Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Chí phèo
Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải.
Thuở nhỏ, ông học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định). Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung, ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Chí phèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Tác giảI. Vài nétTiểu sửCon ngườiII. Sự nghiệp văn họcQuan điểm nghệ thuậtCác đề tài chínhPhong cách nghệ thuậtCác tác phẩm nổi bậtIII. Kết luậnI. Vài nét - 1. Tiểu sửÔng xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Thuở nhỏ, ông học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định). Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung, ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi. I. Vài nét - 2. Con ngườiÔng là một nhà văn và cũng là một chiến sĩ, liệt sĩ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn, một nhà báo kháng chiến, một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ XX.I. Vài nét - 2. Con người4/1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này. Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê.1946, với tư cách là phóng viên, ông cùng đoàn quân Nam tiến vào Trung bộ.1947, ông lên Việt Bắt làm công tác báo chí1950, tham gia chiến dịch biên giới.1951, ông mất trên đường đi công tác ở vùng Địch hậu Liên Khu III do Pháp phục kíchNam Cao (1917 - 1951)II. Sự nghiệp văn học - 1. Quan điểm nghệ thuật a) Trước Cách mạng tháng TámNghệ thuật phải bám sát cuộc đời, gắn bó với đời sống, phải nói lên nỗi khốn khổ cùng quẫn của nhân dân lao động vì họ mà lên tiếng.“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than” (Trăng sáng)II. Sự nghiệp văn học - 1. Quan điểm nghệ thuật a) Trước Cách mạng tháng TámMột tác phẩm văn chương hay có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả“ Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa)II. Sự nghiệp văn học - 1. Quan điểm nghệ thuật b) Sau Cách mạng tháng TámNam Cao vẫn sáng tác theo quan điểm đúng đắn tích cực với quan niệm “sống đã rồi hãy viết”II. Sự nghiệp văn học - 2. Các đề tài chínha) Trước Cách mạng tháng TámNam Cao tập trung vào hai đề tài: Người trí thức nghèo và Người nông dân nghèoII. Sự nghiệp văn học - 2. Các đề tài chínhNgười trí thức nghèoTác phẩm: Giăng sáng, Đời thừa, Những truyện không muốn viết . và tiểu thuyết Sống mònII. Sự nghiệp văn học - 2. Các đề tài chínhNgười trí thức nghèoNội dung chính: Nhà văn đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của nhữngngười trí thức nghèo trong xã hội.Giá trị: Phê phán xã hội phi nhân đạo đã tàn phá tâm hồn con người đồngthời thể hiện niềm khát khao một cuộc sống có ích, thực sự có ý nghĩa. II. Sự nghiệp văn học - 2. Các đề tài chínhNgười nông dân nghèoTác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới, Tư cách mỏII. Sự nghiệp văn học - 2. Các đề tài chínhNgười nông dân nghèoNội dung chính: Tập trung khắc họa tình cảnh và số phận những người nông dân nghèo bị đẩy vào đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn, đặc biệt là bị tha hóa, lưu manh hóa. Giá trị: Kết án xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân tính của những người nông dân hiền lành đồng thời khẳng định phẩm chất và bản chất lương thiện của họII. Sự nghiệp văn học - 2. Các đề tài chínhb) Sau Cách mạng tháng TámNam Cao là cây bút đi tiên phong của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Ông viết về người nông dân về cuộc kháng chiếnTác phẩm: Nhật kí ở rừng (1948), Đôi mắt (1948), Chuyện biên giới (1950)II. Sự nghiệp văn học - 3. Phong cách nghệ thuậtNam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáoLuôn hướng tới đời sống tinh thần của con người, nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vậtNam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt, bình thường có sức khái quát lớn và đặt ra những vấn đề xã hội lớn lao, nêu những triết lí nhân sinh sâu sắc, quan điểm nghệ thuật tiến bộGiọng văn tỉnh táo sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư; buồn thương chua chát mà đằm thắm yêu thươngNgôn từ sống động tinh tế mà giàn dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng lao độngII. Sự nghiệp văn học - 4. Các tác phẩm nổi bậtTác phẩm nổi bật:Tiểu thuyết:Tác phẩm nổi bật:Truyện ngắn:II. Sự nghiệp văn học - 4. Các tác phẩm nổi bậtIII. Kết luậnNam Cao là đại diện xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và là một trong những nhà văn tiêu biểu mở đầu cho văn học Cách mạng Việt Nam (1930-1945).Các sáng tác của Nam Cao với quan điểm nghệ thuật tự giác, sâu sắc, tiến bộ và phong cách đặc sắc đã góp phần quan trọng vào sự hoàn thiện ngôn ngữ truyện ngắn, tiểu thuyết và việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX.B. Tác phẩmI. Tìm hiểu chungHoàn cảnh sáng tácÝ nghĩa nhan đềCốt truyệnTóm tắtI. Tìm hiểu chungChí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội. Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của truyệnI. Tìm hiểu chung - 1. Hoàn cảnh sáng tácTác phẩm được viết năm 1941Đề tài về “Người nông dân nghèo Việt Nam” trước Cách mạng Tháng TámGiai đoạn xã hội nửa thực dân nửa phong kiếnDựa vào người thật việc thật ở làng quê Nam Cao trước Cách mạng Tháng TámI. Tìm hiểu chung - 2. Ý nghĩa nhan đềBan đầu truyện có tên “Cái lò gạch cũ”Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại vào 1946, Nam Cao đã đổi tên lại thành Chí Phèo I. Tìm hiểu chung - 3. Cốt truyệnCuộc đời bị bỏ rơiBị đẩy vào tù Ra tù và bị tha hóaTrở thành tay sai cho Bá KiếnGặp Thị Nở và thức tỉnh Rơi vào bi kịch bị cự tuyệtGiết Bá Kiến và tự sátI. Tìm hiểu chung - 4. Tóm tắt truyệnNhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen tuông vô lí, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên rạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng.I. Tìm hiểu chung - 4. Tóm tắt truyệnMối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí . Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.Câu hỏiCâu 1: Nhan đề Chí Phèo được tác giả Nam Cao dùng để đặt cho tác phẩm từ lúc nào?A. Năm 1951.B. Năm 1941.C. Năm 1946.D. Trước năm 1941.Câu hỏiCâu 2: Nhận định nào nêu được bao quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao?A. Thị Nở là biểu hiện tập trung của cái nghèo, xấu, dở hơi, xuất thân thấp kém,...của con người.B. Thị Nở là hiện thân cho niềm mơ ước, khát khao bình dị, chính đáng nhưng không bao giờ đạt được của Chí Phèo.C. Thị Nở là nhịp cầu nối Chí Phèo với cuộc sống con người trong một xã hội "bằng phẳng, thân thiện".D. Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khát khao và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo.Câu hỏiCâu 3: Sau khi đi ở tù về, Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao trở thành con người như thế nào?A. Chán đời, không muốn sống.B. Làm ăn lương thiện để kiếm sống.C. Hiền lành, nhẫn nhục và nhút nhát.D. Trở thành kẻ lưu manh, côn đồ.Câu hỏiCâu 4: Cách giải thích nào chỉ ra được nguyên nhân sâu xa cái chết bi thảm của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao?A. Vì hiểu rõ tình trạng, bế tắc, tuyệt vọng của mình.B. Vì hận đời, hận mình.C. Vì hận cô cháu thị Nở từ chối mình.D. Vì hận Bá Kiến, liều mạng trả thù.Câu hỏiCâu 5: Dòng nào sau đây khái khát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?A. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có.B. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu.C. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ.D. Vật biểu trưng cho niềm khát khao hạnh phúc của Chí Phèo.Nội dung do Vũ Hương Giang – 11B7Thiết kế, đồ họa, trình bày bởi Phạm Minh Dương – 11B5THPT Hồng Bàng – Hải Phòng29/11/2020.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_11_bai_chi_pheo.pptx