Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết học: Chí Phèo

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết học: Chí Phèo

* Quan điểm nghệ thuật "vị nhân sinh"

Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “Sống và Viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945.

 

pptx 13 trang lexuan 6020
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết học: Chí Phèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chí PhèoNam CaoPhần Một:Tác GiảNhóm 2 – 11A6II. Sự nghiệp văn họcQuan điểm nghệ thuật* Quan điểm nghệ thuật "vị nhân sinh"* Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “Sống và Viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945.“Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than .”.(Giăng sáng)Nghệ thuật vị nhân sinh: Văn học phải gắn liền với đời sống của nhân dân lao động, phản ánh chân thực cuộc sống “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ,vừa đau đớn, vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn”(Đời thừa)Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả.“ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.(...) Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”.(Đời thừa)Nam Cao đòi hỏi rằng nghề văn phải là nghề sáng tạo. Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệpNghệ thuật vị nhân sinh: Văn học phải gắn liền với đời sống nhân dân lao động.Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả.Nghề văn phải là nghề sáng tạo. Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệpQuan điểm nghệ thuật có tính hệ thống nhất quán và tiến bộ mang tính nguyên tắc của xu hướng văn học hiện thực tiến bộ và văn học chân chính nói chung.Câu 1: Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là gì?A. Nghệ thuật vị nhân sinhB. Nghệ thuật nghịch dịC. Nghệ thuật vị kỉD. Nghệ thuật vị nghệ thuậtCâu 2: Đối tượng nào được đề cập nhiều nhất trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám?A. Nông dân nghèo và trí thức tiểu tư sản nghèo.B. Giai cấp công nhân và thực dân.C. Bọn địa chủ và thực dân tàn ác.D. Bọn phong kiến và thực dân Pháp.Câu 3: Hình tượng nhân vật nào trong sáng tác của Nam Cao được xem như đạt tới mức của một “siêu điển hình” nghệ thuật?A. Lão HạcB. Chí Phèo.C. Hộ (Đời thừa).D. Điền (Trăng sáng).Câu 4: Tiền đề chủ quan nào đưa Nam Cao đến với con đường “Nghệ thuật vị nhân sinh”?A. Từ sự bất công của xã hộiB. Từ trái tim tràn đầy tình yêu thương đồng loại của chính Nam CaoC. Từ những trải nghiệm bản thân nhiều vất vả, lao đao, nghèo khổD. Từ truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc taCâu 5: Trong các tác phẩm sau đây của Nam Cao, tác phẩm nào không thuộc về đề tài người trí thức nghèo?A. Đời thừaB. Một đám cướiC. Trăng sángD. Nước mắtCâu 6: “Chí Phèo” là tác phẩm của nhà văn nào sau đây?A. Ngô Tất TốB. Vũ Trọng PhụngC. Nam CaoD. Nguyễn Công Hoan

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tiet_hoc_chi_pheo.pptx