệm về bộ số Pitago.
HS: Theo dõi dẫn dắt của GV để nêu khái niệm về bộ số Pitago: tổng bình phương của hai số bằng tổng bình phương của số còn lại.
GV: Yêu cầu: lấy một vd cụ thể.
HS: bộ số Pitago: 5 4 3
(?) Để kiểm tra bộ ba số a, b, c bất kì có phải là bộ Pitago, ta phải kiểm tra các đẳng thức nào?
TL:	
2. GV: Chiếu chương trình mẫu lên bảng. Thực hiện mẫu các thao tác lưu, thực hiện từng lệnh chương trình, xem kq trung gian, thực hiện chương trình và nhập dữ liệu
HS: Soạn chương trình vào máy theo yêu cầu của giáo viên.
HS: Quan sát quá trình rẽ nhánh của từng bộ dữ liệu vào và trả lời.
2. Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng lập trình hoàn thiện một bài toán.
 (1) Mục tiêu: Học sinh biết đọc hiểu đề, phân tích yêu cầu của đề. Từ đó chọn được cấu trúc dữ liệu và lệnh phù hợp để lập trình
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Vấn đáp, thao tác mẫu, thực hành trên máy
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc nhóm.
 (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình mẫu.
 (5) Sản phẩm: HS thực hành trên máy theo yêu cầu của GV
Nội dung câu hỏi
TG
Nội dung
Hoạt động của GV và học sinh
Bài tập: Viết chương trình giải phương trình: ax+b=0
* Chương trình:
Program ptb1;
Uses crt;
Var a, b, x: real;
Begin
Clrscr;
Write(‘Nhap a, b:’); 
Readln (a,b);
If a=0 then
If b=0 then writeln(‘Pt co vo so nghiem’)
Else writeln(‘Pt VN’)
Else Writeln(‘Pt co nghiem: x=’,-b/a:6:2);
Readln
End.
GV: Nêu nội dung, mục đích, yêu cầu của bài toán.
HS: Chú ý theo dõi vấn đề đặt ra của giáo viên.
(?) Bước đầu tiên để giải bài toán?
TL: Xác định input, output và thuật toán.
GV: Yêu cầu học sinh phác họa thuật toán.
(?) Mục đích của giải phương trình?
TL: Kết luận số nghiệm và giá trị nghiệm x.
(?) Để tính được nghiệm x cần các đại lượng nào?
TL: Cần các đại lượng a, b
(?) Có các bước xử lí nào để tính được x?
HS: Độc lập soạn chương trình vào máy.
GV: tiếp cận từng HS để hướng dẫn và sửa sai.
GV: Yêu cầu học sinh nhập dữ liệu với test 1 2 -2. Thông báo kết quả viết được.
HS: Nhập dữ liệu theo test của giáo viên và thông báo kết quả của chương trình.
GV: Yêu cầu học sinh xác định các testcase, nhập dữ liệu, đối sánh kết quả.
* Tìm testcase:	0	0	VSN
	0	3	VN
	2	3	-1.5
HS: Nhập dữ liệu và thông báo kq
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI:
1. Những nội dung đã học:
 Các bước để hòan thành một chương trình:
- Phân tích bài toán để xác định dữ liệu vào, dữ liệu ra, thuật toán.
- Soạn chương trình vào máy.
- Lưu trữ chương trình, biên dịch
- Thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
2. Câu hỏi và bài tập về nhà:
- Viết chương trình nhập vào độ dài 3 cạnh của một tam giác. Tính chu vi, diện tích của tam giác đó.
- Viết chương trình nhập vào 3 số bất kì và tìm giá trị bé nhất của 3 số đó.
Chương IV:
KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC.
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:
1. Kiến thức: Học sinh cần:
- Hiểu được khái niệm kiểu dữ liệu có cấu trúc.
- Biết được ngôn ngữ lập trình cho phép tạo ra các kiểu dữ liệu có cấu trúc trên cơ sở các kiểu dữ liệu chuẩn.
- Một kiểu dữ liệu có cấu trúc được xây dựng từ những kiểu dữ liệu cơ sở theo một số kĩ 
thuật tạo kiểu do ngôn ngữ lập trình qui định.
- Kiểu dữ liệu xác định bởi hai yếu tố: phạm vi đối tượng và các thao tác trên những đối tượng này.
2. Kĩ năng:
- Biết cách mô tả kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Biết cách sử dụng đúng các thao tác vào/ra dữ liệu cho biến thuộc kiểu dữ liệu có cấu trúc.
- Biết sử dụng đúng các phép toán trên các thành phần cơ sở tùy theo kiểu của các thành phần cơ sở.
3. Thái độ:
- Tiếp tục xây dựng lòng yêu thích giải toán bằng lập trình trên máy vi tính.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình như: ý thức chọn và xây dựng kiểu dữ liệu khi thể hiện những đối tượng trong thực tế, ý thức rèn luyện kĩ năng sử dụng các thao tác trên mỗi kiểu dữ liệu có cấu trúc, hứng thú tìm hiểu các thuật toán thường gặp trên các mô hình dữ liệu. Luôn muốn cải tiến chương trình nhằm nâng cao hiệu quả chương trình.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG:
	Chương này trình bày 3 kiểu dữ liệu có cấu trúc quan trọng:
- Kiểu mảng một chiều và mảng hai chiều.
- Kiểu xâu kí tự.
- Kiểu bản ghi.
BÀI 11. KIỂU MẢNG
Tiết PPCT: 24, 25	
I. MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức
- Hiểu khái niệm mảng một chiều.
- Hiểu cách khai báo và truy cập đến các phần tử của mảng.
2. Về kĩ năng
- Cài đặt được thuật toán giải một số bài toán đơn giản với kiểu dữa liệu mảng một chiều.
- Thực hiện khai báo mảng, truy cập, tính toán, đếm các phần tử trong mảng.
3. Về thái độ
- Thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Chủ động tìm hiểu kiến thức mới.
	4. Năng lực hướng tới:
- Khai báo biến dữ liệu hợp lý. Hiểu nguyên lý lưu dữ liệu một cách có cấu trúc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, phông chiếu, bút lông, bảng, 
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, tập, viết, 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Hoạt động khởi động:
(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh hiểu được cách sử dụng và khai báo được biến mảng.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(4) Học sinh có nhu cầu mong muốn được học cách khai báo biến mảng
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Trong thực tế, các kiểu dữ liệu chuẩn không thể đáp ứng đủ biểu diễn của các bài toán lớn. Vì thế, dựa trên các kiểu dữ liệu đó người lập trình có thể tạo ra các kiểu dữ liệu phức tạp hơn để giải quyết các bài toán trong thực tế.
(?) Các em hãy tham khảo bài toán sách giáo khoa trang 53 và cho biết cần nhập thông tin gì? Và dữ liệu đưa ra là gì?
- Nhận xét, như vậy nếu muốn tính nhiệt độ trung bình của n ngày (365 ngày) thì sẽ gặp phải những khó khăn gì?
Để giải quyết vấn đề đó, ta sử dụng kiểu mảng một chiều để mô tả dữ liệu đó
- Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm mảng 1 chiều.
- Nghe giảng.
- Tham khảo sách giáo khoa và trả lời: Input: Nhập vào nhiệt độ trung bình của 7 ngày t1, t2, t3, t4, t5, t6, t7;
Output: Nhiệt độ trung bình của tuần tb, và số ngày vượt mức trung bình dem; 
- Trả lời: phải khai báo từ t1...t365. 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được khái niệm về mảng một chiều, cách khai báo mảng một chiều, hiểu cách nhập và in mảng một chiều.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thuyết trình, đặt vấn đề, phân tích.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh nắm được khái niệm về bảng, cách khai báo biến mảng một chiều, hiểu cách nhập và in mảng một chiều, hiểu được một số ví dụ giải bài toán về mảng một chiều.
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung trình bày
(?) Các em hãy tham khảo sách giáo và cho biết khi làm việc với mảng 1 chiều cần xác định những gì?
- Nhận xét.
- Cho ví dụ để học sinh hiểu 
rõ hơn về mảng 1 chiều.
(?) Với mảng một chiều vừa cho ta xác định được gì?
- Nhận xét.
- Tham khảo sách giáo khoa và trả lời.
- Nghe giảng và ghi bài.
- Ghi ví dụ.
- Suy nghĩ trả lời.
- Ghi bài.
Kiểu mảng một chiều
Mảng một chiều là một dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu.
* Khi làm việc với mảng một chiều ta cần xác định được:
+ Tên mảng;
+ Số lượng phần tử;
+ Kiểu dữ liệu;
+ Cách khai báo;
+ Cách tham chiếu đến một phần tử nào đó trong mảng.
Ví du: A
5	8	7	1
Chỉ số 1 2 3 4
+ Tên mảng: A
+ Số lượng phần tử: 4
+ Kiểu dữ liệu: Số nguyên
+ Tham chiếu đến PT thứ 3, ta viết A[3].
- Đối với các biến trong NNLT khi sử dụng thì bắt buộc chúng ta phải khai báo, và đối với biến mảng 1 chiều chúng ta cũng phải khai báo. Cách khai báo thế nào thầy và cả lớp cùng tìm hiều phần 2. Khai báo mảng 1 chiều.
- Đối với mảng một chiều ta có 2 cách khai báo.
- Bên cạnh đó ta có cách khai báo thứ hai.
- Giải thích ví dụ rõ để học sinh phân biệt tên kiểu mảng, tên biến mảng.
- Yêu cầu học sinh cho ví dụ về 2 cách khai báo trên.
- Nhận xét, chỉnh sửa nếu có sai sót.
- Ghi mục bài.
- Nghe giảng và ghi bài.
- Nghe giảng và ghi bài.
- Nghe giảng.
- Thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
2. Khai báo
Cách 1. Khai báo trực tiếp
VAR : array[ ] of ;
Ví dụ:
VAR A: array[1..10] of real;
Cách 2. Khai báo gián tiếp
 TYPE = array[ .. ] of ;
 VAR : ;
Ví dụ: 
TYPE nhietdo = array[1..365] of real;
VAR a : nhietdo;
(?) Khi ta đã khai báo được mảng một chiều, lúc đó ta đã xác định được những gì của mảng đó?
- Nhận xét.
(?) Giá trị của từng phần tử mảng đã xác định được chưa, làm thế nào để có các giá trị đó?
- Nhận xét, để có được giá trị của các phần tử chúng ta phải nhập và thủ tục nhập như thế nào thầy và cả lớp cùng tìm hiểu phần a. Nhập mảng 1 chiều.
- Để làm được điều đó ta cần xác định các thao tác sau:
+ Trước tiên, cần xác định có bao nhiêu phần tử cần dùng;
+ Dùng vòng lặp For - do để nhập giá trị cho từng phần tử A[i].
- Hướng dẫn học sinh cách in các phần tử của mảng 1 chiều.
- Suy nghĩ trả lời: xác định được tên mảng, số lượng phần tử tối đa của mảng, kiểu dữ liệu của mảng.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nghe giảng và ghi mục bài.
- Ghi bài.
- Nghe giảng và ghi bài.
3. Các thao tác trên mảng một chiều
a/ Nhập mảng một chiều
Trước tiên, cần xác định có bao nhiêu phần tử cần dùng:
Write(‘nhap so phan tu: ‘);
Readln(n);
Dùng vòng lặp For - do để nhập giá trị cho từng phần tử A[i]:
For i:=1 to n do
 Begin
 Write(‘Nhap phan tu thu: ’, i);
 Readln(A[i]);
 End;
b/ In mảng một chiều
Dùng vòng lặp For - do để in các phần tử trong mảng:
For i:= 1 to n do
 Write(A[i]:4);
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập, vận dụng:
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện được thao tác tạo khai báo, nhập và in mảng một chiều
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thuyết trình, đặt vấn đề, phân tích, so sánh,...
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: giải bài tập trên bảng
(4) Phương tiện dạy học:SGK, bảng.
(5) Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn cụ thể.
Nội dung hoạt động
 	GV yêu cầu HS: Với cách khai báo biến mảng sau đây: 
	Var A:array[1..100] of integer;
	Em hãy cho biết?
	- Mảng tên gì? Được nhập tối đa bao nhiêu phần tử cho mảng? Các giá trị phần tử có kiểu dữ liệu gì? Cách khai báo trên là trực tiếp hay gián tiếp?
	GV hướng dẫn và cho các em thảo luận.
	GV gọi các nhóm trả lời.
GV nhận xét, giải đáp thắc mắc của học sinh, đưa ra các nhận xét cuối cùng
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng:
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: làm việc cá nhân, nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học
(4) Phương tiện dạy học:SGK, Projector, máy tính.
(5) Học sinh biết cách mở rộng các kiến thức của mình thông qua bài tập cụ thể.
Nội dung hoạt động
- GV: cho bài tập:
Viết chương trình nhập dãy N số nguyên (N<=200). In giá trị của phần tử cuối và đầu của dãy số.
- HS: làm bài tập GV yêu cầu.
- Gv: học bài và xem trước phần b
BÀI 11. KIỂU MẢNG (Tiếp theo)
Tiết PPCT: 26, 27	
I. MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức
- Hiểu khái niệm mảng một chiều.
- Hiểu cách khai báo và truy cập đến các phần tử của mảng.
2. Về kĩ năng
- Cài đặt được thuật toán giải một số bài toán đơn giản với kiểu dữa liệu mảng một chiều.
- Thực hiện khai báo mảng, truy cập, tính toán, đếm các phần tử trong mảng.
3. Về thái độ
- Thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Chủ động tìm hiểu kiến thức mới.
	4. Năng lực hướng tới:
- Khai báo biến dữ liệu hợp lý. Hiểu nguyên lý lưu dữ liệu một cách có cấu trúc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, phông chiếu, bút lông, bảng, 
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, tập, viết, 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Hoạt động khởi động:
(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh hiểu được cách sử dụng và khai báo được biến mảng.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(4) Học sinh có nhu cầu mong muốn được tìm hiểu cách dùng mảng trong việc giải các bài toán.
N

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_11_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_20.doc