Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A9 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A9 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Tiết 1:

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

2. Tác phầm

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Cảnh thu

Tiết 2:

II. Tìm hiểu tác phẩm

2. Tình thu

III. Tổng kết và luyện tập

 

pptx 65 trang Trí Tài 04/07/2023 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A9 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÌN CÁC DỮ LIỆU HOẶC HÌNH ẢNH ĐỂ ĐOÁN NỘI DUNG PHÙ HỢP 
Thể thơ mang sự kết hợp hài hoà giữa “Yếu tố Nôm” và “yếu tố đường luật”, hoà quyện và đan xen lẫn nhau được hiểu là thể thơ gì? 
Thơ Nôm Đường luật 
Câu thơ dưới đây cho em nhớ tới mùa nào trong năm? 
Bỗng nhận ra hương ổi 
Phả vào trong gió se 
Sương chùng chình qua ngõ 
Hình như đã về! 
Mùa thu 
Tác giả trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” trong chương trình Ngữ văn lớp 7 là ai? 
Đọc thuộc bài thơ được quà 
Nguyễn Khuyến 
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An lựa chọn lối sống nào khi bất mãn và không còn được trọng dụng? 
Ở ẩn 
TRÒ CHƠI 
LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA VĂN HỌC 
Thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta vào năm? 
Mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thực dân Pháp đã nổ tiếng súng và tiến hành xâm lược ở đâu? 
Triệu đại phong kiến cuối cùng trong triều đại phong kiến Việt Nam là triều đại nào? Em biết gì về triệu đại này? 
CÂU CÁ MÙA THU 
Nguyễn Khuyến 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
Tiết 1: 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
2. Tác phầm 
II. Tìm hiểu tác phẩm 
1. Cảnh thu 
Tiết 2: 
II. Tìm hiểu tác phẩm 
2. Tình thu 
III. Tổng kết và luyện tập 
I. Tìm hiểu chung 
NGUYỄN KHUYẾN 
1 
Nguyễn Khuyến (1835-1909), hiệu là Quế Sơn, quê: Hà Nam trong nhà làm quan. 
2 
Là người tài cao học rộng, đỗ đầu ba kì thi, thường được gọi bằng cái tên trân trọng Tam Nguyên Yên Đổ. 
 Ông chỉ làm quan 10 năm, sau đó về ở ẩn. Ông gắn bó sâu nặng với làng quê Bắc Bộ 
Ông là người có tấm lòng yêu nước, thương dân 
3 
4 
SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC 
Thơ văn ông nói lên tình yêu quê hương đất nước thể hiện trong sự u hoài trước cảnh đổi thay của đất nước, thể hiện trong những bài thơ phản ánh cuộc sống của những người dân quê, những bức tranh làng quê đất Việt và những bức tranh biếm họa thâm trầm 
Ông để lại cả một sự nghiệp rộng lớn trên nhiều thể loại, ở thể loại nào cũng có những đóng góp xuất sắc: thơ thất ngôn bát cú, hát nói, câu đố...Thơ bao gồm cả thơ chữ Hán và chữ Nôm song chỉ có thơ văn Nôm được mọi người khâm phục hơn hết. 
Được mệnh danh: “Nhà thơ dân tình cảnh làng Việt Nam” 
Cuộc đời của Nguyễn Khuyến là cuộc đời của 1 trí thức dân tộc có tài năng lớn, sống thanh bạch đôn hậu gần gũi với nhân dân lao động, gắn bó sâu nặng với đất nước tuy chưa phải là 1 chiến sĩ cứu nước. 
THẢO LUẬN NHÓM 
Nhóm 1: Nêu Hoàn cảnh sáng tác và Xuất 
xứ bài thơ? 
Nhóm 2: Nêu thể loại và đề tài bài thơ? 
Nhóm 3+4: Chia bố cục bài thơ? 
2. Tác phẩm “Câu cá mùa thu” 
- Xuất xứ, HCST của tác phẩm: bài thơ nằm trong chùm ba bài thơ thu: thu điếu (câu cá mùa thu), thu vịnh (Làm thơ mùa thu), thu ẩm (Uống rượu mùa thu). Đây là chùm thơ đặc sắc về mùa thu, đặc trưng cho quê hương làng cảnh Việt Nam. được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884). 
2. Tác phẩm “Câu cá mùa thu” 
- Thể loại bài thơ: thể thất ngôn bát cú Đường luật. 
- Đề tài: mùa thu. Đây là đề tài quen thuộc trong thơ ca. (Trong thơ cổ, chữ thu được ghép bằng chữ tâm và chữ sầu). Đây là mùa gợi cảm nó gieo vào lòng người những cảm xúc tinh tế. 
Đọc bài thơ về đề tài mùa thu mà em biết? 
BỐ CỤC 
Cách 1: Đề - thực – luận – kết (Theo kết câu củabìa thơ thể thất ngôn bát cú Đường luật). 
Cách 2: Bổ dọc bài thơ: 
+ Cảnh thu 
+ Tình thu 
II. Tìm hiểu tác phẩm 
CÂU CÁ MÙA THU 
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, 
Là vàng trước gió khẽ đưa vèo. 
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, 
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. 
Tựa gối buông cần lâu chẳng được, 
Cá đâu đớp động dưới chân bèo. 
Cảnh 
Thu 
Tình 
Thu 
Trên thuyền câu 
Nhìn ra mặt ao 
Nhìn lên bầu trời 
Nhìn tới ngõ vắng 
Về ao thu 
Cảnh thu được đón nhận từ gần —> Cao xa —> Gần 
Điểm nhìn: 
1. Cảnh thu 
a. Hai câu đề 
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo 
- Khung cảnh: ao thu, chiếc thuyền câu 
+ Ao thu: lạnh lẽo. “Lạnh lẽo” là một từ láy gợi cảm giác về cái lạnh của mùa thu, cái tĩnh lặng của không gian. 
+ Nước thu: trong veo, có thể nhìn thấy tận đáy, không một chút vẩn đục như in bóng mây trời 
+ Chiếc thuyền câu: “một chiếc” càng gợi sự tĩnh lặng của không gian, sự đơn độc của người đi câu. “Bé tẻo teo” càng làm cho chiếc thuyền câu trở nên bé nhỏ. 
a. Hai câu đề 
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo 
- Nghệ thuật: 
+ Ngôn ngữ tinh tế: Sử dụng nhiều từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo. 
+ Điệp vần “eo” làm cho cảnh vật càng trở nên bé nhỏ. 
Cảnh thu vắng lặng, có chút đìu hiu của mùa thu. 
Cảnh thu hiện lên hết sức quen thuộc đối với làng quê Bắc Bộ Việt nhưng lại đìu hiu, vắng, lạnh và cái lạnh dường như thấm cả không gian. Phải chăng cái lạnh của mùa thu, cái lạnh của không gian cũng là cái lạnh của lòng người. 
1. Cảnh thu 
b. Hai câu thực 
Sóng biếc theo nàn hơi gợn tí 
Là vàng trước gió khẽ đưa vèo 
- Sắc màu: Màu xanh biết của nước và sắc vàng của lá hoà thành sắc màu kì diệu mùa thu 
+ Sóng thu: “sóng biếc” như phản chiếu màu cây, màu tr ời. Ch uyển động của sóng rất nhỏ, rất nhẹ “hơi gợn tí”. 
+ Lá thu: chuyển động nhịp nhàng cùng sóng “khẽ đưa vèo”. Từ “đưa vèo”: hình dung về chiếc lá rất mỏng, rất nhẹ và dường như không có trọng lượng. 
+ Gió thu: nhẹ nhàng, không đủ sức tạo nên những con sóng lớn khiến cho sóng thu chỉ hơi gợn tí và chỉ đủ bứt chiếc lá vàng lìa theo chiều gió. 
1. Cảnh thu 
b. Hai câu thực 
Sóng biếc theo nàn hơi gợn tí 
Là vàng trước gió khẽ đưa vèo 
Phép đối: Nổi bật nét thu, tô đậm cái nhìn thấy và cái nghe thấy. Lấy cái lăn tăn của sóng “hơi gợn tí” phối cảnh với độ bay xoay xoay nhẹ nhàng “khẽ đưa vèo” của chiếc lá thu không chỉ tả cảnh mà còn gợi cả gió thu hiu hiu thoáng nhẹ. 
Nghệ thuạt: Lấy động tả tĩnh 
=> thủ pháp lấy động tả tĩnh của Đường thi: âm thanh đó không làm cho cảnh thu nhộn nhịp, náo động mà trái lại lại càng làm cho bức tranh thu trở nên yên tĩnh. Trong một không gian yên tĩnh như vậy, ta mới có thể cảm nhận những chuyển động rất nhẹ, rất khẽ của sóng, của lá. 
=> Phác hoạ mùa thu với màu sắc hài hoà, không gian tĩnh lặng với bao nhiêu cử động mà vẫn im lìm, mỏng manh, nhỏ nhẹ. 
=> Phải có sự hoà động với thiên nhiên, yêu thiên nhiên nhà thơ mới cảm nhận được những rung động mơ hồ của vạn vật, đất trời. 
1. Cảnh thu 
c. Hai câu luận 
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt 
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo 
Điểm nhìn cao hơn, xa hơn và rộng hơn 
+ Tầng mây: “lơ lửng”. Dường như làn gió thu nhẹ nhàng, thổi rất khẽ đã làm cho tầng mây không bay mà chỉ lơ lửng. 
+ Trời: “xanh ngắt”. Xanh ngắt là một nền trời màu xanh đậm, không một gợn mây. Hai chữ “xanh ngắt” còn gợi độ sâu, độ rộng của không gian và cái nhìn vời vợi của nhà thơ. 
1. Cảnh thu 
c. Hai câu luận 
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt 
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo 
+“Ngõ trúc quanh co”. Từ “quanh co” gợi nhớ những con đường rợp bóng tre trúc hai bên đường nhưng thăm thẳm, hun hút. 
-> Cảnh thu thanh sơ, gần gũi, quen thuộc,gợi hồn quê dân dã. 
Cảnh thu đẹp với sắc xanh của bầu trời, nhưng không khí thu dường như ngưng đọng lại trong khoảnh khắc, không người, không tiếng động . Phải chăng cảnh thu đã được vẽ lên bởi bao vương man cảm nhận, tâm trạng riêng biệt của thi nhân 
NHẬN XÉT 
Hình ảnh 
+ Ao 
+ Lá vàng 
+ Trời xanh 
+ Ngõ trúc 
Màu sắc 
+ Trong veo 
+ Xanh ngắt 
+ Lá vàng 
+ Xanh biếc 
Đường nét – chuyển động 
+ Sóng biếc – hơi gợn tí 
+ Lá vàng – khẽ đưa vèo 
+ Tầng mây – lơ lửng 
Trời thu đẹp dịu dàng, thanh sơ. Tâm hồn trong sáng yêu thiên nhiên của Nguyễn Khuyến 
→ không gian thu hiện lên với những đường nét thanh sơ, êm đềm, tĩnh lặng nhưng thoáng nỗi buồn u uẩn. 
Mùa thu đẹp với sự hài hòa về màu sắc và cân xứng của cảnh vật. Những cảnh vật thân quen, gần gũi được gọi tên một cách “nhiệm màu”. Linh hồn của mùa thu được chở trong mặt ao nhỏ bé, chiếc thuyền câu xinh xắn, chiếc lá, bầu trời... 
Câu hỏi luyện tập 
Câu 1: Nội dung của 6 câu thơ đầu bài thơ là gì? 
A. Giới thiệu quang cảnh thiên nhiên nơi tác giả sống 
B. Miêu tả thần thái mùa thu ở làng quê Đồng bằng Bắc Bộ 
C. Miêu tả kiểu câu cá của nhà thơ 
D. Tất cả đều đúng 
Câu 2: “Lơ lửng” và “Vắng teo” được hiểu là gì? 
Câu 3: Cảnh vật mùa thu được nhắc đến trong 6 câu đầu có đặc điểm là? 
Câu 4: Trong câu thơ “ngõ trúc quanh co, khách vắng teo” có sử dụng mô típ trong thơ cổ. Mô típ này dùng để nói điều gì? 
Câu 5: Bài thơ nào của Nguyễn Khuyến được Xuân Diệu xem là “điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ” ? 
Câu 6: Cảnh thu trong Thu điếu khá đặc trưng cho mùa thu của làng quê Việt Nam. Làm nên cái nét đặc trưng đó là do 
Từ không gian làng quê Bắc Bộ trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về không gian làng quê hiện nay? Cần phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn không gian làng quê? 
Môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Sự ô nhiễm đó đã tác động tiêu cực trực tiếp đến đời sống con người. Là một người trẻ, tôi hiểu rằng tuổi trẻ cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Trước tiên, mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. Chỉ khi chúng ta thay đổi được nhận thức và ý thức, mọi thứ mới có thể thay đổi. Ý thức bảo vệ môi trường cần được thể hiện bằng những hành động cụ thể: vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm điện - nước, tổng vệ sinh môi trường, trồng cây gây rừng,... Bên cạnh đó, chúng ta cần tích cực tuyên truyền cho mọi người xung quanh như gia đình, bạn bè, hàng xóm,... để mọi người cùng chung tay bảo vệ lấy Trái Đất đang ngày càng yếu đi này. Những người trẻ như chúng ta có nhiều sức trẻ và nhiệt huyết. Bởi vậy, chúng ta nên dùng những ngày tháng còn trẻ của mình tham gia vào các hoạt động, phong trào vì môi trường; mạnh dạn nhắc nhở, phê phán những cá nhân, tổ chưc cố tình gây hại cho môi trường. Muốn môi trường xanh - sạch - đẹp, chúng ta phải quyết liệt thay đổi. 
2. Tình thu 
d. Hai câu kết 
Tựa gối buông cần lâu chẳng được 
Cá đâu đớp động dưới ao bèo 
Yêu tha thiết quê hương, thiên nhiên và có tấm lòng yêu nước thầm kín (tâm sự u hoài thời thế) 
2. Tình thu 
d. Hai câu kết 
Tựa gối buông cần lâu chẳng được 
Cá đâu đớp động dưới ao bèo 
+ Con người trực tiếp xuất hiện qua các hànhđộng: tựa gối, ôm cần. 
Sự chờ đợi mà không chờ đợi, “lâu chẳng được”. Không kêu ca buồn phiền về việc không câu được cá mà dường như đang suy nghĩ mông lung để cuối cùng thờ ơ với “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. 
Rõ ràng người đi câu nhưng không chú tâm vào việc đi câu và đó cũng không phải là mục đích khiến ông “ôm cần”. 
Tâm thế 
nhã nhạn 
2. Tình thu 
d. Hai câu kết 
Tựa gối buông cần lâu chẳng được 
Cá đâu đớp động dưới ao bèo 
+ Giả thuyết về chữ “đâu” trong câu “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” 
→ sự mơ hồ làm nên đặc trưng cho thơ ca và văn chương 
“Cá đâu” có thể hiểu theo mấy cách? 
2. Tình thu 
d. Hai câu kết 
Tựa gối buông cần lâu chẳng được 
Cá đâu đớp động dưới ao bèo 
+ “cá đâu”: có cá → sự thờ ơ của người đi câu, có cá đớp động nhưng vẫn không tác động đến tâm hồn người nghệ sĩ. Dáng “tựa gối ôm cần” là một hình ảnh tĩnh, động tác “không làm gì cả”. 
+ “cá đâu”: đâu có con cá nào. Mặt nước ao thu trong veo như vậy thì khó có cá xuất hiện. Sự chờ đợi vô vọng đến mức dáng ngồi ôm cần tựa gối cũng gần như là bất động. Dù hiểu theo cách nào thì thực chất đi câu chỉ là cái cớ để thi nhân bộc lộ mối u hoài tĩnh lặng gê gớm trong lòng người câu cá. 
Bức tranh thu yên ả, vắng lặng và tĩnh lặng đến mức tuyệt đối. Phải chăng, thi nhân phải có một tâm hồn nhạy cảm mới có thể có được những quan sát tính tế trong mối giao hoà với thiên nhiên. 
Tình thu 
Một tâm thế nhàn 
Một sự chờ đời 
Một cái chợt tình rồi mơ hồ 
 tâm hồn yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc. 
Trở về vườn Bùi chốn cũ để tìm sự thanh thản sau 10 năm trên con đường hoạn lộ nhưng Nguyễn Khuyến vẫn bộc lộ tấm lòng ưu thời mẫn thế. Đi câu chỉ là cái cớ, đi câu mà dường như không để tâm vào câu, muốn tìm chốn bình yên nhưng ông vẫn trăn trở với thời cuộc. 
Mở rộng hoàn cảnh của đất nước: mất vào tay giặc: 
“Vua chèo còn chẳng ra gì 
 Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề” 
Cách xuất xử của Nguyễn Khuyến phản ánh sự phức tạp trong tư tưởng của ông. Trong “Thu điếu” cũng phần nào cho thấy sự phức tạp đó. Chủ thể muốn tìm sự bình yên khi “ôm cần, buông câu” chìm đắm vào cảnh vật nhưng vẫn không thể thôi trăn trở, ưu tư. 
Tìm những bài thơ liên quan đến đề tài “mùa thu” 
Luyện tập 
Câu thơ “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” thể hiện điều gì? 
Qua bài thơ, em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến với ,thiên nhiên, đất nước ? 
 Bài thơ cho ta thấy khía cạnh nào trong tâm hồn của tác giả? 
 Sắp xếp các câu thơ sau theo từng chặng cuộc đời của Nguyễn Khuyến để thấy được tâm sự của nhà nho ẩn dật trong thời loạn: 
a. Đề vào mấy chữ trong bia 
Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu 
b. Cờ đang giở cuộc không còn nước 
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. 
c. Vườn Bùi chốn cũ 
Năm mươi năm lụ khụ lại về đây 
Ngọn gió đông ngoảnh lại lệ đầm khăn 
Tình thương hải tang điền qua mấy lớp 
Di trúc 
Tự trào 
Trở về trốn cũ 
Viết một đoạn văn ngắn để trả lời câu hỏi : tuổi trẻ hiện nay phải làm gì để bảo vệ môi trường trước nạn ô nhiễm ngày càng tăng ? 
Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến từ đó nhận xét về nghệ thuật “lấy động tả tĩnh” trong bài thơ 
Sơ ĐỒ TƯ DUy 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_2_cau_ca_mua_thu_thu_dieu_nam_hoc.pptx