Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

 Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa;

 Biết các thành phần cơ sở của C++: bảng chữ cái, tên, tên chuẩn, tên riêng (từ khoá), hằng và biến.

2. Về kỹ năng

 Phân biệt được tên, hằng và biến;

 Biết đặt tên đúng.

3. Về thái độ

 Nhận thức được mỗi loại ngôn ngữ lập trình có những thành phần cơ bản riêng cho từng loại ngôn ngữ khác nhau.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

 Năng lực tự học;

 Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).

II. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

 Kế hoạch bài dạy;

 Tài liệu TIN HỌC 11.

2. Chuẩn bị của học sinh

 Tài liệu TIN HỌC 11;

 Tập bài tập.

 

docx 8 trang Đoàn Hưng Thịnh 03/06/2022 5560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa;
Biết các thành phần cơ sở của C++: bảng chữ cái, tên, tên chuẩn, tên riêng (từ khoá), hằng và biến.
Về kỹ năng
Phân biệt được tên, hằng và biến;
Biết đặt tên đúng.
Về thái độ
Nhận thức được mỗi loại ngôn ngữ lập trình có những thành phần cơ bản riêng cho từng loại ngôn ngữ khác nhau.
Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học;
Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).
THIẾT BỊ, HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Kế hoạch bài dạy;
Tài liệu TIN HỌC 11.
Chuẩn bị của học sinh
Tài liệu TIN HỌC 11;
Tập bài tập.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Các thành phần cơ bản;
Một số khái niệm.
TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – Gợi ý HS nhận biết các thành phần của ngôn ngữ lập trình
Mục tiêu: HS nhận biết các thành phần của ngôn ngữ lập trình.
Phương thức: HS suy nghĩ tình huống do GV gợi ý, HS thảo luận tìm cách giải quyết tình huống do GV đặt ra. GV hướng suy nghĩ của HS đến kiến thức đúng, chính xác (hoạt động phát triển năng lực hợp tác giải quyết tình huống).
Nội dung: Tình huống GV đặt ra cho HS.
Sản phẩm: Không có.
Kiểm tra đánh giá: Không có.
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không xác định được câu trả lời tình huống là “nhận biết các thành phần của ngôn ngữ lập trình”. GV giải quyết bằng cách gợi ý kiến thức bằng cách “đọc vài tên gọi trong ví dụ - tài liệu tin học 11 trang 6”
Thời lượng: 10 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV đưa ra tình huống: Có những yếu tố nào dùng để xây dựng nên ngôn ngữ tiếng Việt?
Nhận định tình huống: Trong ngôn ngữ lập trình cũng tương tự như vậy, nó gồm có các thành phần nào?
Độc lập suy nghĩ và trả lời.
Bằng chữ cái Tiếng Việt, số, dấu.
Cách ghép các kí tự thành từ, ghép từ thành câu.
Ngữ nghĩa thành câu.
Bảng, chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI – Khái niệm lập trình và Ngôn ngữ lập trình
Mục tiêu: HS biết được khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình; phân biệt được có 3 loại ngôn ngữ lập trình (ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao); biết được khái niệm chương trình dịch;
Phương thức: GV trình bày yêu cầu kiến thức cần đạt (thông qua câu hỏi), HS thảo luận tự tìm hiểu kiến thức cần thiết để trả lời câu hỏi do GV đặt ra (hoạt động phát triển năng lực tự học, tìm tòi khám phá kiến thức mới; năng lực hợp tác giải quyết tình huống)
Nội dung: Tài liệu TIN HỌC 11 trang 6 ® 9.
Sản phẩm: HS lập bảng tóm tắt, hệ thống kiến thức cần đạt
Kiểm tra đánh giá: Bảng tóm tắt kiến thức (sơ đồ tư duy)
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không lập được bảng tóm tắt kiến thức thì GV sẽ gợi ý mẫu bảng tóm tắt, HS điền vào chỗ trống của mẫu bảng tóm tắt.
Thời lượng: 20 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Gợi ý 1: Hãy nêu các chữ cái của bảng chữ cái tiếng Anh.
Gợi ý 2: Nêu các kí số trong hệ đếm thập phân.
Gợi ý 3: Nêu một số kí hiệu đặc biệt khác.
Gợi ý 4: Mọi đối tượng trong chương trình đều được đặt tên.
Yêu cầu HS đọc tài liệu TIN HỌC 11 (trang 7-8) để biết các khái niệm về tên, tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình đặt. 
Gợi ý 5: Quy ước tên do người lập trình đặt trong C++?
Gợi ý 6: Tên biến và tên hằng là tên dành riêng hay tên chuẩn hay tên do người lập trình đặt?
Yêu cầu HS xem tài liệu TIN HỌC 11 và cho biết chức năng của chú thích trong chương trình.
Gợi ý 7: Các lệnh được viết trong cặp dấu /* */ có được C++ thực hiện không? Vì sao?
Bảng chữ cái: A B C D E F G H I J K M L N O P Q R S T U V W X Y Z a b c d e f gh i j k l m n o p q r s t u v x y z.
Hệ đếm: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Kí hiệu đặc biệt: + - * / = S [ ] , . - ; # ^ $ ( ) { } : ‘
Xem tài liệu TIN HỌC 11.
Gồm chữ số, chữ cái, dấu gạch dưới. 
Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.
Hằng số học là các số nguyên và số thực, có dấu hoặc không dấu.
Hằng logic: là giá trị đúng (True) hoặc sai (False).
Biến là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ giá trị. Giá trị này có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình đều phải được khai báo.
Chú thích dùng để giải thích cho chương trình rõ ràng, dễ hiểu.
Chú thích trên một dòng : //
Chú thích trên nhiều dòng: đặt giữa cặp dấu /* và */ 
Không được thực hiện.
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ – Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vận dụng kiến thức mới 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận hoàn tất bài tập trắc nghiệm của GV (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: 9 câu trắc nghiệm
Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm
Kiểm tra đánh giá: Kết quả bài tập trắc nghiệm của HS
Dự kiến tình huống: HS sẽ trả lời đúng 6/9 câu thì đạt yêu cầu. Nếu ít hơn 6 câu GV sẽ cũng cố lại kiến thức bằng cách cho HS xem bảng tóm tắt kiến thức của GV soạn.
Thời lượng: 5 phút
PHIẾU TRẮC NGHIỆM – TÊN NHÓM:
Câu 1: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là: 
A. Chương trình thông dịch và chương trình biên dịch
B. Chương trình dịch, bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
C. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa (*)
D. Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình định nghĩa
Câu 2: Khái niệm nào sau đây là đúng về tên dành riêng?
A. Tên dành riêng là tên do người lập trình đặt
B. Tên dành riêng là tên đã được NNLT qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác (*)
C. Tên dành riêng là tên đã được NNLT qui định đúng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại
D. Tên dành riêng là các hằng hay biến
Câu 3: Tên dành riêng được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nào?
A. Dùng với ý nghĩa riêng xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác (*)
B. Dùng với ý nghĩa nhất định nào đó, người lập trình có thể khai báo và dùng chúng với ý nghĩa và mục đích khác
C. Dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng
D. Không bắt buộc
Câu 4: Khái niệm nào sau đây là đúng về tên chuẩn?
A. Là tên do người lập trình đặt
B. Là tên đã được NNLT qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác
C. Là tên đã được NNLT qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại (*)
D. Là các hằng hay biến
Câu 5: Tên chuẩn được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nào?
A. Dùng với ý nghĩa riêng xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác
B. Dùng với ý nghĩa nhất định nào đó, người lập trình có thể khai báo và dùng chúng với ý nghĩa và mục đích khác (*)
C. Dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng
D. Không bắt buộc
Câu 6: Tên do người lập trình đặt được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nào?
A. Dùng với ý nghĩa riêng xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác
B. Dùng với ý nghĩa nhất định nào đó, người lập trình có thể khai báo và dùng chúng với ý nghĩa và mục đích khác
C. Dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng (*)
D. Không bắt buộc
Câu 7: Trong tin học, hằng là đại lượng
A. Có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
B. Có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình (*)
C. Được đặt tên
D. Có thể thay đổi giá trị hoặc không thay đổi giá trị tùy thuộc vào bài toán
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về biến?
A. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
B. Biến là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình (*)
C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
D. Biến có thể đặt hoặc không đặt tên gọi
Câu 9: Trong C++, các đoạn chú thích được đặt giữa cặp dấu nào?
A. { và } 
B. [ và ]
C. ( và )
D. /* và */ (*)
HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN – Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận trình bày tình huống có trong cuộc sống (năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày tình huống giả định
Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập
Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không trình bày được tình huống GV sẽ gợi ý dẫn dắt HS nêu tình huống.
Đáp án câu 1:
Hằng số: 50, 60.5
Hằng chuỗi: ‘Hanoi’
Hằng logic: False
Đáp án câu 2:
Xét về mặt lưu trữ giá trị của hằng và biến trong RAM thì giá trị trong ô nhớ của hằng có đặt tên là không thay đổi, còn giá trị trong ô nhớ của biến thì có thể thay đổi được tại từng thời điểm thực hiện chương trình.
Đáp án câu 3:
Sai. 
Vì giá trị hằng không thay đổi trong suốt thời gian chương trình thực hiện.
Thời lượng: 10 phút
BÀI TẬP
Câu 1: Nhận diện các giá trị sau đây là thuộc loại hằng số nào?
50
60.5
False
‘Hanoi’
Câu 2: Hãy cho biết sự khác nhau giữa hằng có đặt tên và biến?
Câu 3: Nếu A=5 là giá trị hằng và trong chương trình có sử dụng giá trị A sau đó A được xác định lại là A=8 thì đúng hay sai ? Vì sao ?
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG KỸ NĂNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ – Vận dụng kiến thức đã học tự tìm hiểu kiến thức mở rộng
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: GV hướng dẫn HS tự tìm kiếm kiến thức bằng các kênh thông tin như: internet, sách tham khảo, (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực tìm tòi khám phá kiến thức mới) 
Nội dung: Quy tắc đặt tên do người lập trình đặt trong ngôn ngữ lập trình C/C++ , Python có giống nhau không?
Sản phẩm: HS tự thu thập kiến thức
Kiểm tra đánh giá: Không có
Dự kiến hoạt động: Không có
Thời lượng: tại nhà
	TTCM	Giáo viên soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_c_lop_11_bai_2_cac_thanh_phan_cua_ngon_ngu_l.docx