Giáo án Tin học Lớp 11 - Tuần 1-25 - Năm học 2017-2018

Giáo án Tin học Lớp 11 - Tuần 1-25 - Năm học 2017-2018

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Biết một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng, hằng và biến.

- Học sinh ghi nhớ được các quy định về tên, hằng và biến trong một ngôn ngữ lập trình.

 2. Kĩ năng:

- Phân biệt được tên, hằng và biến.

- Biết cách đặt tên chúng và nhận biết được tên viết sai quy tắc.

 3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính nguyên tắc, chặt chẽ trong lập trình

 4. Các năng lực cần hình thành phát triển:

 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ tin học

 + Năng lực sử dụng máy tính

 + Năng lực tư duy

 + Năng lực tự học

II. PHƯƠNG TIỆN

 - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,.

 - Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, .

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

 2 . Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi: Khái niệm lập trình, ngôn ngữ lập trình?

Câu trả lời:

- Lập trình: là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.

- Ngôn ngữ lập trình: là một phần mềm dùng để diễn đạt thuật toán thành một chương trình giúp cho máy hiểu được thuật toán đó.

3.Khởi động: GV giới thiều nội dung chính của bài

 

docx 148 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 11 - Tuần 1-25 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/ 8/ 2017
Tiết CT: 01
Bài 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
- Học sinh nhận biết được có ba lớp ngôn ngữ lập trình và các mức của ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
- Biết được vai trò của chương thình dịch.
 2. Kĩ năng: 
Phân biệt được hai khái niệm biên dịch và thông dịch, phân biệt được các loại ngôn ngữ lập trình. 
 3. Tư duy, thái độ: 
Thấy được sự cần thiết và tiện lợi khi sử dụng các ngôn ngữ lập trình bậc cao. Liên hệ được với quá trình giao tiếp trong đời sống. 
4 Các năng lực cần hình thành phát triển:
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ tin học 
 + Năng lực sử dụng máy tính 
 + Năng lực tư duy 
 + Năng lực tự học . 
II. PHƯƠNG TIỆN
	- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
	- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 
2.Kiểm tra bài cũ: Không
 3.Khởi động: GV giới thiều nội dung chính của bài
 4. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Có mấy cách mô tả thuật toán?
HS: Có 3 cách mô tả thuật toán:
Mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Mô tả bằng sơ đồ khối.
Mô tả bằng ngôn ngữ lập trình.
GV: Mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên và bằng sơ đồ khối thì máy có thể hiểu và thực hiện được không?
HS: Máy không thể hiểu và thực hiện được.
GV: Để máy có thể hiểu và thực hiện được thì chúng ta phải mô tả thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình cụ thể nào đó.
GV: Hoạt động để diễn đạt thuật toán thông qua một ngôn ngữ lập trình được gọi là lập trình.
GV: Hãy phát biểu đầy đủ khái niệm lập trình.
HS: Xem SGK trả lời câu hỏi.
GV: Hãy phát biểu đầy đủ khái niệm ngôn ngữ lập trình.
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
GV: Có những loại ngôn ngữ lập trình nào?
HS: Có 3 loại ngôn ngữ lập trình:
Ngôn ngữ máy.
Hợp ngữ.
Ngôn ngữ bậc cao.
GV: Cho biết ưu điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trinh bậc cao?
HS: - Gần gủi với ngôn ngữ tự nhiên.
- Có thể thực hiện được trên nhiều loại máy. 
GV: Máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao hay không?
HS: Không.
GV: Vậy làm thế nào để máy tính có thể hiểu và thực hiện được chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao?
HS: Cần có một chương trình dịch để dịch chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy sao cho máy có thể hiểu và thực hiện được.
GV: Chương trình dịch là gì?
HS: Dựa vào SGK khái niệm chương trình dịch.
GV: Bạn chỉ biết tiếng Việt, người khách du lịch chỉ biết tiếng Anh, vậy thì để giới thiệu về trường mình cho người khách đó biết bạn có thể thực hiện bằng cách nào?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Thông dịch là gì?
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
GV: Biên dịch là gì?
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
- Lập trình: là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
- Ngôn ngữ lập trình: là một phần mềm dùng để diễn đạt thuật toán thành một chương trình giúp cho máy hiểu được thuật toán đó.
Chương trình dịch: là chương trình có chức năng chuyển đổi một chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành một chương trình có thể thực hiện được trên máy.
*) Thông dịch: Lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh.
*) Biên dịch: Kiểm tra, phát hiện lỗi và dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình thực hiện trên máy.
5.Vận dụng:
	- Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình.
- Có ba loại ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ lập trình bậc cao.
- Khái niệm chương trình dịch.
- Có 2 loại chương trình dịch: Thông dịch và biên dịch. 
6. Tìm tòi, sáng tạo:
 Học bài và làm bài tập ở cuối bài học.
Ngày soạn: 15-08-2017
Tiết CT:02
Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Biết một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng, hằng và biến. 
- Học sinh ghi nhớ được các quy định về tên, hằng và biến trong một ngôn ngữ lập trình.
 2. Kĩ năng:
- Phân biệt được tên, hằng và biến.
- Biết cách đặt tên chúng và nhận biết được tên viết sai quy tắc.
 3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính nguyên tắc, chặt chẽ trong lập trình
 4. Các năng lực cần hình thành phát triển:
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ tin học 
 + Năng lực sử dụng máy tính 
 + Năng lực tư duy 
 + Năng lực tự học 
II. PHƯƠNG TIỆN
	- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
	- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
 2 . Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Khái niệm lập trình, ngôn ngữ lập trình?
Câu trả lời:
- Lập trình: là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
- Ngôn ngữ lập trình: là một phần mềm dùng để diễn đạt thuật toán thành một chương trình giúp cho máy hiểu được thuật toán đó.
3.Khởi động: GV giới thiều nội dung chính của bài
4.Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Có những yếu tố nào dùng để xây dựng nên ngôn ngữ tiếng Việt?
Bảng chữ cái tiếng Việt, số, dấu.
Cách ghép các kí tự thành từ, ghép các từ thành câu.
Ngữ nghĩa của từ và câu.
GV: Trong ngôn ngữ lập trình cũng vậy, nó cũng gồm 3 thành phần: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
GV: Bảng chữ cái tiếng Anh gồm những kí tự nào?
HS: Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi.
GV: Hệ thập phân cần bao nhiêu chữ số để biểu diễn các số và đó là những số nào?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Kể ra một số kí tự đặc biêt khác.
GV: Hầu hết các ngôn ngữ đều sử dụng dấu cộng (+) để chỉ phép cộng. Giã thiết A, B là đại lượng nhân giá trị nguyên và X, Y là đại lượng nhận giá trị thực. Khi đó dấu “+” trong biểu thức A+B là cộng 2 số nguyên, còn trong biểu thức X+Y là cộng 2 số thực.
GV: Hãy cho biết phát biểu sau đây đúng hay sai? Vì sao? “Chương trình nguồn bị lỗi cú pháp thì chương trình đích cũng bị lỗi cú pháp”.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Một chương trình mà chương trình dịch không còn báo lỗi thì chương trình đó đã đảm bảo hoàn toàn đúng hay chưa?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Trình bày những hiểu biết của em về tên dành riêng, cho ví dụ.
HS: Tham khảo sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
GV: Trình bày những hiểu biết của em về tên chuẩn, cho ví dụ.
HS: Tham khảo sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
GV: Trình bày những hiểu biết của em về tên do người lập trình tự đặt, cho ví dụ.
HS: Tham khảo sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
GV: Cho biết các tên do người lập trình tự đặt sau đây tên nào đúng và tên nào sai: 
 A; A BC, 6AB, X!Y.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Hằng là gì? Biến là gì?
HS: Tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
GV: Cho ví dụ về hằng số học, logic, chuỗi.
GV: Phần chú thích có ảnh hưởng đến nội dung của chương trình không? Và có phần chú thích để làm gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
Các thành phần cơ bản:
Mỗi ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản là bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
a) Bảng chữ cái: Bảng chữ cái các ngôn ngữ lập trình nói chung không khác nhau nhiều. Sau đây là bảng chữ cái của ngôn ngữ Pascal:
- Các chữ cái thường và chữ cái hoa của bảng chữ cái tiếng Anh: 
 a b c d .z và A B C D Z.
- 10 chữ số thập phân: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9.
- Các kí tự đặc biệt: + - * / = > < [ ] . , ; # ^ $ @ & ( ) { } : ‘ _ (dấu cách).
b) Cú pháp: là bộ quy tắc để viết chương trình.
c) Ngữ nghĩa xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.
* Ghi chú: 
- Các lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiện và thông báo cho người lập trình biết. Chỉ có các chương trình không còn lỗi cú pháp mới được dịch sang ngôn ngữ máy.
- Các lỗi ngữ nghĩa khó phát hiện hơn. Chương trình dịch chỉ phát hiện được lỗi cú pháp chứ không phát hiện được lỗi ngữ nghĩa. Phần lớn các lỗi ngữ nghĩa chỉ phát hiện khi thực hiện chương trình trên dữ liệu cụ thể.
2. Một số khái niệm:
a) Tên:
+) Tên dành riêng: là những tên được ngôn ngữ lập trình quy định với ý nghĩa riêng xác định (còn gọi là từ khoá), người dùng không được dùng với ý nghĩa khác.
+) Tên chuẩn: là tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa riêng nào đó, người lập trình có thể định nghĩa lại để dùng với ý nghĩa khác.
+) Tên do người lập trình tự đặt: Tên được đặt tuỳ ý, nhưng phải tuân thủ các quy tắc sau:
Không được dài quá 127 kí tự (Turbo pascal) và không dài quá 255 kí tự (Free Pascal).
Không được chứa khoảng trắng (dấu cách).
Không được bắt đầu bằng chữ số.
Không được chứa các kí tự đặc biệt.
Không được trùng với tên dành riêng.
b) Hằng và biến:
- Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, gồm có hằng số học, hằng logic, hằng chuỗi.
- Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
c) Ghi chú: Phần chú thích không ảnh hưởng đến nội dung của chương trình và giúp người đọc hiểu chương trình dễ hơn. Pascal đoạn chú thích được đặt trong cặp dấu {} hoặc cặp dấu (* *). C++ được đặt trong cặp dấu /* */.
5.Vận dụng:
	Tên do người lập trình tự đặt phải tuân thủ những quy tắc nào? 
6.Tìm tòi,sáng tạo:
 Học bài và làm bài tập ở cuối bài học.
Ngày soạn:23 -08-2017
Tiết CT: 03
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
 1. Kíến thức:
Củng cố lại cho HS những kiến thức đã học về lập trình, ngôn ngữ lập trình bậc cao, ngôn ngữ máy, chương trình dịch, thông dịch, biên dịch qua các bài tập trắc nghiệm.
 2. Kĩ năng:
- Xác định được tên đúng, tên sai, tên chuẩn, từ khoá.
- Biết viết hằng và tên đúng trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
 3. Thái độ:
- Nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền với quá trình phát triển của tin học.
- Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải các bài toán bằng máy tính điện tử.
 4 Các năng lực cần hình thành phát triển:
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ tin học 
 + Năng lực sử dụng máy tính 
 + Năng lực tư duy 
 + Năng lực tự học 
II. PHƯƠNG TIỆN
	- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
	- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
	Câu hỏi: Hằng là gì? Biến là gì? Có những đại lượng hằng nào?
Câu trả lời:
- Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Gồm hằng số học, hằng logic và hằng xâu.
Biến là đại lượng được đặt tên và giá trị có thể bị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
 3.Khởi động: GV giới thiều nội dung chính của bài
4.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Ghi câu hỏi lên bảng và gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm.
GV: Ghi câu hỏi lên bảng và gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm.
GV: Hãy cho biết Input và Output của chương trình dịch?
HS: Tra lời câu hỏi.
GV: Ghi câu hỏi lên bảng và gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm.
GV: Ghi câu hỏi lên bảng và gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm.
GV: Ghi câu hỏi lên bảng và gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm.
GV: Ghi câu hỏi lên bảng và gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm.
Câu 1: Tại sao người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao?
Đáp án:
Ngôn ngữ bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó thuận tiện cho đông đảo người lập trình.
Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao chạy được trên nhiều loại máy.
Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao dễ đọc hiểu, dễ hiệu chỉnh và dễ nâng cấp.
Ngôn ngữ bậc cao cho phép làm việc với nhiều kiểu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho mô tả thuật toán.
Câu 2: Chương trình dịch là gì? Tại sao phải có chương trình dịch?
Đáp án:
- Chương trình dịch là chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình viết bằng ngông ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy.
- Vì máy tính không thể hiểu và thực hiện được chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao, vì vậy cần có chương trình dịch để dịch chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang chương trình thực hiện được trên máy.
Câu 3: Thông dịch và biên dịch khác nhau như thế nào?
Đáp án:
- Trình biên dịch duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi, xác định chương trình nguồn có dịch được không, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ lại để sử dụng về sau khi cần thiết.
- Trình thông dịch lần lượt dịch từng câu lệnh ra ngôn ngữ máy rồi thực hiện ngay câu lệnh vừa dịch được hoặc báo lỗi nếu không dịch được.
Câu 4: Hãy cho biết điểm khác nhau giữa tên chuẩn và tên dành riêng? Kể ra 3 tên chuẩn và 3 tên dành riêng trong ngôn ngữ Pascal.
Đáp án: - Tên dành riêng không được dùng với ý nghĩa đã xác định, tên chuẩn có thể định nghĩa lại và dùng với ý nghĩa khác.
3 tên chuẩn: real, integer, sqrt.
3 tên dành riêng: Program, BEGIN, End.
Câu 5: Hãy nêu quy tắc đặt tên trong Pascal và cho biết các tên sau tên nào đúng tên nào sai? Tại sao? (theo quy tắc đặt tên trong Pascal).
A45; A BC; 6ABC, A#BC
Đáp án: 
Quy tắc đăt tên trong ngôn ngữ Pascal:
+ Không được dài quá 127 kí tự (Turbo Pascal) và không dài quá 255 kí tự (Free Pascal).
+ Không được trùng tên với tên chuẩn.
+ Không được chứa dấu cách và các kí tự đặc biệt.
+ Không được bắt đầu bằng chữ số.
A45 đúng.
A BC là tên sai, vì có chứa khoảng trắng.
6ABC là tên sai, vì chứa chữ số đầu tiên.
A#BC là tên sai, vì chứa kí tự đặc biệt.
Câu 6: Hãy cho biết những biểu diễn nào dưới đây không phải là biểu diễn hằng trong Pascal và chi rõ lỗi trong từng trường hợp:
a)150.0 b) -22 c) 6,23 d) ‘43’ e)A20 f) 1.06E-15 g) 4+6 h) ‘C i) ‘TRUE”.
Đáp án: c, e, h
3. Củng cố:
Ghép một câu ở cột 1 và một câu thích hợp ở cột 2 ở bảng sau:
(1) Biên dịch.
(A) là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
(2) Thông dịch.
(B) dịch và thực hiện từng câu lệnh, nếu còn câu lệnh tiếp theo thì quá trình này còn tiếp tục.
(3) Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao.
(C) là những đại lượng được đặt tên, dùng để lưư trử giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
(4) Biến.
(D) Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
(5) Hằng.
(E) Phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được.
 5. Vận dụng:
 + Học bài và làm bài tập ở cuối bài học.
6. Tìm tòi, sáng tạo:
+ Các em về nhà đọc trước bài 3 SGK
Ngày soạn: 30-8-2017
Tiết CT: 04
Chương II: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
Bài 3:	 CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.
- Biết cấu trúc của một chương trình đơn giản: cấu trúc chung và các thành phần.
 2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản.
- Xác định kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.
 3. Thái độ:
 Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình. 
4 Các năng lực cần hình thành phát triển:
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ tin học 
 + Năng lực sử dụng máy tính 
 + Năng lực tư duy 
 + Năng lực tự học 
II. PHƯƠNG TIỆN
	- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
	- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi: Nêu quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal?
Câu trả lời:
Không được dài quá 127 kí tự (Turbo pascal) và không dài quá 255 kí tự (Free Pascal).
Không được chứa khoảng trắng (dấu cách).
Không được bắt đầu bằng chữ số.
Không được chứa các kí tự đặc biệt.
Không được trùng với tên dành riêng 
 3.Khởi động: GV giới thiều nội dung chính của bài
4.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Cấu trúc của một chương trình bao gồm mấy phần? Đó là những thành phần nào?
HS: Gồm 2 phần: Phần khai báo và phấn thân chương trình.
GV: Phần nào bắt buộc phải có, phần nào có thể có hoặc không?
HS: Phần khai báo có thể có hoặc không, phần thân chương trình bắt buộc phải có.
GV: Tên chương trình không bắt buộc phải có, nếu có thì phải bắt đầu bằng từ khoá Program, còn tên chương trình phải được đặt theo đúng quy tắc của ngôn ngữ lập trình.
GV: Mỗi ngôn ngữ lập trình có sẵn một số thư viện, mỗi thư viện cung cấp cho chúng ta một số chương trình thông dụng. Chúng ta phải khai báo sử dụng thư viện trước khi sử dụng các chương trình trong thư viện đó.
GV: Cách khai báo biến sẽ được học kĩ hơn ở phần sau.
GV: Theo cách biểu diễn trên thì phần thân chương có thể không có lệnh nào được hay không?
HS: Có.
GV: Phần thân của chương trình có thể có rất nhiều lệnh phụ thuộc vào chương trình.
GV: Ở ví dụ 1 ta có thể bỏ bớt phần nào mà cũng không ảnh hưởng đến NỘI DUNG của chương trình?
HS: Progran Vi_du1;
GV: Hãy chỉ rõ phần nào là phần khai báo, phần nào là phần thân của chương trình?
1. Cấu trúc của một chương trình:
 [ ]
2. Các thành phần của chương trình:
a) Phần khai báo:
- Khai báo tên chương trình:
Program ;
VD: Program Vi_du1;
Program Giai_phuong_trinh;
- Khai báo thư viện: Uses ;
VD: 
Pascal: Uses Crt, Graph;
C++: #Iclude ;
 #Inclde ;
- Khai báo hằng:
Const = ;
VD: Const pi = 3.14;
Max = 1000;
	 Min = 10;
- Khai báo biến:
Var : ;
b) Phần thân chương trình:
BEGIN
[ ]
END. 
3. Ví dụ chương trình đơn giản:
Ví dụ 1: Chương trình đưa ra màn hình dòng chữ “Xin chào các bạn”.
Program Vi_du1;
Begin
	Clrscr; (* Xoa Man hinh *)
Writeln(‘Chao cac ban!’);
Readln; (*Tam dung CT de xem ket qua *)
End.
Ví dụ 2: Chương trình đưa ra 2 dòng chữ 
	“Xin chao cac ban!”, 
	“Moi cac ban lam quen voi Pascal”.
Program Vi_du2;
Uses Crt;
Begin
	Clrscr;
Writeln(‘Chao cac ban!’);
Writeln(‘Moi cac ban lam quen voi pascal’);
Readln;
End.
5. Vận dụng:
	Cấu trúc của một chương trình, các thành phần của một chương trình.
6.Tìm tòi, sáng tạo:
Học bài cũ, xem trước bài học số 4 và chuẩn bị một số kiến thức về thuật toán sau:
Giải phương trình bậc nhất 1 ẩn: ax+b=0.
Giải phương trình bậc hai 1 ẩn: ax2+bx+c=0 (a¹0).
Tìm USCLN(a,b); BSCLN(a,b).
Ngày soạn: 07-09-2017
Tiết CT:05
Bài 4: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
Bài 5: CÁCH KHAI BÁO BIẾN
I. MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức: 	
- Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, lôgic.
- Xác định được kiểu khai báo của dữ liệu đơn giản.
- Hiểu cách khai báo biến, biết khai báo biến đúng.
 2. Về kỹ năng: 	
- Khai báo biến đúng, nhận biết khai báo sai. 
- Xác định kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.
 3. Thái độ: 	
Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình.
4 Các năng lực cần hình thành phát triển:
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ tin học 
 + Năng lực sử dụng máy tính 
 + Năng lực tư duy 
 + Năng lực tự học 
II. PHƯƠNG TIỆN
	- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
	- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Nêu cấu trúc chung của một chương trình? Phần khai báo báo gồm những khai báo nào?
Câu trả lời:
	+ Cấu trúc của một chương trình:
 	[ ]
 + Phần khai báo bao gồm: Khai báo tên chương trình, khai báo thư viện, khai báo hằng, khai báo biến.
3.Khởi động: GV giới thiều nội dung chính của bài
4. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Một số kiểu dữ liệu chuẩn là những kiểu nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
GV: Tập số nguyên là vô hạn và có thứ tự, đếm được nhưng trong máy tính kiểu nguyên là hữu hạn, có thứ tự. Kiểu số nguyên cho kết quả là số đúng, nhưng hạn chế về miền giá trị.
GV: Các kiểu số thực cho kết quả tính toán là gần đúng với sai số không đáng kể, nhưng miền giá trị được mỡ rộng hơn kiểu nguyên. Cũng như kiểu nguyên, kiểu số thực trong máy là rời rạc và hữu hạn.
GV: Kiểu kí tự là các kí tự thuộc bộ mã ASCII.
GV: Kiểu logic trong Pascal chỉ gồm 2 giá trị là False (sai) và True (đúng). Kiểu Logic cũng là kiểu dữ liệu đếm được với True có giá trị là 1 và False có giá trị là 0.
GV: Nêu cú pháp khai báo biến?
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
GV: Hãy khai báo 1 biến KT thuộc kiểu kí tự, 1 biến Tuoi thuộc kiểu số nguyên Byte, một biến DTB thuộc kiểu số thực và một biến Dk thuộc kiểu logic.
GV: Khi khai báo một biến ta cần quan tâm đến yếu tố nào:
HS: Bộ nhớ lưu trữ và phạm vi giá trị.
I. Một số kiểu dữ liệu chuẩn: Kiểu số nguyên, số thực, kiểu kí tự, kiểu lôgic.
1. Kiểu nguyên:
SGK
2. Kiểu số thực:
SGK
* Ghi chú: - Cần phải khai báo đúng kiểu dữ liệu chuẩn để tiết kiệm bộ nhớ của máy tính và độ chính xác của dữ liệu.
- Số thực thường thích hợp với những đại lượng lớn và có độ chính xác cao.
3. Kiểu kí tự : 
SGK
4. Kiểu logic: 
SGK
5. Khai báo biến:
- Cú pháp: Var : ;
- VD: Var Kt: Char;
 Tuoi:Byte;
 DTB: Real;
 GT: Boolean;
* Một số chú ý khi khai báo biến: SGK
5. Vận dụng:
	Một số kiểu dữ liệu chuẩn, cách khai báo biến.
6.Tìm tòi, sáng tạo:
Xem trước bài học số 6.
Ngày soạn:14-09-2017
 Tiết CT:06
Bài 6: PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Biết được các phép toán thông dụng trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết diễn đạt một biểu thức trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết được chức năng của lệnh gán.
- Biết được cấu trúc của lệnh gán và một số hàm chuẩn thông dụng trong ngôn ngữ lập trình pascal.
 2. Kĩ năng:
- Sử dụng được các phép toán để xây dựng biểu thức.
- Sử dụng được lệnh gán để viết chương trình.
 3. Thái độ: 	
Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình.
4 Các năng lực cần hình thành phát triển:
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ tin học 
 + Năng lực sử dụng máy tính 
 + Năng lực tư duy 
 + Năng lực tự học 
II. PHƯƠNG TIỆN
	- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
	- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Kể tên các kiểu dữ liệu chuẩn đã học? Cho biết phạm vi, dung lượng lưu trữ một giá trị?
Câu trả lời:	
Kiểu
Bộ nhớ lưu trữ một giá trị
Phạm vi giá trị
- Kiểu nguyên:
Byte
1 byte
Từ 0 đến 255
Integer
2 byte
Từ -215 đến 215-1
Word
2 byte
Từ 0 đến 216-1
Longint
4 byte
Từ -231 đến 231-1
- Kiểu thực:
Real
6 byte
0 hoặc có giá trị năm trong 
phạm vi từ 10-38 đến 1038.
Extended
10 byte
0 hoặc có giá trị năm trong 
phạm vi từ 10-4932 đến 104932.
- Kiểu kí tự:
Char
1 byte
256 kí tự trong bộ mã Asccii
- Kiểu logic:
Boolean
1 byte
True hoặc False
3.Khởi động: GV giới thiều nội dung chính của bài
4. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Cho biết các phép toán đối với số nguyên trong toán học và kí hiệu của nó.
HS: Xem SGK trả lời câu hỏi.
GV: Cho biết các phép toán đối với số thực trong toán học và kí hiệu của nó.
HS: Xem SGK trả lời câu hỏi.
GV: Cho biết các phép toán quan hệ và các phép toán logic?
HS: Xem SGK trả lời câu hỏi.
GV: Cho biết quy tắc viết biểu thức số học?
HS: Xem SGK trả lời câu hỏi.
GV: Cho biết trình tự thực hiện của các phép toán trong biểu thức?
HS: Xem SGK trả lời câu hỏi.
GV: Cho biết các hàm chuẩn thường dùng trong Pascal?
HS: Xem SGK trả lời câu hỏi.
GV: Nêu cú pháp của biểu thức quan hệ?
HS: Xem SGK trả lời câu hỏi.
GV: Biểu thức logic đơn giản là gì?
HS: Xem SGK trả lời câu hỏi.
GV: Biểu thức logic là gì?
HS: Xem SGK trả lời câu hỏi.
GV: Cho biết cú pháp của câu lệnh gán.
HS: Xem SGK trả lời câu hỏi.
1. Phép toán:
- Các phép toán số học với số nguyên: +, -, *, div, mod.
- Các phép toán số học với số thực: +, - , *, /
- Các phép toán quan hệ: ,>=, .
- Các phép toán Logic: not, and, or.
2. Biểu thức số học: 
- Quy tắc viết biểu thức số học:
+ Chỉ dùng cặp ngoặc tròn để xác định trình tự thực hiện phép toán trong trường hợp cần thiết.
+ Viết lần lượt từ trái qua phải.
+ Không được bỏ qua dấu nhân (*) trong tích.
- Trình tự thực hiện các phép toán:
+ Thực hiện các phép toán trong ngoặc trước.
+ Trong dãy các phép toán không chứa ngoặc thì thực hiện từ trái qua phải, theo thứ tự: *,/,div,mod,+,-
3. Hàm số học:
	SGK
4. Biểu thức quan hệ:
- Cú pháp: 
 Trong đó: Biểu thức 1, biểu thức 2 cùng là xâu hoặc cùng là biểu thức số học.
- Ví dụ:	‘Tin hoc’ < ‘Tin hoc A’;
	x<5; 
	i+1<=2*j;
Nếu x có giá trị là 3 thì x<5 cho giá trị True. Nếu i có giá trị bằng 2 và j có giá trị bằng 3 thì i+1<=2*j cho giá trị là False.
5. Biểu thức logic:
- Biểu thức logic đơn giản là biến logic hoặc hằng logic.
- Biểu thức logic là biểu thức logic đơn giản, các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán logic.
Ví dụ1: not(x “x không nhỏ hơn 1”.
Ví dụ 2: thì trong Pascal viết:
	(5<=x) and (x<=11)
6. Phép toán gán:
- Cú pháp: := ;
- Ví dụ: z:=z-1; i:=i+1;
5. Vận dụng:
	Các phép toán thông dụng, biểu thức số học, biểu thức quan hệ
6.Tìm tòi, sáng tạo:
Làm bài tập 6-trang 35, 7-trang 36 và xem trước bài 7.
Ngày soạn:20-9-2016
Tiết CT:07
Bài 7: CÁC THỦ TỤC VÀO RA ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Biết ý nghĩa của thủ tục vào/ra chuẩn đối với lập trình.
- Biết được cấu trúc chung của thủ tục vào ra trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
 2. Kĩ năng:
- Viết đúng lệnh vào/ra dữ liệu.
- Biết nhập đúng dữ liệu khi thực hiện chương trình.
 3. Thái độ: 	
Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình.
4 Các năng lực cần hình thành phát triển:
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ tin học 
 + Năng lực sử dụng máy tính 
 + Năng lực tư duy 
 + Năng lực tự học 
II. PHƯƠNG TIỆN
	- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
	- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: 	
- Nêu quy tắc viết biểu thức số học và trình tự thực hiện các phép toán?
- Nêu các hàm số học thường dùng trong Pascal?
Câu trả lời:
	- Quy tắc viết biểu thức số học:
+ Chỉ dùng cặp ngoặc tròn để xác định trình tự thực hiện phép toán trong trường hợp cần thiết.
+ Viết lần lượt từ trái qua phải.
+ Không được bỏ qua dấu nhân (*) trong tích.
- Trình tự thực hiện các phép toán:
+ Thực hiện các phép toán trong ngoặc trước.
+ Trong dãy các phép toán không chứa ngoặc thì thực hiện từ trái qua phải, theo thứ tự: *, /, div, mod, +, -.
	- Các hàm số học thường dùng: Sqr(x), Sqrt(x), abs(x), ln(x), exp(x), Sin(x), Cos(x).
3.Khởi động: GV giới thiều nội dung chính của bài
4.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Trong các bước để giải một bài toán trong tin học thì bước xác định bài toán có nghĩa là ta đi xác định cái gì?
HS: Xác định Input và Ouput của bài toán.
GV: Cho biết cú pháp của thủ tục nhập dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
HS: Dựa vào sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
GV: Viết 2 thủ tục nhập giá trị cho biến k và 3 biến a, b, c.
HS: Lên bảng viết thủ tục.
GV: Cho biết cú pháp của thủ tục xuất dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
HS: Dựa vào sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
GV: Thủ tục Write khác với Writeln chỗ nào?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: Cho biết kết quả hiện ra màn hình của 2 thủ tục sau:
	Writeln(k:6:2);
	Write(a:4,b:4,a+b:8);
Với k=35.6; a=245; b=65;
GV: Hãy xác định dữ liệu vào và ra của bài toán?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Viết chương trình minh hoa.
HS: Xem, nghe giảng và ghi chép.
I. Các thủ tục vào/ra chuẩn:
1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím:
- Cú pháp:
	Read( );
Hoặc	Readln( );
- Ý nghĩa: Nhận giá trị được gõ từ bàn phím và gán cho danh sách các biến (Mỗi biến cách nhau bởi phím cách hoặc phím Enter)
- Ví dụ: 	readln(k);
	Readln(a,b,c);
2. Đưa dữ liệu ra màn hình:
- Cú pháp: 
	Write( ); (1)
	Writeln( ); (2)
	Writeln;
- Ý nghĩa: Thủ tục (1) đưa danh sách kết quả ra màn hình và con trỏ nằm ngay sau kết quả cuối cùng, thủ tục (2) sau khi đưa danh sách kết quả ra màn hình thì con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo, còn thủ tục (3) không ghi gì hết đưa con trỏ xuống một dòng.
- Ví dụ:
Write(‘Nhap he so k=’); Readln(k);
Writeln(‘Nhap he so a, b, c:’); Readln(a,b,c);
* Chú ý: Trang 31-SGK 
3. Ví dụ áp dụng: Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên. Tính và in ra màn hình tổng của 2 số nguyên vừa nhập.
Program Tinhtong;
Uses Crt;
Var a,b:byte;
 S:integer;
BEGIN
 Clrscr;
 Writeln('Nhap vao 2 so nguyen duong:');
 Write('Nhap vao so nguyen a:'); readln(a);
 Write('Nhap vao so nguyen b:'); readln(b);
 S:=a+b;
 Write('Tong cua 2 so la:',s:6);
 readln;
END.
Bài 8: SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN
 VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình.
- Biết các bước: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
- Biết một số công cụ của môi trường Turbol Pascal.
 2. Kĩ năng: 
- Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản.
- Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi.
- Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lí của kết quả thu được.
 3. Thái độ: 	
Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình
4 Các năng lực cần hình thành phát triển:
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ tin học 
 + Năng lực sử dụng máy tính 
 + Năng lực tư duy 
 + Năng lực tự học 
II. PHƯƠNG TIỆN
	- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
	- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
 III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: 	
- Ngôn ngữ lập trình Pascal có những phép toán nào?
	- Cú pháp câu lệnh gán trong ngôn ngữ lập trình Pascal được trình bày như thế nào?
	- Cho ví dụ về câu lệnh gán trong ngôn ngữ lập trình Pascal
Câu trả lời:
	- Cú pháp và ý nghĩa thủ tục nhập dữ liệu:
	+ Cú pháp:
	Read( );
Hoặc	Readln( );
+ Ý nghĩa: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_11_tuan_1_25_nam_hoc_2017_2018.docx