Giáo án Tin học Lớp 11 - Tiết 3, Bài 3: Cấu trúc chương trình - Năm học 2020-2021

Giáo án Tin học Lớp 11 - Tiết 3, Bài 3: Cấu trúc chương trình - Năm học 2020-2021

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cấu trúc chung và các thành phần của một chương trình đơn giản.

2. Kĩ năng: Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản.

3. Thái độ : Ý thức tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NNLT khi làm việc với máy tính. Tính cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ và thận trọng khi lập trình.

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

 +Xây dựng hình thành được những hiểu biết ban đầu về cấu trúc chương trình

 +Vận dụng được kiến thức bài học để phân biệt phần khai báo, phần thân

 + Nắm vững được vai trò của các phần trong chương trình.

- Năng lực sử dụng CNTT: Hình thành kĩ năng với cấu trúc chương trình

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Giáo viên: SGVTH11, SGKTH11, máy tính, màn tương tác, giáo án và một số tài liệu có liên quan.

 2. Học sinh: SGKTH11, SBTTH11 vở ghi và đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU

 - Thảo luận, làm việc nhóm

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5

Ngày giảng

Sĩ số

Vắng

2. Tiến trình bài học

A. KHỞI ĐỘNG:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và phát hiện kiến thức mới (8’)

(1). Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới.

(2). Phương pháp: Rèn tư duy phân tích và so sánh tương tự.

(3). Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm

(4). Phương tiện dạy học: Máy tính, màn tương tác

(5). Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm HS trên bảng phụ

 

docx 6 trang huemn72 3340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 11 - Tiết 3, Bài 3: Cấu trúc chương trình - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ./09/2020	Tiết thứ: 3
CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
I.1. Mục tiêu của chương
 a. Kiến thức:
	- Biết cấu trúc một chương trình viết trên Turbo Pascal.
	- Biết các kiểu dữ liệu, các phép toán, biểu thức, câu lệnh gán, thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản.
	- Biết thực hiện chương trình trong môi trường Turbo Pascal.
 b. Kĩ năng:
	- Biết viết đúng các biểu thức đơn giản trong chương trình. Không nhầm lẫn giữa cách viết biểu thức trong Turbo Pascal với cách viết trong Toán học, đồng thời bước đầu quan tâm đúng m ức tới độ ưu tiên của các phép toán trong biểu thức.
	- Biết khởi động, thoát khỏi Turbo Pascal.
	- Biết soạn thảo, dịch và thực hiện một số chương trình Turbo Pascal đơn giản theo bài mẫu có sẵn. Bước đầu làm quen với lập trình giải một vài bài toán đơn giản trong SGK.
 c. Tư duy, thái độ:
	- Tư duy tin học.
	- Nghiêm túc học tập khi tiếp xúc với nhiều quy định nghiêm ngặt trong lập trình.
	- Có ý thức cố gắng học tập vượt qua những lúng túng khó khăn ở giai đoạn bắt đầu học lập trình.
	- Ham muốn giải các bài tập bằng lập trình, trước mắt thấy được lợi ích của lập trình phục vụ tính toán và giải được một số bài toán đã nêu trong nội dung của chương.
 d. Phát triển năng lực: Tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề, đọc-hiểu, thiết kế thuật toán, tổ chức dữ liệu và lập trình, mô hình hóa thuật toán đơn giản trên ngôn ngữ lập trình.
I.2. Nội dung chính của chương
	- Cấu trúc chương trình Turbo Pascal đơn giản.
	- Một số kiểu dữ liệu chuẩn: Nguyên, thực, kí tự, logic, miền con.
	- Khai báo biến.
	- Phép toán: số học, quan hệ, logic; Biểu thức: biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ, biểu thức logic; Câu lệnh gán.
	- Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản.
	- Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
 §3: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết cấu trúc chung và các thành phần của một chương trình đơn giản.
2. Kĩ năng: Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản.
3. Thái độ : Ý thức tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NNLT khi làm việc với máy tính. Tính cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ và thận trọng khi lập trình.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt:
 +Xây dựng hình thành được những hiểu biết ban đầu về cấu trúc chương trình
 +Vận dụng được kiến thức bài học để phân biệt phần khai báo, phần thân
 + Nắm vững được vai trò của các phần trong chương trình.
- Năng lực sử dụng CNTT: Hình thành kĩ năng với cấu trúc chương trình
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: SGVTH11, SGKTH11, máy tính, màn tương tác, giáo án và một số tài liệu có liên quan.
 2. Học sinh: SGKTH11, SBTTH11 vở ghi và đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU
	- Thảo luận, làm việc nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định tổ chức lớp:
Lớp
11A1
11A2
11A3
11A4
11A5
Ngày giảng
Sĩ số
Vắng
Tiến trình bài học
A. KHỞI ĐỘNG: 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và phát hiện kiến thức mới (8’)
(1). Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới.
(2). Phương pháp: Rèn tư duy phân tích và so sánh tương tự.
(3). Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm
(4). Phương tiện dạy học: Máy tính, màn tương tác
(5). Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm HS trên bảng phụ
Nội dung hoạt động	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Đưa bài tập trên máy chiếu.
- Chia nhóm HS thành 4 nhóm. Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- Chú ý quan sát, lắng nghe các yêu cầu
- Chia 4 nhóm. Thảo luận, đưa ra câu trả lời.
- Báo cáo kết quả bằng bảng phụ. 
Các nhóm trình bày bài làm.
Quan sát 2 chương trình đơn giản sau: 
Chương trình 1:
Chương trình 2:
Program cong2_so;
Uses crt; 
Var a,b,tong:longint;
BEGIN
 Write(‘nhap 2 so a,b’);
 Readln(a,b);
 Tong:=a+b;
 Write(‘a+b = ’,tong);
 readln 
END.
Uses crt; 
BEGIN
 Write(‘chao mung cac ban den voi NNLT Pascal ’);
 readln 
END.
Câu 1: Các chương trình trên sử dụng những từ khóa nào? Nêu ý nghĩa?
Câu 2: Em hãy tìm hiểu và đưa ra những điểm chung giữa 2 chương trình?
Câu 3: Đoán ý nghĩa mỗi chương trình làm gì? 
Dự kiến trả lời:
Câu 1: Từ khóa (tên dành riêng): Program, uses, var, begin, end.
Câu 2: Điểm chung: Chương trình gồm 2 phần: Phần khai báo và phần thân chương trình.
Câu 3: CT1: cộng 2 số a, b; CT2: hiển thị một thông báo
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc chung của một chương trình (3’)
	(1). Mục tiêu: Học sinh hiểu được một chương trình thường có 2 phần và phần thân chương trình bắt buộc phải có 
	(2). Phương Pháp: Thuyết trình GV và Rèn luyện khả năng quan sát.
	(3). Hình thức tổ chức: cá nhân và thảo luận nhóm
	(4). Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, màn tương tác
	(5). Sản phẩm: Học sinh hiểu được cấu trúc chương trình chung
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Sử dụng kết quả trả lời của HS đã làm: Đưa ra phần giống nhau về cấu trúc mà HS đã trả lời ở HĐ A 
- Chú ý lắng nghe, quan sát.
Phần khai báo
Chương trình 1:
Chương trình 2:
Program cong2_so;
Uses crt; 
 Var a,b,tong:longint;
BEGIN
Phần thân chương trình
 Write(‘nhap 2 so a,b’);
 Readln(a,b);
 Tong:=a+b;
 Write(‘a+b = ’,tong);
 readln 
END.
Uses crt; 
BEGIN
 Write(‘chao mung cac ban den với NNLT Pascal ’);
 readln 
END.
- GV chốt kiến thức:
- GV chạy thử chương trình 1 (SD pascal) và yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
lần 1: với một bộ dữ liệu a= 5; b=7.
lần 2: Cũng với a= 5; b=7 nhưng bỏ đi dòng program
lần 3: bỏ đi đoạn phần thân chương trình
- Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
CH1: lần 1, lần 2 kết quả có thay đổi hay không?
CH2: Lần 3 có gì khác so với lần 1, lần 2?
- Nhận xét câu trả lời.
- Kết luận: phần khai báo không bắt buộc phải có được đặt trong cặp kí hiệu [ ], phần thân chương trình bắt buộc phải có được đặt trong cặp kí hiệu 
- Lắng nghe, ghi bài.
- Chú ý quan sát, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, ghi nhớ
* Cấu trúc chương trình gồm 2 phần:
Phần 1: [ ]
Phần 2: 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách các thành phần và cách viết trong phần khai báo (20’)
(1). Mục tiêu: học sinh biết cách khai báo và sử dụng các thành phần của phần khai báo
	(2). Phương Pháp: rèn tư duy phân tích và tổng hợp
	(3). Hình thức tổ chức: cá nhân và thảo luận nhóm
	(4). Phương tiện dạy học:SGK, máy tính, màn tương tác
	(5). Sản phẩm: Học sinh viết được các ví dụ khai báo
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Cho HS nghiên cứu SGK thảo luận nhóm (mỗi bàn là 1 nhóm) phân tích trên chương trình 1. (Đưa chương trình 1 trên máy chiếu). Đặt câu hỏi:
CH1: đâu là khai báo tên chương trình và đưa ra cấu trúc?
CH2: đâu là khai báo thư viện, khai báo biến đưa ra cấu trúc?
- Nhận xét, chốt kiến thức. Lấy ví dụ minh họa và yêu cầu HS đưa ra ví dụ khác.
- Riêng phần phần khai báo biến sẽ được học kĩ hơn trong Bài 5.
- Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Dự kiến trả lời: 
+ Tên chương trình: Program cong2_so;
+ Khai báo thư viện: Uses crt; 
+ Khai báo biến: Var a,b,tong:longint;
- Chú ý lắng nghe, ghi bài.
- Lấy ví dụ theo yêu cầu
2. Các thành phần của chương trình
a. Khai báo tên chương trình
* Khai báo tên chương trình
- Cú pháp: 
Program ;
- Trong đó:
+ Program là từ khóa.
+ Tên CT do người lập trình đặt.
Ví dụ: Program baitap1;
 Program giai_ptb1;
-> Phần không bắt buộc có.
* Khai báo thư viện
- Cú pháp: 
Uses ;
Ví dụ: Uses crt;
 Uses graph;
* Khai báo hằng
- Cú pháp: 
Const = ;
- Trong đó:
+ Const là từ khóa.
+ Tên hằng do người lập trình đặt.
+ Giá trị hằng: Hằng số, logic, kí tự, xâu.
Ví dụ Const kt = ‘*’;
 Pi = 3.14;
 Kq = ‘ket qua’;
* Khai báo biến
Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải được đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn 
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về phần thân chương trình (3’)
(1). Mục tiêu: học sinh biết cách viết thân chương trình và ý nghĩa của nó
	(2). Phương Pháp: thuyết trình, vấn đáp
	(3). Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm
	(4). Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, màn tương tác
	(5). Sản phẩm: Học sinh hiểu cấu trúc và phân biệt được trên ví dụ phần thân chương trình.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Chiếu lại 2 CT ở phần HĐ A và yêu cầu HS quan sát kĩ điểm chung giữa 2 phần thân chương trình trên ví dụ và rút ra cấu trúc chung.
- Nhận xét, chốt kiến thức.
- Theo em phần thân thực hiện nhiệm vụ chính tính tổng a, b hay phần khai báo?
- NX và rút ra ý nghĩa thân chương trình.
- Chú ý lắng nghe, quan sát và trả lời câu hỏi.
- Dự kiến trả lời:
Thân chương trình: bắt đầu từ BEGIN, các câu lệnh đến END.
- Trả lời.
b. Phần thân chương trình
Bao gồm dãy lệnh được đặt trong cặp từ khóa begin, end.
 Begin
 [ ]
 End.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (8’)
(1). Mục tiêu: : Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức về cấu trúc chương trình.
(2). Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp.
(3). Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4). Phương tiện dạy học: SGK, màn tương tác, máy tính.
(5). Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Nội dung hoạt động
Cho một chương trình còn lỗi sau:
	Progam vi du;
	Const pi:=3.14;
	Uses;
	Var C,S,r: real;
	BEGIN
	Write(‘nhap ban kinh r’);
	Readln(r);
	C:= 2*pi*r;
	S:= pi*r*r;
	Writeln(‘C= ’, C);
	Write(‘S= ’, S);
	readln
Các câu hỏi:
1) Em hãy cho biết các lỗi trong chương trình trên
2) Sau khi sửa lỗi hãy cho biết chương trình trên khai báo những gì?
3) Đoán nhận kết quả của chương trình
Dự kiến trả lời: 
 	Câu 1: lỗi: vi du //thừa dấu cách
	Pi:=3.14 //bỏ dấu :
	Uses // chưa có tên thư viện
	Thiếu END Kết thúc chương trình
	Câu 2: Khai báo hằng, khai báo biến, khai báo thư viện
	Câu 3: Tính diện tích, chu vi hình tròn với bán kính bất kì được nhập từ bàn phím.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2’)
(1). Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2). Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3). Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.
(4). Phương tiện: SGK, máy tính.
(5). Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế.
Nội dung hoạt động
HS về nhà học bài, xem lại các ví dụ và cho thêm một số ví dụ khác, trả lời các câu hỏi và bài tập trong sgk/35.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_11_tiet_3_bai_3_cau_truc_chuong_trinh_na.docx