Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 14: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu - Năm học 2022-2023 - Nhóm 2 - Trường THPT Đông Tiền Hải

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 14: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu - Năm học 2022-2023 - Nhóm 2 - Trường THPT Đông Tiền Hải

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.

Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:

- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

pptx 26 trang Trí Tài 03/07/2023 1350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 14: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu - Năm học 2022-2023 - Nhóm 2 - Trường THPT Đông Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 
Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. 
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ: 
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! 
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn) 
Câu hỏi 
 Câu 1: Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? 
 Câu 2: Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích? 
Câu 3: Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy. 
Khi thay đổi trật tự từ trong câu mà không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu, người ta gọi đó là lựa chọn trật tự từ trong câu. Thông thường, mỗi câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách sắp xếp đem lại một hiệu quả diễn đạt riêng, thể hiện được ý đồ, thái độ nhất định của người nói, người viết. 
Trong tiếng Việt, cấu trúc câu văn thông thường là cấu trúc chủ - vị (chủ ngữ đứng trước - vị ngữ đứng sau). Trong bài văn nghệ thuật trật tự các thành phần câu có thể thay đổi, có thể được biến hoá rất linh hoạt. Tuy nhiên, sự thay đổi đó phải phù hợp với văn cảnh, ngữ cảnh, sao cho đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải là sự thay đổi, biến hoá tuỳ tiện. 
THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU 
Thầy cô cần full bài giảng liên hệ zalo:  0816435825 
I. Nhắc lại kiến thức cũ 
2 phút nhắc lại khái niệm: Câu chủ động, câu bị động, khởi ngữ là gì? 
Câu chủ động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. 
Câu bị động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. 
Khởi ngữ: Là thành phần câu nêu lên đề tài của câu, là điểm xuất phát của điều thông báo trong câu. 
II. Trật tự trong câu đơn 
1. Ví dụ 1 
Đọc đoạn trích, Chú ý trật tự các bộ phận in đậm trong câu: 
Hắn móc đủ loại túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:  -Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.  (Nam Cao, Chí Phèo) 
Yêu cầu 
Xử lí yêu cầu 
Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự "rất sắc, nhưng nhỏ" mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không? 
Sắp xếp theo trật tự một con dao rất sắc, nhưng nhỏ, câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa, vì rất sắc và nhỏ là thành phần đẳng lập: cùng làm thành phần phụ cho danh từ “con dao”. Nhưng đặt vào đoạn văn thì trật tự sắp xếp không phù hợp với mục đích của hành động : đe dọa, uy hiếp đối phương. 
 Việc sắp xếp trật tự "nhỏ, nhưng rất sắc" có tác dụng như thế nào với sự thể hiện ý nghĩa của câu và sự liên kết ý trong đoạn văn? 
 Sắp xếp đó có mục đích: dồn trọng tâm thông báo vào cụm từ rất sắc cho phù hợp với ý định của Chí Phèo là đe dọa, uy hiếp Bá Kiến. 
So sánh trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp sau: "Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy làm sao chặt được cành cây to này!? 
 Người nói nhằm thực hiện hành động và mục đích chế nhạo, phủ định tác dụng của con dao nên đặt tính từ nhỏ ở cuối câu (phù hợp). 
Câu hỏi: Trong mỗi trường hợp trên đây, trật tự sắp xếp các bộ phận câu có mục đích gì? 
Trong mỗi tình huống giao tiếp, mỗi ngữ cảnh, câu có một mục đích, một nhiệm vụ giao tiếp khác nhau. Đồng thời, người nói (người viết) thực hiện những hành động nói khác nhau. Vì thế cần xác định trọng tâm thông báo của mỗi câu ở mỗi tình huống, và trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu. 
Bài học 
II. Trật tự trong câu đơn 
2. Ví dụ 2 
Một học sinh THCS còn lưỡng lự trong việc chọn giữa 2 cách viết sau đây. Hãy giúp bạn đó lựa chọn cách viết tối ưu và giải thích lí do? 
A - Bạn em nhỏ người nhưng rất thông minh. Thầy giáo đã chọn bạn ấy bào đội tuyển học sinh giỏi  B - Bạn em rất thông minh, nhưng nhỏ người. Thầy giáo đã chọn bạn ấy bào đội tuyển học sinh giỏi 
Trong ngữ cảnh đó, cách viết A là tối ưu  - cụm từ thông minh là trọng tâm thông báo,là luận cứ quan trong để dẫn đến kết luận “ đưa vào đội tuyển học  sinh giỏi” 
=> vì thế “thông minh” cần đặt sau đặc điểm “ nhỏ người” . 
Kết luận 
II. Trật tự trong câu đơn 
3. Ví dụ 3 
Trong những đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian, nhưng bộ phân đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu, giữa, cuối câu).hãy phân tích tác dụng cuả mỗi cách xếp??? 
a. Một đêm khuya , Mị nghe tiếng gõ vách/ /.Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.  Sáng hôm sau , Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pá Tra..  (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ) 
TRẢ LỜI 
-Câu đầu bắt đầu kể về một sự kiện cụm từ chỉ thời gian ở đầu câu là phù hợp với việc nêu hoàn cảnh, sau đó mới thuật lại sự kiện.  -Câu tiếp theo cũng đặt cụm từ chỉ thời gian ( sáng hôm sau) ở đầu câu để tạo mạch tiếp nối về thời gian. 
b. Nhưng mà biết đứa nào đẻ ra Chí Phèo? Có trời mới biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết  Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương , đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp/ /  (Nam Cao, Chí Phèo) 
Một buổi sáng tinh sương 
Cụm từ chỉ thời gian cần đạt giữa câu, dành phần đầu câu cho cụm từ chỉ người thực hiện hành động. 
Tác dụng của nó nhấn mạnh vào thời điểm còn rất sớm. Đó là buổi sớm mai sương chưa tan. Chí Phèo đã bị vứt bỏ trong cái lò gạch. 
c. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra  Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm.  (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ) 
Cụm từ chỉ thời gian “đã mấy năm” đặt ở cuối câu vì nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm thông báo 
Cho nên ở câu này “Mị về làm dâu nhà Pátra” tuy là thành phần chính của câu nhưng cũng là thông tin cũ đã biết ở câu trước 
Cụm “đã mấy năm” tuy là thành phần phụ về ngữ pháp, nhưng là thành phần quan trọng nhất thông tin về thời gian làm dâu 
=> Vậy phải đặt ở cuối câu 
III. Trật tự trong câu ghép 
Câu ghép là câu chứa 2 hay nhiều hơn kết cấu C-V. 
Mỗi C-V diễn đạt 1 sự việc, những sự việc này có mối quan hệ với nhau. 
Thầy giáo /giảng bài, chúng em /chăm chú nghe giảng. 
Bố /đi làm, mẹ/ đi chợ , chị/ quét nhà, em/ học bài. 
III. Trật tự trong câu ghép 
1. Ví dụ 1 
Trong những câu ghép ở đoạn trích SGK trang 158, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại? Khi đặt vế đó ở vị trí trước thì nội dung của câu và mạch ý của đoạn có gì thay đổi? 
Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép này (là vì chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì đó rất xa xôi) cần đặt sau vì vế chính (hắn lại nao nao buồn) cần đặt trước để liếp tục nói về “hắn” 
a. Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi . Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải.  (Nam Cao, Chí Phèo) 
=> vế chính đặt trước để liên kết dễ dàng với những câu đi trước, vế phụ đặt sau để liên kết dễ dàng với những câu đi sau. 
b . Thưa cụ, việc đó là việc riêng của chị cháu. Tùy ý chị cháu cư xử. Cháu không có quyền lạm bàn tới, tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện, cháu vẫn là ngưới chịu ơn.  (Khái Hưng, Nửa chừng xuân) 
 Vế chỉ sự nhượng bộ (tuy ...) đặt sau câu. Đó là vế phụ xét về cấu tạo ngữ pháp (đặt trước vế chính) những trường hợp này được đặt sau, để bổ sung một thông tin cần thiết “chịu ơn”. 
III. Trật tự trong câu ghép 
2. Ví dụ 2 
Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống ở đầu đoạn văn sau đây: 
a. [ ] Trong các thời kì khác nhau trước đây, các nhà chính trị, nhà văn lỗi lạc, đã phát triển nó và hoàn toàn nắm vững nó. Ví dụ: Na- pô – lê – ông đọc tốc độ 2000 từ/phút, Ban-dắc đọc tốc độ 4000 từ/phút, Mác-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây, 
A- Các phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới lạ nhưng trong những năm gần đây nó đã được phổ biến khá rộng.  B- Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới lạ nhưng nó đã được phổ biến khá rộng  C- Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng nhưng nó không phải là điều mới lạ.  D- Các phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới lạ nhưng nó đã được phổ biến khá rộng trong những năm gần đây. 
Đặt trạng ngữ (“ trong những năm gần đây”) ở đầu câu để tạo ra sự đối lập với trạng ngữ ( “ trong các thời kì trước đây” ) ở câu 2.  Cần bố trí vế câu “ nó không phải là điều mới lạ” ở cuối câu đầu để thể hiện rõ chủ đề của cả đoạn, chủ đề này sẽ được cụ thể hóa ở những câu sau đó 
Vậy chọn C 
b. Cây tre Việt Nam! Cây tre . Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.  (Thép Mới – “Cây tre Việt Nam”) 
III. Trật tự trong câu ghép 
2. Ví dụ 2 
Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống ở đầu đoạn văn sau đây: 
a.xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm 
 b.ngay thẳng, nhũn nhặn, xanh, can đảm, thủy chung. 
 c. can đảm, thủy chung, xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng. 
 d. nhũn nhặn, xanh, thủy chung, ngay thẳng, can đảm. 
Xanh: nhấn mạnh vẻ đẹp hình thức bên ngoài. 
Nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm:  nói tới vẻ đẹp và phẩm chất bên trong.  =>đúc kết được phẩm chất đáng quý của cây tre theo trình tự miêu tả từ hình thức bên ngoài đến vẻ đẹp, phẩm chất bên trong. 
Vậy chọn A 
Vậy Muốn xác định được điều kiện và tác dụng của một sự sắp xếp trật tự các bộ phận trong câu, cần: 
+Phải đặt câu vào văn cảnh 
 + Phải xem xét quan hệ về ý giữa câu đó với những câu đi trước và sau câu đó. 
 +Phân tích nhiệm vụ thông báo của từng câu. 
Thầy cô cần full bài giảng liên hệ qua zalo 0816435825 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_14_thuc_hanh_ve_lua_chon_trat_tu_c.pptx