Phân tích văn bản "Câu cá mùa thu"

Phân tích văn bản "Câu cá mùa thu"

Thiên nhiên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông từ bấy lâu đã trở thành nguồn cảm hứng dào dạt cho các nhà thơ trung đại với bút pháp cổ điển và những hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhưng đến Nguyễn Khuyến một trong những đại diện lớn nhất và cuối cùng của văn học trung đại ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX. “Lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học”, thiên nhiên trong hồn thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ mang những nét bình dị, giản đơn ở chốn thôn quê. Đặc biệt khi viết về đề tài mùa thu, tiêu biểu là bài thơ “Câu cá mùa thu” đã tái hiện thành công cảnh thu của làng quê Bắc Bộ, đồng thời cũng thể hiện được tình thu và tình cảm của thi sĩ ẩn sau những vần thơ.

 Trong văn học Việt Nam, Nguyễn Khuyến là một hiện tượng đặc biệt. Ông vừa là nhà thơ trữ tình xuất sắc, vừa là nhà thơ trào phúng hàng đầu; vừa là một đại khoa triều quan vừa là một thôn dân thực thụ; vừa coi mọi chuyện trên đời như không có gì đáng bận tâm lại vừa mang trong lòng một mối ưu hoài năm canh nhỏ lệ. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là nhà thơ đầu tiên và thành công nhất về quê hương làng cảnh Việt Nam. Nguyễn Khuyến tên thật là Thắng, sinh ngày 15-2-1835, quê làng Yên Đổ huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông từng đỗ đầu kỳ thi hương ở Nam Định năm 1864 (Giải nguyên). Năm 1871 đỗ đầu thi Hội (Hội nguyên) rồi đỗ đầu luôn thi Đình (Đình nguyên) nên người ta gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn 10 năm. Còn phần lớn cuộc đời mình là dạy học và sống thanh bình ở quê nhà. Nguyễn Khuyến là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu thương Nhân phẩm phải rõ ý kiến, kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân pháp.

 

docx 6 trang Đoàn Hưng Thịnh 7820
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích văn bản "Câu cá mùa thu"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU CÁ MÙA THU NGUYỄN KHUYẾN
(Thu điếu) 
 Thiên nhiên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông từ bấy lâu đã trở thành nguồn cảm hứng dào dạt cho các nhà thơ trung đại với bút pháp cổ điển và những hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhưng đến Nguyễn Khuyến một trong những đại diện lớn nhất và cuối cùng của văn học trung đại ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX. “Lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học”, thiên nhiên trong hồn thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ mang những nét bình dị, giản đơn ở chốn thôn quê. Đặc biệt khi viết về đề tài mùa thu, tiêu biểu là bài thơ “Câu cá mùa thu” đã tái hiện thành công cảnh thu của làng quê Bắc Bộ, đồng thời cũng thể hiện được tình thu và tình cảm của thi sĩ ẩn sau những vần thơ.
 Trong văn học Việt Nam, Nguyễn Khuyến là một hiện tượng đặc biệt. Ông vừa là nhà thơ trữ tình xuất sắc, vừa là nhà thơ trào phúng hàng đầu; vừa là một đại khoa triều quan vừa là một thôn dân thực thụ; vừa coi mọi chuyện trên đời như không có gì đáng bận tâm lại vừa mang trong lòng một mối ưu hoài năm canh nhỏ lệ. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là nhà thơ đầu tiên và thành công nhất về quê hương làng cảnh Việt Nam. Nguyễn Khuyến tên thật là Thắng, sinh ngày 15-2-1835, quê làng Yên Đổ huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông từng đỗ đầu kỳ thi hương ở Nam Định năm 1864 (Giải nguyên). Năm 1871 đỗ đầu thi Hội (Hội nguyên) rồi đỗ đầu luôn thi Đình (Đình nguyên) nên người ta gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn 10 năm. Còn phần lớn cuộc đời mình là dạy học và sống thanh bình ở quê nhà. Nguyễn Khuyến là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu thương Nhân phẩm phải rõ ý kiến, kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân pháp.
 Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ hán và chữ nôm với số lượng lớn. Hiện còn trên 800 bài vần thơ, văn câu đối nhưng chủ yếu là thơ. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác. Và châm biếm đả kích thực dân xâm lược và các tầng lớp thống trị. Đồng thời đã bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước. Nguyễn Khuyến đã đóng góp. Nổi bật cho nền văn học dân tộc là thơ Nôm và viết về làng quê và thơ trào phúng. Câu cá mùa thu nằm trong chùm thơ ba bài thu của Nguyễn Khuyến. Tác giả xuân diệu đã từng khen ngợi rằng “ Nguyễn khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn khuyến nức danh nhất là 3 bài thơ về mùa thu đó là: Thu Điếu, Thu Ẩm và Thu Vịnh.
 Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến gợi ra không gian, địa điểm rất đỗi quen thuộc, yên bình của làng quê Việt:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
“Ao thu” là hình ảnh quen thuộc có ở bất cứ vùng quê nào, đặc biệt là vùng chiêm trũng miền Bắc. Chỉ với một chi tiết nhỏ, khung cảnh tĩnh lặng, yên ả đã hiện lên rõ nét trước mắt người đọc. Sử dụng tính từ láy “lạnh lẽo” miêu tả “ao thu” càng làm nổi bật cái yên ả, quạnh hiu của không gian. Bên cạnh đó, thời gian cũng hiện ra rõ ràng. Cái lạnh lẽo ấy chắc chắn không còn là vào chớm thu lành lạnh, mà đã vào cuối thu, đầu đông. Ao “trong veo”, vừa thể hiện sự yên ả, vừa lột tả cái đượm buồn của mùa thu miền Bắc. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa “Ao thu lãnh lẽo nước trong veo” làm cho người nghe, người đọc cảm nhận rõ hơ về cái khoảng mùa thu mát mẽ và bình lặng của không gian. Chỉ với một câu thơ, cả không gian lẫn thời gian đã được miêu tả hết sức rõ ràng, và sinh động cho thấy sự tài tình của Nguyễn Khuyến.
Giữa không gian ấy, Theo Xuân diệu cho biết vùng đất đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà “bé tẻo teo”.Một con thuyền “bé tẻo teo” lại càng làm nổi bật cái lạnh lẽo của không gian. Ao rộng, thuyền lại bé, hình ảnh con thuyền lại càng trở nên nhỏ bé hơn, cô độc và quạnh quẽ. Cách gieo vần “eo” làm tăng thêm gấp bội nỗi buồn của bài thơ. Nguyễn Khuyến đã sử dụng độc đáo, ngôn từ của tác giả các là các từ láy vừa tạo hình, vừa gợi cảm, những tính từ và các từ chỉ mức độ như lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, lơ lửng, xanh ngắt, vắng teo, quanh co việc lựa chọn vần eo đã gợi nên cảm nhận mỗi lúc một thu hẹp diện tíchTừ “Eo” trong thơ của Nguyễn Khuyễn cũng giống như câu thơ “Gà eo óc gái sương năm trống/ Hòe phất phơ rũ bóng bốn phương” trong bài “Tình cảnh lẽ loi của người chinh phụ” của Đặng Trần Côn. Vần “eo” trong ngôn ngữ của ta thường làm cho không gian, sự vật bị dồn nén, co lại, kết tinh lại trong cái khuôn khổ nhỏ nhất của nó. Các từ ngữ: "lạnh lẽo", "trong veo","bé tẻo teo" gợi tả đường nét, dáng hình, màu sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về..Hai câu đề từ đã đủ giúp người đọc cảm nhận được hoàn cảnh, tâm thế của thi sĩ khi đặt bút viết ra những vần thơ ấy.
 Nếu như hai câu thơ đầu, nhà thơ giới thiệu cảnh sắc buổi câu cá mùa thu thật tĩnh lặng, thì ở những câu thơ tiếp theo, cảnh sắc mùa thu lần lượt hiện lên sống động hơn:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Câu thơ bắt đầu xuất hiện sự chuyển động của vạn vật mùa thu, dù sự lay động ấy chỉ nhẹ nhàng, khe khẽ. Người thi sĩ vẽ lên những hình ảnh “sóng biếc” chỉ “hơi gợn tí” còn “lá vàng” cũng chỉ “khẽ đưa vèo”. Hai từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng trong cảnh sắc mùa thu. Cảnh vật chuyển động chẳng phải ào ạt của lá mùa thu như trong thơ Đỗ Phủ mà nó thật khẽ khàng, nhẹ nhàng sóng chỉ hơi gợn tí, lá chỉ khẽ đưa vèo. Các tính từ, trạng từ “biếc”, “tí”, “vàng”, “khẽ” được sử dụng thật tài tình, kết hợp với nhau tạo nên màu sắc, hình ảnh làm cho cảnh thu trở nên sống động có hồn. Chữ “vèo”khiến cho Tản Đà khâm phục, tâm đắc vô cùng. Ông thổ lộ một đời thơ, ông mới có được một câu thơ vừa ý “Vèo trông lá rụng đầy sân”.Hẳn là thi nhân Nguyễn Khuyến phải tinh tế lắm mới nhận ra sự khe khẽ đó của thiên nhiên. Hình ảnh “sóng biếc” gợi cho người đọc một màu xanh biếc trên mặt ao trong, một màu xanh rất đẹp mắt và có sắc thái biểu cảm. Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời “xanh ngắt” với “những tầng mây lơ lửng” trôi theo chiều giớ nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là “xanh ngắt”: 
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu vịnh)
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” (Thu ẩm)
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu)
 Không chỉ có sóng biếc mà “lá vàng” cũng được đưa vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tinh tế. Nói đến mùa thu là nói đến lá vàng, đó là hình ảnh mang tính ước lệ của thi ca cổ mang tính ước lệ tượng trưng Nguyễn Khuyến cũng không ra ngoài những thông lệ đó. Những hình ảnh lá vàng trong bài thơ gắn với ao chuôm lại mang dáng dấp riêng của Nguyễn Khuyến khi miêu tả về mùa thu. Một chiếc lá vàng rơi cành bởi làn gió rất nhẹ của mùa thu, xoay xoay rồi liệng nhẹ xuống mặt nước. Đó là một chi tiết rất thực, rất sống của cảnh mùa thu ở làng quê Việt Nam qua tài năng quan sát, qua tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ làm tăng thêm chất sống cho cảnh vật mùa thu nơi đây. Nguyễn Khuyến phải là một con người có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm mới có thể cảm nhận được sự chuyển động mà như tĩnh tại. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đã được sử dụng thành công đem lại hiệu quả cao.Người ta thường nói mùa thu là mùa thay lá, mùa lá vàng và rụng xuống. Bởi thế mà lá vàng đã từng bước vào rất nhiều trang thơ thu. Trong thơ về mùa thu, Lưu Trọng Lư có viết:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Cho thấy sự đồng điệu của các thi sĩ khi viết về mùa thu. Hoặc cũng có thể, những vần thơ của Nguyễn Khuyến có ảnh hưởng nhất định không chỉ đến người đọc mà cả những thi sĩ thời đại mới.
Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả. Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời "xanh ngắt" với những tầng mây "lơ lửng" trôi theo chiều gió nhẹ:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Đến đây, không gian được mở rộng ra, vượt ra bên ngoài góc sân, mảnh vườn. Trước tiên, Nguyễn Khuyến nâng tầm mắt lên phía trên, ngắm nhìn bầu trời “xanh ngắt”. Phải là bầu trời cao, trong, tươi sáng thì mới có một màu xanh đẹp đến thế. Khác với màu “xanh biếc” của ao trong, đến đây, màu xanh trở nên ngút ngàn và rộng lớn hơn rất nhiều. Trên bầu trời ấy là những tầng mây đang “lơ lửng” trôi, thong thả và yên bình. Sử dụng động từ láy, những đám mây như đang lười biếng, dùng dằng, nửa muốn trôi đi, nửa muốn ở lại. Phải chăng, chúng cũng đang nuối tiếc vẻ đẹp của mùa thu mà chưa muốn rời? Trước đây Nguyễn Du đã từng viết về mùa thu với:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Không gian càng trở nên yên bình, vắng vẻ hơn với hình ảnh ngõ trúc “quanh co”, “vắng teo” không một bóng người. Thông thường câu cá sẽ có một nhóm người cùng chung sở thích tụ lại, vừa câu, vừa đối thơ, bàn luận cuộc đời. Nhưng ở đây, “khách vắng teo” lại cho thấy sự cô quạnh của một tâm hồn, chỉ có thi sĩ với không gian. Đẹp, nhưng vô cùng cô đơn. Sau này Xuân Diệu trong bài Đây mùa thu tới cũng đã bắt được những nét điển hình đó của sông nước ở vùng quê, khi trời đã bắt đầu bước vào những ngày giá lạnh:
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Cành biếc run run chân ý nhi (Thu)
Sáu câu thơ đầu là sự miêu tả về cảnh vật, về mây trời non nước mùa thu. Đến hai câu kết ta mới thấy sự xuất hiện của con người. Cái ý vị nhất của bài “Thu điếu” nằm ở hai câu cuối: 
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
Hình ảnh cụ Tam Nguyên Yên Đổ xuất hiện với tư thế ngồi bó gối buông cần thả câu tạo nên một đường nét bất động trên bức tranh thu tĩnh lặng. Nhà thơ ngồi câu cá mà tâm thế như đặt ở nơi nào không chú tâm đến việc câu để rồi giật mình trước tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”. Một lần nữa nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công. Tiếng cá đớp tạo nên chuyển động nhỏ cũng khiến cho nhà thơ giật mình tỉnh giấc tựa chiêm bao nó gợi lên sự tĩnh lặng, tĩnh mịch đến vô cùng. Cách hỏi “cá đâu” thật đặc sắc tạo nên sự mơ hồ trong không gian và sự ngỡ ngàng trong lòng của người điếu ngư. Hình ảnh ấy khiến cho ta liên tưởng đến cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ung dung ngồi uống rượu dưới gốc cây:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Thực ra, câu cá chỉ là cái cớ để Nguyễn Khuyến miêu tả bức tranh thu, qua đó nhà thơ bộc lộ tâm hồn và tâm trạng của mình. Hình ảnh người đi câu cá có thể khiến ta liên tưởng tới con người thi sĩ, nho sĩ trước tình hình đất nước lúc bấy giờ. Theo kinh nghiệm của dân gian nước trong thì không có cá nhưng tiếng cá đớp động chân bèo đã tiếp thêm động lực cho người điếu ngư không nản chí mà tiếp tục công việc của mình. Cũng giống như vậy chính trị nước ta bấy giờ rối ren, thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn chống cự yếu ớt mà nhanh chóng thỏa hiệp để hồn nước rơi vào tay giặc. Nhà thơ vì muốn bảo toàn khí tiết nên lựa chọn con đường về ở ẩn noi gương tiền nhân Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay cụ Đào Tiềm Đào Uyên Minh bên Trung Quốc một đời quyết giữ để mình thanh sạch. Tuy nhiên, âm thanh cá đớp động như đánh thức nhà Nho, nhà chí sĩ yêu nước như thức tỉnh thôi thúc ông đứng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhưng âm thanh ấy thật mơ hồ cũng như trăn trở trong lòng nhà thơ liệu rằng mình có thể góp sức giúp đời hay là bất hợp tác với giặc lánh mình ẩn cư.	Về nội dung Nguyễn Khuyến đã xây dựng một vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những hình ảnh nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống ở làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên thật sống động trong khung cảnh cao rộng, trong veo của bầu trời. Thiên nhiên đầy sức sống với cuộc sống thanh bình, yên ả - Đó cũng là khát khao muôn đời của những người trí giả yêu nước dương thời. Đồng thời, bài thơ cũng có thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến: Ông bỏ lại phía sau lưng lối sống mưu cầu danh lợi để trở về quê "buông cần bó gối" ngồi câu cá giữa thiên nhiên đất trời. Lối sống thanh nhàn, ẩn dật ấy cũng là lối sống mà nhiều bậc trí giả đương thời lựa chọn để giữ mình thanh cao giữa dòng đời xô bồ, đen tối.
 Về nghệ thuật bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần "eo" đi vào thơ của Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, thoải mái chứ không hề bị gò bó, ép buộc hay khiên cưỡng để lại ấn tượng khó quên cho người đọc. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại: chỉ bằng vài nét vẽ tinh tế, mùa thu của thiên nhiên đất trời vùng Bắc Bộ đã hiện lên thật đẹp. Đó cũng là cách để Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu của mình với quê hương, đất nước.
 Đất nước Việt Nam tươi đẹp với mỗi tên đất tên làng đều gắn liền với một chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Đó cũng là những cảnh vật nên thơ cho nguồn cảm hứng của các thi nhân. Đề tài quê hương đất nước luôn là niềm say mê của các thi nhân từ xưa đến nay. Có thể nói hiếm có nhà thơ nào lại không có một sáng tác về thiên nhiên đất hước. Trong cả một đề tài rộng lớn đó, văn học Việt Nam phải kể đến hai gương mặt nổi bật. Đó là hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến. Tuy sống ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đều gặp nhau ở một điểm chung. Cả hai đều là những ông quan thanh liêm trong sạch đứng trước cuộc đời đen bạc, họ quay về bầu bạn với thiên nhiên, vui thú điền viên, lâm tuyền. Có thể nói phần lớn các sáng tác của hai nhà thơ đều tập trung vào một đề tài, đó là hình ảnh quê hương, đất nước. Những trang thơ viết về cảnh làng quê của hai người thật sinh động, vừa gần gũi bình dị cũng vừa thơ mộng, đẹp đẽ. Hình ảnh quê hương trong thơ văn Nguyễn Trãi hiện lên với một thảm cỏ trải dài suốt triền đê với màn mưa xuân giăng dày mọi lối; với con đường đồng mềm mại vắt qua đồng lúa vắng teo không một bóng người qua lại; với một con đò gối đầu trên bãi cát ngủ triền miên. 
 Bóng Nguyễn Khuyến cứ lồng lộng trong mọi mùa thu buồn Việt Nam ở cái thuở nhân dân chưa được làm chủ đất nước của mình, chưa được làm chủ vận mệnh của chính mình. Ông ngồi đó có u buồn nhưng thật điềm tĩnh bởi ông hiểu và tin ở đất nước này, nhân dân này. Ông là phần yên tĩnh của đất nước đang trong cơn xáo động, vật vã quyết liệt. Cõi lòng yên tĩnh đến thế, tâm hồn cao cả sáng trong đến thế Nguyễn Khuyến mới có thể chối bỏ chức quan trông coi việc Sử trong cung đình nhà Nguyễn để trở về với Thu điếu, với Khổ nhiệt, với Hung niên. . . , trở về với cuộc sống gian nan vất vả của người dân thường để giữ cho mình vẫn còn là con người Việt Nam chân chính, được yêu đất nước của mình, được yêu nhân dân của mình và được sống giữa tình yêu của nhân dân:
Chú Đáo làng bên lên với tớ
Ông Từ xóm chợ lại cùng ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docxphan_tich_van_ban_cau_ca_mua_thu.docx