Thuyết minh bài giảng Vật lí Lớp 11 - Tiết 56, Bài 29: Thấu kính mỏng - Trần Thị Phượng Hà
1. Mục tiêu chính của việc xây bài giảng điện tử :
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc .
- Đề cao tính tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập .
2. Trình bày bài giảng :
- Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn. Chữ đủ to, rõ .
- Mỗi slide đều có nội dung chủ đề. Có ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn .
3. Kĩ năng Multimedia :
- Có âm thanh. Có video ghi giáo viên giảng bài .
- Có hình ảnh, video clip minh họa nội dung kiến thức bài học.
4. Nội dung các câu hỏi của giáo viên :
Các câu hỏi của GV đưa ra ở đây mang tính chất gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Mỗi câu hỏi đều cho học sinh trả lời từ 1 đến 2 lần để các em suy nghĩ và tìm ra đáp án đúng nhất.
BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E–LEARNING I. THÔNG TIN CÁ NHÂN - Giáo viên : Trần Thị Phượng Hà - Đơn vị công tác : Trường THPT Nguyễn Huệ - huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng. - Sản phẩm dự thi : Tiết 56. Bài 29: THẤU KÍNH MỎNG Môn : Vật lí – Lớp 11 II. PHẦN THUYẾT TRÌNH Lí do chọn phần mềm Hiện nay, trong xu hướng phát triển của thời đại, việc ứng dụng công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục là rất cần thiết. Bởi khi tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các em học sinh được tiếp thu những kiến thức mới về mọi lĩnh vực như: khoa học, đời sống, xã hội... Ngoài hình thức dạy học trực tiếp trên lớp và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp... , thì học trực tuyến đang là một hình thức mới, được nhiều người quan tâm, hưởng ứng và áp dụng. Vì học trực tuyến có tính ưu việt cao: giúp người học có thể tự điều chỉnh về thời gian cho phù hợp; tạo điều kiện học tập cho mọi người ở mọi lúc, mọi nơi; tăng cường tính chủ động sáng tạo trong việc tự học, tự nghiên cứu... Để đáp ứng như cầu cần thiết cho việc học tập của học sinh, Bộ GD&ĐT đã khuyến khích giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy học bằng cách áp dụng các ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử e-Learning. Với sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, thì có rất nhiều phần mềm được ứng dụng để thiết kế bài giảng điện tử như: Articulate Presenter, Adobe Captivate, Adobe Presenter,iSpring,... Qua nghiên cứu, thực hành và sử dụng một số phần mềm để làm giáo án trong giảng dạy, chúng tôi thấy phần mềm Ispring Suite 7 có nhiều ưu điểm, dễ sử dụng và đáp ứng chuẩn quốc tế về e-Learning là HTML 5... nên chúng tôi đã chọn phần mềm này để thiết kế bài giảng điện tử e-Learning của mình. Ispring Suite 7 biến Powerpoint thành công cụ soạn giảng e-Learning, tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ, có thể ghi lại lời giảng, bài giải, hình ảnh GV giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến... Mục tiêu chính của việc xây bài giảng điện tử : - Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc . - Đề cao tính tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập . Trình bày bài giảng : - Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn. Chữ đủ to, rõ . - Mỗi slide đều có nội dung chủ đề. Có ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn . Kĩ năng Multimedia : - Có âm thanh. Có video ghi giáo viên giảng bài . - Có hình ảnh, video clip minh họa nội dung kiến thức bài học. Nội dung các câu hỏi của giáo viên : Các câu hỏi của GV đưa ra ở đây mang tính chất gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Mỗi câu hỏi đều cho học sinh trả lời từ 1 đến 2 lần để các em suy nghĩ và tìm ra đáp án đúng nhất. Tóm tắt bài giảng : STT Nội dung trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1 Giới thiệu Giới thiệu các thông tin cá nhân. Slide 2 Hình ảnh các vật dụng Hình ảnh phục vụ đặt vấn đề và bài. Slide 3 Hình ảnh thấu kính Đặt vấn đề vào bài Slide 4 Tên bài giảng Gv: Nêu tên bài giảng. Slide 5 Mục tiêu bài học Giáo viên giới thiệu các mục tiêu của bài học Slide 6. I.1. Định nghĩa thấu kính Gv: Nêu định nghĩa thấu kính và hình ảnh bổ dọc của thấu kính lồi và thấu kính lõm. Slide 7 I.2a Phân loại thấu kính theo hình dạng. Gv: Nêu cách phân loại thấu kính theo hình dạng và các hình ảnh về thấu kính lồi, thấu kính lõm. Slide 8 I.2b Phân loại thấu kính theo đường đi của tia sáng. Gv: Nêu cách phân loại thấu kính theo đường đi của tia sáng. -Cho học sinh quan sát hình vẽ và nêu nhận xét. Slide 9 Thí nghiệm với thấu kính hội tụ Học sinh quan sát video từ đó hiểu về tên gọi thấu kính hội tụ Slide 10 Thí nghiệm với thấu kính phân kì Học sinh quan sát video từ đó hiểu về tên gọi thấu kính phân kì Slide 11 II.1 Minh họa quang tâm của thấu kính hội tụ Gv: Cho học sinh quan sát hình vẽ để hình thành khái niệm quang tâm của thấu kính Slide 12 II.1a Định nghĩa quang tâm của thấu kính hội tụ Gv: Nêu định nghĩa quang tâm của thấu kính Slide 13 Định nghĩa trục chính, trục phụ của thấu kính hội tụ Gv: +/ Cho học sinh quan sát hình vẽ từ đó hình thành khái niệm trục chính, trục phụ +/ Định nghĩa trục chính, trục phụ của thấu kính Slide 14 II.2b. Minh họa tiêu điểm ảnh, tiêu diện ảnh của thấu kính hội tụ Gv: Cho học sinh quan sát hình vẽ từ đó hình thành khái niệm tiêu điểm ảnh, tiêu diện ảnh. Slide 15 II.1b Định nghĩa tiêu điểm ảnh, tiêu diện ảnh của thấu kính hội tụ Gv: Nêu định nghĩa về tiêu điểm ảnh, tiêu diện ảnh. Slide 16 II.1b Minh họa tiêu điểm vật, tiêu diện vật của thấu kính hội tụ Gv: Cho học sinh quan sát hình vẽ từ đó hình thành định nghĩa về tiêu điểm vật, tiêu diện vật. Slide 17 II.1b Định nghĩa tiêu điểm vật, tiêu diện vật của thấu kính hội tụ Gv: Nêu định nghĩa về tiêu điểm vật, tiêu diện vật. - Nêu chú ý về vị trí của tiêu diện ảnh và tiêu diện vật. Slide 18 Minh họa sự thay đổi của tiêu diện ảnh và tiêu diện vật khi đổi chiều truyền sáng Gv: Cho học sinh quan sát hình vẽ từ đó biết cách xác định tiêu diện vật, tiêu diện ảnh theo chiều truyền ánh sáng Slide 19 II.2 Tiêu cự, độ tụ của thấu kính hội tụ Gv: Nêu công thức tính tiêu cự, độ tụ của thấu kính và quy ước dấu. Slide 20 III.1 Quang tâm của thấu kính phân kì Gv: Từ hình vẽ GV giúp học sinh nhận thấy quang tâm, trục chính, trục phụ của thấu kính phân kì hoàn toàn giống như thấu kính hội tụ. Slide 21 III.1 Tiêu điểm, tiêu diện của thấu kính phân kì Gv: Từ hình vẽ giáo viên giúp học sinh nhận thấy điểm khác biệt về tiêu điểm, tiêu diện của thấu kính phân kì so với thấu kính hội tụ. Slide 22 III.2 Tiêu cự, độ tụ của thấu kính phân kì Gv: Nhận mạnh cho học sinh quy ước dấu để học sinh phân biệt với thấu kính hội tụ. Slide 23 Gói câu hỏi củng cố Gv: +/ Học sinh trả lời các câu hỏi nhằm củng cố kiến thức đã học trong bài. +/ Các câu hỏi được xây dựng phù hợp với học sinh giúp học sinh ghi nhớ nhanh nội dung bài học. Slide 24 Củng cố bài học Gv: Nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài Slide 25 Lời cảm ơn! Lời cảm ơn! Slide 26 Tài liệu tham khảo Các tài liệu tham khảo sử dụng trong bài giảng. III . KẾT LUẬN : Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng e-Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành Với cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Hình thức học tập này mang tính chất gợi mở, thoải mái về tâm lí, thông qua câu hỏi trắc nghiệm giúp các em tư duy và ghi nhớ bài học tốt hơn. Để bài giảng của tôi được tốt hơn, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng e_Learning có chất lượng hơn nữa . Xin chân thành cảm ơn ! Hải Phòng , ngày 17 tháng 11 năm 2016
Tài liệu đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_vat_li_lop_11_tiet_56_bai_29_thau_kinh.docx