Bài giảng Ngữ văn 11 - Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Bài giảng Ngữ văn 11 - Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Mục tiêu bài học

Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người dân nghèo sống quẩn quanh nơi phố huyện nhỏ.

Và sự cảm thông, trân trọng trước mong ước của họ có một cuộc sống tươi sáng hơn

 Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”

 

pptx 42 trang lexuan 10800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Hai đứa trẻ của Thạch Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HAI ĐỨA TRẺ -Thạch Lam-THẠCH LAM(1910 – 1942)Văn bản HAI ĐỨA TRẺ ( Thạch Lam)Mục tiêu bài họcCảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người dân nghèo sống quẩn quanh nơi phố huyện nhỏ.Và sự cảm thông, trân trọng trước mong ước của họ có một cuộc sống tươi sáng hơn Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”TiẾN TRÌNH CHINH PHỤC KiẾN THỨC Tác giả Tác phẩmLối trần thuậtCảnh phố huyện lúc chiều tànCảnh phố huyện lúc về đêm. Cảnh phố huyện lúc đêm khuya.I. TÌM HiỂU CHUNG II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢNIII. TỔNG KẾTTác giả.a) Cuộc đời.Tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi là Nguyễn Tường Lân- Bút danh: Thạch Lam, Việt Sinh, Thiện Sĩ Quê cha ở Quảng Nam nhưng tuổi thơ gắn với phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương - Gia đình: + Công chức gốc quan lại. + Là em ruột của Nhất Linh, Hoàng ĐạoI.TÌM HiỂU CHUNGNhóm tự lực văn đoàn Phố huyện Cẩm Giàng khi xưaPhố huyện Cẩm Giàng ngày nayb. Sự nghiệp- Quan điểm sáng tác lành mạnh, tiến bộ.- Tác phẩm chính (SGK)c. Phong cách sáng tác. Sở trường sáng tác truyện ngắn với đặc điểm:+ Cốt truyện đơn giản thường là “Truyện không có cốt truyện+ Đề tài: Cuộc sống lầm than của dân nghèo+ Nhân vật: Những kiếp người nhỏ bé+ Lối viết: nhẹ nhàng, tinh tế, thâm trầm, kín đáo, xen giữa hiện thực và lãng mạn.2. Tác phẩmXuất xứ: In trong tập “Nắng trong vườn” (1938)b. Chủ đề: Niềm xót thương của t/g đối với những con người sống nghèo khổ, bế tắc và sự cảm thông trân trọng trước mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn.c.Thể loại: Truyện trữ tình – không có cốt truyện.d. Tóm tắt:e. Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu -> phía làng: Quang cảnh và tâm trạng hai đứa trẻ lúc chiều tàn + Phần 2: Tiếp theo -> mơ hồ không hiểu: cuộc sống nơi phố huyện và tâm trạng hai đứa trẻ lúc đêm về. + Phần 3: Còn lại: Tâm trạng hai đứa trẻ lúc đoàn tàu đêm đi qua Thời gian truần thuật – một chiều: chiều -> đêm. Theo tâm trạng nhân vật – Liên: buồn man mác -> thấm thía –> lắng sâu. Không gian trần thuật: quang cảnh chung-> phiên chợ -> góc phố huyện. Ngôi kể thứ 3 3. Lối trần thuật1 . Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.Cảnh ngày tàn.Cảnh chợ tàn. Những kiếp người tàn. Tâm trạng của Liên.2. Bức tranh phố huyện lúc về đêm.Bức tranh cảnh vật. Bức tranh sinh hoạt Tâm trạng của Liên.3. Bức tranh phố huyên lúc đợi tàu.Nguyên nhân đợi tàuHình ảnh đoàn tàu và tâm trạng của hai chị em Liên. Ý nghĩa đợi tàu.1 . Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.Cảnh ngày tàn.Cảnh chợ tàn. Những kiếp người tàn. Tâm trạng của Liên.II. ĐỌC - HiỂU VĂN BẢNÂm thanh quen thuộc: Tiếng trống thu không. Tiếng ếch nhái kêu. Tiếng muỗi vo ve. Những âm thanh quen thuộc, đặc trưng của buổi chiều quê yên bình, êm ả.Sắc trời chiều tà: Màu đỏ rực như lửa cháy. Màu hồng như hòn than sắp tàn Màu đen của lũy tre. Bóng tồi đang xâm chiếm. Mùi vị: Mùi ẩm mốc của đất trộn lẫn với cát bụi. -> Mùi vị của quê hương.1. . Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn. a. Cảnh ngày tànII. ĐỌC - HiỂU VĂN BẢNCâu văn giàu nhịp điệu, nhẹ nhàng, êm ả và giàu hình ảnh, màu sắc âm thanh. Ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng chọn lọc, tinh tế. Khơi gợi cái hồn của cảnh vật buổi chiều của làng quê Việt Nam – một không gian êm ả, dịu nhẹ hiu hắt, buồn và tĩnh lặng. - Người đi về hết và tiếng ồn ào cũng mất -> âm thanh tàn lụi. - Trên đất chỉ còn lại rác rưởi và chỉ còn vài người bán hàng về muộn -> cảnh vật tiêu điều, xơ xác.- Những đứa trẻ lom khom, nhặt nhạnh -> tuổi thơ tàn. Cảnh phiên chợ tàn xác xơ tiêu điều được tái hiện lại rất cụ thể, sinh động, chân thực.b. Cảnh chợ tàn Mấy đứa trẻ nghèo nơi xóm chợ nhặt nhạnh rác rưởi vương vãi đáng thương, tội nghiệp. Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước ế ẩm lại là một số phận lam lũ. Cụ Thi điên nghiện rượu tiêu biểu cho kiếp người tàn tạ về tâm hồn.Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.c. Những kiếp người tàn: Chị em Liên không có tuổi thơ.⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.d . Tâm trạng của Liên.- Lòng buồn man mác.- Liên động lòng thương. ⇒ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình.2. Bức tranh phố huyện lúc về đêm. Bức tranh cảnh vật. Bức tranh sinh hoạt Tâm trạng của Liên.II. ĐỌC - HiỂU VĂN BẢNa. Bức tranh cảnh vật.- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối:+ “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.+ “Tối hết con đường thẳm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”. ⇒ Bóng tối bao phủ phố huyện.- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ: Vệt sáng đom đóm, khe sáng, quầng sáng, chấm sáng, hột sáng ⇒ Ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.2. Bức tranh phố huyện lúc về đêm.b. Bức tranh sinh hoạt.- Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại:+ Chị Tí dọn hàng nước.+ Bác Siêu hàng phở.+ Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”,“Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”+ Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu.⇒ Cuộc sống nghèo khổ, nhàm chán, đơn điệu không lối thoát.- Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ” ⇒ mơ hồ, tội nghiệp⇒ Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.3. Bức tranh phố huyên lúc đợi tàu.Nguyên nhân đợi tàuHình ảnh con tàu và tâm trang của hai đứa trẻ. Ý nghĩa đợi tàu.a. Nguyên nhân đợi tàu.+ Mọi người ở phố huyện: Để bán hàng -> Vì mưu sinh + Chị em Liên: Vì mẹ dặn Hoài niệm. Khát vọng b. Hình ảnh con đoàn và tâm trạng của hai chị em Liên.- Khi tàu đến:+ Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.+ Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.3. Bức tranh phố huyên lúc đợi tàu.- Khi tàu đi vào đêm tối:+ Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.+ Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.⇒ Đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ, mang đến phố huyện nghèo một thế giới khác, đó là thế giới mà Liên luôn mong ước.4. Đặc sắc về nghệ thuật:- Cốt truyện đơn giản.- Bút pháp tương phản, đối lập.- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của nhân vật.- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.III. TỔNG KẾT.Truyện ngắn ‘Hai đứa trẻ’ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước Cách mạng và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ.AI NHANH HƠN AI ?1. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là của tác giả nào sau đây?A. Vũ Trọng Phụng B. Nam CaoC. Thạch Lam D. Nguyễn Công Hoan2. Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Thạch Lam?A. Sinh năm 1910, mất năm 1942.B. Sinh năm 1915, mất năm 1951.C. Sinh năm 1918, mất năm 1966D. Sinh năm 1912, mất năm 1939.3. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, trích từ tập nào của ông?A. Hà Nội băm sáu phố phường.B. Gió đầu mùaC. Nắng trong vườnD. Theo dòng4. Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây? A. Nhân văn giai phẩmB. Phong trào Thơ mớiC. Tự lực Văn đoàn D. Hội Tao Đàn 5. Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?A. Phóng Sự B. Truyện ngắnC. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút6. Phong cách nghệ thuật tạo nên sự đặc sắc trong truyện ngắn của Thạch Lam là:A. Điềm tĩnh và nhẹ nhàng.B. Thi vị và lãng mạnC. Hiện thực và trữ tình, thi vị.D. Hiện thực và siêu thực7. Dòng nào sau đây nhận định không chính xác về Thạch LamA. Thạch Lam ở mảng phóng sự, nhưng là cây bút tài hoa khi viết tiểu thuyết diễm tình.B. Hai yếu tố “Hiện thực” và “Trữ tình, thi vị” luôn đan cài, xen kẽ vào nhau tạo nên nét đặc thù, đặc sắc khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của ông.C. Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện đặc biệt. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương.D. Ông đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế.8. Cảnh vật trong thiên truyện “Hai đứa trẻ” được diễn ra theo trình tự thời gian nào?A. Bình minh - trưa - chiều.B. Trưa - chiều – đêmC. Khuya và về sáng.D. Hoàng hôn – đêm - đêm khuya.9. Nếp sinh hoạt phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được miêu tả như thế nào?A. Náo nức - sinh động.B. Trù phú - tươi vui.C. Thanh bình - yên ảD. Mỗi lúc một hiu hắt, tàn lụi hơn.10. Cảnh nào sau đây không có trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam?A. Phố huyện lúc bình minh.B. Phố huyện lúc hoàng hônC. Phô huyện trong đêm.D. Phố huyện về khuya.11. Vì sao chị em Liên và An trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đêm nào cũng cố thức để được nhìn chuyến tàu qua? Để thể hiện tâm trạng ấy, Thạch Lam muốn nói gì với người đọc? Dòng nào sau đây là nhận định chưa chuẩn xác?A. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là vì để chờ bán thêm một ít hàng.B. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là chính là vì khao khát thoát khỏi cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống. Chuyến tàu đêm là một hình ảnh cụ thể của một thế giới khác: “một cái gì tươi sáng” mà Liên và An chờ đợi.C. Tác giả bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, vô danh trong xã hội, đồng thời ông muốn thức tỉnh con người, hướng họ tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn.12. Tâm trạng của Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống ở phố huyện như thế nào?A. Cảm thấy nhẹ nhõm khi chiều đến, được nghỉ ngơi vì đã qua một ngày mệt mỏi.B. Vui vẻ và náo nức chờ đón chuyến tàu đi qua.C. Được cùng trò chuyện với chị Tí, bác Siêu... và ngắm ông “thần nông” trên bầu trời đêm.D. Buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn.13. Hình ảnh cuối cùng khép lại một “ngày tàn” và cũng là hoạt động cuối cùng trong thiên truyện là?A. Bà cụ Thi vừa đi vừa cười khanh khách về phía cuối làng.B. Bác Siêu đưa hàng phở đến.C. Chuyến tàu khuya đến và đi qua.D. Chị Tí gánh hàng nước đi qua.Câu 14: Câu văn nào sau đây không nhằm gợi lên vẻ đẹp bình dị mà thơ mộng và tình yêu quê hương?A. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu vang ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.B. Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa.C. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh với vệt sáng của những con đóm đóm bay là là trên mặt đất hay len vào cành cây.D. Tiếng trống thu không, trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Câu 15: Dòng nào sau đây nhận định không chính xác về Thạch LamA. Thạch Lam ở mảng phóng sự, nhưng là cây bút tài hoa khi viết tiểu thuyết diễm tình.B. Hai yếu tố “Hiện thực” và “Trữ tình, thi vị” luôn đan cài, xen kẽ vào nhau tạo nên nét đặc thù, đặc sắc khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của ông.C. Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện đặc biệt. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương.D. Ông đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế.THE END

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_hai_dua_tre_cua_thach_lam.pptx