Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài học: Chiều tối

Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài học: Chiều tối

1.Tác giả:
- Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.
- Đồng thời cũng là một nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới.

 

pptx 15 trang lexuan 9270
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài học: Chiều tối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiều tốiHồ Chí Minh1.Tác giả:- Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.- Là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.- Đồng thời cũng là một nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới.I. Tìm hiểu chung1. Xuất xứ bài thơ:- Bài thơ “ Chiều tối “ là bài thơ thứ 31 của tập thơ nhật ký trong tù.- Cảm hứng được gợi lên trên những đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ TĨnh Tây đến Thiên Bảo cuối thu năm 1942. Là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh.I. Tìm hiểu chung2. Đề tài:- Bài thơ viết về đề tài thiên nhiên và cuộc sống bình dị của con người. Qua đó gửi gắm tình yêu thương bao la đối với mọi sự sống chân chính trên đời- Đây là đề tài quen thuộc (Hoàng Hôn, Cảnh chiều tối, Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan)3. Bố cục:- Bố cục bài thơ tứ tuyệt là: Khai, thừa,chuyển, hợp- Phân thành 2 đoạn: + Đoạn 1( Hai câu đầu): Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối + Đoạn 2 (hai câu thơ sau): Bức tranh cuộc sốngI. Tìm hiểu chungII. Đọc hiểu văn bản:1. Hai câu đầu – Bức tranh thiên nhiên vùng rừng núi:“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụCô vân mạn mạn độ thiên không”* Không gian và thời gian: - Không gian:+ Không gian thiên nhiên núi rừng rộng lớn vào lúc chiều tối tĩnh lặng, có cánh chim mệt mỏi bay về tổ; có chòm mây đơn độc lơ lửng trôi giữa tầng không. + Cái hồn của cảnh vật ở đây chính là những cảm xúc, tâm trạng cảnh vật mang lại khi ta ngắm nhìn chúng.+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên rất đơn sơ: chỉ có núi rừng với cánh chim và vòm mây. Điều đặc biệt chính là cánh chim và chòm mây đều lẻ loi, nhỏ bé tương phản với núi rừng bao la rộng lớn. => Sự tương phản này làm cho không gian càng trở nên mênh mông. Không gian ấy càng khiến người ta cảm thấy nhỏ bé cô đơn.Đó chính là bút pháp chấm phá quen thuộc trong thơ ca cổ điển phương đông.- Thời gian: + Chiều tối, thời điểm con người và vạn vật bắt đầu nghỉ ngơi.+ Hình ảnh cánh chim không chỉ gợi không gian rộng lớn mà còn gợi khái niệm về thời gian: Cánh chim mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ.Hoàn cảnh người tù với cánh chim và chòm mây có điểm gì giống nhau ?- Cánh chim có điểm tương đồng với người tử tù là cả hai đối tượng đang trong trạng thái mệt mỏi: + Chim đang trong trạng thái mệt mỏi sau ngày dài kiếm ăn và đang bay về chốn nghỉ ngơi. + Người tù vẫn lê bước mệt mỏi lên đường trường dù ngày dài sắp tàn. Như vậy cảnh vật và con người có sự đồng điệu. Hay nói cách khác cảnh vật cũng chính là tâm cảnh (tả cảnh ngụ tình).- Chòm mây: cô đơn, lẻ loi giữa tầng không khí ngày đã tàn cũng như người tù bị đày, tâm trạng băn khoăn vì tương lai mù mịt không tự định đoạt được. - Chòm mây không gợi sự vĩnh viễn, mơ hồ như trong thơ ca cổ mà còn gợi 1 trạng thái cụ thể: cô đơn, lẻ loi trôi giữa trời. Đồng thời hình ảnh chòm mây còn gợi liên tưởng đến số phận cụ thể: người cô đơn, trăn trở về tương lai nơi đất khách. - Sự vận động của tứ thơ: + Sự vận động của thời gian: từ chiều tàn đến đêm khuya. + Sự vận động của tâm trạng: từ hiu hắt, đượm buồn đến vui tươi lạc quan. => Sự vận động của tứ thơ đã thể hiện tinh thần thép của người. Chất thép trong hai câu thơ đầu tiên:- Chất thép ở đây được hiểu là ý chí, nghị lực, tinh thần lạc quan của con người. - Ở đây nhân vật trữ tình đang là tù nhân, bị trói bởi xiềng xích và rất mệt mỏi vì phải di chuyển đường núi rừng cả ngày dài nhưng vẫn cảm nhận được hồn của thiên nhiên; cảm hứng thơ vẫn dạt dào.* Hình ảnh người thiếu nữ miền sơn cước:- Hình ảnh người thiếu nữ miền sơn nước: Bóng dáng con người xuất hiện giữa thiên nhiên núi rừng với dáng vẻ trẻ trung, khoẻ khoắn của người lao động “ Cô em xóm núi xay ngô tối”. - Thiếu nữ miền sơn cước giữa núi rừng hắt hiu nhưng không bị lu mờ bởi cảnh vật hoang vu mà trở thành điểm sáng với sự trẻ trung, nhiệt huyết của tuổi trẻ. - Hình ảnh cô gái xay ngô nổi bật và trở thành điểm sống sáng nhất tranh núi rừng hoang vu là vì:+ Vẻ trẻ trung, khoẻ khoắn.+ Cô gái xay ngô bên cạnh ngọn lửa bập bùng, khi xay hết ngô là lúc lửa vẫn còn than hồng.2. Hai câu cuối – Bức tranh đời sống con người:“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồng”Tình yêu của người dành cho người lao động: Người tạm quên hoàn cảnh tù đày của bản thân mà hướng sự quan tâm đến người lao động nghèo bình dị miền rừng núi. Hình ảnh người lao động ấy len lỏi vào hồn thơ của người với tất cả tình cảm yêu thương, trìu mến và sự trân trọng. Người lao động hiện lên trong bức tranh tuy vất vả nhưng họ được sống và lao động trong tự do.* Nhãn tự bài thơ: Chữ Hồng:- Mặc dù bức tranh thiên nhiên có phần buồn bã nhưng không hề làm người tù bị tác động. Ngược lại, hai câu thơ cuối là sự vươn lên, trỗi dậy của một con người đầy ý chí, nghị lực khi hoà mình với hiện thực cuộc sống lao động ấm áp, với hình ảnh người thiếu nữ xay ngô miệt mài bên bếp lửa hồng:“ Sơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồng”- Ánh hồng của bếp lửa, ánh hồng trên gương mặt người hay màu hồng của tấm lòng lạc quan yêu đời của Bác? Màu hồng không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng đặc biệt trong riêng bài thơ này mà còn trong nhiều bài thơ khác cũng thể hiện một ý nghĩa tương tự. => Đó là màu sắc của lòng tự tin, ung dung và lạc quan yêu đời, hướng về tương lai.* Màu sắc cổ điển- Đối tượng miêu tả: Thiên nhiên (núi rừng từ lúc chiều muộn đến đêm khuya).- Nghệ thuật tả cảnh: + Bút pháp chấm phá và ước lệ ( hình ảnh cánh chim, chòm mây, thiếu nữ, hồng). + Với hình ảnh thơ cổ điển (cánh chim, chòm mây, hồng). + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.- Nhân vật trữ tình: phong thái ung dung với tâm hồn tự do, tự tại (dù trong hoàn cảnh tù đày, xiềng xích). Đồng thời, con người và thiên nhiên cũng có sự hoà hợp.- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. * Tinh thần hiện đại: - Hình ảnh thơ tuy sử dụng thi liệu cũ nhưng lại được vận dụng sáng tạo:  + “Cánh chim mỏi” gợi cảm nhận sâu sắc từ bên trong sự vật (khác với hình trong thơ ca cổ: cánh chim bay gợi cảnh thanh bình, yên ả, thoát tục).  + Đồng thời cũng là hình ảnh hiện thực: hình ảnh cánh chim bay lúc chiều chạng vạng quen thuộc của cuộc sống (sáng bay đi kiếm ăn, tối về rừng tìm chốn ngủ) .3. Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ chiều tối :Tổng kết:1. Nghệ thuật: + Bút pháp chấm phá và ước lệ ( hình ảnh cánh chim, chòm mây, thiếu nữ, hồng). + Hình ảnh thơ cổ điển (cánh chim, chòm mây, hồng). + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.2. Nội dung:Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. Thank you for your listening

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_bai_hoc_chieu_toi.pptx