Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 11: Chữ người tử tù - Năm học 2022-2023 - Hiếu Công

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 11: Chữ người tử tù - Năm học 2022-2023 - Hiếu Công

2. Tập truyện “ Vang bóng một thời”

-Nhân vật chính: những trí thức hán học tài hoa lỗi lạc. Họ là lớp nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “Thiện lương “ và “sự trong sạch của tâm hồn

-Nội dung: kể về các phong tục đẹp, cách ăn chơi thanh lịch tao nhã có văn hóa: thả thơ, đánh thơ, thưởng trà.

-Chủ đề : Thông qua những vẻ đẹp còn vang bóng, nhà văn kín đáo bày tỏ thái độ bất hòa sâu sắc trước thực tại cũng như lòng yêu nước và tinh thần dân tộc .

 

pptx 22 trang Trí Tài 01/07/2023 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 11: Chữ người tử tù - Năm học 2022-2023 - Hiếu Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chữ người tử tù 
Người trình bày : Hiếu Công – Lys 21-24 cnt 
-Nguyễn Tuân- 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
- Nguyễn Tuân ( 1910-1987) , sinh ra tại Hà Nội trong gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn 
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn , một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp . 
- Ông đặc biệt thành công ở hai thể loại : truyện ngắn và tùy bút 
- Phong cách nghệ thuật : tài hoa, uyên bác 
TÁC GIẢ NGUYỄN TUÂN 
1910 - 1987 
I. Tìm hiểu chung 
2. Tập truyện “ Vang bóng một thời” 
-Nhân vật chính: những trí thức hán học tài hoa lỗi lạc. Họ là lớp nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “Thiện lương “ và “sự trong sạch của tâm hồn 
-Nội dung: kể về các phong tục đẹp, cách ăn chơi thanh lịch tao nhã có văn hóa: thả thơ, đánh thơ, thưởng trà. 
- Chủ đề : Thông qua những vẻ đẹp còn vang bóng, nhà văn kín đáo bày tỏ thái độ bất hòa sâu sắc trước thực tại cũng như lòng yêu nước và tinh thần dân tộc . 
I. Tìm hiểu chung 
3. Truyện ngắn “ Chữ người tử tù” 
-Lúc đầu có tên : Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí “Tao đàn” 
- Năm 1940 được đưa vào tập truyện “Vang bóng một thời” và đổi tên: Chữ người tử tù. 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Tình huống truyện đặc sắc 
Huấn Cao 
Viên quản ngục 
Xét trên bình diện nghệ thuật 
+ Có tài viết chữ đẹp 
+ Khát khao ánh sáng của chữ nghĩa 
=> Cuộc gặp gỡ của hai tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Tình huống truyện đặc sắc 
Huấn Cao 
Viên quản ngục 
Xét trên bình diện xã hội 
Tử tù 
Quản ngục 
=> Cuộc đụng đầu giữa hai kẻ đối nghịch 
*Tình huống truyện đầy kịch tính , éo le 
+ Làm nổi bật tính cách nhân vật+ Thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm 
II. Đọc hiểu văn bản 
2.Nhân vật Huấn Cao 
- Thân phận : kẻ tử tù , kẻ phản nghịch chống lại triều đình phong kiến 
- Những phẩm chất cao đẹp : 
* Về tài năng : 
+ Người khắp vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. -> Văn hay chữ tốt 
+ Tài bẻ khóa và vượt ngục. -> Võ nghệ cao cường 
Là một người văn võ toàn tài, một nghệ sĩ tài hoa uyên bác 
II. Đọc hiểu văn bản 
2.Nhân vật Huấn Cao 
- Những phẩm chất cao đẹp : 
* Về tính cách: 
+Hành động : dám chống lại triều đình phong kiến 
+ Khi bước vào ngục : giữ thái độ lạnh lùng , cúi dỗ cái gông đầy rệp, bất chấp lời dọa nạt của bọn lính 
Tư chất anh hùng hiên ngang, bình tĩnh. 
II. Đọc hiểu văn bản 
2.Nhân vật Huấn Cao 
* Về tính cách: 
+ Ngày ngày thản nhiên nhận rượu thịt và nhận sự biệt đãi của Quản ngục, xem như “việc thường làm trong cái hứng sinh bình” 
+ Trả lời viên quản ngục một cách khinh bạc: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây nữa”. 
phong thái ung dung, coi thường cái chết, hoàn toàn tự do về tinh thần. 
khinh bạc, thách thức, không sợ cường quyền. (uy vũ bất năng khuất) 
II. Đọc hiểu văn bản 
2.Nhân vật Huấn Cao 
* Về tâm hồn: 
“Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” 
Nhân cách chính trực, trọng nghĩa khinh lợi. 
II. Đọc hiểu văn bản 
2.Nhân vật Huấn Cao 
* Về tâm hồn: 
- Khi hiểu được tấm lòng của viên Quản ngục: xúc động “lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười” và đồng ý cho chữ vì “cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài...” , sợ “sẽ phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.” 
Thiên lương trong sáng cao đẹp . 
- Khuyên nhủ, cảm hóa Quản ngục hướng thiện : “hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến việc chơi chữ”. 
II. Đọc hiểu văn bản 
3.Nhân vật viên quản ngục 
*Hoàn cảnh sống và công việc 
- Làm chức quan coi ngục, đại diện cho pháp luật triều đình phong kiến 
Tuy chưa gặp Huấn Cao, nhưng đã tỏ ra ngưỡng mộ và khâm phục một con người nổi tiếng tài hoa và khí phách ở vùng tỉnh Sơn. 
 Hoàn cảnh dễ làm cho con người tha hóa 
*Tính cách 
II. Đọc hiểu văn bản 
3.Nhân vật viên quản ngục 
+ Sau đó: đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự đã biến mất hẳn -> có sự lựa chọn đúng đắn cho riêng mình 
- Trong đêm trước khi nhận tù: 
+ Nghĩ ngợi băn khoăn , ngồi bóp thái dương , bộ mặt tư lự -> day dứt vì đã chọn nhầm nghề 
Tính cách nhân hậu, biết giá người và biết trọng người ngay thẳng. 
-> Tâm hồn đẹp : “một tấm lòng trong thiên hạ”, “cái thuần khiết giữa một đống cặn bã”, “một thanh âm trong trẻo xen vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật hỗn loạn, xô bồ”. 
3.Nhân vật viên quản ngục 
+ Nhìn sáu tử tù với cặp mắt hiền lành, tỏ lòng kiêng nể tuy cố giữ kín đáo. 
- K hi đón tù: 
+ Bảo lính ngục quét dọn lại buồng giam. 
+ Dâng rượu thịt, biệt đãi Huấn Cao với thái độ cung kính, lễ phép. 
+ Tái nhợt đi, hốt hoảng, ân hận vì chưa xin được chữ khi nhận tin ngày mai Huấn Cao nhận án chém. 
Bất chấp pháp luật, không sợ cường quyền, trọng người có tài và khí phách như Huấn Cao 
3.Nhân vật viên quản ngục 
+ Thái độ : vội khúm núm 
- K hi Huấn Cao cho chữ : 
+ Sở nguyện : có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời. 
Cung kính, vái lạy người tù, rỉ nước mắt nghẹn ngào khi nghe lời khuyên của Huấn Cao: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh.” 
Người yêu mến, say mê cái đẹp, cúi lạy trước cái đẹp và cái thiên lương trong sáng. 
4.Cảnh cho chữ 
+ Không gian 
Hoàn cảnh cho chữ 
- Thời gian: đêm khuya 
Cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, dơ bẩn; 
Buồng giam chật hẹp, tăm tối, ẩm ướt, hôi hám, đầy mạng nhện, đầy phân gián phân chuột 
Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, màu trắng tinh của tấm lụa, mùi thơm của lọ mực và tấm lụa bạch 
>< 
4.Cảnh cho chữ 
- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn 
Cảnh tượng xưa nay chưa từng có 
Tù nhân 
Người đón nhận cái đẹp 
Người ban phát cái đẹp 
Cai ngục 
4.Cảnh cho chữ 
-> Khảng định sự chiến thắng của ánh sang đối với bóng tối , của cái tài, cái đẹp và thiên lương trong sang đối với cái ác, cái xấu 
Ý nghĩa cảnh cho chữ và lời khuyên của Huấn Cao: 
- Cái đẹp có thể sinh ra từ trong bóng tối, từ nơi dơ bẩn, tàn ác nhất nhưng không thể cùng tồn tại với cái xấu, cái ác 
-> Lời khuyên chân thành sẽ cảm hóa con người, hướng con người về với cái thiện 
- Cái đẹp có thể cứu rỗi linh hồn con người 
5.Tổng Kết 
- Qua đó, ta cũng thấy được quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân. Đó là việc lựa chọn những con người để đưa vào tác phẩm của mình, phải là những con người tài hoa, tài tử, khí phách hiên ngang mang vẻ đẹp vang bóng thời xưa trong thời kì trước cách mạng và là con người lao động bình dị, thuần thục, nhuần nhuyễn với công việc của mình thời kì sau cách mạng.  
* Giá trị nội dung 
- Khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao , người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên lương trong sáng và tiêu biểu cho kiểu người chỉ còn vang bóng trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng. 
5.Tổng Kết 
- Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao: giữa kẻ tử tù với viên quản ngục, đặc biệt là trong cảnh cho chữ cuối truyện, khi vị trí của các nhân vật trong tác phẩm hoàn toàn bị đảo lộn để nâng cao vị thế của Huấn Cao - đại diện cho thiên lương trong sáng, trong chốn ngục tù tăm tối, bẩn thỉu, tà ác. 
* Giá trị nghệ thuật 
- Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo với màu sắc, không khí cổ xưa tạo ra những đặc sắc cho câu chuyện 
- Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình để dựng nên những hành động, lời nói, khung cảnh mang đậm nét cổ xưa, cũng là để tạo cơ hội cho nhân vật Huấn Cao bộc lộ hết khí khái, bản chất của mình 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_11_chu_nguoi_tu_tu_nam_hoc_2022_20.pptx