Giáo án Vật lí Lớp 11- Chủ đề: Thấu kính mỏng - Kiều Quang Vũ
Hoạt động 1. Mở đầu
1/ Mục tiêu:
- Kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu kiến thức mới.
2/ Sản phẩm:
Sản phẩm là các câu trả lời của học trong bài tập tương tác/
3/ Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên mời học sinh tham gia tình huống có vấn đề thông qua hoạt cảnh có sự tham gia của hai học sinh Nam và Tuấn.
- Học sinh tham gia hoạt cảnh: lựa chọn các câu trả lời theo vốn kiến thức hiện có của học sinh.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tạo ảnh bởi thấu kính.
1/ Mục tiêu:
- Biết được khái niệm ảnh và vật trong quang học. Từ đó phân biệt được đâu là thật, đâu là ảo?
- Nắm được các tia sáng đặc biệt trong cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính.
- Biết dựng ảnh của vật sáng qua thấu kính trong các trường hợp cụ thể (trường hợp vật thật).
- Nắm được tính chất, độ lớn, chiều của ảnh so với vật.
2/ Sản phẩm:
IV. SỰ TẠO ẢNH BỞI THẤU KÍNH
1. Khái niệm ảnh và vật trong quang học
Ảnh điểm là điểm đồng qui của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng.
Ảnh điểm là:
+ thật nếu các chùm tia ló hội tụ.
+ ảo nếu chùm tia ló là phân kỳ.
Vật điểm là điểm đồng qui của chùm tia tới hay đường kéo dài của chúng.
+ Vật điểm là thật nếu các chùm tia ló hội tụ.
2. Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính.
Các tia sáng đặc biệt dùng trong dựng ảnh tạo bởi thấu kính:
- Tia tới qua quang tâm O cho tia ló truyền thẳng.
- Tia tới song song với trục (chính hoặc phụ) cho tia ló qua tiêu điểm ảnh (chính hoặc phụ).
- Tia tới qua tiêu điểm (chính hoặc phụ) cho tia ló song song với trục của thấu kính (chính hoặc phụ).
a) Dựng ảnh của S không thuộc trục chính
CHỦ ĐỀ THẤU KÍNH MỎNG. Tiết 2. Người thực hiện: Kiều Quang Vũ I. MỤC TIÊU Phẩm chất, năng lực Mục tiêu STT NĂNG LỰC VẬT LÝ 1.1 Nắm được khái niệm ảnh và vật điểm trong quang học. 1 1.2 Viết được các công thức thấu kính và giải thích các đại lượng trong công thức. 2 1.3 Nắm được các tính chất của ảnh tạo bởi thấu kính. 3 1.4 Nêu được một số công dụng quan trọng của thấu kính. 4 2.1 Hiểu được đặc điểm của các tia sáng đặc biệt truyền qua thấu kính. 5 3.1 Biết cách sử dụng các tia sáng đặc biệt qua thấu kính dựng ảnh của điểm sáng và vật sáng tạo bởi thấu kính. 6 3.2 Vận dụng được các công thức của thấu kính giải quyết các bài tập từ đơn giản đến phức tạp. 7 3.3 Xây dựng phương án thực hành xác định tiêu cự thấu kính phân kỳ với dụng cụ cho trước. 8 NĂNG LỰC CHUNG GT-HT - Năng lực tự chủ và tự học. 9 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực tin học. - Năng lực tính toán. PHẨM CHẤT CHỦ YẾU TT Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm 10 II. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên a) Dụng cụ - SGK vật lý lớp 11. - Tranh, ảnh. - Bài tập tương tác với học sinh. - Mô phỏng hiện tượng tạo ảnh qua thấu kính bằng phần mềm Geogebra. b) Bộ công cụ định hướng học tập và đánh giá học sinh + Phiếu học tập + Thống kê đánh giá hoạt động học qua kết quả phản hồi về hệ thống. 2. Học sinh - SGK, vở ghi bài, giấy nháp... - Máy tính, smartphone, TV có thể truy cập internet. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH YCCĐ MỤC TIÊU NỘI DUNG TRỌNG TÂM PP, KTDH PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ Hoạt động khởi động Hoạt động 1. Khởi động (1 phút) 9, 10 Tạo vấn đề học tập KW Máy tính, điện thoại - Kết quả trả lời bài tập tương tác. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 2. Sự tạo ảnh bởi thấu kính (8 phút) 1, 3, 5, 6, 9 Kiến thức về sự tạo ảnh của thấu kính Thuyết trình, giải quyết vấn đề Máy tính, điện thoại - Kết quả trả lời bài tập tương tác. Hoạt động 3. Công thức thấu kính (5 phút) 2, 7, 8, 9 Các công thúc thấu kính. Thuyết trình, giải quyết vấn đề Máy tính, điện thoại Kết quả trả lời bài tập tương tác. Hoạt động 4. Công dụng của thấu kính (2 phút) 4, 10 Kiểm tra khả năng tụ học qua bài test. Bài tập tương tác. Máy tính, điện thoại - Kết quả trả lời bài tập tương tác. Hoạt động Luyện tập – vận dụng Hoạt động 5. Hệ thống kiến thức và làm bài tập (6 phút) 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10 - Tóm tắt kiến thức. - Bài tập vận dụng. - Sơ đồ tư duy. - Bài đánh giá. Máy tính, điện thoại - Kết quả trả lời bài tập tương tác. Hoạt động Tìm tòi mở rộng Hoạt động 6. Tìm tòi mởi rộng (2 phút) 8, 9, 10 Phương án xác định tiêu cự của một thấu kính. Thuyết trình giao nhiệm vụ Máy tính, điện thoại - Kết quả trả lời bài tập tương tác. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1. Mở đầu 1/ Mục tiêu: - Kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu kiến thức mới. 2/ Sản phẩm: Sản phẩm là các câu trả lời của học trong bài tập tương tác/ 3/ Tổ chức thực hiện: - Giáo viên mời học sinh tham gia tình huống có vấn đề thông qua hoạt cảnh có sự tham gia của hai học sinh Nam và Tuấn. - Học sinh tham gia hoạt cảnh: lựa chọn các câu trả lời theo vốn kiến thức hiện có của học sinh. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tạo ảnh bởi thấu kính. 1/ Mục tiêu: - Biết được khái niệm ảnh và vật trong quang học. Từ đó phân biệt được đâu là thật, đâu là ảo? - Nắm được các tia sáng đặc biệt trong cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính. - Biết dựng ảnh của vật sáng qua thấu kính trong các trường hợp cụ thể (trường hợp vật thật). - Nắm được tính chất, độ lớn, chiều của ảnh so với vật. 2/ Sản phẩm: IV. SỰ TẠO ẢNH BỞI THẤU KÍNH 1. Khái niệm ảnh và vật trong quang học Ảnh điểm là điểm đồng qui của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng. Ảnh điểm là: + thật nếu các chùm tia ló hội tụ. + ảo nếu chùm tia ló là phân kỳ. Vật điểm là điểm đồng qui của chùm tia tới hay đường kéo dài của chúng. + Vật điểm là thật nếu các chùm tia ló hội tụ. 2. Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính. Các tia sáng đặc biệt dùng trong dựng ảnh tạo bởi thấu kính: - Tia tới qua quang tâm O cho tia ló truyền thẳng. - Tia tới song song với trục (chính hoặc phụ) cho tia ló qua tiêu điểm ảnh (chính hoặc phụ). - Tia tới qua tiêu điểm (chính hoặc phụ) cho tia ló song song với trục của thấu kính (chính hoặc phụ). a) Dựng ảnh của S không thuộc trục chính Sử dụng 2 trong 3 tia sáng đặc biệt để dựng hình. b) Dựng ảnh của S thuộc trục chính của thấu kính Dựng trục phụ → dựng tiêu diện → tiêu điểm ảnh phụ → vẽ tia sáng song với trục phụ → tia ló qua tiêu điểm ảnh phụ → S' là giao điểm của tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) với trục chính. c) Dựng ảnh của AB vuông góc với trục chính của thấu kính 3. Các trường hợp tạo ảnh bởi thấu kính 3/ Tổ chức thực hiện: * Tìm hiểu khái niệm ảnh vật trong quang học. (hướng dẫn tự học) - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ tự học cho học sinh: + đọc SGK trang 184, 185 và xem giải thích bằng video. + làm bài tập tương tác để hoàn thành nhiệm vụ. - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ → đọc SGK trang 184, 185 và làm bài tập tương tác. * Khảo sát cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính. - Giáo viên nêu ra cách dựng ảnh tạo bởi của thấu kính ta sẽ dùng 2 trong ba tia sáng tới sau đây: + Tia tới đi qua quang tâm O. + Tia tới qua tiêu điểm vật hoặc kéo dài qua tiêu điểm vật. + Tia tới song song với trục thấu kính. - Học sinh ghi nhận thông tin. Vì ba tia sáng này học sinh đã được học trong tiết 1 nên giáo viên kiểm tra việc nắm kiến thức về ba tia sáng đặc biệt thông qua bài tập tương tác Hostpot. - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ → đọc SGK và xem lại kiến thức cũ → hoàn thành bài tập tương tác. - Giáo viên nêu kết luận về các tia sáng đặc biệt. - Học sinh ghi nhận thông tin. - Giáo viên giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng 2 trong ba tia sáng đặc biệt (tia song song với trục của thấu kính và tia qua quang tâm O) dựng ảnh tạo bởi thấu kính trong ba trường hợp sau đây: + Điểm sáng S không thuộc trục chính thấu kính. + Điểm sáng S nằm trên trục chính của thấu kính. + Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính thấu kính. Cụ thể trong từng trường hợp như sau: * Trường hợp điểm sáng S không thuộc trục chính thấu kính, - Giáo viên nêu tình huống khảo sát ảnh của S với 3 vị trí của S lần lượt là: + Tính huống 1. Điểm sáng S nằm bên trái tiêu diện vật TKHT hoặc bên trái tiêu diện ảnh của THPK . + Tính huống 2. Điểm sáng S trên tiêu diện vật của TKHT hoặc trên tiêu diện ảnh của THPK . + Tính huống 3. Điểm sáng S nằm bên phải tiêu diện vật TKHT hoặc bên phải tiêu diện ảnh của THPK. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách dựng ảnh trong tình huống 1 và yêu cầu học sinh bằng cách tương tự dựng ảnh S' của S trong tình huống 2, 3 thông qua bài tập về nhà và nộp bài trên hệ thống azota.vn với link như sau: - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. * Trường hợp điểm sáng S nằm trên trục chính của thấu kính. - Giáo viên nêu tình huống khảo sát ảnh của S với 3 vị trí của S lần lượt là: Tình huống 1: S nằm ngoài OF (TKHT) hoặc ngoài OF' (TKPK) Tình huống 2: S tại F (TKHT) hoặc tại F' (TKPK) Tình huống 3: S nằm trong OF (TKHT) hoặc trong OF' (TKPK) Giáo viên hướng dẫn học sinh cách dựng ảnh trong tình huống 3 và yêu cầu học sinh bằng cách tương tự dựng ảnh S' của S trong tình huống 1, 2 thông qua bài tập về nhà và nộp bài trên hệ thống azota.vn với link như sau: * Trường hợp vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính thấu kính. - Giáo viên nêu tình huống khảo sát ảnh của AB với 4 vị trí của AB lần lượt là: + AB nằm ngoài khoảng FI (THKT) và nằm trong F'I (THPK). + AB nằm trong khoảng FI (THKT) và nằm trong F'I (THPK) + AB nằm tại F (THKT) và tại F' (THPK) + AB nằm trong OF (THKT) và nằm trong OF' (THPK). Giáo viên hướng dẫn học sinh cách dựng ảnh trong tình huống 2 và yêu cầu học sinh bằng cách tương tự dựng ảnh S' của S trong tình huống 1, 3, 4 thông qua bài tập về nhà - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. - Giáo viên đánh giá hoạt động làm việc ở nhà của học sinh thông qua bài làm nộp trên azota.vn - Học sinh nhận phản hồi từ giáo viên. * Các trường hợp tạo ảnh bởi thấu kính. Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh: + Đọc SGK + xem mô phỏng theo các link và rút ra kết luận về tính chất, độ lớn ảnh, chiều của ảnh. + Hoàn thành bài tập tương tác. 4/ Đánh giá thực hiện - Bài tập 1. Học sinh phải hoàn thành 70% mới được xem hoàn thành nhiệm vụ. - Bài tập 2. Học sinh phải hoàn thành 100% mới được xem hoàn thành nhiệm vụ. - Bài tập 3. Học sinh phải hoàn thành 100% mới được xem hoàn thành nhiệm vụ. - Bài tập 4. Học sinh phải hoàn thành 70% mới được xem hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức thấu kính 1/ Mục tiêu: - Viết được các công thức thấu kính. - Vận dụng được các công thức để xác định được các đại lượng có mặt trong công thức. 2/ Sản phẩm: - Kết quả làm bài tập tương tác về các qui ước về các đại lượng trong công thức thấu kính. - Công thức thấu kính: - Vị trí ảnh: 1f=1d+1d' - Số phóng đại: k = A'B'AB= -d'd + k > 0 ảnh cùng chiều với vật. + k < 0 ảnh ngược chiều với vật. 3/ Tổ chức thực hiện: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: "Đọc sách giáo khoa phần V. trang 187, 188" và quan sát giáo viên trình bày các vấn đề. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập và ghi nhận kiến thức. Hoạt động 4. Công dụng của thấu kính 1/ Mục tiêu: Học sinh tự tìm hiểu về các công dụng của thấu kính trong thực tế và hoàn thành nhiệm vụ học tập (bài tập tương tác). 2/ Sản phẩm: - Kiến thức học sinh tự học về công dụng của thấu kính hoàn thành từ 70% bài tập tương tác. 3/ Tổ chức thực hiện: - Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh: + Đọc SGK phần VI. Trang 188. + Hoàn thành bài tập kéo thả cho đúng các công dụng của thấu kính. - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. 4. Đánh giá thực hiện - Dựa vào kết quả làm bài của người học để đánh giá: + Kết quả ≥ 70%: hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. + 50% ≤ kết quả < 70%: hoàn thành nhiệm vụ. + Kết quả < 50%: chưa hoàn thành nhiệm vụ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 5: Hệ thống kiến thức và làm bài tập. 1/ Mục tiêu: - Hệ thống kiến thức thông qua sơ đồ tư duy. - Làm bài tập vận dụng. 2/ Sản phẩm: - Bản đồ tư duy kiến thức của tiết học. - Kết quả bài làm của học sinh. 3/ Tổ chức thực hiện: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: + Hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy và nộp lại theo địa chỉ: + Làm bài tập luyện tập và vận dụng trên hệ thống - Học sinh: ghi nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ 4/ Đánh giá thực hiện Dựa vào kết quả phản hồi từ học sinh trên hệ thống azota.vn Hoạt động 6: Tìm tòi mở rộng 1/ Mục tiêu: Xây dựng phương án đo tiêu cự thấu kính phân kỳ bằng các dụng cụ đo có sẳn trong phòng thí nghiệm: Thấu kính phân kỳ, thấu kính hội tụ, thước đo, vật, nguồn sáng và màn hứng ảnh. 2/ Sản phẩm: Báo cáo phương án. 3/ Tổ chức thực hiện: - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào các kiến thức về công thức thấu kính, tìm hiểu các kiến thức về xác định tiêu cự thấu kính phân kỳ trong SGK và Internet hãy đề ra phương án xác định tiêu cự thấu kính phân kỳ bằng các dụng cụ sau đây: thấu kính phân kỳ, thấu kính hội tụ, thước đo, vật, nguồn sáng và màn hứng ảnh. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong một tuần trước khi nọp bài báo cáo dưới dạng file word, pdf qua link: - Giáo viên đánh giá bổ sung hoàn thiện các phương án 4. Đánh giá thực hiện - Đánh giá kết quả tìm tòi thông qua bài báo cáo gửi qua link: IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 1. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI IV. SỰ TẠO ẢNH BỞI THẤU KÍNH 1. Khái niệm ảnh và vật trong quang học Ảnh điểm là điểm đồng qui của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng. S: Vật thật S': ảnh thật hội tụ phân kỳ F' F O S S': ảnh ảo F' F O phân kỳ Ảnh điểm là: + thật nếu các chùm tia ló hội tụ + ảo nếu chùm tia ló là phân kỳ Vật điểm là điểm đồng qui của chùm tia tới hay đường kéo dài của chúng. + Vật điểm là thật nếu các chùm tia ló hội tụ 2. Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính. Các tia sáng đặc biệt dùng trong dựng ảnh tạo bởi thấu kính: - Tia tới qua quang tâm O cho tia ló truyền thẳng. - Tia tới song song với trục (chính hoặc phụ) cho tia ló qua tiêu điểm ảnh (chính hoặc phụ). - Tia tới qua tiêu điểm (chính hoặc phụ) cho tia ló song song với trục của thấu kính (chính hoặc phụ). a) Dựng ảnh của S không thuộc trục chính Sử dụng 2 trong 3 tia sáng đặc biệt để dựng hình. b) Dựng ảnh của S thuộc trục chính của thấu kính Dựng trục phụ → dựng tiêu diện → tiêu điểm ảnh phụ → vẽ tia sáng song với trục phụ → tia ló qua tiêu điểm ảnh phụ → S' là giao điểm của tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) với trục chính. c) Dựng ảnh của AB vuông góc với trục chính của thấu kính 3. Các trường hợp tạo ảnh bởi thấu kính V. CÁC CÔNG THỨC THẤU KÍNH 1. Qui ước d = OA: khoảng cách từ vật đến thấu kính. (chỉ xét trường hợp vật thật) d' = OA': khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. + d' < 0 ảnh ảo. + d > 0 ảnh thật. d d' d d' d' > 0 d' < 0 2. Công thức - Vị trí ảnh: 1f=1d+1d' - Số phóng đại: k = A'B'AB= -d'd + k > 0 ảnh cùng chiều với vật. + k < 0 ảnh ngược chiều với vật. VI. CÔNG DỤNG Thấu kính có một số công dụng sau: + làm kính khắc phục một số tật ở mắt (cận thị, viễn thị, mắt lão). + quan sát các vật nhỏ, rất nhỏ (kính lúp, kính hiễn vi), quan sát các vật ở xa (ống nhòm, kính thiên văn). + bộ phận chính của máy ảnh, camera, máy quang phổ, đèn chiếu. 2. CÁC HỒ SƠ KHÁC * Phần mềm sử dụng: 1. Phần mềm: Ispring suite 9.0 2. Sách giáo khoa vật lý 11 - cơ bản. 3. Bộ office 2019. 4. Phần mềm Audacity. 5. Công cụ chuyển đổi text thành âm thanh của Viettel. 6. Phần mềm Geogebra. 7. Video từ trang 8. Trang giao bài tập. Các tập tương tác: trong thu mục nguồn và trên trang Azota.vn PHỤ LỤC BÀI TẬP LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Bố trí theo mức độ từ nhận biết đến vận dụng Câu 1. Một vật đặt vuông góc với trục chính thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng d (với d > f) bao giờ cũng có ảnh A. ảo B. ngược chiều với vật C. cùng kích thước với vật D. nhỏ hơn vật Câu 2. Ảnh của 1 vật thật được tạo bởi 1 thấu kính phân kỳ không bao giờ A. là ảnh ảo B. là ảnh thật C. cùng chiều D. nhỏ hơn vật Câu 3. Ảnh của 1 vật được tạo bởi 1 thấu kính hội tụ không bao giờ A. là ảnh ảo nhỏ hơn vật B. là ảnh thật lớn hơn vật C. cùng chiều với vật D. là ảnh thật nhỏ hơn vật Câu 4. Số phóng đại của ảnh có giá trị âm tương ứng với ảnh A. nhỏ hơn vật B. cùng chiều với vật C. lớn hơn vật D. ngược chiều với vật Câu 5. Đối với thấu kính hội tụ A. vật thật cách thấu kính 1 đoạn bằng 2f cho ảnh trùng vật B. vật ảo luôn luôn cho ảnh thật cùng chiều lớn hơn vật C. vật thật ở ngoài khoảng OF có thể có ảnh thật nhỏ hơn hoặc lớn hơn vật D. vật thật trong khoảng OF sẽ có ảnh ảo cùng hiều nhỏ hơn vật Câu 6. Để dựng ảnh của một điểm sáng S nằm trên trục chính của thấu kính ta có thể sử dụng hai tia sáng tới nào sau đây? A. Tia đi song với trục chính và tia tới quang tâm của thấu kính B. Tia tới quang tâm và tia đi song song với trục phụ C. Tia tới quang tâm và tia đi qua tiêu điểm chính của thấu kính D. Tia đi song với trục chính và tia đi qua tiêu điểm chính của thấu kính Câu 7. Khi f < d < 2f, ảnh của vật qua thấu kính là A. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật B. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật C. Ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật D. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. Câu 8. Khi 0 < d < f, ảnh của vật qua thấu kính là A. Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật B. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật C. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật D. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật Câu 9. Ảnh là ảo, cùng chiều, lớn hơn vật và nằm ngoài khoảng OF. Khi d > 2f, ảnh của vật qua thấu kính là A. Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật B. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật C. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật D. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật Câu 10. Một vật phẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính trước một thấu kính hội tụ tiêu cự 30cm một khoảng 60cm. Ảnh của vật nằm A. sau kính 20 cm B. trước kính 20 cm C. sau kính 60 cm D. trước kính 60 cm Câu 11. Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc trước một thấu kính phân kỳ tiêu cự 20cm một khoảng 60cm. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính nằm A. trước kính 15 cm B. sau kính 15 cm C. trước kính 30 cm D. sau kính 30 cm Câu 12. Một vật đặt trước một thấu kính 40 cm cho một ảnh trước thấu kính 20 cm. Đây là thấu kính A. phân kỳ có tiêu cự 20 cm B. hội tụ có tiêu cự 20 cm C. hội tụ có tiêu cự 40 cm D. phân kỳ có tiêu cự 40 cm BẢNG ĐÁP ÁN 01.B 02.B 03.A 04.D 05.C 06.B 07.A 08.C 09.D 10.C 11.A 12.D Lời giải chi tiết Câu 1. Một vật đặt vuông góc với trục chính thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng d (với d > f) bao giờ cũng có ảnh ngược chiều với vật Câu 2. Ảnh của 1 vật thật được tạo bởi 1 thấu kính phân kỳ luôn luôn là ảnh ảo. Câu 3. Ảnh của 1 vật được tạo bởi 1 thấu kính hội tụ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. Câu 4. Số phóng đại của ảnh k < 0 ⇒ A'B ngược chiều với AB Câu 5. Đối với thấu kính hội tụ vật thật ở ngoài khoảng OF có thể có ảnh thật nhỏ hơn khi d > 2f hoặc lớn hơn vật khi f < d ≤ 2f Câu 6. Để dựng ảnh của một điểm sáng nằm trên trục chính của thấu kính khi các tia sáng đi qua thấu kính đó thì có thể sử dụng hai tia sáng tới: + Tia tới quang tâm. + Tia đi song song với trục phụ. Câu 7. Một vật sáng AB đăt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ. Gọi khoảng cách từ vật đến thấu kính là d, thấu kính có tiêu cự f Khi f < d < 2f, vật ở trong đoạn FI (hình vẽ) Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật và nằm ngoài khoảng OI’. Câu 8. Khi 0 < d < f, vật ở trong đoạn FO (hình vẽ) Câu 9. Khi d > f, vật ngoài đoạn OI (hình vẽ). Ảnh là thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. Câu 10. Ta có: f = 30cm, d = 60 cm Xác định vị trí ảnh ta sử dụng công thức: d' = dfd-f = 60.3060-30=60 cm ⇒ ảnh thật nằm sau thấu kính. Câu 11. Thấu kính phân kỳ nên f = - 20cm Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc trước một thấu kính phân kỳ tiêu cự 20cm một khoảng 60cm. Xác định vị trí ảnh ta sử dụng công thức: d' = dfd-f = 60.(-20)60+20=-15 cm ⇒ ảnh ảo nằm trước thấu kính. Câu 12. Giả thiết d = 40cm, ảnh trước thấu kính nên: d' = - 20cm Tiêu cự của thấu kính xác định bởi công thức: f = d.d'd+d'=40.(-20)40-20= - 40 cm ⇒ đây là thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40cm.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_11_chu_de_thau_kinh_mong_kieu_quang_vu.docx
- Video S thuoc truc chinh.mp4
- Video S khong thuoc truc chinh.mp4
- Video anh A'B'.mp4
- vatly 11.pdf
- TIA SANG DAC BIET.mp4
- THAU KINH MONG.pptx
- Tao video_Diem S và AB.pptx
- Tao Video _TIA SANG DAC BIET.pptx
- khai niem anh vat.mp4
- hoa canh tinh huong.pptx
- bai tap thau kinh.docx
- Anh va va trong quang hoc.pdf