Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 11 - Amoniac - Nguyễn Thị Thanh Chuyền
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được tính chất vật lí, hóa học của amoniac.
- Biết được vai trò quan trọng của amoniac.
- Hiểu được phương pháp điều chế amoniac.
2. Kĩ năng
- Giải thích tính chất của amoniac dựa vào cấu tạo phân tử của nó.
- Có thể giải thích được các điều kiện kĩ thuật trong việc sản xuất amoniac.
- Viết được các phương trình của phản ứng trao đổi ion.
- Giải một số bài tập cơ bản.
3. Tư duy, thái độ
- Rèn luyện khả năng lập luận logic.
- Phát triển tư duy tự học của học sinh.
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 11 - Amoniac - Nguyễn Thị Thanh Chuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC -------------------------------- Cuộc thi Thiết kế bài giảng e-Learning Năm học 2016-2017 Bài giảng: Amoniac Môn: Hóa học 11 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Chuyền Dương Thị Hiền Lương A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết được tính chất vật lí, hóa học của amoniac. - Biết được vai trò quan trọng của amoniac. - Hiểu được phương pháp điều chế amoniac. 2. Kĩ năng - Giải thích tính chất của amoniac dựa vào cấu tạo phân tử của nó. - Có thể giải thích được các điều kiện kĩ thuật trong việc sản xuất amoniac. - Viết được các phương trình của phản ứng trao đổi ion. - Giải một số bài tập cơ bản. 3. Tư duy, thái độ - Rèn luyện khả năng lập luận logic. - Phát triển tư duy tự học của học sinh. B. PHƯƠNG TIỆN 1. Các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng e-Learning - Phần mềm Microsoft office 2013. - Phần mềm Tri Viet elearning. - Phần mềm biên tập audio Camtasia 8.0: - Phần mềm vẽ bản đồ tư duy: 2. Tư liệu tham khảo + Sách giáo khoa Hóa học 11 – Nâng cao (NXB Giáo dục 2012). + Sách giáo viên Hóa học 11 – Nâng cao (NXB Giáo dục 2012). C. CẤU TRÚC BÀI HỌC I. Nội dung chính - Cấu trúc phân tử. - Tính chất vật lí. - Tính chất hóa học. - Ứng dụng. - Điều chế. D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG E-LEARNING Bài giảng e-learning: Amoniac gồm 49 trang, trong đó có 25 trang chứa nội dung câu hỏi tương tác, 6 trang chứa hướng dẫn trả lời câu hỏi tương tác, còn lại là các trang hướng dẫn học. I. Phần mở đầu 1. Trang bìa: trang 1. 2. Giới thiệu: trang 2. 3. Mục tiêu: trang 3. 4. Cấu trúc bài học: trang 4. II. Phần nội dung 1. Cấu trúc phân tử (CTPT): trang 5-10. + CTPT-Câu hỏi 1: Chọn cấu hình electron đúng của nitơ (Z=7)? A. 1s22s22p3 B. 1s22s22p4 C. 1s22p32s2 D. 1s22s32p2 + CTPT-Câu hỏi 2: Một nguyên tử N có bao nhiêu electron độc thân? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 + CTPT-Câu hỏi 3: Lai hóa của nguyên tử N trong phân tử amoniac là: A. sp B. sp3 C. sp2 + CTPT-Câu hỏi 4: Dạng hình học của phân tử amoniac là gì? A. Tam giác B. Hình vuông C. Hình chữ nhật D. Hình chóp tam giác + CTPT-Câu hỏi 5: Liên kết giữa N và H trong phân tử amoniac thuộc loại liên kết (1): Cộng hóa trị phân cực Cộng hóa trị không phân cực Ion + Kết luận về cấu trúc phân tử amoniac: Phân tử amoniac có cấu tạo chóp tam giác. Gồm 3 liên kết cộng hóa trị phân cực. Là phân tử có cực. Trên N còn dư 1 cặp electron chưa tham gia hình thành liên kết hóa học. 2. Tính chất vật lí (TCVL): trang 11-13. + TCVL-Câu hỏi 1: Hoàn thành tính chất vật lí của amoniac theo gợi ý? + TCVL-Câu hỏi 2: Có thể thu khí amoniac bằng cách nào? + TCVL-Kết luận: Amoniac là chất khí, không màu, mùi khai và xốc; Nhẹ hơn không khí; Tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch amoniac; Có thể thu khí amoniac bằng cách đẩy không khí và úp ngược bình. 3. Tính chất hóa học (TCHH): trang 14-26. + TCHH-Câu hỏi 1: Tính chất hóa học cơ bản của amoniac là? + TCHH-Câu hỏi 2: Phản ứng NH3+ HCl + TCHH-Câu hỏi 3: Phản ứng NH3 + dung dịch AlCl3 + TCHH-Kết luận tính bazơ yếu: Khi tan trong nước, một phần nhỏ amoniac kết hợp với ion H+ của nước tạo thành ion amoni (NH4+). Do đó dung dịch amoniac là một bazơ yếu. Làm đổi màu chất chỉ thị. Tác dụng với dung dịch các axit tạo thành muối amoni. Tác dụng với dung dịch các muối tan tạo thành hiđroxit kết tủa. + TCHH-Câu hỏi 4: Phản ứng FeCl3 + dung dịch NH3 + TCHH-Khả năng tạo phức: Phản ứng Cu(OH)2 + dung dịch NH3 + TCHH-Kết luận khả năng tạo phức: Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất. + TCHH-Câu hỏi 5: Câu hỏi về khả năng tạo phức. + TCHH-Kinh nghiệm: Phân biệt muối Al3+ và Zn2+ bằng dung dịch NH3. + TCHH-Câu hỏi 6: Đốt cháy NH3 + TCHH-Kết luận tính khử: + TCHH-Câu hỏi 7: + TCHH-Kết luận tính chất hóa học: 4. Ứng dụng: trang 27 5. Điều chế: trang 28-31. 6. Tổng kết: trang 32. 7. Củng cố: trang 33-39. 8. Tự luyện: trang 40-47. III. Phần kết 9. Tư liệu tham khảo: trang 48. 10. Lời cảm ơn: trang 49.
Tài liệu đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_hoa_hoc_lop_11_amoniac_nguyen_thi_than.doc